AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn về quản lý giá, bình ổn giá thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn về quản lý giá, bình ổn giá thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới

Thuộc tính

Lược đồ

BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Số: 09/1999/TT-BVGCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 1999                          
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về quản lý giá, bình ổn giá thi hành chỉ thịcủa Thủ tướng Chính phủ

về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới

 

Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của Luật thuế giá trị giatăng bảo đảm công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, giúp cácdoanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm không ảnh hưởnglớn đến kế hoạch thu của Ngân sách Nhà nước và ổn định thị trường trong nước,tránh gây ra những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là giá cả vật tư, hànghoá quan trọng dùng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu để ổn định sản xuất vàkhông ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Căn cứ điểm 6 Chỉ thị số 41/1998/CT-TTg ngày 17/12/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các Luật thuế mới;

Ban Vật giá Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổchức triển khai thực hiện như sau:

 

1. Rà soát lại chi phí, tính toán và xử lý giá bán hợp lý:

Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá (bao gồm cả giá do Thủ tướngChính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định) thì không được điều chỉnhtăng giá 6 tháng đầu năm 1999 giữ bình ổn ở mức giá cuối năm 1998. Giá do Nhà nướcquy định là giá đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Cơ quan quản lý Nhà nướcvề giá phải phối hợp với các doanh nghiệp rà soát lại chi phí tính toán lại giácả, công bố bảng giá mới bao gồm: giá chưa có thuế giá trị gia tăng và giá đãcó thuế giá trị gia tăng (giá thanh toán đối với người mua, người bán)

Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền tự định giá của doanhnghiệp thìphải rà soát lại chi phí, xác định giá bán hợp lý được thị trường chấp nhậntheo nguyên tắc giữ mức giá đã được hình thành trên thị trường cuối năm 1998,giá bán này đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Đốivới những doanh nghiệp khi tính lại giá theo Luật thuế giá trị gia tăng mà giábán quá cao không được thị trường chấp nhận phát sinh lỗ thì doanh nghiệp xinmiễn giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

Doanhnghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mụcNhà nước định giá và thuộc quyền tự định giá của doanh nghiệp phải tăng cườngđầu tư trang thiết bị, đổi mới và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phấnđấu tăng năng suất lao động, giảm chi phí để có giá bán hợp lý, cạnh tranh đượctrên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Nghiêm cấm việc lợi dụngthực hiện Luật thuế giá trị gia tăng để đầu cơ, tăng giá thu lời bất hợp pháp.

Cơquan quản lý Nhà nước về giá theo dõi biến động chi phí sản xuất, lưu thông,diễn biến giá cả thị trường trong nước, thế giới để đề xuất những chính sách,biện pháp bình ổn giá, đặc biệt là giá vật tư, hàng hoá quan trọng cho sảnxuất, tiêu dùng thiết yếu.

2. Tăng cường quản lý chi phí sản xuất, chi phí lưu thông của hànghoá, dịch vụ (baogồm cả hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền tự định giá của doanh nghiệp)

Cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thườngxuyên quan tâm đến việc hạch toán chi phí sản xuất, chi phí lưu thông tínhtrong giá cả hàng hoá dịch vụ, tự tổ chức kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thôngcủa đơn vị mình, đề ra những biện pháp phấn đấu giảm chi phí, tăng chất lượnghàng hoá, dịch vụ để bình ổn giá, tăng tích luỹ và thực hiện nghĩa vụ nộp thuếcho Ngân sách Nhà nước.

Trongnăm 1999 Ban Vật giá Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan và cáctỉnh, thành phố tổ chức kiểm soát chi phí sản xuất, giá cả đối với doanh nghiệpđộc quyền, Tổng Công ty Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài màcác doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm quan trọng chi phối giá cả thị trường vàsản phẩm có tích luỹ lớn cho Ngân sách như: điện, bưu chính viễn thông, cảngbiển, lúa gạo, mía đường, phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, giấy, bia,thuốc lá và lắp ráp xe gắn máy, ôtô, điện tử...

Đềnghị, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tàichính -Vật giá các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí, giá cảcủa một số doanh nghiệp trực thuộc và phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ kiểmsoát chi phí, giá cả của doanh nghiệp khác hoạt động trên địa bàn.

Việctổ chức kiểm soát chi phí, giá cả cần phải được xem xét gắn với những vấn đề vềchủ trương, phương hướng đầu tư, sản lượng sản xuất, chất luợng sản phẩm, thịtrường tiêu thụ (trong đó có thị trường xuất khẩu), các định mức kinh tế kỹthuật, năng suất lao động, tiền lương, biến động giá cả thị trường... Trên cơsở đó đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đốivới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá thì kiểm soát chi phísản xuất, lưu thông thực tế hợp lý so với chi phí hình thành trong cơ cấu giácả, kiểm soát niêm yết giá và bán theo đúng giá niêm yết.

Đốivới hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của doanh nghiệp thì kiểm soátchi phí sản xuất, lưu thông thực tế hợp lý so với giá bán của doanh nghiệp đãđăng ký hoặc niêm yết giá.

Cácdoanh nghiệp thuộc diện kiểm soát chi phí sản xuất, giá cả nêu trên, có tráchnhiệm cung cấp đầy đủ tình hình số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơquan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát chi phí, giá cả tại đơn vị mình. Đồngthời, các doanh nghiệp phải báo cáo giá mua, giá bán hàng hoá, giá dịch vụ củadoanh nghiệp tại thời điểm thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng cho Sở Tàichính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày30/01/1999, mỗi khi chỉnh giá thì phải báo cáo kịp thời để cơ quan quản lý tàichính, giá cả nghiên cứu đề xuất các biện pháp bình ổn giá.

Trongkhi thực hiện kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông, giá cả cơ quan quản lýgiá, cơ quan tài chính phải phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thực hiệnnhanh gọn, không gây phiền hà và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp. Đặc biệt qua kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông giácả cần tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp các doanhnghiệp quản lý tốt hơn.

3. Tăng cường kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết:

Đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá: doanh nghiệp kinh doanh hànghoá, dịch vụ do Nhà nước định giá (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam) phải niêm yết giá theo giá mua và giábán do Nhà nước quy định (giá đã có thuế giá trị gia tăng) phù hợp với chủngloại, quy cách, chất lượng, trọng lượng. Các doanh nghiệp phải bán đúng giániêm yết nếu bán không đúng giá niêm yết phải bị xử lý theo quy định của Nhà nước.

Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc quyền định giá của doanh nghiệp: doanh nghiệp, tổ chức kinhtế, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá dịch vụdo Nhà nước định giá cũng phải niêm yết giá. Giá niêm yết là giá do doanhnghiệp tự định (giá đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) phù hợp với chủngloại, quy cách, chất lượng, trọng lượng, số lượng để mua bán được thuận lợi,văn minh. Doanh nghiệp không được bán cao hơn giá niêm yết và mua thấp hơn giániêm yết.

Danhmục hàng hoá, dịch vụ phải niêm yết giá được ban hành trong phụ lục kèm theothông tư này. Những hàng hoá, dịch vụ ngoài danh mục này thì khuyến khích doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự niêm yết giá thực hiện văn minh thươngnghiệp.

Đềnghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tàichính-Vật giá tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khaingay việc hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân niêm yết giá tạinơi mua và bán hàng hoá dịch vụ, thực hiện văn minh thương nghiệp. Đồng thời,kiểm tra xử lý kịp thời những trường hợp không niêm yết giá, bán không đúng giániêm yết như đã quy định ở trên.

Doanhnghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân vi phạm quy định của Nhà nước về niêm yết giá,tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo Điều 3 Nghị định số 91/HĐBT ngày04/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về chấp hành giávà việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm kỷ luật Nhà nước về giá, Điều 8Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ về xử lý hành chính trong lĩnhvực thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

4. Theo dõi diễn biến giá cả thị trường, cung cầu hàng hoá để đềxuất các chính sách biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường đặc biệt là bìnhổn giá trong dịp tết Nguyên đán.

Đềnghị các Bộ, các ngành, các địa phương cần xem xét tính toán lại cân đối cungcầu những hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của mình để có giải pháp xử lý kịpthời không để gia tăng đột biến. Các Bộ, các ngành, địa phương phải chịu tráchnhiệm trước Chính phủ bảo đảm bình ổn giá những hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm viquản lý của Bộ, ngành và địa phương.

Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính-Vậtgiá thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

a.Tham gia với các ngành có liên quan trong tỉnh (Thương mại, Công nghiệp, Nôngnghiệp...) nắm sát diễn biến về cung cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùngtrong dịp Tết Nguyên đán (Kỷ Mão) để báo cáo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố có biện pháp thúc đẩy sản xuất, lưu thông thông suốt và chuẩn bị đầy đủ lựclượng hàng hoá dự trữ cần thiết bảo đảm nhu cầu của nhân dân, không để xảy rađột biến giá cả vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán (Kỷ Mão).

b.Thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường-giá cả để báo cáo kịp thời Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố, Ban Vật giá Chính phủ. Cụ thể là:

Bắtđầu từ ngày 01/01/1999 trong các báo cáo thường kỳ gửi Ban Vật giá Chính phủcần bổ sung thêm nội dung về tình hình chuẩn bị hàng hoá phục vụ tết và khảnăng thực hiện bình ổn giá tại địa phương. Trước hết đối với giá: gạo nếp, gạotẻ ngon, thịt lợn, thịt gà, cá, đậu xanh, măng, hoa quả tươi, chè, thuốc lá,bia, nước ngọt, rượu, đường, bánh mứt kẹo, thực phẩm chế biến (giò, bánh chưng,lạp xường), hàng may mặc, đồ dùng gia đình...

SởTài chính-Vật giá các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thị trường,giá cả, kịp thời báo cáo và đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cácbiện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng thực hiện Luật thuế giátrị gia tăng và cung cầu hàng hoá trong dịp Tết Nguyên đán để đầu cơ tăng giá,lừa dối khách hàng, bán hàng giả, hàng lậu trốn thuế...

Từngày 01/02/1999 đến ngày 01/03/1999 (trừ những ngày nghỉ Tết) các Sở Tàichính-Vật giá thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng,Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu tổchức thu thập thường xuyên và thực hiện chế độ báo cáo nhanh mỗi ngày một lầndiễn biến gía cả hàng Tết về Trung tâm Thông tin Ban Vật giá Chính phủ, tại số3 Mai Xuân Thưởng-Hà Nội, hoặc báo cáo về Trạm liên lạc của Ban Vật giá Chínhphủ tại 154 Nam kỳ Khởi nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh để truyền trực tiếp về HàNội.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Trong quá trình thực hiệncác cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh nếu có vướng mắc đề nghịphản ảnh kịp thời về Ban Vật giá Chính phủ để xem xét bổ sung, sửa đổi chothích hợp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdvqlgbgthctcttcpvvtttcthcltm719