AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 80/1999/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 1999                          
Bộ Tài Chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quýhiếm

và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảoquản

 

Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 5/4/1995 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Bộ Tàichính hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ cógiá do Kho bạc Nhà nước (KBNN) nhận gửi và bảo quản như sau:

I.ĐỐI TƯỢNG, NGUỒN TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀ CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ KBNN BẢO QUẢN:

1.Đối tượng bảo quản:

KBNNnhận giữ và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá theo quyđịnh tại Thông tư này bao gồm: Các loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, cổ vật,bảo vật quốc gia, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái...

2.Nguồn gốc tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do KBNN nhận bảo quản bao gồm:

DoNgân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành trực thuộc Trung ương và các cơ quan chứcnăng của địa phương bàn giao cho KBNN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủhoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thuộcquỹ dự trữ Tài chính Nhà nước do Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quản lý.

Docác cơ quan chức năng bắt giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Tịchthu sung quỹ Nhà nước hoặc đã xác lập sở hữu Nhà nước.

Thuộcsở hữu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân gửi KBNNbảo quản, cất giữ.

Cácloại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá khác Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

3.KBNN không nhận bảo quản các tài sản và chứng chỉ sau đây:

Khôngphải loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá

Luậtpháp cấm mua bán, tàng trữ.

II.HÌNH THỨC NHẬN BẢO QUẢN:

1.KBNN nhận bảo quản tài sản quý hiếm, chứng chỉ có giá theo túi, gói niêm phongkhông qua kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng trong trường hợp:

Tàisản quý hiếm, chứng chỉ có giá do các cơ quan chức năng như: Công an, Viện Kiểmsát, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm... bắt giữ đã lập biên bản thu giữ, tạm giữ vàđóng gói niêm phong theo đúng quy định.

Tàisản quý hiếm, chứng chỉ có giá thuộc sở hữu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước,đoàn thể xã hội và cá nhân gửi KBNN bảo quản không yêu cầu kiểm định và đượcKBNN chấp thuận.

2.Các trường hợp khác, trước khi KBNN nhận bảo quản theo túi, gói niêm phong, tàisản quý hiếm, chứng chỉ có giá phải được kiểm định số lượng, trọng lượng, chấtlượng. Việc kiểm định do KBNN hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện cósự chứng kiến của cán bộ KBNN và chủ sở hữu tài sản.

III.TRÌNH TỰ GIAO, NHẬN TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀ CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ (SAU ĐÂY GỌI CHUNG LÀTÀI SẢN):

1.KBNN nhận tài sản:

1.1.Kiểm tra các giấy tờ trước khi nhận:

Khigửi, nộp tài sản vào KBNN, bên giao phải có công văn (đối với cơ quan, đơn vị,đoàn thể) hoặc đơn (đối với cá nhân) xin gửi kèm theo bảng kê chi tiết hiện vậtgửi và hồ sơ giấy tờ có liên quan phù hợp với nguồn gốc của từng loại tài sản;Cụ thể:

a.Đối với tài sản thuộc dự trữ tài chính Nhà nước:

Quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền về việc nhập tài sản quý hiếm vào Quỹ dự trữ tàichính Nhà nước.          

Biênbản kiểm định số lượng, trong lượng, chất lượng.

b.Đối với tài sản tạm giữ chờ xử lý của cơ quan có thẩm quyền:

Biênbản thu giữ tang vật.

Biênbản kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng (nếu có).  

c.Đối với tài sản tịch thu nộp Ngân sách Nhà nước hoặc được xác lập quyền sở hữuNhà nước:

Quyếtđịnh xử lý tịch thu của cơ quan có thẩm quyền về việc tịch thu tài sản.

Quyếtđịnh hoặc văn bản xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

Biênbản thu giữ hiện vật hoặc hồ sơ xác định nguồn gốc của hiện vật.

Biênbản kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng (nếu có).

d.Tài sản do Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng bàn giao cho KBNN bảoquản:

Biênbản bàn giao giữa Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan chức năng với Bộ Tài chính(KBNN).

Hồsơ gốc xác định rõ nguồn gốc và nguyên nhân thu giữ.

Biênbản kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng.

Cácbảng tổng hợp, hồ sơ xử lý (nếu có).

e.Tài sản là cổ vật có giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và các bảo vật quốcgia:

Biênbản kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng, giá trị (nếu có).   

Hồsơ về nguồn gốc của hiện vật.

Vănbản của cơ quan có thẩm quyền giao cho KBNN bảo quản.

f.Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân:Các giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc hoặc quyền sở hữu hợp pháp đối vớitài sản.

1.2Nhận tài sản:

a.Nhận tài sản không qua kiểm định, KBNN phải thực hiện các bước sau:

Đốivới tài sản tạm giữ đang chờ xử lý của cơ quan có thẩm quyền:

Kiểmtra độ tin cậy của niêm phong, đảm bảo niêm phong không bị mất, rách, biến dạngcác yếu tố ghi trên đó.    

Kiểmtra các yếu tố ghi trên niêm phong như: Tên cơ quan gửi, họ tên, chữ ký của ngườiđóng gói niêm phong (người gửi), ngày tháng năm gửi..

Đốichiếu các yếu tố trên niêm phong với biên bản thu giữ, xác định từng gói niêmphong khớp đúng với từng vụ việc. Cơ quan gửi tài sản tạm giữ phải đóng góiniêm phong riêng từng vụ việc. KBNN không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụviệc trong một gói niêm phong.

KBNNhướng dẫn, chứng kiến người gửi tự đóng gói, niêm phong các hiện vật gửi theođúng quy định. Trong gói niêm phong phải có biên bản giao nhận kèm theo.

Đốivới tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, xã hội,cá nhân gửi KBNN bảo quản không yêu cầu kiểm định được KBNN chấp thuận: Ngườigửi phải tự tay đóng gói và niêm phong túi, gói tài sản của mình trước khi đưavào trong hộp bảo quản cùng với bảng kê, biên bản giao nhận tài sản có sự hướngdẫn, giám sát của KBNN. KBNN hướng dẫn và chứng kiến khách hàng tự khoá (bằngkhoá của khách hàng) và niêm phong bên ngoài hộp tài sản, giao nộp cho KBNN bảoquản.

Việcgửi tài sản không qua kiểm định, KBNN không chịu trách nhiệm về số lượng, trọnglượng, chất lượng tài sản trong gói niêm phong. Nếu KBNN làm mất dấu niêm phongtrong quá trình bảo quản, KBNN phải chịu trách nhiệm theo quy định của Phápluật.

b.Nhận tài sản qua kiểm định, KBNN phải thực hiện các bước sau:

Kiểmđịnh tài sản: Tuỳ theo mỗi loại tài sản để thực hiện các phương pháp kiểm địnhnhư xem, thử, cân, đo, soi, đếm từng hiện vật.

Đónggói, niêm phong: Sau khi đã kiểm định, tài sản phải được đóng gói niêm phongtheo quy định.

Đốivới tài sản do Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành trực thuộc Trung ương và cáccơ quan chức năng của địa phương bàn giao cho KBNN quản lý theo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; Tài sản được xử lý tịch thu sung công quỹ; Tài sản là cổ vật,bảo vật quốc gia được Nhà nước giao cho KBNN quản lý thì việc đóng gói, niêmphong tài sản do Hội đồng có chức năng kiểm định tài sản thực hiện. Trên niêmphong ghi rõ tên loại, phân loại hiện vật, số lượng, trọng lượng, chất lượng,số hiệu từng gói, hộp, tên, chữ ký người kiểm định, ngày tháng năm đóng gói.

1.3.Lập biên bản giao nhận:

Nộidung biên bản giao nhận phải có đủ các yếu tố sau:        

Têncơ quan, đơn vị có tài sản gửi KBNN (đối với cơ quan, đơn vị).

Họtên, chức vụ người gửi (đối với cơ quan, đơn vị).

Họtên, địa chỉ, chứng minh thư của người gửi hoặc người được uỷ quyền (đối với cánhân).

Họtên người nhận (đại diện KBNN).   

Têncơ quan, Hội đồng kiểm định tài sản.

Tên,loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, hình dáng bên ngoài của từng loại tàisản bảo quản (đối với tài sản qua kiếm định); Tên, loại, hình dáng bên ngoàicủa từng loại tài sản (đối với tài sản không qua kiểm định); Tên, loại, mệnhgiá, số sê ri (đối với chứng chỉ có giá).

Hìnhthức nhận giữ, bảo quản tài sản...

Ngàytháng năm, địa điểm lập biên bản.

Biênbản giao nhận phải được lập thành 4 bản: Người gửi giữ 1 bản, làm chứng từ giaonhận; 1 bản gửi kế toán KBNN để lập phiếu nhập kho và hạch toán; 1 bản giao thủkho giữ, làm chứng từ lưu kèm hồ sơ; 1 bản cất giữ cùng hiện vật tại KBNN.

1.4.Ngoài biên bản giao nhận nêu trên, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của các cơquan Nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân gửi KBNN bảo quản phải làm thủ tục kýhợp đồng bảo quản.

Nộidung hợp đồng có đủ các yếu tố sau:

Têncơ quan đơn vị, địa chỉ giao dịch, số điện thoại.

Họtên người gửi, người đại diện; địa chỉ, chứng minh thư, số điện thoại.

Họtên người đại diện KBNN nhận giữ.

Tênmác, mã số, ký hiệu, số lượng, trọng lượng, chất lượng, đặc điểm gói niêm phonghoặc đặc điểm hiện vật bảo quản; Số gói, hộp bảo quản, số gói niêm phong.

Thờigian gửi bảo quản.

Hìnhthức nhận gửi.

Mức,hình thức và định kỳ thanh toán phí bảo quản.

Tráchnhiệm của các bên: Xác định trách nhiệm trong các trường hợp tài sản nhận bảoquản bị hư hỏng, mất mát.

Ngày,tháng, năm, địa điểm ký hợp đồng bảo quản.

Cácđiều khoản cam kết khác.

Việcthay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng bảo quản tài sản phải được các bên tham gia hợpđồng thoả thuận bằng văn bản.

2.KBNN giao tài sản:

a.Khi giao tài sản phải căn cứ vào các giấy tờ hợp lệ:

Quyếtđịnh xuất tài sản thuộc quỹ dự trữ tài chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủtrưởng cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền (đối với Quỹ dự trữ tài chínhTrung ương) và của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnghoặc của Thủ trưởng cơ quan được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương uỷ quyền (đối với Quỹ dự trữ tài chính địa phương).

Quyếtđịnh bán tài sản đã xử lý tịch thu và tài sản đã được xác lập quyền sở hữu Nhànước của cấp có thẩm quyền.

Quyếtđịnh xử lý (tịch thu, trưng mua, mua lại, trả lại) tài sản của cơ quan có thẩmquyền đối với tài sản tạm giữ chờ xử lý.

Quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền về việc chuyển giao quản lý, bảo quản đối với tàisản quý hiếm là cổ vật, bảo vật quốc gia.

Côngvăn (đối với cơ quan) hoặc đơn (đối với cá nhân) có tài sản quý hiếm gửi KBNNbảo quản yêu cầu lấy lại trước hạn toàn bộ hoặc 1 phần tài sản gửi.

Hợpđồng bảo quản tài sản đã hết thời hạn.

Ngoàicác giấy tờ nêu trên khi nhận tài sản từ KBNN, người nhận phải có:

Côngvăn, giấy giới thiệu, chứng minh thư của người được cử đến nhận, giấy uỷ quyền(trong trường hợp uỷ quyền) đối với cơ quan, tổ chức, đoàn thể; Giấy xác nhậnquyền thừa kế theo quy định của Pháp luật (trong trường hợp người gửi tài sảnchết).

Chứngminh thư, giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền) đối với cá nhân.

Biênbản giao nhận.

Hợpđồng bảo quản tài sản (nếu lấy trước hạn).

b.Giao tài sản:

Khixuất trả tài sản KBNN phải kiểm soát các giấy tờ và làm thủ tục xuất trả, lậpbiên bản giao nhận hiện vật theo đúng chế độ quy định.

Trướckhi trả KBNN phải yêu cầu bên gửi kiểm tra lại gói, túi niêm phong. Nếu có dấuvết khả nghi thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyềnmời cơ quan giám định trước khi tự tay mở gói niêm phong và kiểm tra tiếp niêmphong của gói tài sản bên trong có chứng kiến của KBNN.

Trườnghợp KBNN để mất dấu niêm phong trên gói tài sản thì hai bên phải mời đại diệncơ quan pháp luật đến chứng kiến việc giám định và trao tài sản.

Đốivới các trường hợp ký hợp đồng bảo quản, sau khi trả lại tài sản, bên giao, bênnhận phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định. KBNN phải thu hồihợp đồng, biên bản giao nhận và những chứng từ liên quan để lưu trữ theo chế độhiện hành. Trường hợp người gửi hiện vật xin lấy lại một phần trong tổng sốhiện vật đã gửi thì KBNN phải làm thủ tục xuất trả toàn bộ số hiện vật cho ngườigửi, sau đó làm thủ tục nhận lại số hiện vật khách hàng muốn gửi tiếp.     

IV.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG GIAO NHẬN TÀI SẢN QUÝ HIẾM:

1.Trách nhiệm của KBNN:

Mởcác loại sổ để ghi chép, theo dõi từng lần nhập, xuất tài sản.       

Bảođảm an toàn tuyệt đối gói niêm phong tài sản của bên gửi, không để xẩy ra nhầmlẫn, hư hỏng, thay đổi về hình dáng ban đầu khối lượng, trọng lượng của tàisản. Nếu để xẩy ra mất mát, hư hỏng KBNN phải có trách nhiệm bồi thường.

Giữbí mật cho bên gửi tài sản. (nếu có yêu cầu).

Hướngdẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bên gửi đến gửi và nhận lại tài sản.

Chuẩnbị đủ các phương tiện: giấy gói, dây buộc, túi hòm bảo quản và các phương tiệnkiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng...

Thôngbáo kịp thời cho bên gửi biết để có biện pháp xử lý trong trường hợp túi bảoquản có thể bị mất dấu niêm phong, cần niêm phong lại.

Hàngnăm, KBNN phải tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính số lượng tài sản đã xử lý của cơquan có thẩm quyền đồng thời đề xuất biện pháp xử lý số tài sản còn tồn đọng lâungày trong kho do chưa xác định được nguồn gốc, chủ tài sản.

KBNNkhông chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhâncó tài sản gửi KBNN bảo quản.

2.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tài sản gửi tại KBNN:

Chấphành các thủ tục, quy trình gửi và nhận lại hiện vật của cơ quan KBNN.

Chịutrách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu hợp pháp đối với số tài sản gửiKBNN bảo quản.

Chịutrách nhiệm về toàn bộ số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản của mình nếunhận lại hòm, túi tài sản vẫn còn nguyên niêm phong.

Trườnghợp bên gửi làm mất hồ sơ gửi tài sản phải báo ngay cho KBNN bằng văn bản, đểcó biện pháp ngăn ngừa. Sau đó bên gửi phải trực tiếp đến trụ sở KBNN xuấttrình giấy khai báo mất hồ sơ gửi tài sản, có xác nhận của cơ quan Công an hoặcchính quyền địa phương và các thủ tục quy định để thanh lý hợp đồng cũ và kýlại hợp đồng mới.

Khichủ sở hữu tài sản của bên gửi có thay đổi thì bên gửi phải báo ngay bằng vănbản đảm bảo đủ tính pháp lý để KBNN biết và xử lý, điều chỉnh.

Đốivới tài sản thuộc đối tượng tạm giữ chờ xử lý và tài sản thuộc sở hữu hợp phápcủa các cơ quan đoàn thể, cá nhân gửi KBNN bảo quản, người gửi phải có tráchnhiệm nộp một khoản phí bảo quản cho KBNN để bù đắp một phần khấu hao cơ bản khotàng và phương tiện bảo quản, chi phí ấn phẩm, hồ sơ...

Mứcphí quy định như sau:

Phíbảo quản tài sản: 0,05% (năm phần vạn)/giá trị tài sản/1tháng. Mức thu tốithiểu không dưới 20.000 đồng/1 hộp hoặc gói/1 tháng. Mức thu tối đa là 500.000đ/hộp hoặc gói/1 tháng. Đối với công trái XDTQ mức phí bảo quản thực hiện theoquy định riêng.

Trườnghợp không xác định được giá trị tài sản bảo quản, KBNN cùng khách hàng thoảthuận, thống nhất mức phí hợp lý.

Phíbảo quản, khách hàng phải trả cho KBNN ngay khi làm thủ tục nhận lại tài sản.Đối với trường hợp ký hợp đồng bảo quản tài sản, khách hàng không được hoàn trảphần phí còn thừa do khách hàng yêu cầu thanh lý hợp đồng trước hạn.

Trườnghợp gửi quá hạn hợp đồng, ngoài phí bảo quản theo quy định, khách hàng phải trảthêm một khoản phạt lưu kho bằng 0,1%/1 tháng tính trên giá trị tài sản.

KBNNkhông thu phí bảo quản đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước hoặc được xác lậpsở hữu Nhà nước.

Hàngnăm, KBNN căn cứ vào tình hình thực tế lập dự trù kinh phí mua sắm phương tiệnbảo quản, trình Bộ Tài chính xét duyệt để bù đắp phần chi phí này.

V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Việc nhận, bảo quản tài sản được thực hiện tại KBNN Trung ương và KBNN cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

KBNNquận, huyện chỉ được nhận, bảo quản tài sản khi đã có kho tàng và phương tiệnđảm bảo an toàn và được Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý đồng ýbằng văn bản.

2.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 63TC/KBNN ngày 9/11/1991 của Bộ Tài chính và các văn bản khác của Bộ Tài chínhtrái với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

3.Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc đối tượng KBNN nhận bảo quản;Thủ trưởng các cơ quan Tài chính và KBNN các cấp có trách nhiệm thực hiện Thôngtư này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvqlvcltsqhvcccgdkbnnngvbq620