AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg, ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg, ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 06/2000/TT-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2000                          
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết Định số 38/2000/QĐ-TTg,

ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Ngày 24/3/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số38/2000/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung một số Điều của QĐ 531/TTg ngày 08/8/1996 vềquản lý các chương trình quốc gia. Căn cứ vào các điều qui định có liên quan,Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:

I. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA.

Việcxây dựng kế hoạch của các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) thực hiện nhưsau:

 1. cấp tỉnh, thành phố.

a) Qui trình xây dựng kế hoạch.

Hàngnăm vào giai đoạn xây dựng kế hoạch (tháng 8,tháng 9), UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) giao nhiệm vụ cho:

CácSở, ban, ngành quản lý chương trình, căn cứ vào hướng dẫn của các cơ quan cấptrên, tiến hành đánh giá tình hình thực hiện chương trình và đề xuất mục tiêu,nhiệm vụ, kinh phí cho việc thực hiện chương trình trong năm kế hoạch; đồngthời làm việc thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư , Sở Tài chính Vật giá để đưavào kế hoạch chung của tỉnh.

SởKế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính Vật giá để tổng hợp chung tìnhhình thực hiện của tất cả các chương trình do địa phương quản lý; đề xuất cácmục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách và nguồn lực để thực hiện chương trìnhtrong năm kế hoạch. Nguồn lực bao gồm: kinh phí bổ sung có mục tiêu từ Ngânsách Trung ương (Kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp), vốn vay tíndụng (nếu có), kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách địa phương, huy động từ cộng đồng;tổng hợp đưa vào kế hoạch chung của địa phương để trình UBND tỉnh xem xét,thông qua.

b) Tổ chức làm việc với các cơ quan quản lý chương trình (CQQLCT) ởTrung ương.

UBNDtỉnh tổ chức làm việc với các CQQLCT ở Trung ương về tình hình thực hiện chươngtrình và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu kinh phí từ Ngân sách Trung ương(bao gồm kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp) và vay vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước (nếu có); các cơ chế chính sách trong năm kếhoạch. Trong quá trình làm việc, CQQLCT phải có ý kiến chỉ đạo cụ thể cho UBNDtỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, cân đối bước đầu về nguồn kinhphí, hướng bố trí sử dụng và các biện pháp về quản lý điều hành để thực hiện chươngtrình. Văn bản kế hoạch của UBND tỉnh (đã làm việc với CQQLCT ở Trung ương) gửivề Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Cơ quan quản lý chương trình để tổnghợp.

2. cấp Trung ương.

a)Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch(tháng 8, tháng 9 hàng năm), CQQLCT căn cứ vàohướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, tổ chứcnghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực của chươngtrình và các ưu nhược điểm của công tác quản lý, điều hành thực hiện chươngtrình trong năm báo cáo; đồng thời căn cứ vào văn bản kế hoạch của UBND cáctỉnh, tổng hợp cân đối, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu nguồn lực của chươngtrình cho năm kế hoạch. Nguồn lực bao gồm kinh phí từ Ngân sách Trung ương(kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp), vốn vay tín dụng (nếu có) vàhuy động đóng góp từ cộng đồng theo qui định hiện hành.Văn bản kế hoạch gửi đếnBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp.

b)Sau khi nhận được văn bản của CQQLCT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tàichính để tổng hợp các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình thực hiện trongnăm kế hoạch và dự kiến cân đối kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho từngchương trình và tổng hợp vào kế hoạch chung của Nhà nước để báo cáo Chính phủxem xét và trình Quốc hội thông qua.

c)Sau khi đã được Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tàichính thông báo các chỉ tiêu về mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực của từng chươngtrình MTQG cho CQQLCT; CQQLCT chủ trì dự kiến phân bổ cho các Bộ, ngành và địaphương, văn bản phân bổ kế hoạch gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp vào kế hoạch chung của từng Bộ, ngành và địa phương; Bộ Kế hoạch vàĐầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành và các địa phương đểthực hiện.

II. VỀ GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH.

1. Đối với UBND tỉnh, các chỉ tiêu được giao và các bước triển khaithực hiện giao kế hoạch như sau:

Thủtướng Chính phủ giao cho UBND các tỉnh, thành phố về chỉ tiêu tổng kinh phí củatất cả các CTMTQG, CTMT được áp dụng cơ chế của CTMTQG. Trong đó chia ra kinhphí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp.

Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ tiêu hướngdẫn về mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình thực hiện trên địa bàn.

CácCQQLCT hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn và phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cácđịnh mức chi tiêu để các tỉnh chủ động thực hiện.

a) Chỉ tiêu tổng kinh phí của các chương trình:

Chỉtiêu Tổng kinh phí của các chương trình được giao cho UBND tỉnh, là toàn bộkinh phí của tất cả các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đượcthực hiện theo cơ chế tài chính của CTMTQG (chỉ áp dụng trong năm 2000) do địaphương quản lý (Bao gồm chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp).

Riêngđối với CTMTQG về Việc làm thì trong vốn đầu tư phát triển có vốn cho vay theodự án nhỏ GQVL và vốn đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ việc làm.

Trongchỉ tiêu tổng kinh phí được giao không bao gồm kinh phí chi quản lý chươngtrình. Kinh phí quản lý chương trình do Ngân sách địa phương đảm bảo.

Tổngkinh phí của các CTMTQG và CTMT được giao cho UBND tỉnh là nguồn cân đối từNgân sách Trung ương hỗ trợ Ngân sách địa phương để chi cho tất cả danh mục chươngtrình, các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao thực hiện trên địa bàn. UBND tỉnh đượchoàn toàn chủ động trong việc lồng ghép, phân bổ kinh phí cho từng chương trìnhcụ thể, không chờ sự hướng dẫn thêm về mức kinh phí và cơ cấu phân bổ kinh phícủa các Bộ, ngành Trung ương. Song, phải chịu sự hướng dẫn về nhiệm vụ chuyênmôn của CQQLCT, về định mức chi tiêu theo thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chínhvới CQQLCT.

b) Chỉ tiêu mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình được giao thựchiện trên địa bàn.

Tấtcả các danh mục, các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình được giao cho UBNDtỉnh đều được cân đối kinh phí trong tổng nguồn kinh phí đã được giao cho UBNDtỉnh và do UBND tỉnh chủ động bố trí kinh phí cụ thể cho từng chương trình,từng mục tiêu, nhiệm vụ; đảm bảo tất cả các chương trình có tên trong danh mụcvà các mục tiêu, nhiệm vụ đã giao đều được bố trí kinh phí và được tổ chức thựchiện tốt, tránh tình trạng kinh phí của chương trình thì sử dụng hết nhưng mụctiêu, nhiệm vụ thì không được thực hiện.

Trongnăm 2000 một số chương trình khi giao kế hoạch cho UBND tỉnh chưa cụ thể hoá đượcmục tiêu, hoặc chưa đủ căn cứ để giao thành các mục tiêu cụ thể, vì vậy chỉtiêu giao hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ghi danh mục các chươngtrình. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế của địa phương mình, căn cứ vào hướngdẫn về nhiệm vụ chuyên môn của CQQLCT, các tỉnh có thể cụ thể hoá thành các mụctiêu, nhiệm vụ để giao cùng với kinh phí, đặc biệt là các mục tiêu về giảm sốngười mắc và chết vì các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm; giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng trẻ em dưới 5 tuổi; và tăng tỷ lệ số hộ ở nông thôn được dùng nước sạch;số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc; số người nghiện hút đượccai nghiện và chữa trị, v.v...

Đốivới các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB, UBND tỉnh phải đảm bảo thực hiện đầy đủcác qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. Đối với phầnkinh phí bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (nếu có) phảituân thủ theo các qui định của Chính phủ tại Nghị định số 43/CP.

c) Các bước triển khai kế hoạch của UBND tỉnh.

Saukhi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao và Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư giao hướng dẫn về mục tiêu, nhiệm vụ, UBND tỉnh, chỉ đạo Sở Kếhoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan để tham mưu choUBND tỉnh về lồng ghép và phân bổ tổng kinh phí theo danh mục các chương trình,các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao thực hiện trên địa bàn.

CácSở, ban, ngành quản lý chương trình có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch vàĐầu tư đề xuất phương án lồng ghép và mức kinh phí phân bổ cho từng chươngtrình theo các nội dung cụ thể và các chỉ tiêu kế hoạch giao cho UBND quận,huyện và các chủ dự án.

Căncứ vào ý kiến đề xuất của các Sở, ban, ngành nêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tưphối hợp với Sở Tài chính Vật giá thực hiện các phương án lồng ghép các chươngtrình cho mục tiêu XĐGN và phân bổ kinh phí cho từng chương trình theo các nộidung hoạt động cụ thể và dự kiến chỉ tiêu kế hoạch giao (bao gồm cả chỉ tiêukinh phí và mục tiêu) cho các quận, huyện, các chủ dự án, trình Chủ tịch UBNDtỉnh xem xét quyết định.

Căncứ để dự kiến phân bổ kinh phí bao gồm:

Danhmục các chương trình, nhiệm vụ, mục tiêu đã được giao.

Khảnăng nguồn kinh phí đã giao và nguồn bổ sung từ Ngân sách địa phương, nguồn huyđộng đóng góp hợp pháp của cộng đồng.

Dựavào kết quả thực hiện của từng chương trình trong năm báo cáo.

Nhữnglĩnh vực, vùng và đối tượng cần được ưu tiên của địa phương.

(Đốivới các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, ĐBKK theo QĐ số135 thựchiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liênquan).

Báocáo triển khai kế hoạch.

Saukhi giao kế hoạch cho UBND quận, huyện, chủ dự án, UBND các tỉnh, gửi về cơquan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bản kế hoạch đãgiao (theo mẫu biểu số 1, kèm văn bản này) để làm căn cứ điều hành, kiểm tra,thanh quyết toán ngân sách. Thời gian chậm nhất là vào tháng 2 hàng năm.

Đểtập trung sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, đối với hoạt động của các chươngtrình do địa phương quản lý, UBND tỉnh thành lập duy nhất một Ban Chỉ đạo cácchương trình mục tiêu quốc gia của địa phương và ban hành qui chế hoạt động củaBan Chỉ đạo. Trong Qui chế hoạt động cần qui định rõ qui chế làm việc phải đảmbảo tính dân chủ, đặc biệt là trong khâu phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, chức trách,nhiệm vụ của từng thành viên, chế độ sử dụng kinh phí,... tuân thủ các qui địnhcủa QĐ 531/TTg và QĐ 38/2000/QĐ-TTg.

2. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương.

a) Đối với các cơ quan quản lý chương trình, hàng năm được giao cácchỉ tiêu như sau:

Tổngkinh phí và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình để cơ quan quản lý chươngtrình có thể kiểm tra, kiểm soát và điều hành thực hiện.

Kinhphí của các dự án của chương trình do cơ quan quản lý chương trình, trực tiếpthực hiện.

Danhmục và kinh phí các chương trình hoặc mục tiêu của các chương trình khác phâncho cơ quan quản lý chương trình tham gia thực hiện.

CácCQQLCT cần thực hiện phương thức hợp đồng trách nhiệm đối với các Bộ, ngành,Hội đoàn thể quần chúng tham gia thực hiện các dự án của chương trình.

b) Đối với các Bộ, ngành, các Hội đoàn thể quần chúng (HĐTQC) ởTrung ương tham gia thực hiện các chương trình, hàng năm được giao các chỉtiêu:

Kinhphí (bao gồm kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp) của tất cả cácchương trình mà Bộ, ngành, HĐTQC tham gia thực hiện.

Danhmục các chương trình và mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mà Bộ, ngành,HĐTQC ở Trung ương tham gia thực hiện.

Trêncơ sở tổng kinh phí và danh mục các chương trình, các mục tiêu, nhiệm vụ đã đượcgiao, các hợp đồng ký kết với các CQQLCT, các Bộ, ngành, HĐTQC tiến hành triểnkhai thực hiện các dự án cụ thể.

III. VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CTMTQG.

Kinhphí để thực hiện các CTMTQG, hàng năm được cân đối trong dự toán chi Ngân sáchTrung ương, Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các HĐTQCở TW để thực hiện các dự án do Trung ương quản lý và cấp bổ sung có mục tiêucho Ngân sách tỉnh, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ của các chương trìnhtrên địa bàn do địa phương quản lý và được cân đối vào Ngân sách của địa phươngngay từ kế hoạch đầu năm để UBND tỉnh điều hành thực hiện, đảm bảo nguồn kinhphí của các chương trình được chi đúng mục tiêu có hiệu quả.

Ngoàinguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, UBND tỉnh cần có các biện pháp để huy độngnguồn lực tại chỗ bao gồm kinh phí, sức lao động và các yếu tố vật chất khácphù hợp với luật pháp qui định để phối hợp vơí nguồn hỗ trợ của Trung ương choviệc thực hiện chương trình.

Kinhphí quản lý chương trình.

TheoQĐ số 38/2000/QĐ-TTg không cho phép trích kinh phí của chương trình để chi chocông tác quản lý chương trình, toàn bộ kinh phí cân đối cho chương trình phải đượcphân bổ đến các đối tượng thụ hưởng.

Trung ương, kinh phí hoạt độngcủa Ban Chủ nhiệm chương trình, được cân đối trong chi thường xuyên của cơ quanquản lý chương trình và được bố trí thành một khoản mục riêng để thực hiện.

địa phương, kinhphí hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình quốc gia của địa phương do Ngânsách địa phương đảm nhiệm.

Cơchế cấp phát và thanh quyết toán kinh phí của các chương trình thực hiện theoThông tư số 41/2000/TT-BTC, ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lýtài chính đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.

1. Chế độ báo cáo.

UBNDtỉnh, các Bộ, ngành, HĐTQC ở TW tham gia thực hiện chương trình, báo cáo địnhkỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm về CQQLCT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính: tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí của các chươngtrình và những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết ngay đối với từng chươngtrình cụ thể (Mẫu biểu số 2 kèm theo văn bản này). Các CQQLCT hàng tháng, hàngquí, hàng năm có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện chương trình của cácđơn vị thực hiện nói trên (Mẫu biểu số 3 kèm văn bản này) để báo cáo Thủ tướngChính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp chung báocáo Chính phủ.

Hàngtháng vào ngày 22 cùng với báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của địa phươngphải có phần thực hiện các CTMTQG.

Thờigian gửi báo cáo Quí: Vào tuần thứ 4 của tháng cuối quí.

Thờigian gửi báo cáo năm: Chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.

2. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chươngtrình.

CácCQQLCT và UBND tỉnh phải tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, giám sát tình hìnhthực hiện chương trình theo các nội dung sau:

Tìnhhình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đã được Chính phủ giao.

Việcsử dụng kinh phí của TW hỗ trợ và các nguồn kinh phí khác của chương trình.

Việcthực hiện các chính sách chế độ đã được qui định cho chương trình.

Việchuy động sức dân tham gia thực hiện chương trình.

Vấnđề thực hiện dân chủ ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở trong quá trình thực hiệnchương trình.

Đánhgiá kết quả chung về thực hiện chương trình, rút ra các mô hình tốt về cách làmđể nhân rộng; những sai sót cần uốn nắn.

CácCQQLCT gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính vàVăn phòng Chính phủ để báo cáo.

Trongmột số trường hợp CQQLCT cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhkiểm tra tình hình thực hiện chương trình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

V. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2001.

Việctriển khai xây dựng kế hoạch năm 2001 đối với các CTMTQG được thực hiện nhưsau:

1.Đối với các chương trình mà thời gian hoạt động theo Quyết định phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ chưa kết thúc, việc xây dựng kế hoạch năm 2001 của chươngtrình được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản này.

2.Đối với các chương trình theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ màthời gian hoạt động kết thúc vào năm 2000 thì phải tổ chức tổng kết đánh giátình hình thực hiện chương trình kể từ khi thành lập đến hết năm 2000, báo cáoThủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Nội dungtổng kết bao gồm: đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chínhsách, kinh phí hoạt động của chương trình và các kết quả cụ thể đã đem lại chocác đối tượng thụ hưởng và nhận xét các ưu, nhược điểm về cơ chế quản lý chươngtrình quốc gia đã được ban hành.

3.Việc thành lập các CTMTQG mới phải thực hiện theo các qui định của QĐ 531/TTg,ngày 08/8/1996 và Thông tư Liên Bộ số 06-TT/LBKH-TC, ngày 29/4/1997 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện QĐ531/TTg.

4.Việc hợp nhất các chương trình: Định canh định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộcĐBKK, Trung tâm cụm xã với chương trình 135 thực hiện theo quyết định riêng củaChính phủ.

5.Đối với các chương trình quốc gia trước đây được qui định tại công văn số04/CP-VX, ngày 04/01/1999 và Quyết định số 19/1998/QĐ-TTg, ngày 24/01/1998 củaThủ tướng Chính phủ, phải thực hiện theo đúng qui định tại Điều 3 của QĐ số38/2000/QĐ-TTg, ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

VI . HIỆU LỰC THI HÀNH .

Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướngmắc, đề nghị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và phối hợp với cácBộ, ngành có liên quan xem xét, xử lý./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs382000n2432000cttcp435