AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP - BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2000                          
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước,

quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

 

Ngày11 tháng 05 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việcban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 19 tháng 6 năm 1998, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hươngước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Thực hiện Nghị định và Chỉthị nói trên, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (sau đây gọi chunglà hương ước) ở cơ sở đã được chấn chỉnh một bước so với trước đây. Phần lớncác hương ước mới đã có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật hiệnhành, góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạođức truyền thống của dân tộc, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằngpháp luật ở cơ sở. Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cơ quan có thẩmquyền ở địa phương, việc xây dựng và thực hiện hương ước đã trở thành công việctự quản của cộng đồng dân cư với nhiều hình thức phong phú, sinh động.

Tuyđã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng sau hơn một năm triển khaithực hiện Nghị định số 29/1998/NĐ-CP và Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg nhưng ở mộtsố địa phương việc xây dựng và thực hiện hương ước vẫn còn những hạn chế, thiếusót; việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra chưa đồng bộ, thống nhất; nộidung của một số hương ước thiếu cụ thể hoặc có những quy định vi phạm phápluật; việc soạn thảo, thông qua hương ước chưa thực sự dân chủ; việc phê duyệthương ước chưa đúng thẩm quyền và thiếu thống nhất về thể thức, thủ tục.

Đểkhắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng vàthực hiện hương ước ở cơ sở, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn một số vấn đề về xây dựng vàthực hiện hương ước như sau:

1-VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HƯƠNG ƯỚC:

1.Nội dung của hương ước :

Hươngước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung docộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mangtính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quántốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Trêncơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí,phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống củacộng đồng dân cư, nội dung của hương ước tập trung vào một số vấn đề cụ thể sauđây:

a)Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham giaquản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ củanhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền vànghĩa vụ công dân;

b)Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minhtrong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xoá bỏ hủ tục, phát triển các hoạt độngvăn hoá lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tươngthân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốtcác chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;

c)Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tàisản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lamthắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương,kè cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồngcây xanh;

d)Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xãhội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địaphương; khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãngphí, tốn kém;

đ)Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng làng, bản,thôn, ấp, cụm dân cư văn hoá, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đìnhvà cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn,hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hoá giađình, xây đựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hoá;

e)Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động cácthành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói giảmnghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương;vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằmphát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựngcơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học,trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá thể thao trên địa bàn. Lập, thuchi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp củanhân dân;

g)Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòngchống các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâmvà các hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phátđộng trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh phápluật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lẩmlỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩmquyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thựchiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ chức, hoạtđộng của Tổ hoà giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổchức tự quản khác;

h)Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước:

Hươngước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ giađình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàngtruyền thống nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích củatập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hoá và các hình thức khen thưởngkhác do cộng đồng tự thoả thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởngtheo quy định chung của Nhà nước.

Đốivới những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu ápdụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thôngbáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêmtrọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tậpthể cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộngđồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xửphạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tàisản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt racác khoản phí, lệ phí.

Hươngước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi viphạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáodục, cảm hoá, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành những người lươngthiện, có ích cho xã hội.

Nhữnghành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy địnhcủa pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước không thaythế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

2.Hình thức thể hiện của hương ước:

a)Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, bản,thôn, ấp, cụm dân cư).

b)Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thốngvăn hoá của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựnghương ước. Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản,điểm. Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngaytại các điều, khoản cụ thể.

Cácquy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễthực hiện.

Tuỳtheo đặc điểm và yêu cầu tự quản của từng địa bàn mà hương ước có thể quy địnhbao quát toàn bộ hoặc một số điểm thuộc các nội dung được hướng dẫn tại Điểm 1Phần I nói trên.

II.THỦ TỤC SOẠN THẢO, THÔNG QUA, PHÊ DUYỆT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ SỬA BỔI, BỔ SUNGHƯƠNG ƯỚC

1- Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp vớicác quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau:

Bước1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước :

Trưởngthôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) chủ trì cùngBí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung cơ bản cầnsoạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành viên Nhómsoạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hoá,hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạođức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chứcvà đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựuchiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những ngườikhác có uy tín, trình độ trong cộng đồng.

Trưởngthôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của chi bộĐảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.

Việcdự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại Điểm 1 Phần I củaThông tư này. Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũngnhư nội dung của các hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa đượcnhững nội dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. những nơi phong tục, tập quáncủa đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục thì chọn lọc đưa vàohương ước những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹtục.

Bước2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự thảo hương ước:

Dựthảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ chứcchính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ giađình để lấy ý kiến đóng góp.

Việcthảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể được tổ chứcbằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân phố,ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở thôn,làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư đểthu thập ý kiến đóng góp.

Dựthảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã thảoluận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết của Hội đồnghoặc quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Bước3 . Thảo luận và thông qua hương ước :

Trêncơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảovà gửi tới các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị để thảo luận vàthông qua hương ước.

Dựthảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại Hộinghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủhộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thànhphần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi cóít nhất quá nửa số người dự họp tán thành: Trưởng thôn phối hợp với Ban côngtác Mặt trận chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thôngqua hương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.

Bước4. Phê duyệt hương ước:

Saukhi hương ước được thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng Chủ tịch Uỷban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp vớipháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồngnhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp huyện phê duyệt.

Hươngước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởngban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông qua tại Hộinghị.

Hươngước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị của Uỷban nhân dân cấp xã.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và Công văn đề nghị phê duyệt.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước.

Hươngước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai.

Trongtrường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì phối hợpvới Phòng Văn hoá -.Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện các hươngước đó để trình lại.

2- Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước.

Uỷban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt để Trưởngthôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến tưng thành viên trong cộng đồng dân cưvà tổ chức thực hiện hương ước.

Uỷban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh cácnội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những saitrái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ bannhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địaphương.

Hàngnăm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường hợp cần sửađổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình thảoluận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục nhưkhi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước saukhi đã được phê duyệt.

III.TRÁCN NHIỆM GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNGVÀ THỰC HIỆNHƯƠNG ƯỚC.

1. cấp tỉnh: Sở Tư pháp chủ trìphối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin và Mặt trận Tổ quốc tỉnh giúp uỷ ban nhândân cấp tỉnh trong việc dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh địnhhướng nội dung hương ước cho phù hợp pháp luật và hoàn cảnh thực tế của địa phương;tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ cơ sở; chỉ đạo triển khai, kiểm tra việcxây dựng và thực hiện hương ước trên phạm vi toàn tỉnh.

Trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Sở Tư pháp và Sở Văn hoá -Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ giúp các Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá - Thông tin thực hiện việc thammưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hương ước.

Hàngnăm, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin và Mặt trận Tổ quốctỉnh tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện hương ướctrên địa bàn; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp,Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. cấp huyện: Phòng Tư pháp cótrách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xéttính hợp pháp, loại bỏ những nội dung của hương ước trái với các quy định củapháp luật hiện hành và bảo đảm kỹ thuật xây dựng hương ước.

PhòngVăn hoá - Thông tin có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện bảođảm các nội dung của hương ước phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy tắcxây đựng nếp sống văn hoá.

Trongtrường hợp phát hiện hương ước chưa được phê duyệt, Phòng Tư pháp chủ trì phốihợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở thực hiện thủ tục phêduyệt. Trường hợp phát hiện có nội dung sai trái thì báo cáo để Uỷ ban nhân dâncấp huyện tạm đình chỉ thi hành và hướng dẫn để chỉnh lý, hoàn thiện các hương ướcđó.

3. cấp xã: Cán bộ tư pháp phốihợp với cán bộ văn hoá - thông tin giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện cáccông việc sau đây:

-Chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước phù hợpvới nội dung được hướng dẫn tại Phần I của Thông tư này;

Chuẩnbị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

-Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp xã kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến,tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước.

Pháthiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xâydựng và thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hộiđồng nhân dân cùng cấp về việc xây dựng và thực hiện hương ước ở địa phương.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thôngtin và Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cần kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Vănhoá - Thông tin và Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xem xét, giảiquyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvxdvthhqclbtcdc441