AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 19/2000/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2000                          
bộ Lao động-thưng binh cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc xếp lương đối với lao động làm việc ở

khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước

 

Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được nhiềucông văn, đơn, thư của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và cá nhân ngườilao động đề nghị giải đáp và hướng dẫn việc xếp lương đối với người lao độnglàm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước và chuyểntừ doanh nghiệp nhà nước này đến làm việc ở doanh nghiệp nhà nước khác. Đểthống nhất việc giải quyết vấn đề này, sau khi trao đổi ý kiến với một số Bộ,ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xếp lươngđối với những đối tượng nói trên như sau:

 

I/ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Ngườilao động làm việc ở khu vực khác, nay chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhànước, bao gồm:

a- Những người đang xếp lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Quyết địnhsố 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

b- Những người đang xếp lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị quyếtsố 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

c- Những người đang xếp lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ qui định tạm thời chế độ tiền lương mới củacông chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang;

d- Những người đang xếp lương theo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp nhànước được áp dụng theo qui định, chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệpkhác;

e- Những người đang hưởng lương theo các thang lương, bảng lương của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tạiViệt Nam hoặc doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Ngườichuyển đến ở đây được hiểu là những người được điều động theo qui định của Nhànước; những người thay đổi nơi làm việc và thực hiện theo chế độ hợp đồng laođộng.

II/ XẾP LƯƠNG:

1. Nguyên tắc:

Cácđối tượng qui định ở mục I nêu trên khi chuyển đến làm việc tại doanh nghiệpnhà nước được xếp lương theo nguyên tắc: Làm công việc gì, hưởng lương theocông việc đó; giữ chức vụ gì, hưởng lương theo chức vụ đó, không bảo lưu mức lươngđang hưởng để làm cơ sở xếp lương ở nơi làm việc mới. Cơ sở để xếp lương là căncứ vào công việc được giao; chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân;chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; hạng doanh nghiệp được xếp vàthang lương, bảng lương doanh nghiệp được áp dụng theo qui định của Nhà nước.

2. Cách xếp lương:

a) Đối với người được điều động về làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.

Nhữngngười được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên chuyêntrách Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát (trừ Tổng Giám đốc hoặc Giámđốc các doanh nghiệp độc lập qui mô lớn có thành lập Hội đồng quản trị) thìviệc chuyển xếp lương thực hiện theo Thông tư số 06/TTLT-TCCB-BLĐTBXH-BTC ngày20/10/1998 của Liên Bộ Ban Tổ chức - Cán Bộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội - Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 83/1998/QĐ-TTgngày 15/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp lãnh đạođối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tổng Công ty nhà nướcvà doanh nghiệp nhà nước độc lập qui mô lớn.

Nhữngngười được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, PhóGiám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp thì việc chuyển xếp lương được thực hiệntheo Thông tư 15/LT-TT ngày 26/5/1996 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội - Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướngChính phủ về doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt; Thông tư Liên tịch số23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 110/NĐ-CP ngày18/11/1997 của Chính phủ về việc bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụcấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn xếp hạngdoanh nghiệp nhà nước.

b) Đối với người chuyển đến làm việc theo hợp đồng lao động tạidoanh nghiệp nhà nước.

Nhữngngười chuyển đến làm công nhân, nhân viên các nghề, công việc trực tiếp hoặcphục vụ sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào công việc được giao, chức danh,tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, doanh nghiệp tổ chức kiểm tra trình độchuyên môn, kỹ thuật, tay nghề. Người lao động đạt bậc của nghề nào thì xếp vàobậc lương của nghề đó theo các thang lương, bảng lương doanh nghiệp được ápdụng theo qui định của Nhà nước;

Nhữngngười chuyển đến làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tạidoanh nghiệp: làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch nào thì xếp lương ởngạch đó theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ mà doanhnghiệp được áp dụng theo qui định của Nhà nước; còn bậc lương thì xem xét côngviệc đảm nhận và tình hình cụ thể để thoả thuận. Thời gian nâng bậc lương lầnsau tính từ khi xếp bậc lương theo thoả thuận.

Khichuyển đến làm việc tại doanh nghiệp, nếu người lao động được bổ nhiệm giữ chứcvụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc các chức vụ tương đương của doanhnghiệp, thì ngoài việc xếp lương theo qui định nêu trên, còn được hưởng phụ cấpchức vụ lãnh đạo theo hạng mà doanh nghiệp được xếp theo qui định chung.

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Thôngtư này có hiệu lực từ ngày ký.

Cácdoanh nghiệp Nhà nước căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này thực hiên việc xếp lươngcho các đối tượng theo đúng quy định.

Trongquá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị gửi văn bản về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội để giải quyết./.

NÂNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN NĂM 2000
TIẾN TỚIMỘT CHÍNH SÁCH LƯƠNG HỢP LÝ

(TBKTVN,ngày 29/5/2000) - Trên cơ sở việc tổng hợp thực hiện tiền lương của các doanhnghiệp, hàng năm Bộ LđTBXH công bố mức lương bình quân chung trong năm của cácdoanh nghiệp. Theo tính toán của Bộ LđTBXH, dự kiến năm 2000 đơn giá tiền lươngbình quân sẽ cao hơn năm 1999.

Vàothời điểm này, có khoảng 5000 doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, thu hút gần2 triệu lao động với mức thu nhập chung trên dưới 1.000.000 đồng/ tháng. Hệthống thang, bảng lương do Chính phủ ban hành là thang giá trị để tính toán đơngiá tiền lương đầu vào của DN, là căn cứ tính thuế lợi tức và thực hiện các chếđộ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. để đơn giá tiền lương phù hợp hơnvới thực tiễn, Bộ LđTBXH đang đề nghị Chính phủ nâng mức lương bình quân củadoanh nghiệp lên gấp 2 lần đơn giá tiền lương bình quân (đơn giá tiền lươngbình quân vào thời điểm này là 900.000 đồng/tháng). "Tuy nhiên, việc nânglương này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có tỉ lệ sử dụnglao động kỹ thuật trên 50%", ông Phạm Minh Huân, Phó vụ trưởng Vụ tiền lương,Bộ LđTBXH cho biết. Theo đó, những DN làm ăn hiệu quả thì mức tiền lương bìnhquân sẽ là 1,8 triệu đồng/ tháng. Nhà nước không khống chế tỉ lệ chênh lệchtiền lương trong từng doanh nghiệp mà khuyến khích trả lương theo hiệu quả laođộng và mức chênh lệch giữa người có lương cao nhất và người có lương thấp nhấttrong cùng một doanh nghiệp (cho phép theo tỉ lệ 14/1). ở hầu hết các doanhnghiệp tỉ lệ chênh lệch này vào khoảng 6 - 7/1. Chỉ tiêu để đánh giá một DN làmăn có hiệu quả dựa vào những tiêu chí: công ty hoàn thành kế hoạch sản xuấtkinh doanh, vượt mức kế hoạch nộp ngân sách từ 5% trở lên, có số lao động làmcác việc nặng nhọc, độc hại chiếm tỉ trọng cao trong tổng số lao động. Nếu trườnghợp DN có mức lợi nhuận cao vượt quá 5% thì có thể trích 30% số lợi nhuận chỉtiêu đưa thêm vào quĩ lương của công ty. đồng thời, để tiến tới một chế độ lươngphù hợp hơn với thực tiễn, Bộ LđTBXH xây dựng các giải pháp cải cách tiền lươngnhằm hoàn chỉnh chính sách tiền lương theo hướng thị trường. Từng bước tiến tớiáp dụng thống nhất chính sách về tiền lương trong các DN, trước hết là thốngnhất mức tiền lương tối thiểu, coi mức lương tối thiểu là cận dưới để bảo vệquyền lợi người lao động. Các chỉ tiêu khác Chính phủ chỉ hướng dẫn còn giaoquyền quyết định còn lại cho DN. đồng thời với riêng các DNNN Chính phủ khôngban hành thang, bảng lương như hiện nay mà hướng dẫn để DN tự xây dựng và trả lươngcho người lao động. Chính phủ sẽ chỉ qui định mức lương bình quân gắn với năngsuất lao động làm cơ sở tính chi phí tiền lương và điều tiết thông qua chínhsách thuế thu nhập hợp lý, không thẩm định đơn giá tiền lương và khống chế mứclương bình quân như hiện nay.

TIỀN LƯƠNG TRONG DN VỐN ĐTNN NHIỀU BẤT HỢP LÝ CẦN ĐIỀU CHỈNH

(TBKTVN, số 34/2000) - Tính đến ngày 31/12/1999 cả nước có 2.800 dự án đầutư nước ngoài được cấp giấy phép, khoảng 1.900 doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đã thành lập, trong đó gần 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút hơn300.000 lao động làm việc. Ngoài ra, có khoảng 3.200 văn phòng đại diện, cơquan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, ngoại giao đang hoạt động thu hút khoảng16.000 lao động khác.

"Trongthời gian qua, các chính sách tiền lương trong khu vực này có nhiều điểm chưaphù hợp với thực tế" ông Nguyễn Minh Huân, Phó vụ trưởng Vụ chính sáchtiền lương, Bộ LđTBXH nhận xét.

Mức lương tối thiểu chưa hợp lý

TheoBộ LđTBXH, việc quy định mức lương tối thiểu theo 4 vùng, áp dụng thống nhấtđối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài là phù hợp nên đa số các doanh nghiệp đều thực hiện đúng hoặc trả lươngcao hơn mức quy định. Nhưng có khoảng 20% công ty do sản xuất gặp khó khăn hoặcgiá gia công thấp nên đã trả lương bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu củaChính phủ quy định. để giảm bớt chi phí, tránh thua lỗ quá lớn, các doanhnghiệp đề nghị với Chính phủ được trả mức lương thấp hơn mức quy định tối thiểutrong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Xem xét lại mức lương tối thiểu giữa cácvùng có điều kiện giá cả tiêu dùng gần nhau; giữa địa bàn nội và ngoại thành ởcác thành phố lớn; giữa các doanh nghiệp nằm trong và ngoài khu công nghiệp;giữa các ngành nghề...

Mặtkhác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng, hạch toán kế toán,một số doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện việc quy địnhtiền lương bằng USD và trả bằng tiền đồng theo tỷ giá bình quân của thị trườngngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương như trước đây.

Không có phụ cấp lương

Vàothời điểm này, đa số các doanh nghiệp đều xây dựng thang, bảng lương theo chứcdanh, tiêu chuẩn nghề hoặc công việc theo từng loại lao động thực tế sử dụng.Tiền lương bình quân của một lao động làm việc tại khu vực này khoảng 74,02USD/tháng (tương đương 1.029.000 đ/tháng), mức cao nhất trên 1.000 USD/tháng(14.000.000 đồng/tháng) và thấp nhất khoảng 37 USD/tháng (450.000 đ/tháng).

Theoý kiến của các nhà kinh tế, việc quy định xây dựng thang, bảng lương ở cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở bảo đảm khoảng cách giữa cácbậc và bội số lương như đối với các doanh nghiệp trong nước là không phù hợpvới loại hình, nhất là đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mức lươngtối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định đã rấtcao, nếu áp dụng khoảng cách bậc 1 so với mức lương tối thiểu như quy định đốivới doanh nghiệp trong nước (khoảng 30%) là quá lớn.

Vìvậy, hầu hết các doanh nghiệp chỉ xác định mức lương bậc 1 cao hơn từ 3-10% sovới mức tối thiểu, khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề chỉ khoảng 3-5%. Do cácdoanh nghiệp đã xây dựng, quy định mức lương phù hợp với điều kiện lao động cụthể và phù hợp với từng địa bàn nên đa số các doanh nghiệp không áp dụng khoảnphụ cấp lương do Nhà nước quy định.

Mặtkhác, tiền lương của người nước ngoài so với người Việt Nam cùng chức vụ hoặclàm công việc như nhau trong doanh nghiệp có sự chênh lệch quá lớn (gấp từ 3-7lần), chưa kể đến các khoản ngoài lương như tiền nhà ở, phương tiện đi lại,điện, nước, vé máy bay... ở nhiều doanh nghiệp quỹ tiền lương của một người nướcngoài cao hơn quỹ tiền lương trả cho tất cả lao động Việt Nam (!). Mặt khác,quy định hàng năm phải nâng bậc lương cho người lao động chưa được các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

LƯƠNG MỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

(TBKTVN, số 46/2000) - Để cải cách chế độ tiền lương đối với người lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổchức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, Bộ LđTBXH đã trình Chính phủ Nghịđịnh về chế độ tiền lương mới trong khu vực này. Theo đó, khi chỉ số giá cảsinh hoạt tiêu dùng do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 10% trở lên so vớithời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu gần nhất thì mức lương tối thiểu vàcác mức lương khác cũng phải được doanh nghiệp điều chỉnh tăng lên nhằm bảo đảmtiền lương thực tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào mức lươngtối thiểu được Nhà nước công bố, dựa vào tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chứcvà chức danh lao động của các ngành, nghề sử dụng, xây dựng thang lương, bảng lương,phụ cấp cho đơn vị mình theo nguyên tắc dựa vào hệ thống thang lương, bảng lương,phụ cấp lương đã được qui định cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong nước.Doanh nghiệp cũng có thể chủ động tự xây dựng thang, bảng lương thích hợp vớiđiều kiện sản xuất kinh doanh của mình.

Trongđó nghề hoặc công việc kỹ thuật đơn giản đòi hỏi người lao động qua thời gianđào tạo thì mức lương bậc 1 ít nhất phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nướcqui định từ 10% trở lên. Mức lương người lao động làm nghề hoặc công việc độchại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của các công việc bình thường khác. Doanhnghiệp phải công khai thang, bảng lương, phụ cấp và đăng ký với các cơ quan laođộng địa phương. Thang, bảng lương, phụ cấp để làm cơ sở thoả thuận mức tiền lươngtrong ký kết hợp đồng lao động, lương cho các công việc làm ngoài giờ, thôi vàngừng việc, các chế độ khác được qui định trong Luật lao động..., cơ sở để đóngcác khoản BHXH và y tế, thực hiện chế độ nâng lương theo cam kết trong hợp đồnghoặc thoả ước lao động tập thể, giải quyết các quyền lợi khác theo sự thoảthuận của hai bên.Thời gian nâng một bậc lương tối đa không quá 3 năm. Trườnghợp người lao động thực hiện nâng lương hàng năm thì mức lương tăng không thấphơn 3% mức lương ghi trong hợp đồng lao động. đối với những nơi thực hiện chếđộ lương sản phẩm, lương khoán thì phải xây dựng và công bố định mức lao độnglàm cơ sở cho việc trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. địnhmức lao động này phải được công bố công khai và trước khi áp dụng chính thứccần được áp dụng thử trong thời gian từ 1- 3 tháng. Nếu 80% số lao động đượcgiao định mức đều hoàn thành công việc trong thời gian tiêu chuẩn sẽ được coilà một định mức hợp lý. 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvxlvllvkvkclvtdnnn636