AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tuớng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tuớng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 09/2003/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2003                          
gsdg

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày30/12/2002

của Thủ tuớng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụcấp

đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội

 

Thihành Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ, căncứ các quy định hiện hành về tiền lương của Nhà nước, sau khi có ý kiến của BộTài chính tại công văn số 2008 TC/TCNH ngày 05/3/2003, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam tại công văn số 195/NHNN-TCCB ngày 03/3/2003, Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viênchức Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Đối tượngáp dụng chế độ tiền lương và phụ cấp theo Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg nêutrên là cán bộ, viên chức làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm:Hội đồng quản trị; Cơ quan điều hành ở Trung ương; Sở giao dịch, phòng giaodịch và chi nhánh các cấp (gọi tắt là Chi nhánh).

II. CHUYỂN XẾP LƯƠNG:

1. a.Đối với thành viên Hội đồng quản trị: Xếp lương theo bảng lương Hành chính (01)ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởngphụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Quyết định số83/1998/QĐ-TTg ngày 15/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số06/1998/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/1998 của Liên tịch Ban Tổ chức Cánbộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

b.Riêng Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị việc xếp lương và hưởng phụcấp chức vụ lãnh đạo như Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp hạng đặc biệt.

2.Đối với các thành viên Ban chuyên gia tư vấn, Ban Đại diện Hội đồng quản trịcác cấp, cán bộ cấp xã, phường và các cá nhân khác làm việc cho Ngân hành Chínhsách xã hội được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tàichính.

3.Đối với viên chức quản lý Cơ quan điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội ở Trungương:

a)Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc xếp lương theo bảng lương chức vụ quản lýdoanh nghiệp hạng đặc biệt. Việc chuyển xếp lương thực hiện theo quy định tạiThông tư số 15/LB-TT ngày 25/6/1996 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội - Tài chính.

b)Đối với Kế toán trưởng (nếu trong bộ máy, tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hộicó qui định) được bổ nhiệm theo đúng Nghị định số 26-HĐBT ngày 18/3/1989 củaHội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ Kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanhthì xếp lương như Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

4.Đối với viên chức quản lý các Chi nhánh:

a)Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh tỉnh, thành phố được xếp lương theo bảng lươngchức vụ quản lý doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ theo hạng thực tế đạt được của từng Chi nhánh.

Việcxếp hạng các Chi nhánh và việc chuyển xếp lương đối với viên chức quản lý Chinhánh (Giám đốc, Phó giám đốc) được thực hiện theo Thông tư số17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư số10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/04/2000 của Liên Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội - Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước.

Trongkhi chờ ban hành tiêu chuẩn xếp hạng đối với các Chi nhánh, đề nghị Ngân hàngChính sách xã hội khẩn trương báo cáo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và quy môhoạt động của các Chi nhánh để Liên Bộ có căn cứ thoả thuận tạm thời xếp hạngtrong 2 năm từ 2003 đến 2004.

b)Đối với các viên chức lãnh đạo thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấpquận, huyện được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ nhưđối với các viên chức lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam cấp quận, huyện quy định tại công văn số 110/LĐTBXH-TL ngày 13/01/2003của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trườnghợp viên chức quản lý ở các đơn vị khác được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụquản lý chi nhánh thì khi chuyển xếp lương, nếu có hệ số mức lương ngạch, bậccộng phụ cấp chức vụ cao hơn hệ số mức lương bậc cao nhất của hạng tạm xếp thìvẫn xếp vào bậc cao nhất của hạng mới và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu theoquy định tại Thông tư số 28/LB-TT ngày 02/12/1993 và Thông tư số17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội - Tài chính.

Ví dụ1: Ông Nguyễn Văn C là Giám đốcSở Tài chính - Vật giá tỉnh B, hiện đang xếp lương bậc 7, ngạch chuyên viênchính, hệ số mức lương là 5,03 và hưởng phụ cấp chức vụ là 0,7; tổng hệ số lươnghiện hưởng là 5,03 + 0,7 = 5,73. Ông C hiện nay được bổ nhiệm làm Giám đốc Chinhánh Ngân hàng Chính sách xã hội được tạm xếp doanh nghiệp hạng II thì đượcxếp vào bậc 2 (bậc cao nhất) có hệ số mức lương 5,26 và hưởng hệ số chênh lệchbảo lưu 0,47 (5,73 - 5,26).

5.Đối với cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ:

a)Đối với những người đang xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn,nghiệp vụ, thừa hành phục vụ ở doanh nghiệp hoặc bảng lương B21 - Bảng lươngviên chức, chuyên môn, nghiệp vụ Ngân hàng thương mại và kinh doanh vàng, bạc,đá quý ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thìkhông thực hiện việc chuyển xếp lại lương.

b)Đối với những người đang xếp lương theo các thang lương, bảng lương khác thìphải thực hiện chuyển xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệpvụ, thừa hành phục vụ trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CPngày 23/5/1993 của Chính phủ theo nguyên tắc làm công việc chuyên môn, nghiệpvụ ở ngạch nào thì xếp lương ở ngạch đó, khi tiến hành chuyển xếp lương không đượckết hợp với việc nâng ngạch lương. Việc chuyển xếp lương thực hiện như sau:

Trườnghợp hệ số mức lương của bậc hiện hưởng bằng hệ số mức lương của bậc mới tươngứng thì đang ở bậc lương nào xếp vào bậc lương đó. Thời gian xét nâng bậc lầnsau tính từ khi xếp bậc lương cũ

Trườnghợp hệ số mức lương của bậc hiện hưởng lớn hơn hệ số mức lương của bậc mới tươngứng thì:

Nếuthời gian giữ bậc lương cũ từ 2 năm (tròn 24 tháng) trở lên (đối với ngạch cóthời hạn nâng bậc lương 3 năm) hoặc 1 năm (tròn 12 tháng) trở lên (đối vớingạch có thời hạn nâng bậc lương 2 năm) thì xếp vào bậc trên liền kề, thời gianxét nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương mới;

Nếuthời gian giữ bậc cũ dưới 2 năm (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 3năm) hoặc dưới 1 năm (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 2 năm) thì xếpvào bậc mới tương ứng, đến khi đủ 2 năm hoặc đủ 1 năm như trường hợp nêu trênthì được điều chỉnh lên bậc trên liền kề, thời gian xét nâng bậc lần sau tínhtừ khi được điều chỉnh lên bậc trên liền kề.

Nếuhệ số mức lương của bậc hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc cao nhất củangạch mới tương ứng thì xếp vào bậc cao nhất của ngạch đó và hưởng hệ số chênhlệch bảo lưu.

Ví dụ2: Bà Trần Thị B, đang xếp lươngbậc 4, hệ số 4,19, ngạch chuyên viên chính, bảng lương hành chính (01) ban hànhkèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, thời gian giữ bậc cũ(bậc 4, hệ số 4,19) là 2 năm, nay chuyển sang làm việc tại Ngân hàng Chính sáchxã hội, việc chuyển xếp lương như sau:

Bậc4, bảng lương hành chính (01) có hệ số là 4,19, trong khi đó bậc 4, ngạchchuyên viên chính, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phụcvụ trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 củaChính phủ có hệ số là 4,10 (4,19 > 4,10), bà B đã có thời gian giữ bậc cũ(bậc 4, hệ số 4,19) được 2 năm, do đó được chuyển xếp vào bậc 5, hệ số 4,38,ngạch chuyên viên chính. Thời gian xét nâng bậc lần sau tính từ khi có quyếtđịnh xếp bậc lương mới, hệ số 4,38.

Ví dụ3: Ông Nguyễn Văn A đang xếp lươngbậc 9, hệ số 3,81, ngạch chuyên viên, bảng lương hành chính (01) ban hành kèmtheo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, nay chuyển sang làm việctại Ngân hàng Chính sách xã hội, việc chuyển xếp lương như sau:

Chuyểnxếp vào ngạch chuyên viên, bậc 8 (bậc cao nhất), hệ số 3,48, bảng lương viênchức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở doanh nghiệp và ông A được hưởnghệ số chênh lệch bảo lưu là: 0,33 (3,81 - 3,48 = 0,33).

c) Trưởngphòng, phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Cơ quan điều hành Ngânhàng Chính sách xã hội ở Trung ương được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy địnhtại Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số15/LB-TT ngày 25/6/1996 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tàichính.

d) Trưởngphòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội ở địa phương được hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng được xếp,kể cả thời gian tạm thời xếp hạng trong 2 năm từ 2002 đến 2004.

6.Việc chuyển xếp lương đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội nóitrên thì quyết định xếp lương từ ngày nào, được hưởng từ ngày đó.

III. ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG:

1.Ngân hàng Chính sách xã hội được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lươngtối thiểu để tính đơn giá tiền lương theo quy định tại tiết b.2 và b.6, điểm 1,mục III Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thunhập trong doanh nghiệp nhà nước.

Khiáp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương,Ngân hàng Chính sách xã hội phải bảo đảm các điều kiện:

Bảođảm an toàn về vốn do Nhà nước cấp;

Hoànthành các chỉ tiêu kế hoạch được giao;

Khônglàm tăng thêm mức phí quản lý quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàngChính sách xã hội;

Tốcđộ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bìnhquân.   

2.Trong 03 năm đầu từ 2003 đến 2005, quỹ tiền lương của Ngân hàng Chính sách xãhội được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân trong năm nhân vớitiền lương bình quân thực tế thực hiện năm 2002 của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam và báo cáo Liên Bộ, trên cơ sở đó thực hiện phânphối quỹ lương cho các đơn vị thành viên và trả lương cho cán bộ, viên chức gắnvới năng suất, chất lượng, hiệu quả.

IV. CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA:

Cánbộ, viên chức làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội được áp dụng chế độ ăngiữa ca theo quy định tại Thông tư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của BộLao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối vớicông nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Căncứ vào các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định của Nhànước, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm:

1.Chuyển xếp lương đối với cán bộ, viên chức theo hướng dẫn nói trên và báo cáovề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.Xây dựng định mức lao động làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương theo hướngdẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội.

3.Xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng các Chi nhánh theo hướng dẫn tại Thông tư số17/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư số 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTCngày 04/04/2000 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và đềnghị Liên Bộ ban hành để xếp hạng chính thức cho các Chi nhánh vào năm 2005;Xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng dẫn tại Thông tưsố 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/04/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đểlàm cơ sở thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng quy chế trảlương theo hướng dẫn tại công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 31/12/1998 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội để bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, gắntiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động.

4.Thực hiện chế độ báo cáo lao động, tiền lương và thu nhập theo đúng quy địnhcủa Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.

5.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các chếđộ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Trongquá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hộiphản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs1872002n30122002cttcpvctlvpcvcbvcnhcsxh873