AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của chính phủ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của chính phủ

Thuộc tính

Lược đồ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 01/1999/TT-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 1999                          
tổng cục hi quan cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại Nghị định số16/1999/NĐ-CP

ngày 27/03/1999 của Chính phủ

 

Ngày27/03/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/1999/NĐ-CP về thủ tục hải quan,giám sát hải quan và lệ phí hải quan. Nghị định đã quy định đầy đủ, rõ ràng, cụthể thủ tục hải quan và giám sát hải quan.

ĐểHải quan các địa phương hiểu và thực hiện thống nhất các quy định trong Nghịđịnh, thi hành Điều 39 của Nghị định, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm việcthực hiện một số quy định tại các Chương I, II về thủ tục hải quan (trừ Điều10, Điều 21 sẽ có hướng dẫn riêng) như sau:

I. VỀ ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HẢI QUAN VÀTHỜI HẠN LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hải quan quyđịnh tại Điều 4:

1.1Ngoài các địa điểm được phép làm thủ tục hải quan đã quy định cụ thể trong Nghịđịnh, còn có các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướngChính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cácđịa điểm này có tổ chức, bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửakhẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu khi có yêu cầu của người làm thủ tục hải quan (kể cả các loại hànghóa nhập khẩu có thuế nhập khẩu quy định tại Điều 3 Nghị định số 94/1998/NĐ-CPngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu);

1.2.Địa điểm kiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu là các địa điểm kiểm tra hải quan doTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập theo vùng. Các địa điểmkiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu thuộc loại này cũng có tổ chức bộ máy hải quanhoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quanđối với tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, trừ hàng hóa kinh doanh nhậpkhẩu có thuế nhập khẩu quy định tại Điều 3, Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày17/11/1998 của Chính phủ;

1.3.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiếp về các địa điểmnói tại điểm 1.1. và điểm 1.2. cũng như các hoạt động tại các địa điểm này thựchiện theo đúng quy chế về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hànghóa xuất nhập khẩu chuyển tiếp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành;

2. Thời hạn làm thủ tục hải quan quy định tại Điều 5:

2.1.Đối với hàng nhập khẩu:

Hàngnhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn, người làm thủtục hải quan phải đến cơ quan Hải quan làm thủ tục. Ngày hàng hóa đến cửa khẩudỡ hàng là ngày Hải quan cửa khẩu dỡ hàng (Hải quan cảng biển, Hải quan sânbay, Hải quan ga liên vận biên giới) đóng dấu xác nhận hàng đến cửa khẩu lên lượckhai hàng hóa (Manifest);

Hàngnhập khẩu bằng đường bộ, đường sông: Ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên làngày Hải quan cửa khẩu tiếp nhận và đăng ký hồ sơ do người làm thủ tục hải quannộp và xuất trình.

2.2.Đối với hàng xuất khẩu:

Ngườilàm thủ tục hải quan phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất hàng trước khiphương tiện vận tải xuất cảnh, chậm nhất là:

08giờ đối với hàng vận chuyển bằng đường biển;

04giờ đối với hàng vận chuyển bằng đường sông;

04giờ (tại ga gửi hàng) đối với hàng vận chuyển bằng đường sắt;

04giờ đối với hàng vận chuyển bằng đường bộ;

02giờ đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không.

Thờihạn làm thủ tục hải quan quy định như nêu trên là quy định chung, nhưng vớinhững trường hợp cụ thể, Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương căn cứvào thực tế lô hàng xuất khẩu để quyết định thời hạn làm thủ tục hải quan thíchhợp, nhưng thủ tục hải quan phải được hoàn thành trước khi phương tiện vận tảixuất cảnh 01 giờ;

2.3.Máy bay quá cảnh dừng kỹ thuật được hiểu là máy bay quá cảnh dừng ở sân bay đểtiếp nhiên liệu, sửa chữa hoặc vì lý do bất khả kháng khác. Máy bay quá cảnhdừng kỹ thuật không lấy khách, lấy hàng và cũng không trả khách, trả hàng tạisân bay tạm dừng.

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓAXUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Khai báo, tiếp nhận hồ sơ hải quan quy định tại Điều 6:

1.1.Người ký tên trên tờ khai hải quan:

Ngườiđại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyềnbằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;

Ngườiđại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyềnbằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy thác;

Ngườiđại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyềnbằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan;

Ngườiký tên trên tờ khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nộidung khai báo trong tờ khai hải quan do mình ký tên.

1.2.Trách nhiệm của người khai báo hải quan:

Chuẩnbị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và cácđiều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đếncơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa;

Tựkhai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phầndành cho người khai báo trong tờ khai hải quan;

Tựxác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng xuất khẩuhoặc nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hảiquan;

Tựxếp hồ sơ vào nơi Hải quan quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng kýthời gian xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra khi đăng ký hồ sơ hải quan;

Việckhai báo trên tờ khai hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vitính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ),cùng một kiểu chữ. Các chứng từ nộp cho Hải quan nếu quy định là bản sao thì ngườiđại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký và đóng dấu xác nhận lên chứng từđó;

Kýtên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai;nộp tờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NĐ-CPvà Thông tư hướng dẫn này cho Hải quan nơi làm thủ tục;

Pháthiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, nhữngtiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan.

1.3.Hồ sơ hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục hải quan:

a. Đối với hàng xuất khẩu:

Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng xuất khẩu có điều kiện):

Vănbản cho phép xuất khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bảnchính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

Giấy tờ phải nộp:

Tờkhai hải quan hàng xuất khẩu: 03 bản chính;

Hợpđồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01bản sao;

Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp(chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làmthủ tục hải quan): 01 bản sao;

Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

Hàngkhông đồng nhất: 03 bản chính Bản kê chi tiết hàng hóa;

Hàngxuất khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

Hàngxuất khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộquản lý chuyên ngành;

b. Đối với hàng nhập khẩu:

Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng nhập khẩu có điều kiện):

Vănbản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bảnchính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

Giấy tờ phải nộp:

Tờkhai hải quan hàng nhập khẩu: 03 bản chính;

Hợpđồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01bản sao;

Vậntải đơn: 01bản sao;

Hóađơn thương mại: 01 bản chính và 02 bản sao;

Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp(chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làmthủ tục hải quan): 01 bản sao;

Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

Hàngnhập khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác nhập khẩu;

Hàngnhập khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộquản lý chuyên ngành;

Hàngkhông đồng nhất: 01 bản chính và 02 bản sao Bản kê chi tiết hàng hóa;

Đốivới hàng hóa của nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo xuất xứ: 01 bản chínhGiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);

Hànghóa Nhà nước quy định kiểm tra về chất lượng: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểmtra chất lượng;

Hànghóa cần phải kiểm dịch: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch;

Hàngphải kiểm tra an toàn lao động (nếu có quy định): 01 bản chính Giấy chứng nhậnvề an toàn lao động;

1.4.Trách nhiệm của Hải quan tiếp nhận hồ sơ:

Tiếpnhận hồ sơ do người làm thủ tục hải quan nộp và xuất trình;

Kiểmtra tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình xuất khẩu, nhậpkhẩu;

Nếuhồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hải quan bổ sung, hoàn thiệnhồ sơ;

Nếubộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì:

Phânluồng hàng hóa (theo các tiêu chí "luồng xanh", "luồngvàng", "luồng đỏ") trên cơ sở đối chiếu hàng hóa theo hồ sơ vớicác tiêu chí phân luồng hàng hóa do Tổng cục Hải quan quy định;

Chuyểnbộ hồ sơ sang luồng khác khi phát hiện người làm thủ tục hải quan xác định tiêuchí phân luồng hàng hóa không đúng;

Ghisố đăng ký tờ khai; ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai và đóng dấu tiếp nhận hồsơ vào tất cả các tờ khai và các chứng từ kèm theo trong hồ sơ hải quan;

Vàosổ đăng ký tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định;

Kiểmtra tự áp mã thuế, áp giá và tự tính thuế của người khai báo hải quan:

Nếuđúng thì ra thông báo thuế và thu thuế (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay)hoặc viết thông báo thuế (đối với hàng thuộc diện được ân hạn thuế);

Nếuviệc tự áp mã, áp giá, tính thuế của người khai báo hải quan sai thì báo cáolãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết;

Thựchiện việc nhập số liệu trên tờ khai vào máy hoặc vào sổ để phục vụ cho công tácthống kê và chuyển bộ hồ sơ đã đăng ký sang bộ phận kiểm tra hàng hóa;

1.5.Thời điểm đăng ký tờ khai:

Hàngxuất khẩu:

Ngườilàm thủ tục hải quan chỉ được đăng ký tờ khai hải quan khi đã tập kết đủ hàng,trừ những lô hàng có khối lượng lớn, số lượng lớn hoặc trường hợp đặc biệtkhông thể tập kết một lúc tại một địa điểm để làm thủ tục;

Đốivới hàng nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế, hàng không có thuế, hàng có thuếsuất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Doanhnghiệp được phép khai báo, đăng ký tờ khai hải quan trước khi hàng đến cửa khẩubẩy (07) ngày, với điều kiện khi có thay đổi về chính sách mặt hàng, chính sáchthuế thì doanh nghiệp phải đăng ký lại tờ khai hải quan mới và thực hiện theoquy định đó kể từ ngày Hải quan làm thủ tục cho phương tiện vận tải chuyên chởhàng hóa đó nhập cảnh và đóng dấu xác nhận lên lược khai hàng hóa;

Hàngnhập khẩu có thuế:

Doanhnghiệp được đăng ký tờ khai khi hàng đã về đến cửa khẩu dỡ hàng.

1.6.Tại khoản 3 Điều 6 quy định hồ sơ hải quan sau khi đã đăng ký, không được bổsung, sửa chữa, tẩy xóa. Trường hợp trước khi kiểm tra hàng hóa và sau khi tiếpnhận hồ sơ, người làm thủ tục hải quan muốn sửa đổi, bổ sung thì phải có côngvăn gửi Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương nơi làm thủ tục trình bày rõ lýdo. Nếu xét thấy lý do bổ sung, sửa chữa chính đáng, lãnh đạo Hải quan cửa khẩuhoặc cấp tương đương quyết định việc bổ sung, sửa chữa. Người khai báo hải quanphải ký xác nhận và chịu trách nhiệm về việc bổ sung, sửa chữa của mình, vàngay sau khi bổ sung, sữa chữa xong phải tiến hành kiểm tra hàng hóa ngay. Trườnghợp Hải quan nhận được thông tin buôn lậu, gian lận thương mại trước, thì Hảiquan không chấp nhận cho người khai báo hải quan sửa chữa, bổ sung tờ khai hảiquan và các giấy tờ có liên quan, trong trường hợp này người khai báo hải quanphải xuất trình hàng hóa để Hải quan tiến hành kiểm tra ngay.

2. Kiểm tra hàng hóa quy định tại Điều 7:

2.1.Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc:

Chỉtiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký;

Việckiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra hảiquan theo đúng hướng dẫn tại Điểm 1, Mục I Thông tư này; Người làm thủ tục hảiquan hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các con-ten-nơ/kiệnhàng hóa để Hải quan kiểm tra.

Quátrình kiểm tra mỗi con-ten-nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng xuất nhập khẩu phảido ít nhất 02 kiểm tra viên hải quan trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sựchứng kiến của người làm thủ tục hải quan;

Cánbộ hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tínhchất và đặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếucó căn cứ xác định phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơhải quan thì xác định phân luồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóacho phù hợp với việc phân luồng đó;

Saukhi cùng với người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp thực hiệnxong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hảiquan phải được tiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

Kiểmtra viên hải quan kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kếtquả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng,xuất xứ, chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai hải quan;

Saukhi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai hải quan, nếu kết quảkiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên hải quan kiểm trahàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký,đóng dấu và quyết định cho giải phóng hàng;

Nếukết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của người khaibáo hải quan thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên hải quan tiếnhành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tụchải quan ký xác nhận vào biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành.

2.2Về giám định hàng hóa:

Nhữngtrường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tươngđương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóahoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổchức giám định khác nhau thì giải quyết như sau:

Đốivới hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành,Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghịBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải quyết;

Đốivới hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngànhthì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đềnghị Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết;

Khicó kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyênngành, Hải quan sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện.

3. Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thubổ sung quy định tại khoản 2, Điều 8:

Khinhận được hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, bộ phận thuếhải quan giải quyết như sau:

Căncứ kết quả kiểm tra hải quan và các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai báo;

Nếusai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóahoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế hải quansẽ điều chỉnh lại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung). Trườnghợp xét thấy hành vi vi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủngloại hàng hoặc có nhiều chủng loại hàng không khai báo... thì báo cáo lãnh đạoHải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửakhẩu quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan hiệnhành;

Nếusai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật hải quan,thể hiện rõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo Hảiquan cửa khẩu hoặc cấp tương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnhhồ sơ chuyển cho bộ phận xử lý của Hải quan tỉnh, thành phố để xử lý theo đúngquy định của pháp luật hiện hành.

4. Giải phóng hàng quy định tại Điều 9:

1.Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, hàng được miễnthuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác, sau khi kiểm tra hồ sơ hảiquan đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phân luồng"xanh" theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hàng sẽ được phân vàoluồng "xanh" và được chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra hải quan. Nếubộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xác định luồng "xanh" và thực tế hàngđúng với khai báo thì cán bộ hải quan thuộc bộ phận kiểm tra hàng hóa chuyển hồsơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giảiphóng hàng ngay;

2.Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuếngay, sau khi đã nộp đủ thuế hoặc có bảo lãnh được Hải quan chấp nhận và có kếtluận của Hải quan kiểm tra về thực tế hàng hóa là đúng với khai báo thì chuyểnhồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và chogiải phóng hàng;

3.Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thôngbáo thuế và có kết luận của Hải quan kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khaibáo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóngdấu và cho giải phóng hàng;

5. Trách nhiệm của Hải quan trong các khâu làm thủ tục hải quan:

5.1.Việc chuyển giao hồ sơ hải quan giữa các bộ phận Hải quan phải đảm bảo nhanhchóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đốivới bộ hồ sơ và các việc khác liên quan;

5.2.Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửachữa kết quả của bộ phận làm thủ tục trước. Nếu bộ phận làm thủ tục sau pháthiện thấy bộ phận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổivới bộ phận làm thủ tục trước để thống nhất cách giải quyết;

5.3.Cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúctập hồ sơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục hải quan để thảoluận việc áp mã, áp giá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫuhàng;

5.4.Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổnhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phốikết hợp chặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu vàcác địa điểm kiểm tra. Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất,kiểm tra khẩn cấp phải thống nhất với lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tươngđương;

5.5.Bộ phận xử lý hải quan các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thểđể xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.

III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨCXUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÁC

1. Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh quy định tại Điều 11:

1.1Hồ sơ nộp cho Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng quá cảnh:

a. Đối với hàng quá cảnh đi thẳng:

Tờkhai hải quan: 02 bản chính;

Vănbản cho phép quá cảnh hàng hoá của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thươngmại uỷ quyền (trừ quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không): 01 bản chính;

Bảnlược khai hàng hoá: 01 bản chính và 02 bản sao;

Nếuhàng quá cảnh là ô tô tự hành phải thêm giấy phép lưu hành tạm thời do Công antỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cửa khẩu nhập hàng quá cảnh cấp:01 bản sao có công chứng;

b. Đối với hàng quá cảnh phải tạm lưu kho để chờ vận chuyển ra khỏilãnh thổ Việt Nam hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển:

Tờkhai hải quan: 02 bản chính;

Vănbản cho phép quá cảnh của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷquyền: 01 bản chính.

Vậntải đơn: 01 bản sao hoặc 01 bản chính phiếu vận chuyển hàng hóa;

1.2.Thời gian hàng hóa quá cảnh lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợpcó lưu kho, lưu bãi hoặc có sự cố.

1.3.Hàng hóa quá cảnh có sự cố, hoặc bị đổ vỡ dọc đường thì doanh nghiệp phải cùngnhân viên hải quan áp tải kết hợp với tổ chức Hải quan nơi xảy ra sự cố (nơikhông có tổ chức Hải quan thì đề nghị chính quyền từ cấp xã trở lên) tiến hànhlập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa. Trường hợp không có hải quan áp tảithì báo với tổ chức Hải quan nơi gần nhất hoặc chính quyền từ cấp xã trở lên(nơi không có tổ chức Hải quan). Việc xử lý hàng hóa quá cảnh có sự cố, bị đổvỡ, mất mát...theo đúng quy định hiện hành;

1.4.Nếu hàng quá cảnh thuộc loại Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu phải có thêm vănbản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;

1.5.Riêng các trường hợp cụ thể về hàng hóa quá cảnh khác giữa Việt Nam và các nướchữu quan thì thực hiện theo Hiệp định ký kết giữa hai nước và quy định tại cácvăn bản hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Thương mại ban hành;

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm thươngmại quy định tại Điều 12:

Hảiquan tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đượcBộ Thương mại hoặc Sở Thương mại phê duyệt để đăng ký tờ khai hải quan và làmthủ tục đối với hàng dự hội chợ, triển lãm thương mại;

Đốivới hàng tạm nhập khẩu dự hội chợ, bộ hồ sơ hải quan gồm:

Tờkhai hải quan: 03 bản chính;

Vậnđơn: 01 bản sao;

Bảnkê chi tiết hàng hóa (Packing List): 01 bản chính và 02 bản sao;

Hóađơn (Invoice): 01 bản chính và 02 bản sao;

Bảnchính danh mục hàng hóa dự hội chợ đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được BộThương mại ủy quyền duyệt mặt hàng và số lượng (đối với Các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ hội chợ và triển lãm thương mại);

Đốivới hàng tạm nhập khẩu dự triển lãm, bộ hồ sơ hải quan gồm:

Tờkhai hải quan: 03 bản chính;

Vậnđơn: 01 bản sao;

Bảnkê chi tiết hàng hóa (Packing List): 01 bản chính và 02 bản sao;

Hàngdự triển lãm không cần phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu điện quy định tạiĐiều 15:

Hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu điện (gửi qua dịch vụ bưu chính vàchuyển phát nhanh) được quản lý theo chính sách đối với từng loại mặt hàng vàáp dụng thủ tục hải quan theo từng loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu có liênquan;

Trịgiá hàng hóa trong bưu phẩm, bưu kiện: phải xác định chính xác thực tế về mứctrị giá vượt so với trị giá quy định được miễn thuế để báo cáo Trưởng Hải quancửa khẩu Bưu điện hoặc cấp tương đương xem xét miễn thuế và thu thuế theo quyđịnh tại Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ;

Cácquy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với hàng hóa, vật phẩm trong các bưuphẩm, bưu kiện gửi qua đường bưu điện được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tưliên tịch giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Bưu điện.

4. Hàng hóa mua bán từ phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại khuvực cảng biển, cảng sông của Việt Nam quy định tại Điều 16:

Chỉnhững doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép làm dịch vụ cungứng, mua bán hàng hóa với phương tiện vận tải nước ngoài xuất nhập cảnh mới đượcmua bán hàng hóa với phương tiện vận tải nước ngoài tại khu vực cảng biển, cảngsông của Việt Nam.

Hồsơ để làm thủ tục hải quan gồm:

Tờkhai hải quan: 03 bản chính;

Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp: 01bản sao;

Vănbản cho phép làm dịch vụ cung ứng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bảnsao;

Côngvăn đề nghị cung ứng dịch vụ của chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phươngtiện vận tải hoặc người được ủy quyền;

Hảiquan cửa khẩu sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành để làm thủ tục cho hàng hóamua bán với phương tiện vận tải nước ngoài theo đúng quy định.

IV. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬNTẢI XUẤT CẢNH,NHẬP CẢNH

1. Quy định đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh tại Điều 26:

1.1.Hồ sơ phải nộp cho cơ quan Hải quan gồm:

Lượckhai hàng hóa chuyên chở trên tàu: 03 bản chính;

Tờkhai tàu đến, đi: 01 bản chính;

Bảnkhai nguyên, nhiên, vật liệu, lương thực, thực phẩm của tàu: 01 bản chính;

Bảnkhai chất nổ, chất cháy, thuốc mê, thuốc độc, vũ khí có trên tàu: 01 bản chính;

Danhsách thuyền viên: 01 bản chính;

Danhsách hành khách (nếu có): 01 bản chính;

Tờkhai hàng hóa, hành lý của thuyền viên (đối với tàu thuyền Việt Nam): 01 bảnchính;

1.2.Các giấy tờ phải xuất trình:

Nhậtký hành trình tàu, thuyền (đối với nhập cảnh).

Sơđồ xếp hàng trên tàu: 01 bản chính;

2. Quy định về ô tô, thuyền, bè xuất cảnh nhập cảnh:

2.1.Khi phương tiện vận tải là ôtô, thuyền, bè đến cửa khẩu thì người điều khiển phươngtiện hoặc chủ phương tiện phải xuất trình bộ hồ sơ quy định tại điểm 2.2. dướiđây cho Hải quan cửa khẩu. Hải quan cửa khẩu căn cứ thực tế hàng hóa và phươngtiện để quyết định phương pháp kiểm tra thích hợp. Chỉ khi hoàn thành thủ tụchải quan và được phép của nhân viên hải quan thì người điều khiển phương tiệnvận tải mới được phép điều khiển phương tiện vận tải qua cửa khẩu. Trường hợphồ sơ hàng hóa và phương tiện vận tải không đầy đủ theo quy định thì nhân viênhải quan báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu quyết định.

2.2.Hồ sơ hải quan để làm thủ tục gồm:

Tờkhai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có): 03 bản chính;

Tờkhai hành lý hoặc Sổ hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (đối với lái xeViệt Nam thường xuyên qua lại biên giới do Hải quan tỉnh cấp);

Phiếuvận chuyển hàng hóa: 01 bản chính;

Danhmục hàng hóa (nếu có): 02 bản chính;

Saukhi Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra đối chiếu thực tế nếu phù hợp thì Hảiquan cửa khẩu làm thủ tục ký, đóng dấu xác nhận lên tờ khai cho xuất nhập cảnh.

2.3.Trong trường hợp khi kiểm tra phương tiện vận tải phát hiện có hành vi vi phạmpháp luật về Hải quan thì Hải quan cửa khẩu lập biên bản vi phạm đối với ngườiđiều khiển phương tiện vận tải và xử lý đúng thẩm quyền quy định.

V. XỬ LÝ VI PHẠM:

Cáctổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 16/1999/NĐ-CPngày 27/03/1999 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này sẽ bị xử lý theo cácquy định của luật pháp hiện hành.

VI.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thông tư này thay thế Thông tư số: 968/TCHQ-PC ngày15/10/1991 của Tổng cục Hải quan. Các văn bản hướng dẫn khác trước đây của Tổngcục Hải quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ;

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngàyký;

3. Thủ trưởng các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởngCục Hải quan các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịutrách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư hướng dẫn này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvtthqqtns161999n27031999ccp471