AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 01/2003/TT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2003                          
bộ tư pháp cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg

ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình

phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

Thihành Điều 2 của Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đếnnăm 2007, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:

 

I. Những vấn đề chung

1.Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (sau đây gọitắt là Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ) kế thừa và pháttriển Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đếnnăm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủtướng Chính phủ). Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ vừamang tính định hướng, vừa chỉ rõ đối tượng, nội dung, gợi ý một số hình thức,biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung thực hiện. Chương trìnhkhông quy định tiến độ, thời gian thực hiện cụ thể. Chính vì vậy, các Bộ,ngành, địa phương, từng cơ quan chủ động lựa chọn đối tượng, nội dung, hìnhthức, biện pháp, tiến độ phù hợp với điều kiện, đặc thù, yêu cầu, nhiệm vụ củatừng cơ quan, đơn vị, địa phương.

2.Nhằm nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong việc xây dựng, thi hành phápluật, Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ đã quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng "Chỉ đạo và tổ chức thực hiện côngtác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Bộ" (Khoản 4 Điều 4). Các Bộ, ngành xây dựng Kếhoạch chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiệm vụ này.

Chươngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao trách nhiệm cụ thể tạiđiểm 2 Mục C của Chương trình cho một số Bộ có chức năng quản lý chung trongcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật là Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính. Các cơ quan này có trách nhiệm chỉ đạo thựchiện các nhiệm vụ cụ thể mà Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chínhphủ đã giao.

3.Tại Mục C (Tổ chức thực hiện) của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật củaChính phủ, Chính phủ giao trách nhiệm thực hiện Chương trình không chỉ là cácBộ, cơ quan ngang Bộ mà còn cả các cơ quan thuộc Chính phủ. Vì vậy, các cơ quanthuộc Chính phủ cũng có trách nhiệm thực hiện Chương trình.

4.Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Uỷban dân tộc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Tôn giáo của Chính phủ, Bộ Tưpháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng, ban hành và thực hiệncác Đề án cụ thể mang tính toàn quốc nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt hiệuquả thiết thực, cụ thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các Bộ,ngành được giao trách nhiệm này chủ động làm việc với các cơ quan phối hợp, vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để sớm ban hành và thực hiện các Đề án đã đượcThủ tướng Chính phủ giao.

5.Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông tin thường xuyên, kịp thời và báocáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Bộ Tư pháp, tạo điều kiệnđể Bộ Tư pháp thực hiện tốt trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõivà tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, kết quả thực hiện Chươngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.

II. Về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của bộ, ngành, địa phương

1. Theo quy định tại điểm 1, 3 Mục C của Chương trình phổ biến,giáo dục pháp luật của Chính phủ, hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dụcpháp luật để triển khai ở Bộ, ngành, địa phương mình. Do đặc thù của công tácphổ biến, giáo dục pháp luật là cần thực hiện liên tục, thường xuyên cho nênviệc ban hành và thực hiện Kế hoạch mới theo Chương trình phổ biến, giáo dụcpháp luật không làm gián đoạn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đang đượcthực hiện theo Kế hoạch trước đây của Bộ, ngành, địa phương.

Kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành được xây dựng trên cơ sở Chươngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, phù hợp với yêu cầu, nhiệmvụ, tình hình thực tế của Bộ, ngành, trong đó chú trọng phổ biến, thông tin, hướngdẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đến các cơquan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân.

Kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần bám sát Chươngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, hướng dẫn của Hội đồng phốihợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ,ngành về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực doBộ, ngành quản lý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương.

Kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đượcxây dựng trên cơ sở Kế hoạch và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấptrên.

Kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hoáChương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, đề ra các giải phápđồng bộ, cụ thể, sát hợp để nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành phápluật của cán bộ, nhân dân, trong đó đặc biệt chú ý các hình thức, biện pháptuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật ở cơ sở, đến tận người trựctiếp tổ chức thi hành và người thực hiện pháp luật.

Trongnăm 2003, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành, địa phươngcần được ban hành trong Quý I. Theo định hướng của Chương trình phổ biến, giáodục pháp luật của Chính phủ và kế thừa Kế hoạch của năm trước, Kế hoạch phổbiến, giáo dục pháp luật từ năm 2004 trở đi cần được ban hành sớm từ đầu năm đểkịp thời triển khai.

2. Về nội dung của Kế hoạch:

a) Đối tượng cần phổ biến, giáo dục pháp luật: Chương trình phổ biến, giáodục pháp luật của Chính phủ vẫn giữ 5 nhóm đối tượng như trong Kế hoạch triểnkhai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002, cụ thể là:các tầng lớp nhân dân; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, ngườiquản lý và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; lực lượng vũ trang, trong từngnhóm có chỉ rõ một số đối tượng cụ thể cần tập trung.

Kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của từng Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấptập trung vào các đối tượng mà Chương trình của Chính phủ đã xác định. Tuỳ đặcđiểm, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng Bộ, ngành, địa phương, trongtừng đối tượng chung đó, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cần đề ra cácnội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho các đốitượng hẹp, cụ thể hơn.

b) Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được lựa chọn phù hợp với đối tượng,địa bàn trên cơ sở định hướng về nội dung của Chương trình phổ biến, giáo dụcpháp luật của Chính phủ; chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể, hướngdẫn thực hiện các trình tự, thủ tục pháp luật; gắn phổ biến pháp luật với tuyêntruyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với các cuộc vận động,các phong trào quần chúng do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động. Cần lưuý là nội dung pháp luật được phổ biến không chỉ tập trung vào các văn bản mới đượcban hành trong từng thời kỳ mà tuỳ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, yêu cầu ngănngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật ở Bộ, ngành, địaphương, các quy định pháp luật đã có hiệu lực áp dụng cũng cần được tuyêntruyền, phổ biến.

c) Về hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật: Chương trình phổ biến, giáodục pháp luật của Chính phủ đề ra 5 loại hình thức, biện pháp thực hiện côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật đó là:

Củngcố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;

Pháttriển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đáp ứngnhu cầu của các đối tượng;

Nângcao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, bậc học;

Mởrộng và nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;

Cócác hình thức thích hợp tổ chức và phát động các đợt cao điểm, tập trung tuyêntruyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụthể.

Trongcác hình thức, biện pháp cụ thể, có hình thức, biện pháp cần được vận dụngchung ở các Bộ, ngành, địa phương, cho mọi đối tượng; có hình thức, biện phápcần được vận dụng tuỳ đối tượng và điều kiện cụ thể. Trong Kế hoạch của các Bộ,ngành, địa phương chú ý các hình thức, biện pháp sau:

Quantâm kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật từ trung ương đến địa phương; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn vềpháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơquan, đơn vị, địa phương.

Coitrọng việc củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật,bao gồm đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên, cánbộ tư vấn, trợ giúp pháp lý. Tích cực huy động, sử dụng lực lượng thanh niêntình nguyện, thanh niên xung kích trong phổ biến pháp luật cho nhân dân; cán bộCông đoàn trong phổ biến pháp luật cho người lao động.

Tiếptục sử dụng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang phát huy tácdụng, như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tủ sách pháp luật,biên soạn tài liệu pháp luật (chú ý biên dịch và xuất bản tài liệu pháp luậtbằng tiếng dân tộc thiểu số), tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật,đưa nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ, hộinghề nghiệp. Tích cực khai thác hiệu quả hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậtthông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

Tổchức các đợt, các tháng cao điểm tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận độngchấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụ thể.

Ngoàicác hình thức, biện pháp nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương đề xuất và triểnkhai các hình thức, biện pháp phù hợp với điều kiện, đặc điểm, yêu cầu của côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ, ngành, địa phương mình.

d) Cùng với Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, các địa phươngcần xây dựng và thực hiện các văn bản cụ thể hoá Chương trình phổ biến, giáodục pháp luật của Chính phủ, cụ thể là:

Xâydựng và thực hiện Đề án chỉ đạo điểm thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luậttheo đối tượng, hình thức, biện pháp, địa bàn, đơn vị nhằm tạo kết quả cụ thểcủa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp luật,ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật. Phạm vi Đề án chỉ đạo điểm không nên dàntrải mà chọn một số địa bàn, đơn vị, đối tượng tập trung chỉ đạo, từ đó rútkinh nghiệm, xây dựng điển hình, triển khai trên diện rộng.

Xâydựng Kế hoạch liên ngành phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa các cơ quannhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; giữacác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để phổ biến, giáodục pháp luật cho các đối tượng với nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể.

đ) Kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Theoquy định tại điểm 1, 3 Mục C của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật củaChính phủ thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhândân các cấp phải bảo đảm kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục phápluật từ ngân sách Nhà nước hàng năm. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cần chỉ đạotổ chức Pháp chế, cơ quan Tư pháp địa phương phối hợp với cơ quan tài chính lậpdự toán chi ngân sách theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm đã đượcduyệt.

Tấtcả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho công tác phổ biến, giáo dục phápluật được thực hiện theo Tiểu mục 11, 12 của Mục 111 trong hệ thống Mục lụcngân sách Nhà nước.

Chươngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tưpháp xây dựng Đề án về thành lập Quỹ phổ biến, giáo dục pháp luật từ các nguồnđóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là Quỹ có phạm vihoạt động trong toàn quốc. Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành,địa phương thực hiện khi Đề án được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị củaBộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.

3. Cơ quan tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáodục pháp luật là tổ chức Pháp chế thuộc các Bộ, ngành; cơ quan Tư pháp địa phương.

4. Trên cơ sở Kế hoạch đã được ban hành, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhândân chỉ đạo tổ chức Pháp chế, cơ quan Tư pháp địa phương phối hợp với các đơnvị hữu quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiệnKế hoạch; trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất các hình thức, biện pháp phổ biến,giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn; kịp thời bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch chosát với tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương; đáp ứngyêu cầu nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng.

CácBộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cần kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cánhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đềnghị Bộ Tư pháp trình các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng bằng hình thức khenthưởng cao đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành tích đặcbiệt xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

III. Về Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Hộiđồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh được thành lậptheo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Hộiđồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các Bộ, ngành tiếp tục đượckiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.

Uỷban nhân dân chỉ đạo việc duy trì, nâng cao vai trò và tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấptỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Hộiđồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ sẽ có hướngdẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội đồng cho phù hợp với yêu cầu củacông tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trongquá trình triển khai tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành,Uỷ ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướngdẫn.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqs132003n17012003cttcppdctpbgdpltn2003n2007853