AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ TÀI CHÍNH
Số: 109/2000/TTLT/BNN-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2000                          
Liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg

ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổimới tổ chức

và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 về đổi mới tổ chức và cơ chế quảnlý lâm trường quốc doanh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:

I - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG QUYẾTĐỊNH 187/QĐ-TTg

Đối tượng áp dụng Quyết định187/1999/QĐ-TTg gồm:

1- Các lâm trường quốc doanh;

2- Các doanh nghiệp nhà nước(công ty, xí nghiệp...) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng và đấtlâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; công ty có đơn vị thành viên làlâm trường quốc doanh hạch toán phụ thuộc.

II - TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI LÂMTRƯỜNG QUỐC DOANH

Căn cứ vào thực trạng của cáclâm trường hiện có, tổ chức sắp xếp lại thành 3 loại theo quy định tại Điều 3,Quyết định 187/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

1- Duy trì, củng cố các lâm trườngquốc doanh sau đây để hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp kinh doanh:

a- Các lâm trường quốc doanhđang quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, rừngphòng hộ ít xung yếu.

b- Các lâm trường quốc doanhtrồng rừng nguyên liệu công nghiệp (nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ,đặc sản, tre luồng...)

Lâm trường quốc doanh có nhiệmvụ chính là: quản lý, bảo vệ, gây trồng và nuôi dưỡng rừng, khai thác, chế biếngỗ và lâm sản khác, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp vànhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân. Ngoài nhiệm vụ chính trên đây,lâm trường được quyền kinh doanh tổng hợp các ngành nghề khác như: nông nghiệp,công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ .... nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả mọitiềm năng về lao động, kỹ thuật, đất đai và vốn rừng được giao.

Các lâm trường trên đây, nếuđang được giao quản lý các khu rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu nằm xenkẽ với rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, nhưng có diệntích chưa đến 5000 ha để tách ra thành khu rừng phòng hộ có Ban quản lý riêng,thì tiếp tục giao diện tích rừng phòng hộ đó cho lâm trường quản lý theo quychế rừng phòng hộ. Việc bảo vệ, gây trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu vàxung yếu được coi là nhiệm vụ công ích của lâm trường, được ngân sách Nhà nướcđầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2- Chuyển đổi các lâm trườngquốc doanh sau đây thành Ban quản lý khu rừng phòng hộ:

a- Các lâm trường có diện tíchđất lâm nghiệp từ 5000 ha trở lên thuộc quy hoạch vùng phòng hộ rất xung yếu vàxung yếu (được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp tỉnh) và chiếm từ 70% trở lên diện tích đất lâm nghiệp của lâmtrường được giao.

b- Đối với các lâm trường códiện tích đất lâm nghiệp từ 5.000 ha trở lên thuộc quy hoạch vùng phòng hộ rấtxung yếu và xung yếu, nhưng chiếm dưới 70% tổng diện tích đất lâm nghiệp củalâm trường thì: Tách phần diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ để thành lậpkhu rừng phòng hộ có Ban quản lý riêng, hoặc chuyển giao diện tích rừng phònghộ đó cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ liền kề (nếu có), lâm trường chỉ quảnlý phần diện tích quy hoạch rừng sản xuất và phòng hộ ít xung yếu còn lại. Trườnghợp chưa có điều kiện thành lập Ban quản lý khu rừng phòng hộ riêng, thì tiếptục giao diện tích khu rừng phòng hộ trên cho lâm trường quản lý theo quy chếrừng phòng hộ và được coi là nhiệm vụ công ích của lâm trường.

Khi chuyển đổi lâm trường thànhBan quản lý khu rừng phòng hộ, thì phần diện tích quy hoạch rừng sản xuất vàphòng hộ ít xung yếu nằm xen kẽ trong khu rừng phòng hộ cũng giao cho Ban quảnlý khu rừng phòng hộ quản lý, bảo vệ, gây trồng, khai thác, sử dụng theo quychế rừng sản xuất.

3- Chuyển đổi các lâm trườngsau đây sang các loại hình kinh doanh khác:

Các lâm trường đang được giaoquản lý đất lâm nghiệp có quy mô diện tích dưới 1000 ha, phân bố xen kẽ với đấtnông nghiệp, nằm gần các khu dân cư và lâm trường đang gặp khó khăn trong sảnxuất, kinh doanh thì chuyển đổi sang các loại hình kinh doanh khác như: Xínghiệp dịch vụ nông- lâm nghiệp, trạm thu mua nông- lâm sản, trạm ươm câygiống... để làm dịch vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Khi chuyển đổi, lâm trường phảixây dựng phương án trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với lâm trường trựcthuộc tỉnh), hoặc Bộ quản lý ngành(đối với lâm trường trực thuộc Trung ương)phê duyệt. Phương án phải xác định rõ nhu cầu đất đai cần sử dụng cho các hoạtđộng kinh doanh, dịch vụ của tổ chức mới, đồng thời, xây dựng biện pháp giảiquyết chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên dôi ra khi sắp xếp lại lâmtrường. Chuyển giao phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền địaphương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo pháp luậthiện hành.

III - RÀ SOÁT LẠI DIỆN TÍCHRỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP; GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉđạo các ngành và địa phương liên quan của tỉnh tiến hành rà soát lại diện tíchrừng và đất lâm nghiệp của các lâm trường để sắp xếp lại lâm trường và làm thủtục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao rừng cho các lâm trường.

1- Nội dung rà soát:

a- Về đất: Xác định rõ diệntích, ranh giới trên bản đồ và trên thực địa các loại đất của lâm trường đangquản lý:

Diện tích đất quy hoạch rừngsản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng và đấtchưa có rừng.

Diện tích đất quy hoạch rừngphòng hộ rất xung yếu và xung yếu bao gồm : Rừng tự nhiên, rừng trồng và đất chưacó rừng.

Diện tích đất nông nghiệp và đấtkhác như: đất thổ cư, ruộng, rẫy cố định, ao hồ, vườn rừng... của các hộ dân.

Diện tích đất lâm nghiệp lâm trườngkhông có khả năng sử dụng.

b- Về rừng: Xác định rõ trạngthái, diện tích, chất lượng rừng của lâm trường đang quản lý. Đối với rừng sảnxuất và rừng phòng hộ ít xung yếu là rừng tự nhiên : lâm trường phải xem xétđiều chỉnh lại phương án điều chế rừng và lập phương án sản xuất kinh, doanhcho từng giai đoạn 5 năm, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.Định kỳ 5 năm phúc tra lại và lập phương án cho giai đoạn kế tiếp. Nội dung vàphương pháp tiến hành theo quy định tại Chỉ thị số: 15LS/ CNR ngày 19/07/89 củaBộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác xâydựng phương án điều chế rừng đơn giản cho các lâm trường.

2- Phương pháp rà soát:

Dựa vào kết quả kiểm kê rừngtheo Chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 24/CT-TTgngày18/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai vào năm 2000, SởNông nghiêp và Phát triển nông thôn, Sở Địa chính tham mưu cho Uỷ Ban nhân dâncấp tỉnh, cùng với Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chủ quản lâm trường (nếucó) chỉ đạo Uỷ Ban nhân dân xã sở tại cùng với Giám đốc lâm trường rà soát, làmrõ các nội dung trên.

3- Giao đất và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho các lâm trường quốc doanh.

Căn cứ kết quả rà soát, táchdiện tích đất thổ cư, đất nông nghiệp, vườn rừng của các hộ gia đình, diện tíchrừng và đất lâm nghiệp mà lâm trường không có khả năng sử dụng ra khỏi diện tíchđất của lâm trường; chuyển giao lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc chocác tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ giađình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghịđịnh 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điềucủa bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụngổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối chocho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định 163/ 1999/ NĐ-CPngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Diện tích rừng và đất còn lại,Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất gắn với giao rừng cho các lâm trường sử dụng ổn định lâu dài vào mụcđích lâm, nông, ngư nghiệp.

Trình tự, thủ tục giao đất,giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tưliên tịch số 62/2000/TTLT/BNN- TCĐC ngày 06/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvà Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn giao đất, cho thuê đất và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

4- Kinh phí thực hiện.

Nguồn kinh phí để rà soát vàcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường do ngân sách địa phươngcấp theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠNCỦA LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG ĐƯỢC GIAO.

1- Lâm trường quốc doanh chịutrách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao.Lâm trường được khai thác, sử dụng rừng theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6,Điều 4 Quyết định 187/1999/QĐ-TTg.

2- Giám đốc lâm trường có tráchnhiệm chính trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được Nhànước giao; phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bố trí cán bộ kiểm lâm chuyên theodõi lâm trường, giúp Giám đốc lâm trường chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng chuyêntrách của lâm trường tuần tra bảo vệ rừng, xử lý các trường hợp xâm phạm đếntài nguyên rừng, trong đó có việc buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại vàthu hồi tài sản cho chủ rừng theo quy định của pháp luật.

3- Trên cơ sở vốn rừng và đấtlâm nghiệp được giao, phương án điều chế rừng được duyệt, các nguồn lực khác vàtình hình kinh tế- xã hội của địa phương, Giám đốc lâm trường tiến hành xâydựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đốivới lâm trường trực thuộc địa phương); Bộ, ngành (đối với lâm trường trực thuộccác Bộ, ngành); Tổng công ty (đối với lâm trường trực thuộc Tổng công ty) phêduyệt và thực hiện .

V- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜILAO ĐỘNG

1- Giải quyết đất ở cho các hộgia đình cán bộ, công nhân viên lâm trường.

Giám đốc lâm trường có tráchnhiệm rà soát lại đất ở của các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên của lâm trường(kể cả số đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động) đang cư trú trên địa bàn lâm trườngquản lý, đề nghị chính quyền địa phương giao đất và cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất ở cho các hộ chưa có đất ở hoặc đang sử dụng đất của lâm trường đểlàm nhà ở theo pháp luật hiện hành:

a- Đối với các hộ chưa có đấtở, Giám đốc lâm trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã sở tại xem xét, làm thủtục đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho họ như đối với người dân địa phương.

b- Đối với các hộ đang sử dụngđất của lâm trường để làm nhà ở, căn cứ vào quy hoạch được cơ quan có thẩmquyền phê duyệt, lâm trường cùng với Uỷ ban nhân dân xã sở tại đề nghị Uỷ bannhân dân huyện xem xét, giải quyết hợp thức hoá để cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các hộ.

2- Giải quyết việc giao đất lâmnghiệp, đất nông nghiệp cho các hộ công nhân viên lâm trường:

Căn cứ quy hoạch được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, giám đốc lâm trường có trách nhiệm phối hợp với Uỷ bannhân dân xã sở tại xem xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao đất và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cho cán bộ, côngnhân viên lâm trường phải nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chếchỉ được hưởng trợ cấp một lần hoặc chỉ được hưởng trợ cấp một số năm và concủa cán bộ, công nhân viên lâm trường đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làmthường trú trên địa bàn lâm trường quản lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4Điều 7 Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993; Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày28/8/1998; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, mức giaobằng mức diện tích bình quân giao cho hộ nông dân tại địa phương.

3- Giải quyết chế độ bảo hiểmxã hội và đăng ký hộ khẩu cho cán bộ, công nhân viên lâm trường nghỉ việc:

a- Trong quá trình sắp xếp, tổchức lại sản xuất, đối với những cán bộ, công nhân viên dôi ra, lâm trườngkhông bố trí được việc làm và cũng không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổingành nghề thì giải quyết cho thôi việc theo chế độ hiện hành. Những lâm trườnggặp khó khăn, thiếu nguồn kinh phí để giải quyết chế độ và nếu người thôi việcchấp thuận, có thể thanh toán trợ cấp thôi việc bằng giá trị rừng sản xuất làrừng trồng của lâm trường.

Khi thanh toán tiền trợ cấpbằng giá trị rừng trồng, lâm trường phải thành lập Hội đồng định giá rừng trồngtại thời điểm thanh toán, hạch toán giảm giá trị tài sản do lâm trường quản lývà làm các thủ tục bàn giao rừng cho người xin thôi việc. Sau khi khai thácrừng, người được thanh toán chế độ thôi việc bằng giá trị rừng trồng phải giaotrả lại đất cho lâm trường và được lâm trường giao khoán tiếp (nếu có nhu cầu).

b- Nếu người thôi việc xin cư trútại địa bàn lâm trường, thì chính quyền địa phương có trách nhiệm đăng ký hộkhẩu thường trú và giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp như tiết 2 mục V trên đây.

4- Quỹ đất để giải quyết đất ở;đất sản xuất nông, lâm nghiệp cho các hộ cán bộ, công nhân viên lâm trường.

Quỹ đất để cấp đất ở; đất sảnxuất nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên lâm trường tạitiết 1, tiết 2 trên đây, lấy trong quỹ đất hiện có của địa phương. Trường hợpđịa phương không còn quỹ đất, thì lâm trường đề nghị chính quyền địa phương lấyđất của lâm trường để giao, nhưng phải theo quy hoạch, không được làm đất củalâm trường bị chia cắt manh mún và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tách diện tíchđất này ra khỏi diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho lâm trường.

VI - CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

1- Đối với lâm trường quốcdoanh hạch toán kinh doanh và các doanh nghiệp Nhà nước khác có sử dụng đất lâmnghiệp và kinh doanh rừng.

Lâm trường quốc doanh là doanhnghiệp Nhà nước, thực hiện quản lý tài chính theo Nghị định số 59/CP ngày 3tháng 10 năm 1996, Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm1999 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đốivới doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996của Chính phủ Nghị định số 56/CP ngày2/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệphoạt động công ích và các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn các Nghị địnhnày, và các quy định sau đây:

a- Quản lý vốn và tài sản lâmtrường quốc doanh:

Tài sản của lâm trường quốc doanhgồm: Tài sản cố định, tài sản lưu động được hình thành bằng nguồn vốn đầu tưdài hạn, nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, kể cả rừng trồng từ nguồn vốn Nhà nước vàcác nguồn vốn khác.

Rừng tự nhiên Nhà nước giao cholâm trường quốc doanh quản lý là tài nguyên của quốc gia, lâm trường quốc doanhcó trách nhiệm quản lý theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng và quy chế quản lýcác loại rừng hiện hành.

Mọi tài sản do lâm trường quốcdoanh đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý,ký gửi không phải là tài sản của lâm trường quốc doanh.

Vốn pháp định của lâm trườngquốc doanh là số vốn tối thiểu phải có để thành lập theo quy định của phápluật.

Vốn điều lệ của lâm trường quốcdoanh là vốn thuộc sở hữu Nhà nước ghi trong điều lệ lâm trường quốc doanh.

Lâm trường phải công bố côngkhai vốn điều lệ và các trường hợp thay đổi vốn điều lệ.

Vốn thuộc sở hữu Nhà nước tạilâm trường quốc doanh là tổng giá trị tài sản lâm trường quốc doanh đang quảnlý và sử dụng trừ đi (-) các khoản nợ phải trả ở thời điểm báo cáo.

Giao vốn cho lâm trường quốcdoanh: Lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiệncó tại lâm trường sau khi được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành củaNhà nước. Trong đó bao gồm cả những khoản sau:

Các khoản vốn trồng rừng dongân sách đầu tư hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước (kể cả trước đây và hiệnnay) giao cho lâm trường quốc doanh quản lý sử dụng.

Khoản thuế thu nhập doanhnghiệp, Nhà nước cấp lại cho lâm trường quốc doanh để phát triển rừng (khôngbao gồm phần thuế thu nhập doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động công ích) thuộcnguồn vốn Nhà nước giao cho lâm trường quốc doanh.

b- Quản lý về doanh thu, chiphí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các lâm trường quốc doanh:

Quản lý về doanh thu:

Doanh thu của lâm trường quốcdoanh gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp và thu nhập từ các hoạtđộng khác.

Các khoản thu nhập tiêu thụ lâmsản và thu khác từ rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu thuộc doanh thu củalâm trường quốc doanh.

Lâm trường quốc doanh phải hạchtoán riêng phần doanh thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, hoạt động kinhdoanh liên quan đến lâm nghiệp và hoạt động kinh doanh khác để xác định kết quảkinh doanh từng hoạt động kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh liên quanđến lâm nghiệp gồm: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, dulịch và dịch vụ lâm nghiệp.

Quản lý về chi phí và giáthành.

Chi phí hoạt động kinh doanhbao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của lâm trườngquốc doanh như: chi phí giống cây, nguyên nhiên liệu, vật liệu; khấu hao tàisản cố định; chi phí quản lý bảo vệ rừng; tiền lương; các khoản chi phí có tínhchất lương; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm y tếvà chi phí công đoàn; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác...

Các khoản chi phí về trồng,chăm sóc rừng, quản lí bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng phòng hộ rất xungyếu, xung yếu, các hoạt động công ích khác được Nhà nước giao và các khoản chiphí thuộc các nguồn kinh phí khác đài thọ phải hạch toán riêng, không hạch toánvào chi phí sản xuất, kinh doanh của lâm trường.

c-Quản lý cấp phát và sử dụngnguồn vốn từ thuế thu nhập doanh nghiệp:

Khoản thuế thu nhập doanhnghiệp (gồm cả kinh doanh lâm nghiệp và kinh doanh, dịch vụ khác) Nhà nước cấplại cho lâm trường quốc doanh để đầu tư tái tạo rừng và kinh phí thực hiện cácnhiệm vụ công ích theo dự toán do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ, Ngành Trung ươngphê duyệt

Thuế thu nhập doanh nghiệp cấplại cho lâm trường là số thuế đã nộp ngân sách Nhà nước (quý hoặc năm). Lâm trườngnộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách cấp nào, thì ngân sách cấp đó cấplại, khoản kinh phí này sử dụng không hết trong năm, được chuyển sang năm sau.

Trình tự cấp phát vốn thực hiệntheo đúng qui định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 25/2000/TT-BTC ngày30/3/2000 hướng dẫn hoàn trả các khoản thu đã nộp ngân sách nhà nước.

Hồ sơ cấp phát vốn bao gồm:

Quyết định phê duyệt dự toáncủa cấp có thẩm quyền.

Văn bản giao kế hoạch về vốn vàkhối lượng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với lâm trường trực thuộc địa phương),của Bộ, Ngành (đối với lâm trường trực thuộc Trung ương).

Biên bản nghiệm thu khối lượnghoàn thành giữa lâm trường và hộ gia đình hoặc đơn vị nhận thầu (nếu có).

Bản xác nhận số thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp của cơ quan thuế và số thuế thực nộp ngân sách của khobạc Nhà nước.

Căn cứ vào hồ sơ trên cơ quantài chính thực hiện việc cấp phát như sau:

Đối với khoản thuế thu nhậpdoanh nghiệp lâm trường đã nộp ngân sách, điều tiết vào ngân sách Trung ương,thì Bộ Tài chính thẩm định và cấp phát.

Đối với khoản thuế thu nhậpdoanh nghiệp lâm trường đã nộp ngân sách, điều tiết vào ngân sách địa phương,Sở Tài chính- Vật giá thẩm định và cấp phát.

Riêng số thuế thu nhập doanhnghiệp của lâm trường quốc doanh Trung ương đã nộp và điều tiết vào ngân sáchđịa phương, thì Sở Tài chính -Vật giá làm thủ tục cấp phát và báo cáo với BộTài chính.

d- Chế độ phân phối lợi nhuậnsau thuế và quản lý các quỹ trong lâm trường quốc doanh.

Lợi nhuận thực hiện cả năm làkết qủa kinh doanh của lâm trường quốc doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanhlà khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn bộ của sản phẩm hànghóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của lâm trường quốc doanh.

Lợi nhuận hoạt động khác là lợinhuận từ hoạt động tài chính giữa số thu lớn hơn số chi của hoạt động tài chínhgồm: cho thuê tài sản, kinh doanh chứng khoán, thu lãi tiền gửi, lãi cho vay,lợi tức cổ phần và lợi nhuận từ vốn góp liên doanh và hợp doanh, hoàn nhập số dưkhoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán...

Lâm trường quốc doanh phải hạchtoán riêng khoản lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp và lợi nhuậncủa các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.

Lợi nhuận thực hiện của lâm trườngquốc doanh sau khi nộp thuế theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp được phân chiavào các quỹ doanh nghiệp và sử dụng quỹ doanh nghiệp theo Thông tư số64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ phân phối lợinhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước.

e-Ngân sách Nhà nước đầu tư100% kinh phí theo dự toán được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành Trung ương phêduyệt cho các lâm trường để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuấtvà thực hiện nhiệm vụ công ích bao gồm:

Gây trồng, nuôi dưỡng bảo vệrừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thiếtyếu phục vụ sản xuất trên địa bàn qui hoạch rừng nguyên liệu tập trung (hệthống đường trục, bến bãi .v.v... )

Thực hiện nhiệm vụ nhằm hỗ trợphát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn vùng cao,vùng sâu, vùng xa .

g- Lâm trường quốc doanh được hưởngchính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để thực hiện dự án bảo vệ, khoanh nuôitái sinh, làm giàu rừng tự nhiên như đối với Dự án trồng rừng nguyên liệu tậptrung quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ vềtín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2- Đối với Ban quản lý khu rừngphòng hộ:

Ban quản lý khu rừng phòng hộhoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, thực hiện quản lý tàichính theo chế độ hiện hành, được trích một phần khoản chênh lệch thu lớn hơnchi theo quy định, để chi cho trồng và bảo vệ rừng.

Ngân sách nhà nước cấp kinh phíđể thực hiện các nhiệm vụ trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, nuôi dưỡng rừngphòng hộ rất xung yếu và xung yếu theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt.

Việc quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản, trồng rừng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng của lâm trường quốc doanh vàBan quản lý khu rừng phòng hộ thực hiện theo Thông tư liên tịch số28/1999/TT-LB ngày 3/2/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Quyết định số 251 QĐ/TTg ngày 23/3/2000 của Thủtướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi thủ tục thanh toán vốn cho việc thựchiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các văn bản pháp luật hiện hành.

VII- ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝTRONG NỘI BỘ LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

1- Về tổ chức sản xuất:

a- Rừng và đất lâm nghiệp đượcNhà nước giao, lâm trường chủ yếu phải thực hiện giao khoán ổn định cho tổchức, hộ gia đình và cá nhân theo Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vàomục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanhnghiệp nhà nước ban hành theo Nghị định 01/CP ngày 02/1/1995 của Chính phủ.Ngoài ra, lâm trường có thể áp dụng các hình thức khoán khác phù hợp với điềukiện và tình hình cụ thể của lâm trường. Khuyến khích các hộ gia đình công nhânvà nông dân trên địa bàn nhận khoán hoặc liên doanh, liên kết với lâm trườngkinh doanh theo mô hình trang trại.

Khi triển khai giao khoán rừngvà đất lâm nghiệp, lâm trường phải cùng với bên nhận khoán lập và ký hợp đồngkhoán, trong đó phải quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của bên giao khoán và bênnhận khoán; đảm bảo cho bên nhận khoán yên tâm đầu tư vốn, lao động vào việcchăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng tỷ lệ sản phẩm thích đáng khirừng được khai thác.

b- Ngoài hình thức khoán đến hộgia đình, lâm trường được tổ chức các tổ, đội, đơn vị lao động chuyên nghiệp đểtrực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của lâm trường( quản lý, bảovệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng...) ở những vùng rừng khó khăn nếu khoáncho hộ gia đình hoặc các tổ chức, cá nhân khác thì không có hiệu quả và làmdịch vụ sản xuất cây, con; dịch vụ vật tư, kỹ thuật, đời sống; khai thác, chếbiến và tiêu thụ nông, lâm sản...

c-Lâm trường quốc doanh đượcdùng đất lâm nghiệp chưa có rừng và sử dụng lợi thế của lâm trường (về vốn, kỹthuật, thị trường .vv..) để liên doanh, liên kết với các hộ cán bộ, công nhânviên lâm trường, hộ gia đình nông dân và các tổ chức, cá nhân trong nước vàngoài nước để gây trồng rừng, kết hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến,tiêu thụ sản phẩm rừng, đồng thời, làm dịch vụ cho các thành phần kinh tế trênđịa bàn gây trồng, bảo vệ và phát triển rừng.

2-Về tổ chức bộ máy:

Để phù hợp với tổ chức sản xuấtvà cơ chế quản lý mới, bộ máy tổ chức quản lý của lâm trường cần được tổ chứclại gọn nhẹ và có hiệu lực, cụ thể như sau:

lâm trường: có Giám đốc, PhóGiám đốc, Kế toán trưởng và một số chuyên viên kỹ thuật nghiệp vụ giúp việc.

đội sản xuất: có Đội trưởng và1 cán bộ kỹ thuật giúp việc.

Đối với các lâm trường kinhdoanh tổng hợp nhiều ngành nghề khác nhau, Giám đốc lâm trường có thể đề nghịcơ quan chủ quản trực tiếp cho phép thành lập các phòng, ban nghiệp vụ để giúpGiám đốc điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của lâm trường như cácdoanh nghiệp nhà nước khác.

VIII-TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Dựa vào hướng dẫn trên đây,Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Giám đốc các Tổng công tycó lâm trường quốc doanh chủ trì cùng với Sở Tài chính Vật giá và các Ban,Ngành có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựngđề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh trình Uỷban nhân dân tỉnh (nếu lâm trường trực thuộc địa phương), và Bộ quản lý ngành(nếu lâm trường trực thuộc Trung ương) phê duyệt. Đề án phải hoàn thành trongnăm 2000./.

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs1871999n16t9n1999cttcpvmtcvccqlltqd829