AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức

Thuộc tính

Lược đồ

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Số: 05/1999/TT-TCCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1999                          
ban tổ chức - cán bộ

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày17/11/1998 của Chính phủ

về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với côngchức

 

Thi hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủvề xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, Ban Tổ chức - cánbộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điểm cụ thể như sau:

I. NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

1.Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức quy định tại Nghị định97/1998/NĐ-CP là những cơ quan, tổ chức được phân cấp quản lý ngạch công chức.

2.Công chức biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp mà các tổ chức này đã được cơ quan có thẩm quyền giaochỉ tiêu biên chế được áp dụng theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP và thông tư này baogồm:

2.1.Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương gồm 18 Hội hiện nayđược giao biên chế là: Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội nhà báo Việt Nam; Hội ngườimù Việt Nam; Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam; Hộiluật gia Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội kiến trúc sư Việt Nam;Hội điện ảnh Việt Nam; Hội nhạc sĩ Việt Nam; Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam;Hội nghệ sỹ múa Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Liên hiệpcác hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Tổng hội y dược học Việt Nam; Hội y họccổ truyền Việt Nam; Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn hoá văn nghệ các dân tộcthiểu số Việt Nam.

2.2.Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương bao gồm 4 hội nghềnghiệp cấp tỉnh đã được Liên Bộ duyệt chuyển xếp lương mới theo Nghị định 25/CPngày 23/5/1993 của Chính phủ là: Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội người mù Việt Nam;Hội y học cổ truyền Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

3.Những người làm việc theo hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổchức, đơn vị Nhà nước khi có hành vi vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy địnhcủa Bộ luật lao động và Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ về quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luậtlao động và trách nhiệm vật chất.

4.Không xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật khi:

4.1.Công chức mắc bệnh tâm thần đang được điều trị tại bệnh viện tâm thần hoặc đượckhoa thần kinh của bệnh viện quận, huyện, tỉnh, bệnh viện Trung ương chứngnhận.

4.2.Công chức bị mất khả năng nhận thức hành vi của mình và được cơ sở y tế có thẩmquyền (bệnh viện quận, huyện, tỉnh, bệnh viện Trung ương) xác nhận.

5.Công chức không phải bồi thường thiệt hại khi làm mất mát, hư hỏng trang bị,thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản Nhà nước do nguyên nhân bất khả kháng như:thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ... có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị sửdụng công chức.

6.Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật tối đa là 3 tháng kể từ khi phát hiện côngchức vi phạm, tức là từ khi cơ quan, tổ chức phát hiện công chức vi phạm hoặccó quyết định điều tra, xem xét sự việc; người tố cáo có đơn hoặc trực tiếp tốcáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 củaLuật khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý và sử dụng công chức có văn bảnyêu cầu xem xét công chức vi phạm kỷ luật. Trường hợp việc vi phạm của côngchức có nhiều tình tiết phức tạp cần có thời gian để điều tra xác minh thì cóthể kéo dài nhưng thời hiệu không quá 6 tháng.

Hếtthời hiệu mà không xác định được công chức có lỗi thì chấm dứt điều tra, xemxét kỷ luật.

7. Kểtừ ngày có quyết định kỷ luật, sau 12 tháng, nếu công chức không tái phạm vàkhông có những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì bộ phận phụ tráchnhân sự của cơ quan báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền raquyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.

Saukhi có quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật đối với công chức bị hạ ngạch, hạbậc lương thì không nhất thiết phải phục hồi ngạch và bậc lương cũ; việc xemxét công chức có trở về ngạch cũ, bậc lương cũ hay không là do tập thể lãnh đạocơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức xem xét quyết định từng trườnghợp cụ thể.

Trườnghợp công chức bị cách chức thì việc bổ nhiệm lại được thực hiện theo quy địnhvề quản lý cán bộ, công chức của đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước.

8.Công chức bị xử lý kỷ luật, nếu xét thấy chưa thoả đáng thì có quyền khiếu nạivề quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quyđịnh tại Điều 48, 49, 50 và Điều 51 của Luật khiếu nại, tố cáo.

Cáccơ quan, tổ chức khi nhận được khiếu nại của công chức phải có trách nhiệm xemxét và trả lời đương sự theo quy định tại Điều 51 ,52, 53, 54 và Điều 55 củaLuật khiếu nại, tố cáo.

9.Công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơquan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại điều 45 Pháplệnh cán bộ, công chức thì chậm nhất là 30 ngày kể từ khi cơ quan, tổ chức nhậnđược văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơicông chức làm việc có trách nhiệm tổ chức công bố trước toàn bộ cán bộ, côngchức hay đại diện cán bộ, công chức (trường hợp cơ quan đông người) kết luậntrên đồng thời thực hiện việc bố trí, sắp xếp vào ngạch, xếp hệ số lương tươngứng với ngạch cũ. Thời gian bị kết luận là oan sai được tính là thời gian đểnâng bậc lương. Việc bồi thường các quyền lợi theo quy định tại Nghị định số47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại docông chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tốtụng gây ra.

II. XỬLÝ KỶ LUẬT

A. MỘT SỐ NGUYÊNTẮC CỤ THỂ KHI TIẾN HÀNH XỬ LÝ KỶ LUẬT:

1.Khi hết "thời gian chưa xử lý kỷ luật" đối với công chức quy định tạiđiểm 4 Điều 9 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ thì cơquan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng công chức phải thông báo cho công chứcbiết và tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

2. Việctạm thời đình chỉ công tác của công chức cần xem xét thận trọng, chỉ tạm đìnhchỉ công tác khi thấy nếu để công chức tiếp tục làm việc có thể gây tác hạihoặc cản trở điều tra kết luận sự việc.

3.Công chức trong thời gian tạm đình chỉ công tác được tạm ứng 50% tiền lương vàcác khoản phụ cấp (nếu có) ở mức lương tại thời điểm trước khi bị đình chỉ côngtác được thực hiện như sau:

3.1.Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét nếu công chức không bị xử lý kỷ luậtthì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thờigian tạm đình chỉ công tác được tính là thời gian công tác để thực hiện chế độ.

3.2.Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh phần tiền lươngvà các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thời gian tạm đình chỉ công tác và thờigian tính đến khi có quyết định kỷ luật công chức được tính là thời gian côngtác để thực hiện chế độ nhưng không được tính thời gian để nâng bậc.

4.Trong thời gian bị bắt và tạm giam công chức được tạm ứng 50% tiền lương và cáckhoản phụ cấp (nếu có) ở mức lương tại thời điểm trước khi bị bắt và tạm giam.Sau khi toà án xem xét nếu công chức không phạm tội và không bị xử lý hànhchính thì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại,thời gian bị bắt và tạm giam được tính là thời gian công tác để thực hiện chếđộ. Nếu bị xử lý kỷ luật thì thực hiện như quy định tại điểm 3.2 mục A phần IIcủa Thông tư này.

Trườnghợp công chức phạm tội bị toà án phạt tù án treo hoặc cải tạo không giam giữ,quản chế thì trong thời gian bị bắt và tạm giam công chức được tạm ứng 50% tiềnlương và các khoản phụ cấp (nếu có), không được truy lĩnh phần tiền lương vàcác khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thời gian bị bắt và tạm giam không đượctính là thời gian công tác để thực hiện chế độ.

5.Ngoài những trường hợp có thể bị buộc thôi việc quy định tại điểm 7 Điều 12 củaNghị định 97/1998/NĐ-CP thì hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị buộc thôi việcđối với công chức tự ý bỏ việc 7 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm (cộngdồn) mà không có lý do chính đáng.

Côngchức phạm tội bị toà án phạt tù mà không được hưởng án treo kể từ ngày bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên buộc thôi việc.

6.Hình thức hạ ngạch thực hiện theo nguyên tắc sau:

6.1.Hạ từ ngạch chuyên môn công chức đang giữ xuống ngạch thấp hơn liền kề vàchuyển xếp ở hệ số lươngcủa ngạch bị hạ xuống tương đương với hệ số lương củangạch được hưởng trước khi bị xử lý kỷ luật.

Ví dụ: ÔngNguyễn Văn M đang giữ ngạch chuyên viên chính (mã số 01002), hệ số lương 3,63vi phạm kỷ luật ở hình thức hạ ngạch, ông M sẽ bị hạ từ ngạch chuyên viên chínhxuống ngạch chuyên viên (mã số 01003), xếp hệ số lương 3,56.

6.2.Trường hợp công chức đang giữ ở ngạch thấp nhất của bảng lương hoặc ngànhchuyên môn không có ngạch thấp hơn nên không thực hiện việc hạ ngạch được thìthực hiện hình thức hạ tối thiểu hai bậc lương.

7.Hình thức hạ bậc lương thực hiện theo nguyên tắc sau:

7.1.Hạ từ bậc của ngạch chuyên môn công chức đang giữ xuống bậc thấp hơn liền kềtrong ngạch đó.

7.2.Trường hợp công chức đang giữ hệ số lương ở bậc 1 của ngạch chuyên môn thì thựchiện việc kéo dài thời gian nâng bậc thêm một thâm niên nâng bậc của ngạch,không kể thời gian quy định tại điểm 2 Điều 6 của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP.

Ví dụ 1:Bà Nguyễn Thị N đang giữ bậc 1 của ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15114), hệsố lương 1,57 từ ngày 1/5/1997, tháng 1/1999 bị xử lý kỷ luật ở

hìnhthức hạ bậc. Vậy bà N đến 1/5/2002 mới được nâng lên bậc 2 nếu bà N không táiphạm và không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

Ví dụ 2:Ông Trần Văn H đang giữ bậc 1 của ngạch chuyên viên (mã số 01003), hệ số lương1,86 từ ngày 1/10/1996, tháng 5/1999 bị xử lý kỷ luật ở hình thức hạ bậc. Vậyông H đến 1/10/2003 mới được nâng lên bậc 2 nếu ông H không tái phạm và khôngcó những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

B- HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT:

1.Thành phần Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định97/1998/NĐ-CP.

2.Trường hợp người đứng đầu hoặc trường hợp người đứng đầu và cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đều có hành vi vi phạm kỷ luật thì người đứngđầu cơ quan quản lý cấp trên quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét,xử lý. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:

Chủtịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lýcấp trên cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đạidiện Ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

Đạidiện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỷ luật (do tậpthể công chức đơn vị cử ra).

III. PHÂNCẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

1. Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

1.1.Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, sau khi Hội đồng kỷ luậtxem xét, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủquyết định và gửi văn bản báo cáo về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để theodõi.

1.2.Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi Hội đồng kỷ luật xemxét, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ raquyết định kỷ luật.

1.3.Công chức ngạch chuyên viên và tương đương thực hiện như sau:

1.3.1.Công chức làm việc ở Tổng cục, Cục, Viện, Trường... trực thuộc Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét ngườiđứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên ra quyết định kỷ luật. Trườnghợp bị xử lý hình thức kỷ luật từ hạ ngạch trở lên thì sau khi có ý kiến thốngnhất bằng văn bản của vụ Tổ chức Cán bộ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức,đơn vị nêu trên ra quyết định kỷ luật.

1.3.2.Công chức làm việc ở cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ saukhi Hội đồng kỷ luật xem xét, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ ra quyết định kỷ luật.

1.4.Công chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống có hành vi vi phạm kỷ luật thìsau khi Hội đồng xem xét, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phâncấp quản lý ngạch công chức ra quyết định kỷ luật.

2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1.Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, sau khi Hội đồng kỷ luậtxem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquyết định và gửi văn bản báo cáo về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để theodõi.

2.2.Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi Hội đồng kỷ luật xemxét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương raquyết định kỷ luật.

2.3.Công chức ngạch chuyên viên và tương đương thực hiện như sau:

2.3.1.Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ khiển trách đến hạ bậc lương, saukhi Hội đồng kỷ luật xem xét, trình Giám đốc Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ bannhân dân Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức raquyết định kỷ luật.

2.3.2.Công chức bị xử lý kỷ luật từ hình thức hạ ngạch trở lên, sau khi Hội đồng kỷluật xem xét trình Giám đốc Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận,Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh để báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền,sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thì Giám đốc Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận,Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức mới ra quyết định kỷluật.

2.4.Công chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống vi phạm kỷ luật thì sau khi Hộiđồng kỷ luật xem xét, Giám đốc Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận,Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức ra quyết định kỷluật.

3. Việcxử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức do hội đồng kỷ luật xem xét và trình cấpcó thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ đó để ra quyết định kỷ luật.

4. Trườnghợp ý kiến của hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của người ra quyết định (hoặccơ quan thoả thuận) mà sau khi thảo luận không thống nhất được thì người raquyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) quyết định và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình.

5. Đốivới công chức giữ ngạch thanh tra viên cao cấp (cấp 3) nếu bị hình thức kỷ luậttừ hạ ngạch trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báocáo về Ban tổ chức- cán bộ Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

IV. TỔCHỨC THỰC HIỆN

1. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày.

2. Thôngtư này thay thế các văn bản sau đây:

Thôngtư Liên bộ số 13/TT-LB ngày 30/8/1996 giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệvề kỷ luật lao động trong cơ quan Nhà nước.

Thôngtư số 12/LĐ-TT ngày 28/5/1977 về củng cố và tăng cường kỷ luật trong cơ quanNhà nước.

Thôngtư số 3/LĐ-TT ngày 20/2/1979 của Bộ Lao động hướng dẫn về thủ tục thi hành kỷluật lao động đối với công nhân viên chức Nhà nước.

Thôngtư số 13/LĐ-TT ngày 4/12/1979 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành việc đình chỉcông tác đối với cán bộ, nhân viên Nhà nước nước phạm sai lầm, khuyết điểm.

Thôngtư Liên Bộ số 128/TT-LB ngày 24/7/1968 của Bộ Tài chính, Lao động, Tổng côngđoàn hướng dẫn việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viênchức đối với tài sản của Nhà nước.

3. Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

4.Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ảnh về Ban Tổ chức - cán bộChính phủ nghiên cứu, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns971998n17111998ccpvxlklvtnvcvcc646