AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 01/2003/TTLT/BKH-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2003                          
Liên tịch Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày19/3/2002 của

Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chươngtrình mục tiêu quốc gia.

             

Căncứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ "Về cácChương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005";

Căncứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ,"Về quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia";

LiênBộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và điều hành cácCTMTQG như sau:

             

PhầnI

CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Kếhoạch hoá các chương trình mục tiêu quốc gia gồm các khâu công việc sau:

Đềxuất chương trình, dự án;

Xâydựng chương trình, dự án;

Thẩmđịnh, phê duyệt chương trình, dự án;

Thựchiện chương trình, dự án;

Theodõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án;

I.ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA.

CácBộ, ngành, cơ quan Trung ương, dựa vào các tiêu chuẩn của CTMTQG qui định tạiĐiều 3 của Quyết định 42/2002/QĐ-TTg, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và BộTài chính danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt làCTMTQG) của ngành mình trong kỳ kế hoạch. Công việc này được tiếnhành vào giai đoạn hướng dẫn xây dựng kế hoạch (tháng 4, tháng 5 hàng năm). 

Nộidung chủ yếu của văn bản đề xuất CTMTQG gồm:

1. Sựcần thiết phải giải quyết vấn đề bằng CTMTQG.

2.Mục tiêu tổng quát của chương trình.

3. Dựkiến thời gian thực hiện chương trình.    

4.Địa bàn thực hiện chương trình.

5.Xác định sơ bộ tổng mức vốn của chương trình, chia theo các nguồn vốn   

6.Tính toán sơ bộ đối tượng tác động, đối tượng thụ hưởng và hiệu quả của chươngtrình,

7.Hợp tác quốc tế (nếu, có).

8. Đềxuất cơ quan quản lý, cơ quan phối hợp và các cơ quan thực hiện chương trình,dự án.

Bộ Kếhoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, tổng hợp, lựa chọn danh mụcCTMTQG do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đề xuất và dự kiến cơ quan quản lýchương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông quacùng với kế hoạch hàng năm và 5 năm. Sau khi được Quốc hội thông qua, cơ quanquản lý CTMTQG chủ động xây dựng chương trình, dự án, có sự phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.   

Tronggiai đoạn 2001-2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các CTMTQG tạiQuyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001, vì vậy không đề xuất thêm cácCTMTQG trong giai đoạn 2001-2005.

II.XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA.

Việc xâydựng các CTMTQG được tiến hành cùng với việc xây dựng kế hoạch hàng năm và 5năm. Nội dung văn bản CTMTQG bao gồm:   

1.Các căn cứ để xây dựng CTMTQG:

1.1.Xác định yêu cầu khách quan phải hình thành chương trình, bao gồm:

Phântích, đánh giá hiện trạng tình hình thuộc lĩnh vực của CTMTQG sẽ xử lý.

Căncứ vào các số liệu và các chỉ tiêu đặc trưng nhất về kinh tế - xã hội trongmột số năm để xem xét xu hướng phát triển của vấn đề mà chương trình sẽ giảiquyết.

1.2.So sánh các chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ra mức độ cấpbách của vấn đề phải giải quyết.

1.3.Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt Nam cam kết với quốc tế.

2.Mục tiêu của CTMTQG:

Mụctiêu của CTMTQG phải nằm trong chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước. CTMTQG có thể có một hoặc một số mục tiêu, nhưng các mục tiêuphải rõ ràng, lượng hoá được và cũng dễ dàng trong việc tính toán, kiểm tra,đánh giá thực hiện. Có thể phân định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài khikết thúc CTMTQG. 

3.Thời gian thực hiện CTMTQG:

Làthời gian cần thiết cho việc đạt được mục tiêu của chương trình. Thời gian nàyphải có giới hạn, thường là 5 năm.

4.Phạm vi hoạt động của CTMTQG:

Phạmvi hoạt động của toàn bộ chương trình và từng dự án là giới hạn tác động trựctiếp của chương trình, dự án đến ngành nào, lĩnh vực nào, vùng nào hay đối vớicả nước.

5.Các giải pháp cần thiết bảo đảm thực thi CTMTQG:

5.1.Giải pháp về nguồn vốn:

Giảipháp về nguồn vốn của CTMTQG là xác định các biện pháp để đảm bảo tổng mức vốncần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu của chương trình. Tổng mức vốn đượctính toán căn cứ vào mức vốn của từng dự án cho cả thời kỳ thực hiện chươngtrình và cho từng năm.

Cácnguồn vốn của CTMTQG bao gồm:

a)Vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả vốn vay ODA và vốn viện trợ)

b)Vốn tín dụng trong nước.

c)Vốn huy động từ cộng đồng (bao gồm cả bằng tiền, hiện vật và ngày công laođộng)...

Cácnguồn vốn trên đây phải được nêu rõ về các biện pháp huy động, phương thức vay,trả và phân tích hiệu quả; đồng thời phân định rõ vốn Trung ương và địa phương;vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.

5.2.Giải pháp về nhân lực:

Baogồm các giải pháp đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện CTMTQG gồm cả khâu quản lývà triển khai thực hiện.

Tínhtoán chi phí quản lý, chi phí đào tạo, kể cả chi phí thuê chuyên gia nước ngoài(nếu có).

5.3.Giải pháp về vật tư, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị máy móc:

Mô tảcông nghệ lựa chọn về đặc trưng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá mức độ thích hợp, ưuđiểm và hạn chế;

Nguồncung cấp công nghệ, thiết bị máy móc và lý do lựa chọn (ưu tiên mua hàng sảnxuất trong nước);

Danhmục, biểu giá trang thiết bị máy móc chủ yếu và phương thức mua sắm (đấu thầutrong nước hay quốc tế)...

6.Hiệu quả của CTMTQG:

Khi xâydựng cũng như khi đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG, các cơ quan quản lý chươngtrình phải xác định được kết quả của chương trình thông qua các chỉ tiêu, chỉsố về các mặt: lợi ích kinh tế - xã hội đem lại; đối tượng thụ hưởng từ kết quảhoạt động của các dự án cũng như của toàn bộ chương trình; vấn đề môi sinh, môitrường và việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tham gia điều hànhthực hiện chương trình, dự án.           

7. Đềxuất và kiến nghị các cơ chế, chính sách để thực hiện CTMTQG:

Cácchính sách cụ thể áp dụng cho CTMTQG và lồng ghép các hoạt động có nội dunggiống nhau với các CTMTQG khác (nếu có).

7.1.Lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với các CTMTQG khác.

Cáccơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đề xuất việc lồng ghép các hoạtđộng có nội dung giống với CTMTQG khác (nếu có) và mô hình, cơ chế cho việcthực hiện lồng ghép.        

7.2.Vấn đề cần hợp tác quốc tế CTMTQG (nếu có).

Nếucó sự hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc với tổ chức nước ngoài cho việc thựchiện CTMTQG, cơ quan quản lý chương trình phải nêu rõ mục đích, nội dung, hìnhthức hợp tác và nguồn lực của các bên tham gia hợp tác (phía nước ngoài và phíaChính phủ Việt Nam) cũng như thời gian để thực hiện và những vấn đề cần xin ýkiến Chính phủ xử lý.

7.3.Các cơ chế chính sách cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chương trình.

8.Quản lý, điều hành thực hiện CTMTQG:

8.1Các cơ quan quản lý CTMTQG thành lập Ban quản lý chương trình. Thành phần vàquy chế hoạt động của Ban quản lý CTMTQG do thủ trưởng cơ quan quản lý chươngtrình quyết định.

8.2.Đối với những CTMTQG có tầm quan trọng đặc biệt, có tính liên ngành, Ban Chủnhiệm CTMTQG cần có thành viên thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liênquan. Thành phần và qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG này do Thủ tướngChính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của cơ quan được phân công quản lý chươngtrình.

Giúpviệc cho Ban Chủ nhiệm CTMTQG này có Văn phòng chương trình.    

9.Theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG:

9.1.Xác định hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chương trình, dựán, bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các chỉ số về tác động của chươngtrình, dự án.

9.2.Xác định chế độ thu thập, báo cáo thông tin về tình hình thực hiện chươngtrình, dự án. Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giáviệc thực hiện của từng dự án và của toàn bộ chương trình, bao gồm thời giantiến hành, cơ quan thực hiện, nội dung và các tiêu chí làm căn cứ để theo dõi,kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, biểu mẫu và lịch trình báo cáovà cơ quan nhận báo cáo.

10.Các dự án trong CTMTQG.

Cácdự án trong CTMTQG được xây dựng nhằm giải quyết một mục tiêu hoặc một nhóm mụctiêu cụ thể của chương trình trong một khoảng thời gian và địa bàn cụ thể.

Đốivới các dự án sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước phải có các nội dung cơbản như sau:

(1).Tên dự án,

(2).Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp.

(3).Các mục tiêu và nội dung chủ yếu của dự án:

Kháiquát tình hình chung, lý do và sự cần thiết của dự án.

Xácđịnh các mục tiêu cụ thể của dự án trong mối quan hệ với mục tiêu chung củaCTMTQG.

Xácđịnh nội dung, nhiệm vụ cơ bản của dự án.

(4).Các giải pháp thực hiện dự án:

Cácphương án và địa điểm cụ thể để triển khai dự án;

Yêucầu tài chính, phân theo nguồn bảo đảm và nội dung chi tiêu;

Kiếnnghị về cơ chế, chính sách để thực hiện dự án, trong đó nêu rõ nội dung và cơchế lồng ghép (nếu có);

Môhình tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động.

(5). Thờigian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và kết thúc.

(6).Đối tượng thụ hưởng dự án, ước tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

(7).Kế hoạch thực hiện các hoạt động chủ yếu của dự án chia theo từng năm.

Đốivới các CTMTQG đã được phê duyệt theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày4/5/2001của Thủ tướng Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm về mụctiêu, nhiệm vụ và nhu cầu kinh phí.

III.THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CTMTQG.

Saukhi đã hoàn thành việc soạn thảo văn bản CTMTQG, cơ quan quản lý chương trìnhgửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan tổchức thẩm định chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.         

1. Hồsơ thẩm định CTMTQG gồm:

Vănbản đề nghị thẩm định CTMTQG của cơ quan quản lý chương trình;

Vănbản CTMTQG đã được cơ quan quản lý chương trình thông qua;

Dựthảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG;

Ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành ,cơ quan Trung ương,địa phương có liên quan;

Cáctài liệu cần thiết có liên quan khác (nếu có).

Bộ Kếhoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địaphương có liên quan tổ chức thẩm định CTMTQG, làm báo cáo thẩm định, dự thảoQuyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG, trình Thủ tướng Chính phủxem xét quyết định.

Thờigian thẩm định CTMTQG không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Việcthẩm định các dự án trong từng CTMTQG do Chủ nhiệm chương trình xem xét quyếtđịnh theo qui định hiện hành. Nếu dự án thuộc nhóm A thì lập hồ sơ đầy đủ gửiBộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nếu dựán thuộc nhóm B thì Bộ trưởng Cơ quan quản lý chương trình, quản lý dự án phêduyệt.           

2.Nội dung thẩm định CTMTQG tập trung vào các điểm sau:

Mụctiêu của chương trình: được xem xét, đối chiếu với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước;

Phạmvi thực hiện, đối tượng thụ hưởng của chương trình.

Tổngmức vốn của chương trình; cơ cấu vốn; vốn của các dự án thành phần.

Cácgiải pháp thực hiện chương trình bao gồm cả các giải pháp về nguồn lực, khảnăng cân đối tài chính;

Thờigian thực hiện chương trình;

Kếtquả thực hiện và hiệu quả Kinh tế - xã hội của chương trình;

Cáchtổ chức thực hiện chương trình;

Khithẩm định chương trình sẽ xem xét và thoả thuận về số lượng mục tiêu, số lượngvà nội dung của các dự án trong chương trình.

3. Dựthảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG.

Nộidung chủ yếu của Quyết định bao gồm:

Xácđịnh tên đầy đủ của CTMTQG và cơ quan quản lý chương trình;

Mụctiêu, nhiệm vụ của CTMTQG;

Thờigian và địa điểm thực hiện chương trình, các mốc tiến độ chính;

Tổngmức vốn và cơ cấu nguồn vốn, trong đó phần Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chươngtrình;

Tráchnhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện chương trình;

Cáccơ chế, chính sách để thực hiện chương trình;

Hiệuquả đạt được của chương trình.

IV.ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG CỦA CTMTQG.

Việcđiều chỉnh nội dung của CTMTQG được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của QĐ42/2002/QĐ-TTg và một số quy định cụ thể như sau:

1.Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải thay đổi nội dung củaCTMTQG, Cơ quan quản lý chương trình phải có đề xuất bằng văn bản đề nghị điềuchỉnh nội dung của chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (vàotháng 7, tháng 8 hàng năm) để đảm bảo các nội dung được điều chỉnh của chươngtrình, dự án sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm sau.

2. BộKế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thẩm định nội dungvăn bản đề nghị điều chỉnh của cơ quan quản lý chương trình và trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản).

3.Sau khi nội dung điều chỉnh của CTMTQG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,Cơ quan quản lý chương trình điều chỉnh nội dung các dự án của CTMTQG nhằm đảmbảo mục tiêu của dự án trong tổng mức kinh phí đã được giao (trong thời hạn 30ngày).

V.LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ NỘI DUNG GIỐNG NHAU CỦA CÁC CTMTQG.

Việclồng ghép các hoạt động có nội dung giống nhau của các CTMTQG được thực hiệnngay từ khâu tổng hợp, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương. Trên cơ sở tổng nguồn vốn các CTMTQG và mục tiêu, nhiệmvụ của từng CTMTQG đã được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện trên địa bàn, Chủtịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành phối hợp, lồng ghépcác hoạt động có nội dung giống nhau trên cùng địa bàn của các CTMTQG; phân bổmục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG và giaokế hoạch cho các quận, huyện, các chủ dự án thực hiện; giao trách nhiệm cho cácSở chuyên ngành tổ chức điều hành các quận, huyện, các chủ dự án triển khaithực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG trên địa bàn. Yêu cầu của việclồng ghép là phải tuân thủ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từngCTMTQG, bảo đảm đúng nguyên tắc công việc của ngành nào thì do ngành đó làm vàhướng hoạt động của các CTMTQG vào đúng đối tượng và địa bàn cần ưu tiên.

 

PhầnII

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

I.KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN LỰC CỦA CTMTQG.

1.Hàng năm, theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của BộTài chính, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện CTMTQGphải đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo, đề xuất nhu cầu năm kế hoạch,kiến nghị thay đổi mục tiêu dự án khi thấy mục tiêu dự án đó không phù hợp vàkhông sát với tình hình thực tế của địa phương (nếu có) gửi cơ quan quản lý chươngtrình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2.Căn cứ vào mục tiêu 5 năm và hàng năm của các CTMTQG, cơ quan quản lý chươngtrình đánh giá tình hình thực hiện chương trình năm báo cáo, tổng hợp đề xuấtnhu cầu nguồn lực năm kế hoạch của chương trình, bao gồm vốn Ngân sách Nhà nước(vốn trong nước, vốn vay và viện trợ của nước ngoài, đồng thời phân chia theonguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), vốn tín dụng trong nước, vốn huy động từcộng đồng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

3.Sau khi nhận được nhu cầu của cơ quan quản lý chương trình, của các Bộ,ngành,cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợpvới Bộ Tài chính, tổng hợp các nhiệm vụ, mục tiêu của các CTMTQG và đề xuấtnguồn lực để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG trongkỳ kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thông qua.

II.PHÂN BỔ VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH CHO CÁC CTMTQG.

1.Phân bổ vốn của các CTMTQG:

Căncứ tổng mức kinh phí của chương trình được cấp có thẩm quyền thông báo, cơ quanquản lý CTMTQG chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dựkiến phương án phân bổ kinh phí của CTMTQG cho từng dự án và chi tiết cho cácBộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt (trong trường hợp còncó ý kiến chưa thống nhất về cơ cấu và mức vốn cụ thể cho các đơn vị thực hiệnthì ý kiến của cơ quan quản lý chương trình là quyết định).

Kếtquả phân bổ mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của các CTMTQG được gửi về Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách chung của các Bộ,ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Giao chỉ tiêu kế hoạch các CTMTQG.

2.1.Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan Trung ương và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các chỉtiêu:

Tổngkinh phí của tất cả các CTMTQG. Trong đó gồm có vốn đầu tư phát triển và kinhphí sự nghiệp;

Cácmục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG thực hiện trên địa bàn.

2.2.Trách nhiệm phân bổ dự toán CTMTQG.

Đốivới Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán Ngân sách đã được Thủ tướngChính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến hành phânbổ, giao nhiệm vụ, mục tiêu và kinh phí cho các đơn vị thực hiện, gửi Bộ Tàichính theo qui định để thẩm định, làm căn cứ cấp phát ngân sách.

Đốivới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hàng năm, căn cứ tổng dự toánngân sách và mục tiêu nhiệm vụ của các CTMTQG được Thủ tướng Chính phủ giao,huy động các nguồn lực của địa phương theo luật định để bổ sung cho việc thựchiện các CTMTQG, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành việc phối hợp, lồng ghép vàphân bổ kinh phí cho từng mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG thực hiện trên địabàn (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), trình Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt cùng với việc phê duyệt phân bổdự toán ngân sách địa phương hàng năm.

3. Cơchế cấp phát và quyết toán kinh phí của các CTMTQG.

3.1.Kinh phí thực hiện các CTMTQG được cân đối trong dự toán chi Ngân sách Trung ươngdo Bộ Tài chính cấp cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụcủa CTMTQG do Trung ương quản lý và cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG dođịa phương quản lý.

Việccấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí chi cho CTMTQG được thực hiện theo LuậtNgân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Riêngvốn NSNN cấp mới để cho vay giải quyết việc làm được cấp để cho vay theo quyđịnh tại Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3.2.Chế độ chi tiêu của các CTMTQG thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành áp dụng đối với các khoản chi từ nguồn vốn NSNN, vốn vay, viện trợ, vốntín dụng và chế độ chi đặc thù của từng chương trình, dự án (nếu có).

 

PhầnIII

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1. BộKế hoạch và Đầu tư:

Làđầu mối giúp Chính phủ trong việc quản lý và điều hành các CTMTQG.

Đềxuất, lựa chọn danh mục các CTMTQG trình Chính phủ.

Căncứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của Nhà nước vàđề xuất của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầutư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn lập danh mục các CTMTQG, dự kiếncơ quan quản lý chương trình, tổng hợp trình Chính phủ xem xét để trình Quốchội thông qua danh mục các CTMTQG thực hiện trong kỳ kế hoạch.

Chủtrì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quanđể tổ chức thẩm định các CTMTQG, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chủtrì cùng Bộ Tài chính đề xuất tổng mức kinh phí Ngân sách phân bổ cho từngCTMTQG cụ thể (bao gồm cả kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển) trìnhChính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.

Chủtrì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương xây dựng cơchế về quản lý và điều hành các CTMTQG trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Tổnghợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính tình hình thực hiệncác CTMTQG hàng quí, cả năm và giữa kỳ; phát hiện các vướng mắc, tồn tại và đềxuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời.

Thamgia cùng các cơ quan quản lý CTMTQG trong việc xây dựng, phân bổ kinh phí cuảchương trình theo nhiệm vụ và mục tiêu.

Tổnghợp phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp các CTMTQG do các cơquan quản lý chương trình dự kiến phân bổ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xétquyết định.

Tổnghợp nguồn kinh phí đã được phân bổ cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào kế hoạch chung của các Bộ, ngành, địaphương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thôngtin cho các cơ quan quản lý chương trình và các địa phương về định hướng xâydựng kế hoạch hàng năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phốihợp với các Bộ, ngành để tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện cácCTMTQG của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.

2. BộTài chính:

Phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn lập danh mục các CTMTQG, dự kiến cơ quanquản lý chương trình, đề xuất tổng mức phân bổ Ngân sách cho các CTMTQG (baogồm cả kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển).

Thamgia cùng các cơ quan quản lý chương trình trong việc phân bổ kinh phí cuả chươngtrình theo nhiệm vụ và mục tiêu.

Tổnghợp phương án phân bổ kinh phí thực hiện CTMTQG vào dự toán ngân sách hàng nămcủa Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương để trình Thủ tướngChính phủ, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Cấpphát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi Ngân sách Trung ương hàng năm chocác Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu củaCTMTQG do Trung ương quản lý; cấp bổ sung kinh phí có mục tiêu cho các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch phân bổ kinh phí của các CTMTQGdo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

Tổchức hướng dẫn, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kinh phí chương trình mụctiêu quốc gia của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương theo chếđộ tài chính hiện hành.

Thẩmtra và thông báo quyết toán năm đối với kinh phí CTMTQG trong quyết toán Ngânsách Nhà nước do các cơ quan Trung ương thực hiện;

Tổnghợp quyết toán chi CTMTQG trong tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm củacác Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trình Chính phủ để trìnhQuốc hội phê chuẩn.

3.Đối với các cơ quan quản lý CTMTQG:

Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức xây dựng chương trình, dựán theo nhiệm vụ được giao (bao gồm cả điều chỉnh chương trình, dự án khi cầnthiết) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

Tổchức phê duyệt các dự án thuộc chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xétquyết định đối với các dự án vượt thẩm quyền.

Xâydựng kế hoạch hàng năm về thực hiện chương trình. Đây là nhiệm vụ chủ yếu củacơ quan quản lý chương trình và được tiến hành theo nội dung cụ thể sau:

Hàngnăm, cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm lập kế hoạch về nhiệm vụ, mụctiêu, nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp để thực hiện chương trình gửiBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.

Căncứ tổng mức kinh phí của chương trình được cấp có thẩm quyền thông báo, Cơ quanquản lý chương trình chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính dự kiến phân bổ kinh phí của chương trình về cơ cấu và mức vốn phân bổ cụthể cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt.

Kếtquả phân bổ vốn và mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình được gửi về Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách chung của các Bộ, ngànhcơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướngChính phủ quyết định.

Tổchức hướng dẫn các cơ quan ngành dọc ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chính - Vật giá để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình (baogồm mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí và cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức thựchiện,v.v...) để tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địaphương.

Thànhlập Ban Chủ nhiệm chương trình để giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý chương trìnhtổ chức thực hiện chương trình; giải thể Ban Chủ nhiệm chương trình khi chươngtrình kết thúc.

Chủnhiệm chương trình là một đồng chí lãnh đạo Bộ, cơ quan Trung ương; các thànhviên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế hoạch, tài vụ và các bộphận có liên quan. Qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG do cơ quan quảnlý chương trình quyết định. Kinh phí hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG được bốtrí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý CTMTQG. Chế độchi tiêu của Ban Chủ nhiệm CTMTQG thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Đốivới những CTMTQG có tầm quan trọng đặc biệt, cần có thành viên của các Bộ, cơquan Trung ương tham gia Ban Chủ nhiệm chương trình. Thành phần Ban Chủ nhiệmchương trình và Qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủquyết định.

Chủtrì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế, chính sách và hướngdẫn nghiệp vụ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương để có căn cứ thực hiện.

Phốihợp với Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và chế độ chi tiêu phù hợp với từng mụctiêu, nhiệm vụ của CTMTQG.

Đônđốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các CTMTQG của các Bộ, ngành, cơquan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo tình hìnhthực hiện chương trình hàng quí, hàng năm và giữa kỳ theo các qui định thốngnhất về nội dung và biểu mẫu.

Hướngdẫn và yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủnội dung và tiến độ báo cáo tình hình thực hiện CTMTQG theo qui định chung.

4.Nhiệm vụ của các cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của chươngtrình.

Trongmột số CTMTQG, ngoài việc Thủ tướng Chính phủ phân công cho một cơ quan quản lýchung toàn bộ chương trình thì còn một số dự án được giao cho các Bộ, ngànhkhác quản lý và tổ chức thực hiện; các Bộ, ngành này có nhiệm vụ như sau:

Hàngnăm, căn cứ vào hướng dẫn của các Cơ quan quản lý CTMTQG các Bộ tiến hành xâydựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đề xuất nguồn lực để thực hiệncác dự án của CTMTQG do Bộ được phân công quản lý và thực hiện, gửi về Cơ quanquản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp chung vàokế hoạch của CTMTQG.

Tổchức bảo vệ kế hoạch hàng năm của các dự án được phân công với Cơ quan quản lýchương trình CTMTQG, có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Căncứ tổng mức kinh phí của dự án được cấp có thẩm quyền thông báo, cơ quan quảnlý dự án chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầutư và Bộ Tài chính phân bổ kinh phí của dự án cho các đơn vị thực hiện. (Trongtrường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất về cơ cấu và mức vốn cụ thể cho cácđơn vị thực hiện, thì ý kiến của cơ quan quản lý dự án là quyết định). Kết quảphân bổ vốn và mục tiêu, nhiệm vụ của dự án được gửi về cơ quan quản lý chươngtrình, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào Ngân sáchchung của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,trình Thủ tướng Chính phủ.

Tổchức hướng dẫn các cơ quan ngành dọc ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chính - Vật giá để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án (bao gồmnhiệm vụ, kinh phí, cơ chế chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện,...) đểtổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuỳtính chất và mức độ phức tạp của dự án, có thể thành lập Ban quản lý dự án đểgiúp Thủ trưởng cơ quan quản lý dự án tổ chức thực hiện dự án. Chủ nhiệm dự áncó thể là một lãnh đạo Bộ, các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộphận kế hoạch, tài vụ và các bộ phận khác có liên quan. Qui chế hoạt động củaBan quản lý dự án do Thủ trưởng cơ quan quản lý dự án qui định. Kinh phí hoạtđộng của Ban quản lý dự án được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyêncủa cơ quan quản lý dự án. Chế độ chi tiêu thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.

Ngoàinguồn kinh phí đã được giao, được phép huy động các nguồn lực khác theo luậtđịnh để bổ sung cho việc thực hiện các dự án của chương trình; báo cáo cho cơquan quản lý chương trình biết (nếu có) về mức huy động và phải thực hiện thanhquyết toán theo qui định hiện hành về tài chính (nếu trực tiếp sử dụng).

Chịutrách nhiệm về việc sử dụng kinh phí của các dự án được giao thực hiện đảm bảođúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát.

Báocáo với cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tìnhhình thực hiện dự án của CTMTQG do Bộ quản lý và thực hiện theo nội dung, biểumẫu và thời gian qui định.

5.Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chủtịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý thống nhấtnguồn lực, điều hành, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQGhoạt động trên địa bàn, bao gồm các nội dung:

Thànhlập Ban Chỉ đạo các CTMTQG của địa phương để giúp UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trong việc quản lý, lập kế hoạch, lồng ghép và tổ chức điềuhành thực hiện các CTMTQG trên địa bàn. Trưởng ban Chỉ đạo là một đồng chí Lãnhđạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thường trực Ban chỉ đạo là lãnhđạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ban,ngành có liên quan. Mỗi tỉnh, thành phố chỉ thành lập duy nhất một Ban chỉ đạođể điều hành chung tất cả các CTMTQG thực hiện trên địa bàn. Quy chế hoạt độngcủa Ban chỉ đạo do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Kinhphí hoạt động của Ban chỉ đạo do Ngân sách địa phương đảm bảo. Chế độ chi tiêuthực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Hàngnăm, căn cứ vào hướng dẫn của các cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xâydựng kế hoạch hàng năm của CTMTQG (mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, biện pháp tổchức thực hiện) gửi cơ quan quản lý dự án, chương trình tổng hợp chung vào kếhoạch của các dự án, CTMTQG gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợpchung vào kế hoạch của CTMTQG.

Tổchức thẩm định và phê duyệt các dự án của các CTMTQG do địa phương quản lý theoqui định hiện hành.

Tổchức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực của các CTMTQG: Căn cứ đặc điểm, tínhchất và nội dung hoạt động của từng chương trình, cùng với đặc điểm cụ thể củađịa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lồng ghépcác dự án do địa phương quản lý ngay từ khâu phân bổ dự toán để tránh sự trùngchéo, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên.

Ngoàinguồn kinh phí Trung ương đã giao cần huy động các nguồn lực của địa phương(bao gồm cả kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổsung cho việc thực hiện chương trình; báo cáo mức bổ sung kinh phí của từng chươngtrình (nếu có) cho cơ quan quản lý chương trình, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, và phải thực hiện thanh quyết toán theo qui định hiện hành về tàichính.

Giaochỉ tiêu kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của các CTMTQG do địa phươngquản lý trên địa bàn cho các chủ dự án và UBND quận, huyện thực hiện.

Chịutrách nhiệm về việc sử dụng kinh phí của các CTMTQG đúng mục đích, có hiệu quả,không để thất thoát và chịu trách nhiệm về việc không thực hiện được mục tiêu,nhiệm vụ của các CTMTQG hoạt động trên địa bàn do kinh phí không được thực hiệnđúng mục đích.

Báocáo với cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tìnhhình thực hiện các CTMTQG thuộc quyền quản lý trên địa bàn theo nội dung, biểumẫu và thời gian qui định.

Tổchức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tại cơ sở, chủ yếu làxã, phường. Kịp thời uốn nắn các hiện tượng mất dân chủ trong việc thực hiện chươngtrình và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp để thất thoát kinh phí do vôtrách nhiệm hoặc tham nhũng.

 

PhầnIV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1.Báo cáo phân bổ dự toán CTMTQG:

Đốivới các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán Ngân sách đã được cấp cóthẩm quyền giao phải khẩn trương phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc theoquy định của Luật Ngân sách Nhà nước, để bảo đảm đơn vị sử dụng ngân sách trựcthuộc nhận được dự toán ngân sách chi CTMTQG cùng dự toán chi ngân sách thườngxuyên trước ngày 31 tháng 12 năm trước; bảo đảm khớp đúng về tổng mức và chitiết theo từng mục chi đã được giao, đồng thời tổng hợp kết quả phân bổ trongdự toán phân bổ chi tiết của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương gửi Bộ Tài chínhthẩm định làm căn cứ cấp phát ngân sách, chậm nhất vào ngày 05 tháng 01 nămsau. Ngoài ra các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải gửi báo cáo phân bổ CTMTQGcho cơ quan quản lý chương trình để theo dõi.

BộTài chính có trách nhiệm thẩm định kết quả giao dự toán ngân sách CTMTQG củacác Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, nếu có vấn đề không phù hợp với nội dung dựtoán do cơ quan có thẩm quyền giao thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại. Sau 15ngày nhận được báo cáo kết quả giao dự toán ngân sách của các đơn vị, nếu BộTài chính không có ý kiến thì kết quả giao dự toán của đơn vị coi như được chấpnhận.

Đốivới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ tổng dự toán ngânsách các CTMTQG được Thủ tướng Chính phủ giao, UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương tiến hành việc phối hợp, lồng ghép và phân bổ kinh phí chotừng mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG thực hiện trên địa bàn, trong đó phânđịnh rõ vốn ngân sách Trung ương và phần vốn huy động tại địa phương để làm căncứ cấp phát ngân sách cùng với việc phân bổ dự toán ngân sách địa phương đểtrình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Kếtquả phân bổ CTMTQG được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quanquản lý CTMTQG chậm nhất 05 ngày sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phê duyệt.

2.Báo cáo tình hình thực hiện CTMTQG:

CácBộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hìnhthực hiện CTMTQG gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lýCTMTQG.

Báocáo định kỳ gồm: báo cáo quý, báo cáo năm và báo cáo giữa kỳ (báo cáo giữa kỳáp dụng đối với CTMTQG có thời hạn là 5 năm được tiến hành vào giữa thời gianthực hiện chương trình) theo biểu mẫu và thời gian quy định cụ thể:

CácBộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện dựán của CTMTQG và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báocáo tình hình thực hiện các CTMTQG (bao gồm cả khối lượng, nhiệm vụ và kinh phíđã thực hiện trong kỳ) gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan quảnlý chương trình (phần kinh phí do cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệmtheo dõi thực hiện).

Cơquan quản lý CTMTQG: Căn cứ vào báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quảnlý và thực hiện các dự án của CTMTQG chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ(qúi, năm và giữa kỳ) về tình hình thực hiện CTMTQG gửi Văn phòng Chính phủ, BộKế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Thờigian nộp báo cáo:

Đốivới các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thựchiện các dự án của CTMTQG và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:báo cáo quý gửi chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậmnhất vào cuối tháng 3 năm sau.

Đốivới cơ quan quản lý CTMTQG: Báo cáo quý gửi chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúcquý; báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 4 năm sau.

3.Báo cáo quyết toán CTMTQG:

Việcquyết toán CTMTQG được thực hiện cùng với quyết toán chi ngân sách Nhà nướchàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định củaLuật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Cùng với số liệu quyết toán kinh phí thựchiện CTMTQG hàng năm, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương cótrách nhiệm thuyết minh cụ thể trong báo cáo quyết toán ngân sách kết quả thựchiện CTMTQG về khối lượng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tương ứng với mức kinhphí đã thực hiện.

Trườnghợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo quy định tại các điểm1, 2, 3 phần IV của Thông tư này thì cơ quan Tài chính sẽ tạm dừng cấp phát,hoặc thông báo cho Kho Bạc Nhà nước dừng thanh toán kinh phí CTMTQG cho đến khinhận được báo cáo.

Bộ Kếhoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, tổng hợp, đánh giá tìnhhình, kiến nghị các giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nhằmxử lý những vướng mắc, khó khăn, uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quátrình thực hiện, đảm bảo không chệch mục tiêu cuối cùng của CTMTQG.

 

PhầnV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đâytrái với quy định của thông tư này đều bãi bỏ.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trongquá trình thực hiện, nếu thấy có khó khăn vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địaphương phản ảnh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết./.

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MTQG:................... ...............

ngày           tháng       năm.......

BÁO CÁO BỘ KH&ĐT, BỘ TÀI CHÍNH, VPCP

Mẫubiểu 01:

BIỂU TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GIAO KẾ HOẠCH NĂM......................

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tên các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia

Mục tiêu thựchiện

Tổng

Kinh phí

Chia ra:

Trong đó:

Kinh

phí

NSNN

Cấp

Kinh

phí

(ĐP bổ

sung)

Vay tín dụng (nếu có)

Huy động cộng đồng

Vốn

đầu tư

XDCB

Kinh phí sự nghiệp

(chia theo hoạt động của các chương trình)

Cộng

Hoạt động....

Hoạt động....

Hoạt động....

Tổng kinh phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỈNH,THÀNH PHỐ:

Mẫu02:                   BÁO CÁO PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỀ NGÂN SÁCH CÁC CTMTQG

(Cácđịa phương báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ quảnlý CTMTQG)

TênChương trình mục tiêu Quốc gia:

Báocáo phân bổ kế hoạch kinh phí CTMTQG

Cơquan Báo cáo:

 

Hoạt động

của từng

Dự án trong

Chương trình

MTQG

 

Đơn

Vị

Tính

Mục tiêu cụ thể của các DA trong CTMT

Kế hoạch

năm........

bố trí cho từng mục tiêu

Trong đó:

Ghi chú

Ngân sách

Nhà nước

Cấp

 

Địa phương bổ sung

Vốn vay tín dụng

Vốn

Ngoài

nước

Vốn huy

động cộng

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trongmỗi chương trình chia thành 4 nhóm chỉ tiêu hoạt động chính là: (1) Hoạt độngchuyên môn, (2) Xây dựng cơ sở vật chất, (3) Thông tin, giáo dục, truyền thông,(4) Các hoạt động khác. Trong mỗi nhóm hoạt động cần ghi các chỉ tiêu chủ yếugắn với mỗi hoạt động là kinh phí, được phân bổ theo nguồn (NSNN, ĐP bổ sungcho CT, vốn vay tín dụng, vốn ngoài nước hay nguồn huy động cộng đồng)

Tỉnh,thành phố:

 

Mẫu03:     Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vàngân sách các CTMTQG

(Cácđịa phương báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ quảnlý CTMTQG)

TênChương trình mục tiêu Quốc gia:

Báocáo tình hình thực hiện Quý (6 tháng, 9 tháng, cả năm)

Cơquan Báo cáo:

Hoạt động của từng Dự án trong Chương trình MTQG

Đơn Vị Tính

Kế hoạch năm

..........

 

Trong đó:

Thực Hiện Quý... (6 thg) (năm....)

 

Trong đó:

 

Ghi chú

NS

NN

Cấp

Vay

Tín

dụng

trong

nước

Vốn

Ngoài

Nước

 

Vốn

huy

động

cộng

đồng

NS

NN

Cấp

Vay

Tín

dụng

trong

nước

Vốn

Ngoài

Nước

Vốn

huy

động

cộng

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trongmỗi chương trình chia thành 4 nhóm chỉ tiêu hoạt động chính là: (1) Hoạt độngchuyên môn, (2) Xây dựng cơ sở vật chất, (3) Thông tin, giáo dục, truyền thông,(4) Các hoạt động khác. Trong mỗi nhóm hoạt động cần ghi các chỉ tiêu chủyếu./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs422002n1932002cttcpvqlvhcctmtqg793