AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiện Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/09/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiện Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/09/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI - BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Số: 24/2001/TTLT/BTM-BVGCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2001                          
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiệnNghị định số 44/2000/NĐ-CP

ngày 01/9/2000 của Chính phủ về xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực giá cả

 

Căn cứ Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 07 năm 1995 quy định tại Điều 33 về thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường, Điều 34 về thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Quyết địnhsố 137/HĐBT ngày 27/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quảnlý giá;

Căn cứ nghị định số44/2000/NĐ-CP ngày 01/09/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giá cả;

Căn cứ Nghị định số01/CP ngày 03/01/1996 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực thương mại;

Căn cứ Văn bản số696/CP-KTTH ngày 02/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ giao lực lượng quản lý thịtrường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành thương mại; BộThương mại và Ban Vật giá Chính phủ thống nhất hướng dẫn việc tổ chức phối hợphoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cảgiữa cơ quan quản lý thị trường và tổ chức thanh tra giá như sau:

 I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc phối hợp tổchức kiểm tra, thanh tra giá giữa cơ quan quản lý thị trường và tổ chức thanhtra giá nằm trong kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt.

2. Cơ quan quản lý thịtrường và tổ chức thanh tra giá tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra được thựchiện trong các trường hợp sau:

a) Theo quyết định củaUỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan quản lý thị trường, tổ chức thanh tra giácấp trên.

b) Nội dung của kiểmtra, thanh tra yêu cầu phải có nghiệp vụ quản lý của mỗi bên.

c) Tổ chức kiểm tra,thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực giácả cần phải ngăn chặn kịp thời.

 II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Thực hiện cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giá cả, bảo vệ lợi ích hợppháp của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và của Nhà nước; góp phầnphát triển sản xuất, bình ổn giá cả thị trường xã hội, ổn định đời sống nhândân.

2. Yêu cầu:

Kiểm tra, thanh trađúng phạm vi, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, không gây phiền hà, trởngại cho sản xuất kinh doanh; khắc phục tình trạng kiểm tra, thanh tra chồngchéo.

Kiểm tra, thanh tra,xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá cả.

Trong quá trình kiểmtra, thanh tra, xử lý phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theoquy định của pháp luật; ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm trong lĩnhvực giá.

Kết hợp kiểm tra,thanh tra, xử lý vi phạm với tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất, kinhdoanh tự giác chấp hành quy định của Nhà nước về công tác quản lý giá.

 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Đối tượng:

1.1. Tổ chức và cánhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại thuộc mọithành phần kinh tế.

1.2. Tổ chức và cánhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thươngmại trên lãnh thổ nước Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam kýkết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Nội dung:

Cơ quan quản lý thị trườngvà tổ chức thanh tra giá phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý hành vi vi phạmvề:

2.1 Niêm yết giá theoquy định;

2.2. Thực hiện khunggiá, mức giá theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

2.3. Lợi dụng hoàncảnh thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để nâng giá, ép giá gâythiệt hại cho sản xuất và người tiêu dùng;

2.4. Khai man giá mua,giá bán hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan khác để trốn nộp các khoảntiền phải nộp theo quy định để thực hiện chính sách giá;

2.5. Chấp hành nhữngquy định về giá khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyếnmại.

 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung phối hợp:

1.1 Trao đổi thông tinvề giá cả: chính sách giá của Nhà nước, biến động giá cả thị trường...

2.2. Tổ chức lực lượngtiến hành kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực giá cả theo Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/09/2000 của Chính phủ vàThông tư thông dẫn thực hiện số 04/2000/TT-BVGCP ngày 15/11/12000 của Ban Vậtgiá Chính phủ.

2. Trách nhiệm:

2.1. Cơ quan quản lýthị trường và tổ chức thanh tra giá có trách nhiệm tổ chức lực lượng kiểm tra,thanh tra cung cấp thông tin về những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực quản lý giá(về chính sách giá, quyết định giá... của Trung ương, địa phương có liên quanđến lĩnh vực quản lý giá) phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiệnvà xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

2.2. Khi phát hiện cáchành vi vi phạm trong lĩnh vực giá cả, cơ quan quản lý thì trường có quyền yêucầu tổ chức thanh tra giá và ngược lại tổ chức thanh tra giá có quyền yêu cầucơ quan quản lý thị trường (cả Trung ương và địa phương) tổ chức kiểm tra,thanh tra và xử lý vi phạm; cơ quan được yêu cầu phải có trách nhiệm phối hợptheo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.3. Trong quá trìnhphối hợp kiểm tra, thanh tra cơ quan nào chủ trì thì cơ quan đó ra quyết địnhxử lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

2.4. Việc quản lý, sửdụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả thực hiện theo Thông tưliên tịch số 16/2001/TTLT-BTC-BVGCP ngày 21/03/2001 của Bộ Tài chính và Ban Vậtgiá Chính phủ.

2.5. Hàng năm, cơ quanquản lý thị trường và tổ chức thanh tra giá (Trung ương và địa phương) cần tổchức sơ, tổng kết việc thực hiện Thông tư liên tịch này để phát huy những mặtlàm tốt và khắc phục những mặt còn hạn chế.

3. Thời hạn thi hành:

Thông tư liên tịch nàycó hiệu lực sau 15 ngày,kể từ ngày ký.Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu báo cáo về Bộ Thươngmại và Ban Vật giá Chính phủ để bổ sung, sửa đổi Thông tư này cho phù hợp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvtcktttthns442000n01092000ccpvxpvphctlvgc840