AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ TÀI CHÍNH
Số: 04/1999/TTLT/BKH-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 1999                          
THÔNG Tư liên tịch số04/19991TTLT' BKH'BTC ngày 01/ll/1999 hướng dẫnthực hiện Quy chế Qun lý và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phỉ Chínhphủ nước ngoài (ban hành kèm theo Quyết định sô28l1999líQĐ-TTgngày23l2l1999củaThủ tướngChính phủ)

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồnviện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg ngày23/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Ngày23 tháng 2 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg banhành Quy chế Quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nướcngoài, sau đây được gọi tắt là Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

Thựchiện Điều 3 của Quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính hướngdẫn chung một số vấn đề chủ yếu (ngoài những nội dung hướng dẫn riêng từng lĩnhvực theo chức năng của các Bộ có liên quan) trong việc thực hiện Quy chế Việntrợ phi Chính phủ nước ngoài.

Việcquản lý các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài được điều chỉnhtheo Quyết định số 339/TTg ngày 24 tháng 05 năm 1996 của Chính phủ về việcthành lập y ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ; Quyết địnhsố 340/TTg ngày 24 tháng 05 năm 1996 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế vềhoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nội dung và phạm vi điều chỉnh của Quy chế.

Nộidung của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài nhằm điều chỉnh việc quản lývà sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

Việntrợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài là các khoản viện trợ không thuộcnguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc thuộc nguồn này nhưng thông quacác trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức phi Chính phủ nớcngoài thực hiện tại Việt Nam.

Phạmvi điều chỉnh của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài bao gồm:

a)Các Bên nước ngoài cung cấp trực tiếp nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoàivới mục đích phát triển hoặc nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận (sau đây đượcgọi tắt là Bên nước ngoài) gồm:

Cáctổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

Cáctập đoàn, công ty nước ngoài tài trợ.

Cáctrường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm, các quỹ, các cơ quan nướcngoài.

Hộiđoàn và các hội hữu nghị được thành lập ở nước ngoài.

Cáccá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

b)Các đối tượng tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (sau đây được gọi tắtlà Cơ quan tiếp nhận viện trợ):

CácBộ, các cơ quan quang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Cáctỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương.

Cáctổ chức hội, đoàn thể Trung ương được thành lập theo luật pháp Việt Nam.

c)Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài là viện trợ không hoàn lại được cung cấp dướicác hình thức sau:

Cácchương trình, dự án: là khoản viện trợ để thực hiện các chương trình, dự án cómục tiêu và hoạt động cụ thể được mô tả chi tiết trong văn kiện chương trình,dự án theo nội dung nêu tại Phụ lục 1.

Việntrợ phi dự án: là các khoản viện trợ bắng tiền hay hiện vật (hàng hóa, vật tư,máy móc, thiết bị...) cho các mục đích phát triển kinh tế, nhân đạo, cứu trợkhẩn cấp, hợp tác khoa học, đào tạo, văn hóa, thể thao...

Cáchình thức chuyển giao tài sản không thuộc các diện nêu trên được coi là quàtặng, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này.

2. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoàigồm:

a)Y tế, dân số và kế hoạch hóa giađình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

b)Giáo dục và đào tạo;

c)Các vấn đề xã hội;

d)Phát triển nông thôn và miền núi, xóa đói giảm nghèo, cấp thoát nước quy mônhỏ, tín dụng quy mô nhỏ...;

e)Bảo vệ môi trường, môi sinh;

g)Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ;

h)Văn hóa, thể thao...;

i)Cứu trợ khẩn cấp.

 

Chương II

VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT

2. Chuẩn bị và phê duyệt nội dung các chương trình, dự án và cáckhoản viện trợ phi dự án:

2.1. Đối với các chương trình, dự án;

2.1.1.Chuẩn bị:

Căncứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cơ quan tiếp nhận viện trợ (nêu tạimục 1.1 điểm b của Thông tư này) hướng dẫn cơ quan thực hiện (chủ chương trình,dự án) xây dựng văn kiện chương trình, dự án theo nội dung nêu tại Phụ lục 1 đểđề nghị Bên nước ngoài tài trợ.

Saukhi Bên nước ngoài có văn bản thông báo cam kết cung cấp tài chính hoặc cam kếtxem xét tài trợ cho chương trình, dự án thì cơ quan tiếp nhận viện trợ hoànchỉnh hồ sơ chương trình, dự án gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đồng gửi cáccơ quan liên quan (Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và cơquan quản lý chuyên môn của Chính phủ liên quan tới nội dung chương trình, dựán) để đề nghị thẩm định hoặc đề nghị thỏa thuận phê duyệt. Hồ sơ chương trình,dự án hợp lệ gồm:

a)Văn bản đề nghị thẩm định hoặc đề nghị thỏa thuận phê duyệt của cơ quan tiếpnhận viện trợ.

b)Văn kiện chương trình, dự án - Programme/Project Document (bản tiếngViệt và bảntiếng Anh hoặc bản bằng ngôn ngữ của nước tài trợ). Đây là tài liệu đã được cơquan tiếp nhận viện trợ và Bên nước ngoài nhất trí.

c)Văn bản thông báo cam kết cung cấp tài chính hoặc cam kết xem xét tài trợ chochương trình, dự án của Bên nước ngoài.

d)Dự thảo Điều ước sẽ được ký kết giữa cơ quan tiếp nhận viện trợ và Bên nướcngoài (như Biên bản ghi nhớ - Memorandum of Understanding, hoặc Thỏa thuận -Agreement) sau khi văn kiện chương trình, dự án đã được các cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

e)Bản sao Giấy phép được y ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ cấp cho cáctổ chức phi Chính phủ nước ngoài (theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 củaThủ tướng Chính phủ). Trong trường hợp chưa có Giấy phép, cơ quan tiếp nhậnviện trợ cần phối hợp với Bên nước ngoài làm việc với y ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ để tìm hiểuvà hoàn thiện các thủ tục cần thiết.

2.1.2.Phê duyệt:

Đốivới các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ(nêu tại Điều 5, Khoản 1, Tiết a và b của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nướcngoài).

Trongvòng 10 ngày, kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan. (BộTài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và cơ quan quản lý chuyênmôn, của Chính phủ) nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan liên quan phải có ýkiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định.Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì được xem làđồng ý với nội dung các tài liệu chựơng trình, dự án.

Trongvòng 10 ngày sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan, tùy theo tính chất củatừng chương trình, dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hoặc tổng hợptrình Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan tham đự thẩm đinh gồm: Văn phòng Chínhphủ, Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các Bộ, ngành,địa phương liên quan đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào chương trình, dự án cụthể gửi giấy mời.

Kếtqủa thẩm định sẽ được thể hiện bằng biên bản thẩm định. Chậm nhất sau 5 ngày kểtừ ngày thẩm định (nếu chương trình, dự án không cần chỉnh sửa), Bộ Kế hoạch vàĐầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.

Trongtrường hợp chương trình, dự án cần chỉnh sửa thì cơ quan tiếp nhận viện trợ cótrách nhiệm phối hợp với Bên nước ngoài tiến hành chỉnh sửa theo kết luận ghitrong biên bản thẩm định. Đối với những vấn đề cần chỉnh sửa không được Bên nướcngoài chấp thuận thì cơ quan tiếp nhận viện trợ phải có giải trình bằng văn bảngửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Saukhi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, dự án, cơ quan tiếp nhận việntrợ thông báo cho Bên nước ngoài về kết quả phê duyệt để tiến hành ký kết vàthực hiện chương trình, dự án. Trong thời hạn lỡ ngày sau khi ký kết, cơ quantiếp nhận viện trợ gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan cácvăn kiện đã được ký kết.

Đốivới các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng và Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cáccơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức đoàn thể (nêu tại Điều5, Khoản 2, Tiết a của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài):

Trongthời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ chương trình, dự án hợp lệ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư có văn bản thỏa thuận gửi cơ quan có thẩm quyền trên làm cơ sởxem xét, phê duyệt. Trong trường hợp các chương trình, dự án đề xuất những thiếtbị, vật tư, phương tiện vận chuyển... thuộc diện hạn chế nhập khẩu, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư sẽ lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liênquan (nếu thấy cần thiết) trước khi có thỏa thuận. Trong trường hợp các cơ quanliên quan còn có ý kiến khác nhau thì cấp có thẩm quyền phê duyệt phải báo cáoxin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Trongthời hạn 15 ngày sau khi phê duyệt chương trình, dự án, cơ quan tiếp nhận việntrợ thông báo cho Bên nước ngoài về quyết định phê duyệt chương trình, dự án đểhoàn tất các thủ tục cần thiết tiếp theo, đồng thời gửi quyết định phê duyệt(bản chính) và các văn kiện đã được ký kết tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các tổ chức hữu nghịViệt Nam:

2.2. Đối với các khoản viện trợ phi dự án:

2.2.1.Chuẩn bị:

Cơquan tiếp nhận viện trợ gửi đến Bộ Tài chính và đồng gửi các cơ quan liên quan (BộKế hoạch và Đầu tư Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và cơ quan quản lýchuyên môn của Chính phủ liên quan tới nội dung khoản viện trợ) hồ sơ hợp lệgồm:

a)Văn bản đề nghị cho phép tiếp nhận khoản viện trợ.

b)Văn bản của Bên nước ngoài thông báo cam kết tài trợ, kèm theo danh mục hiệnvật (hàng hóa, vật tư, thiết bị, phương tiện vận chuyển...) đã được thỏa thuậnvề chất lượng, số lượng, chủng loại, giá trị và đối tượng thụ hưởng; hoặc camkết cung cấp tài chính (tiền), kèm theo các hạng mục cần thực hiện bằng nguồntài chính đó. Trường hợp viện trợ được gửi chung cho nhiều đơn vị, phải có kếhoạch phân phối cho từng đơn vị về số lượng và trị giá trên cơ sở có yêu cầubằng văn bản của từng đơn vị tiếp nhận viện trợ.

c)Dự toán và xác định vốn đối ứng bằng nguồn kinh phí trong nước để thực hiệnviệc tiếp nhận khoản viện trợ đã được cam kết trên tới đối tượng thụ hưởng (nếucó).

d)Bản sao Giấy phép được y ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ cấp cho tổchức phi Chính phủ nước ngoài (theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 củaThủ tướng Chính phủ). Trong trường hợp chưa có Giấy phép, cơ quan tiếp nhận việntrợ cần phối hợp với Bên nước ngoài làm việc với yban công tác vềcác tổ chức phi Chính phủ để tìm hiểu và hoàn thiện các thủ tục cần thiết.

2.2.2. Phê duyệt:

Đốivới các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ nêutại Điều 5, Khoản 1, Tiết c của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:

Trongvòng 10 ngày, kể từ khi Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan của Chính phủnhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan liên quan phải có ý kiến chính thức bằngvăn bản gửi Bộ Tài chính. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan nói trên không cóý kiến bằng văn bản thì được xem là đồng ý.

Trongvòng 10 ngày, sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan, Bộ Tài chính tổng hợp,trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Đốivới các hình thức viện trợ bằng hàng nhưng được thỏa thuận của Bên nước ngoàibán tại Việt Nam chuyển đổi thành hàng hóa khác thì Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiếncủa các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Saukhi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận viện trợthông báo cho Bên nước ngoài về kết quả phê duyệt để ký kết và thực hiện khoảnviện trợ.

Đốivới các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng và Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngThủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức đoànthể (nêu tại Điều 5, khoản 2, Tiết b của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nướcngoài):

Trongthời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bảnthỏa thuận để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nêu trên phê duyệt và tổ chứctiếp nhận. Trong trường hợp các khoản viện trợ có những mặt hàng thuộc diện hạnchế nhập khẩu (ô tô, xe máy, hàng hóa và thiết bị đã qua sử dụng...), Bộ Tàichính sẽ lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngànhliên quan (nếu thấy cần thiết) trước khi có thỏa thuận. Trong trường hợp các cơquan liên quan còn có ý kiến khác nhau thì cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáoThủ tướng Chính phủ quyết định.

Trongthời hạn 15 ngày sau khi phê duyệt khoản viện trợ do Bên nước ngoài tài trợ, cơquan tiếp nhận viện trợ thông báo cho Bên nước ngoài về quyết định phê duyệt,đồng thời gửi quyết định phê duyệt (bản chính) tới Bộ Tài chính và tiến hànhcác thủ tục xác nhận viện trợ.

2.3.Đối với viện trợ dưới hình thức cử chuyên gia tình nguyện thì cơ quan tiếp nhặnviện trợ phải có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan để có ýkiến trước khi tiếp nhận.

2.4.Đối với viện trợ khẩn cấp: Khi có nhu cầu về viện trợ khẩn cấp, các địa phươngcần thông báo ngay những thông tin liên quan về mức độ thiệt hại do tai họa gâyra gửi Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm căn cứ trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.

Trongthời hạn 7 ngày, sau khi nhận được thông báo cam kết viện trợ khẩn cấp của Bênnước ngoài, cơ quan tiếp nhận có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị cho tiếpnhận.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ khi cơ quan tiếp nhận viện trợ gửi văn bản, Bộ Tàichính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp.Trong trường hợp khoản viện trợ khẩn cấp cần cung cấp cho nhiều đơn vị nhưng chưacó địa chỉ cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất phương án phân phối và quản lý tiếpnhận khoản viện trợ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê đuyệt.

Saukhi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ quan tiếp nhậnviện trợ thực hiện phương án đã được phê duyệt.

Đốivới viện trợ khẩn cấp được triển khai dưới dạng chương trình, dự án mang tínhchất phục hồi và phát triển cần làm các thủ tục phê duyệt như nêu tại điểm 2.1của Thông tư này.

 

Chương III

THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ

CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

l.Việc thực hiện các chương trình, dự án và các khoản viện trợ do Bên nước ngoàitài trợ chỉ được tiến hành sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vậttư, hàng hóa, máy móc, thiết bị,... thuộc chương trình, dự án hoặc các khoảnviện trợ phi dự án nhập khẩu vào Việt Nam khi chưa được các cấp có thẩm quyềnphê duyệt đều bị coi là bất hợp pháp và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Cáckhoản tiền, chuyển khoản trực tiếp của Bên nước ngoài cho cơ quan thực hiện(chủ chương trình, dự án) phải thực hiện thủ tục xác nhận viện trợ tại Bộ Tài chínhtrước khi sử dụng.

2.Điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho các chương trình, dự án:

Khicó yêu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn, hoặc thay đổi mục tiêu, nội dung của chươngtrình, dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan tiếp nhận viện trợ cóvăn bản đề nghị, kèm theo giải trình chi tiết, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vàđồng gửi Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quanquản lý chuyên môn liên quan của Chính phủ. Sau 15 ngày, kể từ khi cơ quan tiếpnhận viện trợ gửi văn bản đề nghị, nếu các cơ quan không có ý kiến bằng văn bảngửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì được xem là đồng ý và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổnghợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việcđiều chỉnh, bổ sung vốn mà không làm thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình,dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không làm tổng số vốn viện trợ củaBên nước ngoài sau khi điều chỉnh, bổ sung vượt quá mức quy định tại Điều 5Khoản 1 của Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài) sẽ do cấp phê duyệt chươngtrình, dự án quyết định sau khi cơ quan tiếp nhận viện trợ có văn bản đề nghịvà được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thỏa thuận.

Trongtrường hợp các cơ quan liên quan còn có ý kiến khác nhau, thì cấp phê duyệt báocáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Việc quản lý tài chính nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiệntheo Thông tư số 22/1999/TT-BTC, ngày 26 tháng 02 năm 1999 của Bộ Tài chính.

4. Chếđộ báo cáo thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nướcngoài được thực hiện theo Điều 18 Quy chế Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

5. Trongquá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án, nếu xuất hiện những vấn đềcó thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện dự án hoặc có bất đồng giữa Bên tài trợvà phía Việt Nam, cơ quan tiếp nhận viện trợ có văn bản báo cáo gửi Bộ Ngoạigiao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Liên hiệp các tổ chức hữu nghịViệt Nam để xem xét và phối hợp giải quyết.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thựchiện nếu có những vướng mắc, các Bộ, địa phương và các đơn vị có liên quan cầnphản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tiếp tục bổ sungvà hoàn chỉnh Thông tư hướng dẫn này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthqcqlvsdnvtcctcpcpnn591