AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 03/1999/TT-NHNN7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 1999                          
ngân hàng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các Doanhnghiệp

 

Căn cứ Điều 22 và Điều 24 Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoàiban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 củaChính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là "Ngân hàng Nhà nước")hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp như sau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục I. Giải thích một số từ ngữ

TrongThông tư này, các cụm từ sau đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp vay nước ngoài (sau đây gọi là "Doanhnghiệp") bao gồm:

a)Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, hoạt động tại Việt Nam:

Doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, hợp tác xã;

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài);

Chinhánh công ty nước ngoài;

Bênnước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Nhà thầu nước ngoài;

Doanhnghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.

b)Doanh nghiệp là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam:

Tổchức tín dụng Việt Nam: Tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần củaNhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác;

Tổchức tín dụng liên doanh;

Tổchức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

Chinhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Người không cư trú được hiểu theo khái niệm "Người không cưtrú" quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 củaChính phủ về Quản lý Ngoại hối.

3. Hợp đồng vay nước ngoài là các thoả thuận vay nước ngoài có hiệu lực rút vốn,trong đó quy định các điều khoản và điều kiện của khoản vay nước ngoài, như:Hợp đồng mua hàng trả chậm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài chính và cácthoả thuận vay nước ngoài khác.

4. Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài là việc Doanh nghiệp, sau khiký Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn (hoặc sau khi hoàn thành các thủ tụcphát hành trái phiếu ra nước ngoài), đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với Ngânhàng Nhà nước theo các quy định của Thông tư này.

5. Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài là việc Ngân hàng Nhà nước xácnhận bằng văn bản việc Doanh nghiệp đã thực hiện Đăng ký vay, trả nợ nước ngoàivới Ngân hàng Nhà nước.

6. Ngân hàng Được phép là Ngân hàng hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối, theo quy định tại Nghị định63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý Ngoại hối.

Mục II. Các quy định chung

1.Khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp bao gồm việc vay dưới các hình thức sauđây:

a)Vay tài chính (bằng tiền);

b)Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm theo phương thức mở thư tín dụng, nhờ thuqua Ngân hàng Được phép hoặc theo phương thức trả chậm khác;

c)Thuê tài chính nước ngoài;

d)Phát hành trái phiếu ra nước ngoài;

đ)Các loại hình vay nước ngoài khác.

2.Doanh nghiệp khi ký Hợp đồng vay nước ngoài tự chịu trách nhiệm về tính pháplý, khả năng tài chính, khả năng thu xếp vốn của Bên cho vay nước ngoài.

3.Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước khi ký các thoả thuậnvay nước ngoài không có hiệu lực rút vốn như: Hiệp định tín dụng khung, biênbản ghi nhớ và các thoả thuận tương tự khác, nhưng nội dung các thoả thuận vaynước ngoài phải phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam.

Trongthời gian 30 ngày kể từ ngày ký các thoả thuận trên, Doanh nghiệp gửi bản chính(hoặc bản sao có công chứng) và bản dịch ra tiếng Việt nam thoả thuận đã ký (cóxác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoạihối).

4.Yêu cầu và quy trình thực hiện việc đăng ký khoản vay nước ngoài:

a)Đối với khoản vay ngắn hạn: Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nướcnhưng Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảo phù hợp với các điều kiệnnêu tại Mục I, Chương II của Thông tư này.

b)Đối với khoản vay trung, dài hạn: Căn cứ các điều kiện quy định tại Mục II, ChươngII của Thông tư này, Doanh nghiệp ký Hợp đồng vay nước ngoài sau đó thực hiệnviệc Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 15ngày kể từ ngày ký Hợp đồng vay nước ngoài và trước khi thực hiện việc rút vốn.

5.Đối với các khoản vay hợp vốn của Doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng hoạtđộng tại Việt Nam và Bên cho vay nước ngoài, phần vay nước ngoài Doanh nghiệpphải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.

6.Trường hợp chuyển khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành khoản vay nước ngoàitrung, dài hạn (thời hạn vay được kéo dài thêm trên 1 năm), Doanh nghiệp phảithực hiện theo các quy định về vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của Thôngtư này.

7.Trước khi thực hiện việc thay đổi bất kỳ nội dung nào trong văn bản xác nhậnđăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước như: Điều chỉnh số tiềnvay, gia hạn nợ, thay đổi lãi suất vay, thanh toán trước, thay đổi ngân hànglàm dịch vụ rút vốn, trả nợ và các thay đổi khác, Doanh nghiệp phải đăng ký vớiNgân hàng Nhà nước.

 

Chương II

ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC NGOÀI

Mục I. Điều kiện Vay nước ngoài ngắn hạn

Doanhnghiệp chỉ được ký Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn khi đảm bảo các điều kiệnsau:

1. Mụcđích vay nước ngoài ngắn hạn phù hợp với phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp:

a)Đối với Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng: Khoản vay nước ngoài ngắnhạn dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, theo đúngphạm vi hoạt động của Doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩmquyền cấp;

b)Đối với Doanh nghiệp là tổ chức tín dụng: Khoản vay nước ngoài ngắn hạn dùng đểbổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.

2. Đápứng điều kiện vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

a)Đối tượng các Doanh nghiệp được vay nước ngoài ngắn hạn;

b)Thời hạn vay và chi phí khoản vay nước ngoài ngắn hạn (gồm lãi suất, phí và cácchi phí khác);

c)Ký quỹ đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại hoạtđộng ở Việt Nam.

Trongtừng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các điều kiện vaynêu tại Điểm 2, Mục I, Chương II của Thông tư này.

3.Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tạiĐiểm 1(a) và Điểm 2, Mục I, Chương II của Thông tư này, trong thời gian xâydựng và chưa đưa Dự án vào hoạt động, vốn vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảokhông làm tăng tổng vốn đầu tư.

KhiDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoàn thành việc xây dựng và đưa Dự ánvào hoạt động, đã hoàn thành việc góp vốn pháp định và sử dụng hết tổng vốn đầutư, thì có thể vay ngắn hạn nước ngoài để bổ sung vốn lưu động theo các quyđịnh của Thông tư này và không liên quan đến tổng vốn đầu tư.

4. Doanhnghiệp là tổ chức tín dụng, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm 1(b) và Điểm2, Mục I, Chương II của Thông tư này, phải thực hiện theo quy định hiện hànhcủa Ngân hàng Nhà nước về giới hạn vay, bảo lãnh vay nước ngoài ngắn hạn.

5. Ngoàicác điều kiện quy định tại Điểm 1, 2, 3, 4 Mục I, Chương II của Thông tư này,các nội dung khác của Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn và các thoả thuận liênquan đến khoản vay nước ngoài ngắn hạn của Doanh nghiệp phải phù hợp với quyđịnh hiện hành của Pháp luật Việt Nam.

Mục II. Điều kiện Vay nước ngoài trung, dài hạn

1. Doanhnghiệp không phải là tổ chức tín dụng chỉ được ký Hợp đồng vay nước ngoàitrung, dài hạn khi đảm bảo các điều kiện sau:

a)Doanh nghiệp có Dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh được cơ quan cóthẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt;

b)Thời hạn vay, thời gian ân hạn và chi phí của khoản vay nước ngoài trung, dàihạn (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác) phải phù hợp với quy định của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

c)Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tạiĐiểm 1(a) và 1(b), Mục II, Chương II của Thông tư này, vốn vay nước ngoàitrung, dài hạn phải đảm bảo không làm tăng tổng vốn đầu tư.

d)Doanh nghiệp nhà nước, ngoài điều kiện nêu tại Điểm 1(a) và 1(b), Mục II, ChươngII của Thông tư này, trước khi ký Hợp đồng vay nước ngoài trung dài hạn phải cóý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về dự thảo lần cuối (kèm bản dịch ratiếng Việt Nam, có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp) đối với các văn bản sau:

Thưbảo lãnh (trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước được Người không cư trú bảolãnh);

Hợpđồng vay nước ngoài trung, dài hạn.

Ý kiến của Ngân hàng Nhà nước làđịnh hướng cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đàm phán vay và trả nợnước ngoài.

đ)Ngoài các điều kiện quy định tại Điểm 1(a), 1(b), 1(c), 1(d), Mục II, Chương IIcủa Thông tư này, các nội dung sau đây của Hợp đồng vay nước ngoài và các thoảthuận liên quan đến khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp phảiphù hợp với quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam:

Doanhnghiệp mở tài khoản tại nước ngoài để phục vụ cho giao dịch của khoản vay;

Bêncho vay nước ngoài nhận cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp;

Doanhnghiệp vay nước ngoài để góp vốn thành lập doanh nghiệp;

Chuyểnnhượng hoặc chuyển đổi nợ thành cổ phần và các hình thức đầu tư khác;

Nộidung khác được Pháp luật Việt Nam quy định.

2. Doanhnghiệp là tổ chức tín dụng chỉ được ký Hơp đồng vay nước ngoài trung, dài hạnkhi đảm bảo các điều kiện sau:

a)Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dùng để bổ sung nguồn vốn tín dụng;

b)Đối với tổ chức tín dụng nhà nước: Điều kiện quy định tại Điểm 1(b), 1(d),1(đ), 2(a) Mục II, Chương II của Thông tư này;

c)Đối với tổ chức tín dụng khác: Điều kiện quy định tại Điểm 1(b), 1(đ), 2(a) MụcII, Chương II của Thông tư này.

 

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Mục I. Hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài

1. Hồsơ Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với Doanh nghiệp không phải tổ chức tíndụng bao gồm:

a)Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo mẫu số 1);

b)Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơquan có thẩm quyền cấp;

c)Bản sao có công chứng văn bản của cơ quan chức năng phê duyệt Dự án đầu tư hoặcphương án sản xuất kinh doanh (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

d)Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phépDoanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanhnghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);

đ)Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xácnhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp).

2.Hồ sơ Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với Doanh nghiệp là tổ chức tín dụngbao gồm: Các tài liệu quy định tại Điểm 1(a), 1(d), 1(đ) Mục I, Chương III củaThông tư này.

Mục II. Hồ sơ đăng ký thay đổi

Hồsơ đăng ký thay đổi (đối với các trường hợp quy định tại Điểm 7, Mục II, ChươngI của Thông tư này) bao gồm:

1.Đơn đăng ký thay đổi (theo mẫu số 2).

2.Dự thảo lần cuối và bản dịch ra tiếng Việt Nam (có xác nhận của thủ trưởngDoanh nghiệp) thoả thuận thay đổi.

3.Văn bản chấp thuận của Bên bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệpvề những thay đổi (trong trường hợp Doanh nghiệp được bảo lãnh).

Saukhi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi, Doanh nghiệp được quyềnký thoả thuận thay đổi và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký, Doanh nghiệpphải gửi bản sao thoả thuận thay đổi đã ký và bản dịch ra tiếng Việt Nam (cóxác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoạihối).

Mục III. Xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước

1. Ngânhàng Nhà nước xác nhận việc Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài và Đăng ký thay đổicủa Doanh nghiệp trên cơ sở:

a)Kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài hàng năm do Thủ tướng Chính phủ duyệt;

b)Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước trong từng thời kỳ;

c)Điều kiện về thời hạn vay, thời gian ân hạn và chi phí khoản vay (gồm lãi suất,phí và các chi phí khác) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từngthời kỳ;

d)Ý kiến của các cơ quan có liênquan đối với khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.

2.Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp trong thời gian 15ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Doanh nghiệp về việc:

a)Ý kiến của Ngân hàng Nhà nướcđối với nội dung dự thảo Thư bảo lãnh (trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước đượcNgười không cư trú bảo lãnh) và dự thảo Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạncủa doanh nghiệp nhà nước;

b)Xác nhận (hoặc từ chối xác nhận) đối với việc Đăng ký vay, trả nợ nước ngoàicủa Doanh nghiệp;

c)Xác nhận (hoặc từ chối xác nhận) khi Doanh nghiệp đăng ký những thay đổi phátsinh.

3. Trườnghợp khi các nội dung của Hợp đồng vay nước ngoài và các thoả thuận liên quanđến khoản vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) không phù hợp với các điều kiệnquy định tại Chương II của Thông tư này, Doanh nghiệp chỉ được ký Hợp đồng vaynước ngoài khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản cho phép.

Mục IV. Rút vốn và trả nợ nước ngoài

1. Cácgiao dịch rút vốn và trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệpchỉ được thực hiện thông qua 01 Ngân hàng Được phép, trừ một số giao dịch(trong đó Ngân hàng Được phép không bảo lãnh và làm dịch vụ) sau đây:

a)Rút vốn thanh toán trực tiếp cho Người thụ hưởng nước ngoài đối với hàng hoá,dịch vụ nhập khẩu;

b)Rút vốn, trả nợ thông qua tài khoản của Doanh nghiệp mở tại nước ngoài (trongtrường hợp Doanh nghiệp được phép mở tài khoản ở nước ngoài);

c)Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm, trả nợ dưới hìnhthức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

2. Trườnghợp Doanh nghiệp đang thực hiện việc rút vốn, trả nợ qua một Ngân hàng Đượcphép nhưng có nhu cầu chuyển sang một Ngân hàng Được phép khác thì phải tấttoán các giao dịch rút vốn, trả nợ tại ngân hàng cũ; Nếu là vay trung dài hạn,Doanh nghiệp phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi ngân hàng làmdịch vụ rút vốn, trả nợ.

3.Doanh nghiệp khi thực hiện việc rút vốn, trả nợ nước ngoài qua Ngân hàng Đượcphép phải thực hiện các quy định sau đây:

a)Khi rút vốn:

Đốivới khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng Đượcphép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn bản chính Hợp đồng vay nước ngoàingắn hạn đã ký;

Đốivới khoản vay nước ngoài trung, dài hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình bản chínhvăn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước;

Ngoàira, đối với các khoản vay nước ngoài ngắn, trung, dài hạn, Doanh nghiệp cótrách nhiệm xuất trình các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng Đượcphép yêu cầu.

Trongtrường hợp Doanh nghiệp không thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng Đượcphép mà chỉ thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng Được phép, trong thờigian 05 ngày kể từ ngày rút vốn, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản choNgân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ về ngày rút vốn vàsố vốn đã rút theo Hợp đồng vay nước ngoài.

b)Khi trả nợ:

Doanhnghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việctrả nợ các tài liệu sau:

Bảnchính văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước(trong trường hợp vay nước ngoài trung, dài hạn);

Bảnchính Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) đã ký;

Bảnchính hoặc bản sao (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) các chứng từ chứngminh việc rút vốn theo Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) và cácvăn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng Được phép yêu cầu.

Trongtrường hợp Doanh nghiệp đã thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng Được phépnhưng không thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng Được phép, trong thờigian 05 ngày kể từ ngày thực hiện việc trả nợ, Doanh nghiệp phải thông báo bằngvăn bản cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn về ngàytrả nợ và số tiền trả nợ theo Hợp đồng vay nước ngoài.

4.Ngân hàng Được phép phải thực hiện các quy định sau đây khi thực hiện việc rútvốn, trả nợ nước ngoài cho Doanh nghiệp:

a)Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn:

Thựchiện việc rút vốn, chuyển tiền trả nợ nước ngoài cho Doanh nghiệp trên cơ sởbản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký và các chứng từ chứng minhviệc rút vốn, trả nợ do Doanh nghiệp xuất trình;

Kiểmtra, đối chiếu các tài liệu do Doanh nghiệp xuất trình để đảm bảo thực hiệnđúng các giao dịch khoản vay của Doanh nghiệp;

Thốngkê các giao dịch rút vốn, trả nợ phát sinh, số dư và các số liệu cần thiết kháccủa các khoản vay nước ngoài ngắn hạn mà ngân hàng đã bảo lãnh, làm dịch vụ;

Lưubản sao các văn bản cần thiết do Doanh nghiệp xuất trình.

b)Đối với khoản vay nước ngoài trung, dài hạn:

Thựchiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do Doanh nghiệp xuất trình để đảmbảo thực hiện đúng các giao dịch của khoản vay mà Doanh nghiệp đã đăng ký vớiNgân hàng Nhà nước;

Thựchiện việc chuyển tiền trả nợ nước ngoài trên cơ sở văn bản Xác nhận đăng kývay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, Hợp đồng vay nước ngoài trung,dài hạn và các chứng từ chứng minh việc rút vốn, trả nợ do Doanh nghiệp xuấttrình;

Lưubản sao văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nướcvà bản sao các văn bản, tài liệu cần thiết khác do Doanh nghiệp xuất trình;

Thốngkê các giao dịch rút vốn, trả nợ phát sinh và số dư của từng khoản vay nướcngoài trung, dài hạn mà ngân hàng đã bảo lãnh, làm dịch vụ;

c)Ngân hàng Được phép không thực hiện việc rút vốn, chuyển tiền trả nợ nước ngoàicho khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp trong trường hợp sau:

Doanhnghiệp đã ký Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn với nội dung không phù hợp vớicác điều kiện quy định tại Mục I, Chương II của Thông tư này khi Ngân hàng Nhànước không có văn bản cho phép ký;

Khoảnvay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp không có văn bản Xác nhận Đăngký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước;

Khoảnvay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp có những thay đổi phát sinh nhưngDoanh nghiệp chưa có văn bản xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước.

d)Hướng dẫn các Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định hiện hành về vay, trả nợnước ngoài; kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp phát hiệnDoanh nghiệp vi phạm các quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài.

5.Ngân hàng Được phép có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về việc rút vốn,trả nợ nước ngoài của Thông tư này cho khoản vay nước ngoài của chính Ngân hàngĐược phép đó.

 

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

Mục I. Chế độ báo cáo

1.Định kỳ, Ngân hàng Được phép phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiệnhành về số liệu đối với các khoản vay nước ngoài ngắn, trung và dài hạn mà ngânhàng đi vay, bảo lãnh và làm dịch vụ rút vốn, trả nợ.

2.Định kỳ, Doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng không phải Ngân hàng Được phép)phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành về số liệu đối với:

a)Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của Doanh nghiệp, không thực hiện việc rútvốn và trả nợ qua Ngân hàng Được phép (các trường hợp nêu tại Điểm 1(a), 1(b),1(c) Mục IV, Chương III của Thông tư này).

b)Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp.

3.Khi cần thiết, Doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướcTỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo về tình hình vay, trả nợ nướcngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Mục II. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

1.Định kỳ hoặc khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan tiếnhành công tác kiểm tra tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp.Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp mọi văn bản, tài liệu cần thiết để việckiểm tra được thực hiện kịp thời, hiệu quả.

2. Ngânhàng Nhà nước sẽ không xác nhận việc Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (kể cả xácnhận đăng ký thay đổi) của Doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a)Doanh nghiệp đã ký Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn với nội dung khôngphù hợp với các điều kiện quy định tại Mục II, Chương II của Thông tư này trongkhi Ngân hàng Nhà nước không có văn bản cho phép ký;

b)Doanh nghiệp đã ký thoả thuận thay đổi trong các trường hợp nêu tại Điểm 7, MụcII, Chương I của Thông tư này khi chưa có văn bản xác nhận đăng ký thay đổi củaNgân hàng Nhà nước.

3.Mọi vi phạm Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo Pháp luậthiện hành.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau:

a)Thông tư số 07/TT-NH7 ngày 26/03/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hướngdẫn quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp;

b)Quyết định số 161/QĐ-NH7 ngày 08/06/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềviệc bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/TT-NH7 ngày 26/03/1994 hướngdẫn việc quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp;

c)Một số nội dung liên quan tại Chỉ thị 06/CT-NH7 ngày 06/06/1996 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về tăng cường công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

2. Đốivới các khoản vay nước ngoài đã ký trước khi Thông tư này có hiệu lực và đangtrong quá trình rút vốn, trả nợ, Doanh nghiệp thực hiện như sau:

a)Đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Doanh nghiệp (kể cả Ngân hàng Đượcphép) thực hiện việc báo cáo theo các quy định của Thông tư này;

b)Đối với các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn đã có văn bản xác nhận đăng kýcủa Ngân hàng Nhà nước: Doanh nghiệp (kể cả Ngân hàng Được phép) tiếp tục thựchiện theo văn bản xác nhận đó và các quy định của Thông tư này.

3.Mọi sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

4.Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vịthuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phốtrực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng trong phạm vichức năng của mình chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai, thực hiệnThông tư này.

5.Các Bộ, Ngành, cơ quan quản lý của Doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ củamình phối hợp chỉ đạo thực hiện Thông tư này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvvvtnnnccdn336