AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 05/2003/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2003                          
bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển ViệtNam.

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Để giải quyết hàng hoá tồn đọng không có người nhận ở các cảngbiển, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển; Theo đề nghịcủa các địa phương và các cảng biển; sau khi trao đổi với Bộ Giao thông vận tảivà Bộ Thương Mại, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về xử lý hàng hoá tồn đọngphát sinh tại các cảng biển Việt Nam như sau:

 

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1.Thông tư này hướng dẫn việc xử lý đối với hàng hoá tồn đọng tại cảng biển ViệtNam bao gồm:

Hàngquá thời hạn lưu kho bãi không có người nhận.

Hàngthừa so với vận đơn.

Hànghoá ngoài lược khai.

Hàngtạm gửi nhưng không có người nhận.

Hàngxuất khẩu bị trả về, không có người nhận.

Hànghoá do các Đại lý giải phóng container, gửi kho bãi cảng nhưng không có ngườinhận.

Hànghoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và ngườivận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.

Cácloại hàng hoá trên được coi là tồn đọng tại cảng biển sau khi đã được Cảng biểnthông báo cho Chủ hàng hoặc Đại lý đến nhận ít nhất 3 lần trong thời hạn 60ngày nhưng không có người đến nhận hoặc là 1 lần trong thời hạn 5 ngày nhưngkhông có người đến nhận đối với hàng hoá đông lạnh, thực phẩm mau hỏng, hoáchất nguy hiểm, độc hại. 

2.Thông tư này không áp dụng đối với các loại hàng hoá sau:

a/Hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tạiNghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22/7/1998 của Chính phủ về xử lý hàng hoá do ngườivận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam.

b/Hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà không cóngười đến nhận theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.

II. TỔ CHỨC XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN:

1. Thành lập Hội đồng xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển:

Tạicác tỉnh, thành phố có cảng biển, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hộiđồng về xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển, có thể thành lập Hội đồng thườngtrực hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.

Thànhphần Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển (sau đây gọi tắt là Hội đồng)bao gồm:

Lãnhđạo Sở Tài chính Vật gía: Chủ tịch Hội đồng.

Giámđốc Cảng biển: thường trực Hội đồng (thay đổi theo từng cảng biển).

Đạidiện Cục Hải quan: thành viên Hội đồng.

Đạidiện Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có cảng biển (nếu cần): thành viên Hộiđồng.

2. Tổ chức xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển:

Giámđốc cảng biển căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh khối lượng hàng hoá tồnđọng tại cảng biển đến mức cần thiết phải xử lý, có văn bản kê khai từng loạihàng hoá tồn đọng, báo cáo Hội đồng để xử lý:

a.Hội đồng tổ chức thẩm định và định giá giá trị lô hàng:

Hộiđồng tiến hành thủ tục mở niêm phong hàng hoá, niêm phong container, thực hiệnkiểm đếm số lượng hàng hoá tồn đọng thực tế tại cảng biển, phân loại hàng hoáđể xử lý.

Trongtrường hợp cần thiết, Hội đồng thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồngvà mời các cơ quan có liên quan để tiến hành kiểm kê, phân loại hàng hoá; xácđịnh chất lượng và giá trị hàng hoá.

b.Đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng: Giám đốc Cảng biển tổ chức tiêu huỷdưới sự giám sát của Hội đồng.

c.Đối với hàng hoá còn có thể sử dụng được:

Hộiđồng tổ chức bán chỉ định đối với lô hàng có gía trị dưới 10 triệu đồng và tổchức bán đấu giá đối với lô hàng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Riêngđối với hàng hoá là lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm dễ hư hỏng: Hộiđồng được phép bán chỉ định cho các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đúngngành hàng.

d.Việc bán đấu giá hàng hoá tồn đọng được thực hiện theo "Quy chế bán đấugía tài sản" ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 củaChính phủ.

đ.Hàng hoá tồn đọng tại cảng biển được đưa ra xử lý không phải làm thủ tục nhậpkhẩu hàng hoá và không phải chịu thuế nhập khẩu.

e.Thủ tục về giao nhận hàng hoá được tiến hành theo những quy định hiện hành củacảng biển.

III. XỬ LÝ TIỀN THU HỒI VỀ BÁN HÀNG HOÁ

TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN:

1.Người mua hàng hoá tồn đọng có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hoá chodoanh nghiệp Cảng biển.

2.Doanh nghiệp Cảng biển sử dụng hoá đơn bán hàng GTGT của Bộ Tài chính để pháthành cho người mua hàng. Giá bán hàng hoá tồn đọng ( giá bán chỉ định hoặc giáđấu giá ) mà người mua chấp nhận là giá có thuế GTGT.

3.Kê khai và nộp thuế GTGT bán hàng hoá tồn đọng: được thực hiện vào tháng gầnnhất thời điểm bán hàng cùng với việc kê khai thuế hàng tháng của doanh nghiệpvà ghi một dòng riêng.

4.Tiền thu về bán hàng hoá tồn đọng được xử lý như sau:

Nộpthuế GTGT về bán hàng hoá.

Tríchtối đa không quá 5% giá trị hàng hoá bán được để chi cho hoạt động của Hội đồngxử lý hàng tồn đọng tại cảng biển, bao gồm: chi phí kiểm kê, phân loại hànghoá; chi phí cho việc xác định chất lượng và giá trị hàng hoá; chi phí liênquan đến việc thông tin về bán đấu giá hàng hoá, tổ chức cuộc bán đấu giá...theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

Chiphí giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan chức năng (nếu có).

Chiphí cho việc tiêu huỷ hàng hoá.

Thanhtoán các khoản cước bốc xếp, lưu kho bãi, giao nhận và bảo quản hàng hoá phátsinh do hàng hoá tồn đọng tại cảng.

Sốcòn lại nộp vào NSNN địa phương.

5.Các cảng biển có trách nhiệm thanh quyết toán việc xử lý hàng hoá tồn đọng cùngvới quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

6.Tiền thu về bán hàng hoá tồn đọng trong năm nếu không đủ bù đắp các chi phíphát sinh liên quan đến việc xử lý hàng hoá tồn đọng, các cảng biển được hạchtoán số thiếu vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Đốivới các lô hàng phát sinh tồn đọng tại cảng biển sau ngày Bộ Tài chính bãi bỏThông tư số 45/TC/GTBĐ ngày 21/9/1992 mà chưa xử lý, được áp dụng để xử lý theoqui định tại Thông tư này.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánhkịp thời về Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdxlhhttcbvn317