AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 73/2000/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2000                          
bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

 

Thựchiện Chỉ thị số 13/2000/CT-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủvề việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2001; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện ngânsách nhà nước năm 2000 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 như sau:

ATỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2000:

I. Tổ chức điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 2000:

Kếtquả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm2000 cho thấy: Tình hình kinh tế xã hội đã có những chuyển biến tích cực, nhiềuchỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng tăng so với cùng kỳ năm trước. Một sốsản phẩm công nghiệp chủ yếu tiêu thụ khá, hàng hoá tồn kho giảm. Thu NSNN (thunội địa) đạt 50,9% so dự toán năm, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 1999.

Tuynhiên, những kết quả đạt được còn chưa vững chắc, giá cả thị trường tiếp tụcgiảm, nhất là giá hàng nông sản ảnh hưởng đến tiêu thụ và lưu thông hàng hoá.Thu ngân sách nhà nước ở một số lĩnh vực đạt thấp hơn so cùng kỳ năm trước vàchưa theo kịp tốc độ hồi phục của nền kinh tế. Công tác triển khai dự toán chingân sách ở một số Bộ và địa phương còn chậm, khối lượng thực hiện các côngtrình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 2000 đạt thấp, đầu tư trực tiếp từ nướcngoài tiếp tục giảm, một số chương trình mục tiêu triển khai rất chậm; chi NSNNmới đạt 43,7% dự toán năm; trong đó chi đầu tư XDCB chỉ đạt 37,4%. Việc triểnkhai chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thểthao diễn ra còn chậm.

Từtình hình nêu trên, yêu cầu các Bộ và các địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu, chi ngân sách đã được Chính phủgiao cả năm, trong 6 tháng cuối năm 2000 tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đềra từ đầu năm, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

1.Về thu NSNN:

Tăngcuờng chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhất làhàng nông sản, hàng xuất khẩu tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành và hoànthành vượt mức nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước năm 2000.

Tậptrung khai thác hết nguồn thu, không bỏ sót, không để thất thu. Tập trung vàonhững nguồn thu có thể khai thác tăng thu, như: thuế nhà đất, phí và lệ phí,thuế thu nhập, khu vực thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh,v.v... đồng thời xử lý dứt điểm công tác quyết toán thuế và kiểm tra quyết toánnăm 1999, thu ngay các khoản tồn đọng các năm trước chuyển sang theo quyết toánthuế.

Hướngdẫn doanh nghiệp trong công tác kế toán ghi chép hóa đơn, sử dụng hóa đơn, quảnlý hóa đơn tránh sai sót, chống hóa đơn giả. Nâng dần tỷ lệ kê khai thuế, mở sổsách kế toán các đối tượng nộp theo phương pháp trực tiếp. Gắn kiểm tra với hướngdẫn doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán, việc kê khai lập tờ khai thuế. Giúpđỡ, đôn đốc doanh nghiệp kê khai thuế đúng qui định của Luật.

Tiếptục triển khai chủ trương công khai các quy trình: kê khai, thông báo mức thuếphải nộp, miễn giảm thuế, hoàn thuế để mọi đối tượng nộp thuế biết, tạo thuậnlợi cho đối tượng nộp thuế giám sát lẫn nhau và giám sát đối với cán bộ quản lýthuế. Thực hiện công tác hoàn thuế kịp thời theo đúng Luật, đảm bảo nhanh gọnvà không gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế.

Đẩymạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế. Tập trung vàoviệc miễn, giảm thuế; khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT, việc chấp hành chế độhoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán của đối tượng nộp thuế; trong đó đặc biệt chútrọng đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốcdoanh.

2.Về chi NSNN:

Côngtác điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 2000 tập trung thực hiện các biện phápsau:

Đẩynhanh tiến độ xây dựng cơ bản, hoàn thành sớm các thủ tục để có căn cứ thanhtoán và cấp phát tạm ứng cho khối lượng đã thực hiện theo quy định, đảm bảo đủvốn cho những công trình đã đủ thủ tục trong đó chú ý rà soát lại các côngtrình XDCB đã ghi trong dự toán nhưng không đủ điều kiện thực hiện hoặc xétthấy không hiệu quả thì dừng lại, cho điều chỉnh sang dự án khác có đủ điềukiện triển khai; không để tình trạng vốn chờ công trình. Tháo gỡ kịp thời khókhăn vướng mắc để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA (như: giảiphóng mặt bằng, đơn giản thủ tục hành chính, bố trí đủ vốn đối ứng...).

Đẩynhanh tiến độ thực hiện và cấp phát kinh phí kịp thời đối với các chương trìnhmục tiêu đã được bố trí trong dự toán đầu năm, đặc biệt là dự án trồng mới 5triệu ha rừng, chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinhtế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Uỷ ban nhândân các địa phương chỉ đạo và đảm bảo chuyển vốn đầy đủ kịp thời sang Kho bạcNhà nước để thanh toán.

Đểđảm bảo điều hành ngân sách nhà nước theo đúng dự toán và giữ được mức bội chingân sách đã được Quốc hội quyết định, ngân sách trung ương, ngân sách địa phươngchỉ sử dụng dự phòng để xử lý những nhiệm vụ quan trọng mới phát sinh đầu nămchưa bố trí kinh phí và đối phó tình hình thiên tai bão lũ, cứu đói có thể xảyra... Các Bộ và địa phương chủ động điều hành theo dự toán chi ngân sách đã đượcChính phủ giao; không bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị ở cả trung ương vàcác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cácđịa phương phải căn cứ vào khả năng thu ngân sách để điều hành chi ngân sách:

Đốivới các địa phương có khả năng thu ngân sách vượt dự toán cần sử dụng khoản vượtthu ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội địaphương, cho chương trình bê tông hoá kênh mương nội đồng; các công trình hoànthành trong năm 2000, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo giống cây,giống con; trả nợ vốn vay để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các khoảnnợ vay đầu tư XDCB của xã; tăng quỹ dự trữ tài chính; không được bổ sung chiquản lý hành chính; chi mua sắm, sửa chữa những trang thiết bị chưa thực sự cấpthiết.

Đốivới các địa phương, một số khoản thu có khả năng hụt so với dự toán, cần phảikhai thác phấn đấu tăng thu các nguồn có khả năng tăng để đảm bảo đạt dự toánthu đầu năm được giao; đồng thời chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi cho phùhợp với nguồn thu của ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo kinh phí cho cácnhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quan trọng như chi đầu tư phát triển nôngnghiệp nông thôn, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội,...

II. Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2000 làm cơsở xây dựng dự toán thu, chi năm 2001:

1.Về thu ngân sách nhà nước:

Căncứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả thu năm 2000 trêncơ sở thực hiện các biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dựtoán được giao tại Quyết định số 91/1999/QĐ-BTC ngày 29/12/1999 của Bộ trưởngBộ Tài chính; trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

Xácđịnh rõ số tiền thuế năm 1999 chuyển sang; số đã thu được trong năm 2000; sốtồn đọng, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định sốphát sinh trong năm 2000; số đã thu được trong năm và dự kiến số phát sinh năm2000 chuyển sang năm 2001.

Sốthuế giá trị gia tăng phải hoàn phát sinh trong năm 2000; số đã hoàn cho cácdoanh nghiệp trong năm 2000; dự kiến số phải hoàn của năm 2000 chuyển sang năm2001.

Phântích các nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện thu năm 2000: tình hình thựchiện so với kế hoạch đối với các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu, sảnxuất và tiêu thụ, giá thành, giá bán...

Phântích ảnh hưởng của chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trênđịa bàn.

1.1. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước:

Nắmchắc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá tình hình vốntài sản, công nợ, biến động tăng giảm về nguyên giá tài sản cố định số lượnglao động, tiền lương, doanh thu, chi phí sản xuất, các định mức kinh tế kỹthuật, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, lợi nhuận thực hiện vàcác khoản nộp ngân sách.

Phântích, đánh giá kết quả công tác tổ chức quản lý thu và tình hình thực hiện quytrình nghiệp vụ quản lý thuế. Những khó khăn và thuận lợi trong năm 2000, khảnăng phát triển trong năm 2001 và các năm tiếp theo.

1.2. Khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh:

a)Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Đánhgiá tình hình thực hiện tính thuế và kê khai, nộp thuế của các đơn vị.

Biếnđộng về số lượng đối tượng quản lý năm 2000 so với năm 1999.

b)Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Thôngqua công tác đăng ký cấp mã số thuế, đánh giá mức độ quản lý thu về hộ: số hộđã thực hiện kê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế so với số hộ thực tếkinh doanh; số hộ đã được cấp đăng ký kinh doanh.

Mứcđộ quản lý về doanh số so với doanh số thực tế kinh doanh: Tình hình kê khai,điều chỉnh doanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của các đối tượng;mức độ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặt hàng.

1.3. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Tổngsố doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, số giấy phép hết hiệu lực, số giải thể,số còn hiệu lực; trong đó: số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệpđang xây dựng, số doanh nghiệp chưa triển khai.

Tổngsố lao động, tổng quỹ tiền lương, doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

Đánhgiá, phân tích số thu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ trên địa bàn đặc biệt làcác nhà thầu dầu khí.

1.4. Thuế đối với sử dụng đất nông nghiệp:

Trêncơ sở sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh giá kết quả khai thác thêm diệntích đến hạn chịu thuế vào sổ bộ thuế; kết quả thu nợ thuế, giá thóc tínhthuế... so với dự toán Nhà nước giao.

Đốivới khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải tách riêng các chỉ tiêu trên thành mộtphần và có chi tiết các doanh nghiệp điểm có số thu lớn.

1.5. Thuế nhà đất, tiền cho thuê đất:

Tổnghợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quảnlý.

Phântích rõ theo các chỉ tiêu:

Sốdoanh nghiệp, diện tích đất đang sử dụng.

Sốdoanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất đã đưa vào sổ bộ thuế.

Sốdoanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầuphân tích rõ nguyên nhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụnghết diện tích và các nguyên nhân khác).

1.6. Các nguồn thu từ cấp đất và bán nhà:

Đánhgiá tình hình nợ tiền cấp quyền sử dụng đất. Phân tích các trường hợp cố tìnhdây dưa chây ỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết.

Đánhgiá ảnh hưởng của việc ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ cấpgiấy quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất như: Chính sách giảm giá nhà chung cưkiểu căn hộ, hỗ trợ tiền cấp đất cho các đối tượng có công với cách mạng, giảmtiền nhà theo thâm niên công tác của cán bộ công nhân viên,... làm cho giá nhàgiảm so thực tế.

1.7. Các nguồn thu phí lệ phí trên địa bàn:

Đánhgiá kết quả việc cấp mã số thuế cho các đơn vị có thu với việc tăng cường côngtác quản lý thu nộp phí và lệ phí.

Tìnhhình thu nộp phí lệ phí của các tổ chức của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, phườngcó thu phí, lệ phí: số thu, số được phép để lại, số nộp ngân sách.

2.Về chi ngân sách nhà nước:

2.1. Về chi xây dựng cơ bản: Tập trung tiến hành soát xét, phân loại toàn bộ các dựán, công trình của kế hoạch đầu tư năm 2000 của các Bộ, ngành và các địa phương;đánh giá tình hình khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm, số vốn đã thanh toán 6tháng đầu năm đối với từng dự án, công trình; trên cơ sở đó thực hiện xử lý vốntheo nguyên tắc:

Bốtrí vốn trước hết cho những dự án, công trình đầu tư phục vụ cho phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn (thuỷ lợi, đê điều), phòng chống thiên tai,nghiên cứu, cải tạo, sản xuất giống cây, giống con.

Bốtrí vốn cho dự án nhóm A, vốn đối ứng dự án ODA, các dự án hoàn thành năm 2000.

Kiênquyết đình hoãn và cắt giảm các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư; nhữngdự án xét thấy không có hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết.

2.2. Đối với các khoản chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội,các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nôngnghiệp và nông thôn, chi tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồnthu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước,thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuếtài nguyên rừng; các địa phương cần đánh giá cụ thể khả năng thực hiện từngkhoản thu để điều hành chi cho phù hợp; trường hợp thu không đạt dự toán thìcần điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu đểtránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.

2.3. Đối với các chương trình, mục tiêu: Trên cơ sở dự toán kinh phí đãđược giao và tiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc giavà các địa phương cần đánh giá khối lượng công việc thực hiện cả năm 2000 (căncứ tổng mức kinh phí Chính phủ giao và danh mục các chương trình mục tiêu đượcthông báo, đánh giá tình hình phân bổ, lồng ghép và cấp phát các chương trìnhmục tiêu); khối lượng công việc và kinh phí thực hiện được từ khi có chươngtrình mục tiêu đến hết năm 2000 để từ đó kiến nghị cụ thể về cơ chế cho phù hợpvà có căn cứ lập dự toán chi thực hiện chương trình năm 2001. Phân loại nhữngchương trình mục tiêu quốc gia quan trọng tiếp tục giữ lại; những chương trìnhmục tiêu còn lại chuyển vào chi thường xuyên của các Bộ, địa phương.

2.4. Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán ngân sách đượcgiao đầu năm và các nguồn thu được để lại chi, tiến độ thực hiện các nhiệm vụđể đánh giá khả năng thực hiện cả năm cho sát với tình hình thực tế của Bộ, địaphương, đơn vị. Đánh giá chi cả năm cần phân tích rõ chi từ nguồn ngân sách cấpphát và chi từ các nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, trong đó phântích rõ cơ cấu chi về tiền lương (kể cả tiền lương tăng thêm), các khoản cótính chất lương và các khoản chi bắt buộc trích theo lương (bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...), các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên vàcác khoản chi đột xuất hoặc không có tính chất thường xuyên (mua sắm, sửachữa,...) để làm căn cứ tính toán bố trí năm 2001.

BXÂY DỰNG DỰ TOÁN THU,CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001:

I. Mục tiêu, yêu cầu đối với công tác xây dựng dự toán thu, chi ngânsách nhà nước năm 2001:

1.Yêu cầu:

Xâydựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2001 cần quán triệt tư tưởng chỉđạo của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (khoá VIII); các mục tiêu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội kế hoạch 5 năm 2001 2005 của ngành, địa phương.

Xâydựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 phải tác động tích cực tạo môi trườngổn định cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạonguồn thu ổn định, vững chắc, tăng tích luỹ góp phần quan trọng tiếp tục củng cốkhả năng và tiềm lực của đất nước tạo đà cho bước phát triển của các năm tiếptheo.

Tạosự chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm, chốnglãng phí đi đôi với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hành chính,các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tập trung tăng chi cho đầu tưphát triển, cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo kinhphí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, cải thiện thêm một bước chế độ tiềnlương, nâng cao mức ăn cho các chiến sỹ trong lực lượng vũ trang (quân đội,công an), chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng, thực hiện chươngtrình xoá đói giảm nghèo, các khoản trợ cấp xã hội thuộc NSNN. Thực hiện xã hộihoá một bước quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thểthao để huy động thêm nguồn lực phát triển ngành.

Xâydựng dự toán NSNN phải thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bảnhướng dẫn thi hành luật, thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức thảo luận ngân sách, nội dung báo cáo dự toán ngân sách, đảm bảo các căncứ, cơ sở tính toán đúng yêu cầu mẫu biểu và thời gian gửi báo cáo.

2.Mục tiêu:

a) Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu sảnxuất kinh doanh, theo đúng các Luật thuế và chế độ thu hiện hành, đồng thờiphải tính đến việc tiếp tục xử lý các vướng mắc khi thực hiện các Luật thuếmới; thực hiện đầy đủ các cơ chế đã ban hành nhằm khuyến khích phát triển sảnxuất kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường. Dự toán thu thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu phải tính đến các yếu tố thực hiện tiến trình tham gia AFTA vàcác cam kết quốc tế khác của Nhà nước; lường trước sự biến động về giá, đảm bảodự toán thu tăng hơn so với năm trước, vững chắc, tính khả thi cao.

Xâydựng dự toán thu NSNN năm 2001 phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinhtế, chỉ số giá, trên cơ sở tích cực khai thác mọi nguồn thu và kết hợp với cácbiện pháp chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phấn đấu mứcđộng viên thu ngân sách nhà nước chung cả nước năm 2001 đạt 18 19% so GDP; mứctăng thu ngân sách năm 2001 trên địa bàn so năm 2000 tăng tối thiểu 10%.

b) Dự toán chi thường xuyên cần được xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm;thực hiện thí điểm cơ chế quản lý tài chính tự trang trải một số đơn vị sựnghiệp có thu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành.

Tiếptục thực hiện ưu tiên đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệmôi trường theo Nghị quyết Trung ương II, sự nghiệp văn hoá thông tin theo Nghịquyết Trung ương V, ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện xoá baocấp từ ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứukhoa học, y tế, đào tạo gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng côngty, các đơn vị này phải tự trang trải kinh phí hoạt động cho các hoạt động sựnghiệp (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Đốivới các chương trình mục tiêu: Thực hiện sắp xếp các chương trình mục tiêu quốcgia, chuyển một số chương trình mục tiêu không còn là chương trình mục tiêuquốc gia vào nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

Dựtoán chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách nhà nước năm 2001 phải xâydựng theo hướng: tập trung cho xây dựng kết cấu các công trình hạ tầng không cókhả năng sinh lời hoặc không thu hồi được vốn, trong đó ưu tiên vốn cho cáccông trình trọng điểm của Nhà nước và địa phương, vốn đối ứng cho các dự án sửdụng vốn ODA theo tiến độ đã ký kết, các công trình thuỷ lợi phòng chống bão lũvà chương trình bê tông hoá kênh mương nội đồng. Tập trung vốn cho các côngtrình chuyển tiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, bố trí trả nợ vốn đãđược tạm ứng những năm trước, các công trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm2000 chuyển qua, số vốn còn lại mới bố trí cho các công trình mới có đủ điềukiện theo quy định.

Ngânsách các cấp bố trí dự phòng từ 3 -5% tổng chi ngân sách theo qui định tại Nghịđịnh số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ. Bố trí bổ sung Quỹ dự trữ tàichính ở mức cần thiết hợp lý.

c) Cân đối ngân sách nhà nước:

Thuthuế và phí phải đảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảotrả nợ các khoản đến hạn, tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh chế độtiền lương; dành tỷ lệ thích đáng tích luỹ cho chi đầu tư phát triển.

Bộichi ngân sách nhà nước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước vàvay ưu đãi ngoài nước. Không phát hành, không vay thương mại ngoài nước; hạnchế vay ngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.Mức bội chi không quá 5% GDP (không kể các khoản vay về cho vay lại).

d) Đối với ngân sách của chính quyền địa phương các cấp:

Côngtác lập và quyết định dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương năm2001 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách năm 2001 là ngân sáchtrong thời kỳ ổn định (2000-2002), các cấp chính quyền địa phương tổ chức lậpdự toán thu, chi ngân sách của cấp mình phải trên cơ sở nguồn thu được xác địnhcăn cứ:

Tỷlệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đượcổn định trên cơ sở tỷ lệ phân chia các nguồn thu Thủ tướng Chính phủ đã giaonăm 2000.

Sốbổ sung từ ngân sách trung ương để cân đối ngân sách địa phương (nếu có) đượctính tăng 3% so với mức đã giao năm 2000 (không bao gồm khoản bổ sung có mụctiêu, bổ sung để giải quyết những khó khăn của năm 2000 và kinh phí thực hiệnchế độ tiền lương mới).

Trongphạm vi nguồn thu được xác định như trên, thực hiện lập dự toán chi ngân sáchđịa phương đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách địaphương được hưởng, ưu tiên các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, bê tông hoá kênhmương nội đồng, chi giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ môi trường, cảitạo giống cây, giống con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ưu tiên chitrả nợ vốn vay (bao gồm cả nợ của xã), chi công tác xoá đói giảm nghèo; chi hỗtrợ cải thiện nhà ở cho người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Támnăm 1945 theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chínhphủ và Thông tư hướng dẫn số 63/2000/TT-BTC ngày 29/6/2000 của Bộ Tài chính;triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế chi mua sắm, sửa chữa trang thiếtbị.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí chi cho một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặcmột phần một số khoản thu (thuế sử dụng đất nông nghiệp đầu tư phát triển nôngnghiệp kinh tế nông thôn, tiền cho thuê đất, sử dụng đất để đầu tư hạ tầng,...)như cơ chế ngân sách năm 2000.

Đểkhuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu, từ năm 2001 thực hiện chínhsách thưởng vượt thu NSNN đối với các địa phương thu vượt dự toán thu thuế xuấtnhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa và hàng nhập khẩu (không kể thuếgiá trị gia tăng hàng nhập khẩu) theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước. BộTài chính sẽ hướng dẫn cụ thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Các khoản thưởng vượt thu trên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xãhội của địa phương, cấp bổ sung và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, bổsung kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh của địa phương.

II. Những nội dung chủ yếu của công tác lập dự toán thu, chi ngânsách nhà nước năm 2001:

1.Về thu ngân sách nhà nước:

1.1. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Yêu cầu phải tính toán cụ thểđối với từng đơn vị trên địa bàn quản lý; khi tổng hợp phải tách riêng phầnhoàn thuế; thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu, tách riêng của đơn vị sản xuấtvà đơn vị kinh doanh.

1.1.1. Về thuế giá trị gia tăng: Tính theo Luật thuế GTGT và các văn bản hướngdẫn, trong đó chú ý đối với một số chế độ mới bổ sung như: Thông tư số05/2000/TT-BTC ngày 12/01/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn kê khai nộp thuế đốivới ngành điện, Thông tư số: 10/2000/TT-BTC ngày10/02/2000 của Bộ Tài chính hướngdẫn kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bántại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác xuấtbán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, Thông tư số 49/2000/TT-BTC ngày31/05/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung một số danhmục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đốivới một số hàng hoá dịch vụ và sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế GTGT.

Mộtsố căn cứ để tính giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT và giá trịhàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT khilập dự toán:

Tìnhhình sản xuất kinh doanh năm 2000 và khả năng năm 2001.

Căncứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2001 của các doanh nghiệp.

Căncứ vào giá bán năm 2000 và yếu tố trượt giá dự kiến trong năm 2001.

Căncứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

Căncứ vào quy định về các khoản chi phí hợp lý được tính trừ để tính thu nhập chịuthuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.1.2. Về thuế tiêu thụ đặc biệt: Tính theo Thông tư số 168/1998/TT-BTC ngày21/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày12/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặcbiệt.

Riêngmặt hàng bia hộp, giá tính thuế thực hiện theo Công văn số 1752/TC-TCT ngày09/5/2000 của Bộ Tài chính. Giá tính thuế TTĐB đối với bia hộp được xác định nhưsau:

Giá bán hàng (đ/lít) 3.000 (đ/lít)

Giátính thuế TTĐB = ______________________________

(đ/lít) 1 Thuế suất (65%)

1.1.3. Thuế tài nguyên: Tính theo Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

1.1.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tính theo Thông tư số99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CPngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 của Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.

Yêucầu đảm bảo quản lý chặt chẽ và tính dự toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớicác doanh nghiệp SXKD có lãi. Trên cơ sở xác định các yếu tố chi phí tổng hợpcủa doanh nghiệp năm 2000, dự kiến các yếu tố tăng, giảm chi phí năm 2001 đểtính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Chiphí SXKD lập dự toán lấy theo mặt bằng quý II năm 2000 có tính đến tiết kiệm 5%chi phí.

Riêngphần thuế thu nhập bổ sung:

Cáccơ sở kinh doanh có thu nhập cao thì ngoài việc phải nộp thuế thu nhập theothuế suất 32%, phần thu nhập còn lại nếu cao hơn 12% giá trị vốn chủ sở hữuhiện có tại thời điểm quyết toán năm thì phần thu nhập cao hơn đó phải nộp thuếthu nhập bổ sung với thuế suất 25%.

1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1.2.1. Thuế giá trị gia tăng:

Phươngpháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: tương tự như đối vớidoanh nghiệp Nhà nước.

ThuếGTGT đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chế độ kế toán ViệtNam thì nộp thuế theo phương pháp khấu trừ quy định tại Luật thuế GTGT. Đối vớinhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thìnộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp theo Thông tư số 169/1998/TT-BTC,ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC, ngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính.

1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Về thuế suất, tính theo quyđịnh điều 38, điều 43 tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khoản 3, điều10, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuếthu nhập doanh nghiệp đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chếđộ kế toán Việt Nam tính theo Thông tư số 99/1998/TT-BTC. Đối với nhà thầu nướcngoài không có đủ căn cứ để xác định thu nhập chịu thuế và không thực hiện chếđộ kế toán Việt Nam thì thuế TNDN được xác định theo tỷ lệ % trên doanh thutính thuế của từng ngành nghề kinh doanh quy định tại Thông tư số169/1998/TT-BTC, ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC, ngày 06/8/1999của Bộ Tài chính.

1.2.3. Đối với tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển:

Căncứ Quyết định số 179/1998/QĐ-BTC ngày 24/02/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính vềviệc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối vớicác hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căncứ vào quyết định miễn giảm tiền thuê đất của các cơ quan có thẩm quyền cấpgiấy phép đầu tư.

Thờiđiểm tính tiền thuê đất là thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất để sử dụng.Trường hợp chưa bàn giao đất mà doanh nghiệp đã sử dụng đất, thì thời điểm tínhtiền thuê đất tính từ thời điểm doanh nghiệp sử dụng đất.

1.2.4. Thuế chuyển thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân ra nướcngoài:

Trongthời gian chờ thực hiện theo Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung, tạm thời tính toán nhưsau:

Xácđịnh thu nhập chuyển ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTCngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

Mứcthuế suất được ghi vào giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, sau khicó sự thỏa thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản, thuế suất thuế chuyển lợi nhuậnra nước ngoài có 3 mức.

Vốnpháp định đến 5 triệu USD thuế suất: 7%

Vốnpháp định từ trên 5tr USD đến dưới 10tr USD thuế suất: 5%

Vốnpháp định từ trên 10 tr USD trở lên thuế suất: 3%

1.2.5. Thuế đối với hoạt động sản xuất và khai thác dầu khí:

Căncứ vào sản lượng thanh toán, giá bán dầu. Mức thu nộp ngân sách xác định trêncơ sở tỷ lệ thu nộp ngân sách nhà nước trên doanh thu theo chế độ hiện hành.

1.3. Thuế đối với khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốcdoanh:

1.3.1. Về hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh:

Đốivới các hộ kinh doanh cố định: Rà soát lại các hộ kinh doanh, đưa các hộ chưathu thuế vào quản lý thu thuế môn bài. Trên cơ sở số hộ môn bài và các bậc thuếmôn bài dự kiến đưa hết các hộ có địa điểm kinh doanh cố định vào tính thuế giátrị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đốivới các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, HTX, tổ sản xuất: Tínhchi tiết đến từng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.

1.3.2. Về thuế: Tính như hướng dẫn tại Thông tư số 84/1999/TT-BTC ngày 01/7/1999của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2000.

1.4. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: Tính như hướng dẫn tại Thông tưsố 84/1999/TT-BTC ngày 01/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toánNSNN năm 2000.

1.5. Lệ phí trước bạ: Theo Thông tư số 28/2000/TT-BTC ngày 18/4/2000 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 củaChính phủ về lệ phí trước bạ.

Căncứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí trướcbạ.

Giátính lệ phí trước bạ là giá trị tài sản chịu lệ phí trước bạ theo giá thị trườngtrong nước tại thời điểm tính lệ phí trước bạ.

Tỷlệ (%) lệ phí trước bạ như sau:

Nhà,đất: 1%.

Tàu,thuyền: 1%. Riêng tàu đánh cá xa bờ 0,5%.

Ôtô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao 2%. Riêng xe máy đăng ký, nộp lệ phí trướcbạ tại Việt Nam lần thứ 2 trở đi: 1%.

1.6. Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Theo Nghị định số19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.

1.7. Thu phí và lệ phí:

Tínhthu đối với tất cả các loại phí và lệ phí trên địa bàn quản lý, tổng hợp riêngphí-lệ phí Trung ương, tỉnh thành phố, huyện xã quản lý.

Tínhchi tiết đối với tất cả các loại phí lệ phí có số thu chiếm tỷ trọng lớn.

Lậpdự toán chi tiết đối với từng loại phí, lệ phí: số thu phí, lệ phí; số được đểlại chi phí quản lý thu, chi phí thực hiện nhiệm vụ được giao; số nộp NSNN đểtính thu cân đối NSNN.

1.8. Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tănghàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt do Hải quan thu:

Căncứ vào các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung),Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng,... và tình hình kinhdoanh xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan và các địa phương lập dự toán thu thuế nhập khẩu, thuế xuấtkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoảnthu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

1.9. Đối với các khoản thu vay nợ và viện trợ ngoài nước: Căn cứ vào các Hiệp định, camkết đã ký và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có), căn cứ vào tiến độ thựchiện các dự án lập dự toán thu vay nợ và viện trợ ngoài nước chi tiết theo từngdự án theo từng đơn vị Bộ, ngành và địa phương và phân rõ mục đích sử dụng: chiđầu tư phát triển, chi thường xuyên.

2.Về chi ngân sách nhà nước:

CácBộ, cơ quan trung ương, các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chingân sách nhà nước năm 2001 phải trong phạm vi số kiểm tra được thông báo; trêncơ sở chế độ, định mức chi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ đượcgiao, tập trung kinh phí bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, triệt đểtiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2001, từng lĩnhvực, từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải tiếp tục quán triệt chủ trươngxã hội hoá. Kết hợp nguồn lực NSNN và các nguồn lực huy động khác của xã hộitheo chế độ quy định để thực hiện nhiệm vụ của từng lĩnh vực, đơn vị được tốthơn. Cụ thể đối với một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1. Đối với chi đầu tư phát triển:

2.1.1. Chi đầu tư XDCB:

VốnNSNN chỉ đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng sinh lời vàkhông thu hồi được vốn. Bố trí chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảmbảo trình tự sau: ưu tiên bố trí các công trình trọng điểm của Nhà nước và củađịa phương; các công trình thuỷ lợi, phòng chống thiên tai; các công trìnhchuyển tiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2001, các công trình chuyểntiếp có hiệu quả từ năm 2000 chuyển qua; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự ánđầu tư bằng nguồn vốn ODA; bố trí vốn thực hiện chương trình bê tông hoá kênh mươngnội đồng; hoàn trả số vốn đã được tạm ứng từ các năm trước; bố trí vốn cho khốilượng đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện trong năm 2000 chưa có nguồn thanhtoán; số vốn còn lại mới bố trí cho các công trình mới có hiệu quả và cấp bách,trong đó đối với công trình nhóm C phải đảm bảo dành trên 70% cho các côngtrình chuyển tiếp; những công trình khởi công mới bố trí vốn để hoàn thànhtrong thời hạn không quá 2 năm.

Cáccông trình được bố trí vốn năm 2001 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và đượcduyệt trước tháng 10/2000.

Đốivới các dự án đầu tư từ nguồn vay về cho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tựthu xếp vốn đối ứng cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chếtài chính trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Tiếptục bố trí đầu tư trở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Namđược hưởng từ Liên doanh dầu khí Việt Xô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinhtế xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư chonông nghiệp và nông thôn, trong đó chú trọng cải tạo giống vật nuôi, cây trồng;tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn: thu giao quyền sử dụngđất, tiền thuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữuNhà nước, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng,... như năm2000.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí chi thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng kinhtế xã hội từ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện, chi đầu tư trở lại chocác khu vực kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.1.2. Đối với chi hỗ trợ sản xuất kinh doanh:

Tậptrung hỗ trợ cho sản xuất một số sản phẩm trọng điểm, ngành trọng điểm; hỗ trợvốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm hàng xuất khẩu, hỗ trợ việctìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhất là nông sản.

Hỗtrợ cải tạo và sản xuất giống cây, giống con.

Chihỗ trợ đối với hoạt động công ích, doanh nghiệp công ích mà số thu không bù đắpđủ chi phí, được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

2.1.3. Chi bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nướcthực hiện theo các Thông tư số 43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000, Thông tư số53/2000/TT-BTC ngày 06/6/2000, Thông tư số 59/TC-TCNH ngày 27/9/1996 của Bộ Tàichính.

2.1.4. Đối với chi dự trữ nhà nước: căn cứ vào nhiệm vụ dự trữ nhànước được giao, các ngành, các đơn vị có trách nhiệm đánh giá xác định mức dựtrữ của ngành, đơn vị đến 31/12/2000; dự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hànghoá, vật tư và xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nước chi bảo quản hàng hoá dựtrữ của ngành, của đơn vị năm 2001.

2.2. Đối với chi trợ giá các mặt hàng chính sách:

Cáckhoản chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy địnhtại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP được tính toán theo Thông tư liên Bộ số11/1998/TT-LB/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 31/7/1998. Đối với chi trợ giá thu muanông sản cho các địa phương, cần tổng kết để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Cáckhoản chi trợ giá giữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản, trợ giá điệnảnh,... thực hiện theo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tínhtoán kỹ chi trợ giá trên cơ sở xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vậnchuyển, mức trợ giá cụ thể cho từng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.3. Đối với chi hành chính sự nghiệp:

Tiếptục bố trí kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ môi trườngtheo Nghị quyết Trung ương II; đối với ngân sách nhà nước trên phạm vi toànquốc: Bố trí chi (bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên, chi từ nguồn việntrợ, vay nợ, chi tiền lương tăng thêm,...) cho các lĩnh vực giáo dục đào tạonăm 2001 đạt mức 15%; lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường đạt 2% tổngchi NSNN, đi đôi với việc điều chỉnh cơ cấu chi khoa học đảm bảo yêu cầu hiệuquả, thiết thực. Đối với lĩnh vực văn hoá thông tin bố trí chi theo Nghị quyếtTrung ương V.

Chisự nghiệp kinh tế cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, then chốt; từngngành, từng địa phương cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu chi bảo đảm yêucầu hiệu quả cao góp phần thúc đẩy sự nghiệp kinh tế phát triển.

Bốtrí chi sự nghiệp y tế, thể dục thể thao một cách hợp lý, tiết kiệm, rà soátchặt chẽ nhiệm vụ, chương trình để đảm bảo hoạt động hiệu quả, bố trí đủ kinhphí để thực hiện các chính sách chế độ đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Bốtrí chi hành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mứcchế độ chi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi nhưtiếp khách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,...

Đốivới những nhiệm vụ chi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toánchi tiết theo từng dự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theocam kết và chế độ quy định.

Kinhphí hoạt động của các sự nghiệp khoa học, y tế, đào tạo của các doanh nghiệpnhà nước thuộc các Bộ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quiđịnh tại Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ; từnăm 2001 không bố trí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Thủ tướngChính phủ quyết định).

Năm2001 sẽ thực hiện chuyển một số đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức tự trangtrang trải kinh phí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trongquá trình tính toán dự toán chi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu cầnbáo cáo đầy đủ các nhiệm vụ chi từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác đượcđể lại chi theo chế độ qui định hiện hành.

2.4. Đối với chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

Đốivới các chương trình mục tiêu quốc gia: Tiếp tục bố trí kinh phí và thực hiệncơ chế quản lý như quy định tại Quyết định 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 củaThủ tướng Chính phủ và Thông tư số 41/2000/TT-BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tàichính. Đối với các chương trình mục tiêu còn lại từ năm 2001 phải dự toán vàochi ngân sách của các Bộ và địa phương.

III. Tổ chức thực hiện:

1.Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉtiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tàichính, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trước thời điểm lập dự toánngân sách nhà nước được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngânsách nhà nước để làm cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2001.

2.Các Bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, trướctháng 9 năm 2000 phải nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quyết định: những chươngtrình mục tiêu quốc gia tiếp tục thực hiện năm 2001, những chương trình mụctiêu từ năm 2001 chuyển thành chi ngân sách của các Bộ, địa phương để làm căncứ bố trí dự toán ngân sách năm 2000.

3.Các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngcăn cứ Thông tư này và số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm2001 do Bộ Tài chính thông báo thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổchức thảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 theo đúng nộidung quy định của Thông tư này.

4.Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phươngđể thảo luận về dự toán ngân sách năm 2001 trong khoảng thời gian giữa tháng 8đến 15/9/2000 (lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau).

Saukhi Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm 2001, Bộ Tài chính sẽ tổchức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương về dự toán ngânsách năm 2001 trước khi trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phương ánphân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2001.

5.Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các Vụ, Cục có liên quan có nhiệm vụ hướngdẫn chi tiết Thông tư này cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện và xây dựng,tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực được giao.

Vềbiểu mẫu lập và báo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2001:

Đốivới các Bộ, cơ quan trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộclập và báo cáo lập dự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chínhdự toán NSNN năm 2001 của Bộ, cơ quan trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫuvà thời gian quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tàichính.

Đốivới các địa phương: Để tổng hợp, trình Quốc hội dự toán thu, chi ngân sách baogồm cả 4 cấp ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện, xã) từ năm 2001, đề nghị Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phương cấp dướilập dự toán thu, chi ngân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy định tại Thông tưsố 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dự toán thu, chingân sách 2001 cấp xã và tương đương theo mẫu biểu đính kèm thông tư này đểtổng hợp báo cáo Bộ Tài chính. Đối với những mẫu biểu báo cáo về dự toán thu,chi ngân sách của các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung thêm cột chỉtiêu số liệu quyết toán năm 1999 (đối với Phụ lục 1: Biểu số 1, 2, 7; đối vớiPhụ lục 6: Biểu số 5, 6, 7, 17, 18) theo các phụ lục đính kèm.

6.Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2001 nếu có những chính sách chếđộ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khaithực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tàichính để xử lý kịp thời./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdxddtnsnnn2001279