AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh, huyện.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh, huyện.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 94/2001/TT-BNN-TCCB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2001                          
Bộ Nông nghiệp và

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày21 tháng 12 năm 1998

của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan thuộc ngành

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh, huyện.

 

Ngày 21 tháng 12năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg về thựchiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý Nhà nướcthuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); huyện, thị xã, thành phố, quận trựcthuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) và cán bộ phụ trách lâm nghiệp,công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn như sau:

I- NHIỆM VỤ CỦACÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCẤP TỈNH.

1. Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn là cơ quan giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về quản lý rừng, sử dụng rừng và phát triển rừng trên địa bàntỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

a. Tổ chức điều tra,phân loại, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng (rừng đặc dụng,rừng phòng hộ, rừng sản xuất); lập bản đồ, xác định ranh giới và cắm mốc cácloại rừng và đất lâm nghiệp trên thực địa thuộc địa bàn tỉnh theo hướng dẫn củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham gia theo dõi diễn biến tài nguyênrừng và sử dụng đất lâm nghiệp.

b. Giúp Uỷ ban Nhândân tỉnh lập và xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn vềphát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương để trình cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thẩm định và trình Uỷban Nhân dân tỉnh quyết định hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyềnquyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở địa phương theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước.

c. Hướng dẫn Uỷ banNhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý, sử dụng rừng, phát triểnrừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; là cơ quan thẩm định, tổng hợp các quyhoạch, kế hoạch do Uỷ ban Nhân dân huyện trình để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnhphê duyệt; chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được Uỷ ban Nhândân tỉnh phê duyệt.

d. Tổ chức hội đồngxét duyệt và tổng hợp thiết kế khai thác rừng tự nhiên của các chủ rừng đểtrình Uỷ ban Nhân dân tỉnh xét duyệt và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; sau khi có ý kiến thẩm định và quyết định mở cửa rừng khai thác của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết địnhcấp giấy phép khai thác rừng tự nhiên cho các chủ rừng, đồng thời hướng dẫn,kiểm tra tiến độ và hoạt động khai thác của các chủ rừng; ra quyết định đóngcửa rừng sau khai thác; giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh xây dựng phương án quy hoạchphát triển và quản lý lĩnh vực chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.

đ. Xây dựng trình Uỷban Nhân dân tỉnh ban hành hoặc trực tiếp ban hành các văn bản thuộc thẩm quyềnđể chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân huyện, xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrên địa bàn tỉnh thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về quản lý,sử dụng và phát triển rừng.

e. Quản lý chỉ đạocông tác giống trong lĩnh vực lâm nghiệp, công tác khuyến lâm trên toàn tỉnh.

g. Định kỳ hàng nămkiểm tra thực hiện quy trình, quy phạm và các quy định trong khai thác gỗ, lâmsản và sử dụng rừng.

h. Tổ chức, chỉ đạothực hiện các dự án phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, dự án lâm nghiệpxã hội, xây dựng và phát triển nông thôn miền núi.

i. Giúp Uỷ ban Nhândân tỉnh giải quyết các tranh chấp về quản lý, sử dụng rừng trên địa bàn tỉnhtheo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Kiểmlâm.

Chi cục Kiểm lâm giúpUỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng ởđịa phương, đồng thời là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ,phát triển rừng và quản lý lâm sản. Chi cục Kiểm lâm có nhiệm vụ:

a. Thanh tra, kiểmtra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính, hình sựđối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vàquản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.

b. Giúp Uỷ ban Nhândân tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách và các phươngán bảo vệ rừng ở địa phương, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách vàcác phương án đã được phê duyệt; tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng vàsử dụng đất lâm nghiệp hàng năm trên toàn tỉnh để báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnhvà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Quản lý và chỉ đạocác đơn vị trực thuộc (Hạt Kiểm lâm, Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội Kiểm lâm cơđộng) trong việc thừa hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

d. Tổ chức thực hiệncông tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân tham gia quảnlý, bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng vàcác hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở.

đ. Phát hiện, đề xuấtvới Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối vớinhững văn bản của các cấp chính quyền và các cơ quan trong tỉnh có nội dungtrái với quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

e. Chỉ đạo về chuyênmôn, nghiệp vụ đối với Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừngđặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu rừngnày theo đúng Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

g. Tổ chức thanh tra,kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc xây dựng và thực hiện phương ánphòng, chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnhhại rừng ở địa phương; giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo, xây dựng hoạt độngcủa các Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng ở ba cấp tỉnh, huyện, xã; trongtrường hợp khẩn cấp, thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm được đề nghị chính quyền cáccấp huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ để chống chặt phá rừng, phòngcháy, chữa cháy rừng.

h. Hướng dẫn Uỷ banNhân dân cấp huyện xây dựng dự án, phương án, kế hoạch bảo vệ rừng trên địa bànhuyện và kiểm tra việc thực hiện các dự án, phương án đã được phê duyệt.

i. Phối hợp với các cơquan chức năng như: Quân đội, Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trườngv.v... trên địa bàn để tổ chức truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng,khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, săn bắt, buôn bán trái phép động vậthoang dã.

k. Tham gia giúp Uỷban Nhân dân tỉnh giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất lâmnghiệp theo quy định của pháp luật.

l. Lãnh đạo, chỉ đạovà quản lý toàn diện Hạt phúc kiểm lâm sản thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:

Kiểm soát việc vậnchuyển gỗ, lâm đặc sản, động vật hoang dã trên tuyến đường bộ, đường sắt, đườngthuỷ, trung tâm chế biến lâm sản trên địa bàn được phân công; phát hiện, xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị lên cấp có thẩm quyền để xử lý đối với các hànhvi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Phối hợp với Hạt Kiểmlâm trên địa bàn huyện xây dựng và thực hiện các phương án quản lý, bảo vệrừng; hướng dẫn các chủ rừng và cộng đồng dân cư xây dựng phương án, quy ướcbảo vệ và phát triển rừng; trực tiếp tham gia và tổ chức lực lượng quần chúngtham gia tuần tra bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng trái phép, phòng cháy chữacháy rừng... ở nơi không có Hạt Kiểm lâm thì Hạt phúc kiểm lâm sản kiêm cảnhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm.

Phối hợp với chínhquyền địa phương và các lực lượng liên quan để thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảovệ rừng, kiểm soát lâm sản và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

II- NHIỆM VỤ CỦACÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCẤP HUYỆN.

1. Phòng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn là cơ quan giúp Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng rừng và phát triển rừng trên địa bànhuyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

a. Căn cứ quy hoạch,kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, giúp Uỷ ban Nhân dân huyện lập quyhoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng và đất lâm nghiệp trên địabàn huyện.

b. Hướng dẫn Uỷ banNhân dân cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch quản lý và phát triển rừng, sử dụngrừng và đất lâm nghiệp; đồng thời là cơ quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch đóđể trình Uỷ ban Nhân dân huyện ra quyết định phê duyệt; chỉ đạo thực hiện quyhoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; phối hợp theo dõi diễn biến tài nguyên rừngvà sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

c. Phối hợp với các cơquan liên quan tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân huyện giao, cho thuê, thu hồi rừngvà đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; quy hoạchvùng sản xuất nương rẫy; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban Nhân dân cấp xã thực hiệncác công việc trên theo đúng quy định của pháp luật.

d. Giúp Uỷ ban Nhândân huyện ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện chínhsách, chế độ thể lệ của Nhà nước về quản lý, phát triển rừng, sử dụng rừng vàđất lâm nghiệp trên phạm vi huyện.

đ. Quản lý chỉ đạocông tác giống trong lĩnh vực lâm nghiệp, công tác khuyến lâm trên địa bànhuyện.

e. Tổ chức, chỉ đạothực hiện các dự án phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, các dự án lâmnghiệp xã hội, xây dựng và phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn huyện.

g. Giúp Uỷ ban Nhândân huyện giải quyết các tranh chấp về quản lý, sử dụng rừng trên địa bàn huyệntheo quy định của pháp luật.

2. Hạt Kiểm lâm.

Hạt Kiểm lâm là đơn vịtrực thuộc Chi cục Kiểm lâm, chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện của Chi cụcKiểm lâm, là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quảnlý lâm sản trên địa bàn huyện, đồng thời giúp Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Hạt Kiểm lâm cónhiệm vụ:

a. Thực hiện công tácthanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời, xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyềnxử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sảntrên địa bàn huyện.

b. Tổ chức thực hiệncông tác tuyên truyền giáo dục, phổ cập pháp luật về quản lý, bảo vệ và pháttriển rừng trên địa bàn; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng; chống chặtphá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng.

c. Giúp Uỷ ban Nhândân huyện tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng ở địa phương; bố trí và chỉ đạo,kiểm tra công chức Kiểm lâm của Hạt phụ trách địa bàn xã; theo dõi diễn biếntài nguyên rừng và biến động đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện.

d. Phát hiện và đềxuất với Uỷ ban Nhân dân huyện, với Chi cục Kiểm lâm xử lý hoặc đình chỉ thihành những văn bản của các cơ quan trong huyện có nội dung trái với các quyđịnh của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

đ. Hướng dẫn các chủrừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương ánphòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, quy ước bảo vệ và pháttriển rừng ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện các phương án, kế hoạch đã đượcphê duyệt; tham gia chỉ huy chữa cháy rừng khi xảy ra cháy rừng ở địa phương.

e. Chủ động phối hợpvới chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng như Quân đội, Công an, Quảnlý thị trường v.v... thực hiện tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân pháhoại rừng, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, săn bắt, buôn bán trái phépđộng vật hoang dã trên địa bàn huyện.

g. Phối hợp với HạtKiểm lâm thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ đóng trênđịa bàn huyện trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

h. Tham gia giúp Uỷban Nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng và đất lâmnghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.

III- NHIỆM VỤ CỦACÁN BỘ LÂM NGHIỆP XÃ CÔNG CHỨC KIỂM LÂM HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.

1. Cán bộ phụ tráchlâm nghiệp hoặc Ban lâm nghiệp xã (nếu có) giúp Uỷ ban Nhân dân xã thực hiệntrách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; tham mưugiúp Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo thôn bản xây dựng và thực hiện kế hoạch về quảnlý rừng, sử dụng rừng trên địa bàn; nắm diện tích, ranh giới các khu rừng, cáchợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng của các chủrừng, xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa.

2. Kiểm lâm viên phụtrách địa bàn là công chức Kiểm lâm được Hạt Kiểm lâm phân công phụ trách địa bànxã hoặc liên xã có chức năng hướng dẫn, giúp Uỷ ban Nhân dân xã trong việc bảovệ và phát triển rừng, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn có nhiệm vụ sau:

a. Theo dõi diễn biếntài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn được phân công, thườngxuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các chủ rừng.

b. Phối hợp với các cơquan chức năng liên quan hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc quản lýbảo vệ và phát triển rừng.

c. Giúp Chủ tịch Uỷban Nhân dân xã về tổ chức, xây dựng phương án, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng vàđất lâm nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án, kếhoạch đã được phê duyệt.

d. Phối hợp với các cơquan, tổ chức và đoàn thể xã hội có liên quan tuyên truyền phổ cập các quy địnhcủa pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ướcbảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản; giúp Chủ tịch Uỷban Nhân dân xã xây dựng các tổ chức quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữacháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng, hướng dẫn các tổ chức đó hoạt động cóhiệu quả.

đ. Tổ chức kiểm tra,phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triểnrừng, xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhândân xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và đất lâmnghiệp theo quy định của pháp luật.

IV- TỔ CHỨC THỰCHIỆN.

Căn cứ quy định tạiQuyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủvà các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ cho các cơ quan thuộc ngành Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, huyện và xã giúp Uỷ ban Nhân dân cùng cấpthực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương;chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Các cơ quan tiếp nhậnvà chuyển giao nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg vàThông tư này phải thực hiện nguyên tắc kế thừa kết quả các công việc đã làm,tránh lãng phí, phiền hà, bảo đảm việc quản lý điều hành được liên tục; tăng cườngphối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giám đốc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chủ động lập kế hoạch thực hiện Thông tư này, trình Uỷban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

Thông tư này có hiệulực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs2451998n21t12n1998cttcpvccqtnnnvptntcth1075