AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 12/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2002                          
Bộ tài chính cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNGTƯ

Hướngdẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông

dongân sách trung ương cấp

 

Căn cứNghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về đảm bảotrật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghịđịnh số 39/CP, Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về đảmbảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa;

Căn cứNghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý,lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/NĐ-CPngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập,chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;

Căn cứ ýkiến của Thủ tướng chính phủ tại công văn số 3886/VPCP-CN ngày 13 tháng 9 năm2000 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự antoàn giao thông.

Sau khithống nhất ý kiến với Bộ Công an, Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giaothông vận tải), Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí từ ngânsách trung ương cấp để các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia trực tiếp vào côngtác đảm bảo trật tự an toàn giao thông như sau:

I-QUY ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ 

1- Các Bộ,cơ quan Trung ương được cấp kinh phí từ ngân sách trung ương để trực tiếp thamgia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông gồm:

Bộ Công an

Uỷ ban antoàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải)

Kho bạc Nhànước Trung ương.

2- Tổng mứckinh phí được bố trí: Hàng năm, ngoài nhiệm vụ thu, chi ngân sách thường xuyêncủa các Bộ, cơ quan Trung ương, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí từ ngân sáchTrung ương tương đương với 30% tổng số thu từ nguồn xử phạt vi phạm hành chínhvề trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, đườngsắt và đường thuỷ nội địa.

3- Mức phânbổ: Số kinh phí tại điểm 2 nêu trên được coi như 100% và phân bổ cho các Bộ, cơquan Trung ương như sau:

60% phân bổcho Bộ Công an

35% phân bổcho Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải )

5% phân bổcho Kho bạc Nhà nước Trung ương. 

II- NỘIDUNG CHI

Số phân bổcho mỗi Bộ, cơ quan Trung ương nêu tại điểm 3, phần I được sử dụng vào nhữngnội dung chi cụ thể như sau:

1- Đối vớiBộ Công an: phần kinh phí sử dụng được coi là 100% để chi cho các nội dung:

1.1- Dànhtối thiểu 60% để mua sắm trang, thiết bị, phương tiện, xăng dầu phục vụ côngtác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Việc mua sắm thực hiện theo đúng cácquy định hiện hành của Nhà nước.

1.2- Phần cònlại chi cho các nội dung sau:

Chi bồi dưỡng,khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức, hội nghị, tập huấn, hội thi vềcông tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chi hợp tác quốc tế, chi các hoạtđộng kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (Mứcchi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàngiao thông tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng; chi bồi dưỡng cho cán bộ,chiến sỹ trực tiếp tham gia chống đua xe trái phép ban đêm, tối đa không quá20.000 đồng/người/đêm).

Chi in ấntài liệu, biểu mẫu, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tựan toàn giao thông.

Chi hỗ trợkinh phí xây dựng, sửa chữa sở chỉ huy, Trạm, đội kiểm soát giao thông, sửachữa trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giaothông.

2- Uỷ ban antoàn giao thông quốc gia:

2.1- Chihoạt động của Văn phòng thường trực Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

2.2- Chi đảmbảo trật tự an toàn giao thông quốc gia:

Chi họp địnhkỳ sơ kết, tổng kết về trật tự an toàn giao thông.

Chi khen thưởngcho cac nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác đảm bảo trật tự antoàn giao thông quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷban an toàn giao thông quốc gia.

Chi cho côngtác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.Bao gồm cả việc hỗ trợ in ấn tài liệu giảng dạy cho học sinh các cấp để đưapháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các trường học.

Hỗ trợ côngtác đào tạo nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông.

Chi hợp tácquốc tế về trật tự an toàn giao thông.

Hỗ trợ việcbiên soạn, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàngiao thông.

Hỗ trợ chiphí cho hoạt động kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giaothông.

Chi cho việckhắc phục khẩn cấp hậu quả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3- Kho bạcNhà nước Trung ương:

3.1- Chithực hiện việc thu tiền phạt (bao gồm cả chi phí cho người được Kho bạc Nhà nướcTrung ương ủy quyền thu phạt theo quy định).

3.2- Chi inấn, mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt.

III-LẬP, CHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ

Việc lập,chấp hành và quyết toán kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho các Bộ, cơ quanTrung ương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ,trật tự an toàn giao thông đô thị, trật tự an toàn giao thông đường thuỷ và đườngsắt thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998của Bộ Tài chính. Ngoài ra cần lưu ý một số điểm như sau:

1- Lập dựtoán: Hàng năm, căn cứ dự toán thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự antoàn giao thông giao cho các địa phương, Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ nguồnngân sách Trung ương tương đương 30% tổng số thu từ nguồn xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, phân bổ và giao cho các Bộ, cơ quanTrung ương theo mức phân bổ quy định tại điểm 3, Phần I của Thông tư này.

Căn cứ dựtoán do Bộ Tài chính giao và định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định hiện hành,các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tiết theo các nội dung chi quy địnhtại Phần II Thông tư này, gửi Bộ Tài chính làm căn cứ cấp kinh phí.

2- Kinh phíchi đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với Bộ công an và Uỷ ban an toàngiao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải) được bố trí từ nguồn chi Sự nghiệpkinh tế; đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương bố trí từ nguồn chi quản lý hànhchính Nhà nước.

Trường hợpcuối năm mức thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thôngtăng hoặc giảm so với dự toán giao đầu năm, sẽ được điều chỉnh vào dự toán chingân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương năm sau.

3- Việcquyết toán kinh phí hàng năm thực hiện theo Thông tư số 21/2000/TT-BTC ngày16/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thông báo quyết toán năm đốivới các đơn vị hành chính sự nghiệp và các chế độ quy định hiện hành khác.

IV- TỔCHỨC THỰC HIỆN

Thông tư nàycó hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số61/1998/TT-BTC ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quảnlý kinh phí an toàn giao thông do ngân sách Trung ương đài thọ.

Đối với cácđịa phương, việc sử dụng số thu từ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm vềtrật tự an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số24/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tài chính.

Trong quátrình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, Cơ quan trung ươngphản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvsdkpbttatgtdnstc593