AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 242/1999/QĐ-TTg, ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 242/1999/QĐ-TTg, ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 41/2000/TT-BNN/KH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2000                          
Bộ nông nghiệp và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướngdẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý

chuyênngành nông nghiệp theo Quyết định 242/1999/QĐTTg, ngày 30/12/1999

của Thủtướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000

 

Để thi hành Điều 9, Quyết định242/1999/QĐTTg, ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhậpkhẩu hàng hoá năm 2000;

Sau khi có sự thoả thuận của BộThương mại;

Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hướng dẫn việc xuất nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc đối tượng quảnlý chuyên ngành nông nghiệp như sau:

 

I. QUYĐỊNH CHUNG:

1. Thông tư này áp dụng đối vớihoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng quản lý chuyên ngànhnông nghiệp, gồm:

Thuốc, nguyên liệu sản xuấtthuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

Thuốc và nguyên liệu sản xuấtthuốc bảo vệ thực vật;

Động vật hoang dã và thực vậtrừng;

Thức ăn và nguyên liệu sản xuấtthức ăn chăn nuôi;

Phân bón;

Giống cây trồng và giống vậtnuôi;

Nguồn gen cây trồng, vật nuôi,vi sinh vật vì mục đích trao đổi khoa học kỹ thuật;

2. Hàng nhập khẩu phải đáp ứngyêu cầu tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. Đối với những chủng loạihàng hoá chưa được ban hành tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện kiểm tra tiêuchuẩn, chất lượng theo đăng ký của nhà nhập khẩu và phải được sự đồng ý bằngvăn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu.

3. Hàng hoá thuộc đối tượngkiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật thực hiện theo các quy định hiện hànhcủa Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Nhà nước ViệtNam.

4. Các tổ chức và cá nhân đãđăng ký mã số xuất khẩu, nhập khẩu và đăng ký kinh doanh các ngành hàng phù hợpvì mục đích kinh doanh và mục đích khoa học kỹ thuật sau đây gọi tắt là Đơnvị xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu khai báokhi nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý, sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng quản lýchuyên ngành nông nghiệp theo các quy định hiện hành của Chính phủ.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Việc xuất khẩu, nhập khẩu hànghoá thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành nông nghiệp thực hiện theo quy địnhsau:

A. THUỐC, NGUYÊN LIỆULÀM THUỐC THÚ Y VÀ CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG TRONG THÚ Y

1. Đối với các loại thuốc trongDanh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sửdụng tại Việt Nam năm 2000 quy định trong Quyết định số 19/2000/QĐBNN/TY, ngày3/3. 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trừ các loạivacxin) đơn vị xuất nhập khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu sản xuấtkinh doanh. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu làm tại Hải quan cửa khẩu.

2. Những loại thuốc, nguyênliệu làm thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y khi xuất khẩu,nhập khẩu phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn:

a. Các loại nguyên liệu vàthuốc chưa có tên trong "Danh mục các loại thuốc và nguyên liệu thuốc thúy được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại ViệtNam";

b. Các loại vacxin;

c. Các loại kháng nguyên, khánghuyết thanh dùng trong chẩn đoán dịch bệnh động vật;

d. Các loại vi sinh vật dùngtrong thú y;

đ. Các mẫu thuốc thú y dùng đểgiới thiệu hàng, để làm thủ tục thử nghiệm, kiểm nghiệm tại Việt Nam;

e. Các loại nguyên liệu thuốcthú y là chất tiền gây nghiện;

g. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoánbệnh, trao đổi tư liệu mẫu thuốc thú y trong chương trình hợp tác khoa học kỹthuật.

B. THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU SẢNXUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Đối với các loại thuốc trongDanh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam quy định trongQuyết định số 33/2000/QĐBNN-BVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, đơn vị xuất nhập khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhucầu sản xuất kinh doanh. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu làm tại Hải quan củakhẩu.

2. Không được phép nhập khẩucác loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam quyđịnh tại Quyết định số 33/2000/QĐBNNBVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Khi nhập khẩu các loại thuốcvà nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau đây phải có ý kiến bằng vănbản của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a. Các loại thuốc trong Danhmục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam quy định trong Quyết địnhsố 33. 2000. QĐBNN-BVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn;

b. Các loại thuốc, nguyên liệuthuốc bảo vệ thực vật chưa có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đượcphép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam;

c. Thuốc và nguyên liệu thuốcbảo vệ thực vật dùng để giới thiệu sản phẩm, thử nghiệm, khảo nghiệm ở ViệtNam;

d. Các loại côn trùng, vi sinhvật thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật.

C. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀ THỰCVẬT RỪNG.

1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thươngmại các loại động vật hoang dã và thực vật rừng sau đây:

1.1. Các loại động vật rừng,thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

1.2. Các loài động vật hoang dãthông thường, khai thác, đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên theo quy định trong Chỉthị 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Các loài động vật, thựcvật hoang dã có tại Việt Nam và có tên trong Phụ lục I Công ước buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơtuyệt chủng (CITES).

1.4. Các loại động vật hoang dãlà thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủtướng Chính phủ.

1.5. Tinh dầu trầm (gió bầu) vàtinh dầu xá xị theo quy định trong Quyết định số 45/1999/QĐBNNKL ngày02/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Páht triển nông thôn.

2. Các loại động vật hoang dãvà thực vật rừng được xuất khẩu khi có những điều kiện như sau:

2.1. Đối với các loại động vậtrừng, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại điểm 1.1 xuất khẩu vì mụcđích nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốc tế, sản phẩm từ thế hệ F2 do gâynuôi, nhân giống phát triển tại trại thực hiện theo thông tư số 04/NN/KLTT ngày05/02/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2. Các loài động vật hoang dãthuộc mục 1.2 nhưng do gây nuôi, nhân giống, phát triển tại trại phải có xácnhận của Chi cục kiểm lâm sở tại, bao gồm cả trăn, rắn có nguồn gốc nuôi sinhsản, nhân giống tại trại nuôi hoặc tại các hộ gia đình. CITES Việt Nam căn cứvào đó để cấp giấy phép xuất khẩu.

2.3. Đối với loài động, thựcvật hoang dã thuộc mục 1.3, được xuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trở đi do nhânnuôi, sinh sản tại trại với các điều kiện:

a. Có trại nuôi do CITES quốctế xác nhận;

b. Có quota do CITES quốc tếxét cấp;

c. CITES Việt Nam căn cứ vào đóđể tiến hành làm thủ tục cấp phép xuất khẩu.

3. Việc xuất khẩu các loài độngvật, thực vật hoang dã là thuỷ hải sản: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thuỷsản.

4. Nhập khẩu động hoang dã vàthực vật rừng: Trước khi nhập khẩu các loại động vật hoang dã và thực vật rừngnêu ở mục 1.1 và 1.3 phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn.

D. THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU SẢNXUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1. Đối với hàng hoá trong Danhmục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi được xuất nhập khẩuvào Việt Nam năm 2000 quy định trong Quyết định số 35/2000/QĐ-BNN-KNKL ngày5/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị xuất nhậpkhẩu được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thủ tục xuấtkhẩu, nhập khẩu làm tại Hải quan cửa khẩu.

2. Khi nhập khẩu những loại chưacó tên trong Danh mục thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi đượcnhập khẩu vào Việt Nam năm 2000 thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Điều kiện bổ sung khi nhậpkhẩu: Nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ thực vật cải mã di truyền phải đượcthể hiện trên nhãn mác, bao bì.

Đ. PHÂN BÓN

1. Đối với những loại phân bóntrong Danh mục được sử dụng và lưu thông tại Việt Nam quy định trong Quyết địnhsố 123/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/8/1998, Quyết định số 219/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày30/12/1998 về bổ sung các loại phân bón vào Danh mục các loại phân bón được sửdụng và lưu thông tại Việt Nam và Quyết định số 12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày15/2/2000 về bổ sung các loại phân bón vào Danh mục các loại phân bón được sửdụng và lưu thông tại Việt Nam, việc nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số237/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 và Công văn số 192/CV-KTTH ngày 29/2/2000 củaThủ tướng Chính phủ.

2. Đối với những loại phân bónchưa qua khảo nghiệm, thử nghiệm khi nhập khẩu phải có ý kiến bằng văn bản củaBộ Nông nghiệp và PTNT.

E. GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ GIỐNGVẬT NUÔI

Việc xuất, nhập khẩu tất cả cácgiống cây trồng, giống vật nuôi phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Hải quancửa khẩu.

G. NGUỒN GEN CÂY TRỒNG, VẬTNUÔI, VI SINH VẬT VÌ MỤC ĐÍCH TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Tất cả cây trồng, vật nuôi, visinh vật là nguồn gen phục vụ cho nghiên cứu, thử nghiệm vì mục đích trao đổikhoa học kỹ thuật khi xuất nhập khẩu phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn.

III. TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾTHỒ SƠ

1. Đơn vị xuất nhập khẩu có nhucầu xuất khẩu, nhập khẩu gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đểđược xem xét giải quyết. Hồ sơ gửi theo các địa chỉ sau:

a) Điểm 2 (Khoản A, Mục II):gửi về Cục Thú y phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 8696788, Fax:8691311 hoặc cơ quan thường trực Cục Thú Y tại TP. Hồ Chí Minh 521 Hoàng VănThụ, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 8444024, Fax: 8569050.

b) Điểm 3 (Khoản B, Mục II):gửi về Cục Bảo vệ thực vật 149 Phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại:8574663, Fax: 5530043 hoặc đại diện Cục tại TP. Hồ Chí Minh 28 Mạc Đĩnh Chi,quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 8221413, Fax: 8244187.

c) Điểm 2 và 4 (Khoản C, MụcII): gửi về Cục Kiểm lâm số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại 7335674,Fax: 7335685.

d) Khoản E (Mục II), Điểm 2 và3 (Khoản D, Mục II): gửi về Cục Khuyến nông và Khuyến lâmsố 2 phố Ngọc Hà, BaĐình, Hà Nội; Điện thoại: 8432955, Fax: 8433811.

e) Khoản G (MụcII), Điểm 2(Khoản Đ, Mục II): gửi Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩmsố 2 phốNgọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 8237534, Fax: 8433637.

2. Các đơn vị xuất nhập khẩuliên hệ với các cơ quan nói trên để được hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng kýtừng loại ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

3. Trong thời gian 7 ngày, kểtừ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cóvăn bản trả lời.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề nghị các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thông báo nội dung Thông tư này đến các doanh nghiệp thuộcphạm vi quản lý để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đềphát sinh thì phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thờisửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Thông tư này thay thế các vănbản hướng dẫn về xuất khẩu, nhập khẩu trước đây đối với các mặt hàng thuộc diệnquản lý chuyên ngành nông nghiệp. Đối với các lô hàng hoá thuộc đối tượng nêutrên kể từ ngày 01/04/2000 thực hiện theo Thông tư này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvxknkhhtdqlcnnntq2421999n30121999cttcpvhxnkhhn20001254