AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Số: 04/1999/TT-TCCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1999                          
Ban Tổ chức- Cán bộ

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP củaChính phủ

về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

                       

Thihành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sửdụng và quản lý công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/1998/NĐ-CP). BanTổ chức-Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Hàng năm cơ quan sử dụng công chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi cơ quan có thẩmquyền quản lý công chức theo quy định tại Điều 32, Điều 35 của Nghị định số95/1998/NĐ-CP xem xét, phê duyệt theo chỉ tiêu biên chế được giao.

2.Về điều kiện tuyển dụng:

2.1.Người muốn được tuyển dụng phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 củaNghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

2.2.Về lý lịch: Bản sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, họctập.

2.3.Về văn bằng chứng chỉ: Người đăng ký dự thi nộp đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêucầu của ngạch dự thi (bản sao bằng phải có công chứng). Khi được tuyển dụngphải xuất trình bản chính để kiểm tra lại.

2.4.Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để công tác do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (bệnhviện Huyện, quận trở lên).

3.Về phân loại công chức:

3.1.Công chức loại A là những người có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại họctrở lên. Những người có trình độ cao đẳng tuyển dụng sau ngày 2/12/1998 khôngxếp ngạch chuyên viên 01.003 và những ngạch có yêu cầu trình độ đại học mà chỉđược tuyển vào ngạch công chức loại B.

3.2.Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơcấp và đã được tuyển dụng vào biên chế trước khi ban hành Nghị định số 25/CPngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của côngchức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Những người đào tạoở trình độ dưới sơ cấp được tuyển sau ngày 23/5/1993 để làm các công việc: Nhânviên, lái xe, bảo vệ trong cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện hợp đồngtrong chỉ tiêu biên chế và được điều chỉnh theo Bộ Luật lao động. Trường hợpđặc biệt ở một số cơ quan khi có yêu cầu tuyển công chức loại D phải được sựthống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ.

II. TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC

Mục 1

ĐIỀU KIỆN THI TUYỂN, TUYỂN DỤNG

1.Về tuổi đời dự tuyển: Quy định chung đối với nam phải từ đủ 18 tuổi đến 40tuổi, đối với nữ từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi. Đối với người dự tuyển đã là sỹquan trong lực lượng vũ trang (quân đội và công an nhân dân), viên chức trongdoanh nghiệp nhà nước, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND xã, phường,thị trấn thì tuổi dự tuyển vào công chức có thể cao hơn nhưng tối đa cũng khôngquá 45 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ.

2.Về quốc tịch: Người được tuyển dụng vào công chức phải là người chỉ mang 1 quốctịch Việt Nam (theo nguyên tắc một quốc tịch quy định tại điều 3 Luật Quốc tịchViệt Nam ngày 1/6/1998).

3.Trường hợp những người đang công tác ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc ở lực lượngvũ trang khi chuyển về khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau:

3.1 Nhữngviên chức làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước được tuyển dụng từ trước khi banhành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ hoặc những người công tácở lực lượng vũ trang từ trước khi có Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủmà được tiếp nhận vào cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp thì phải đápứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chuyển đến.

3.2.Cơ quan sử dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quyđịnh tại điều 27 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và đề nghị với Vụ Tổ chức Cán bộ(đối với Bộ, ngành Trung ương) hoặc Ban Tổ chức chính quyền (đối với tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương) làm thủ tục tiếp nhận. Sau khi có ý kiến thẩmđịnh bằng văn bản của Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban Tổ chức chính quyền thì người đứngđầu các cơ quan có thẩm quyền sau đây ra quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm vàocác ngạch:

a)Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm ngạch Chuyênviên chính và tương đương.

b)Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Viện, Trường.. trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở, ban,ngành, trường thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh quyết định bổ nhiệm từ ngạch Chuyên viên và tương đương trởxuống.

Mục 2

TỔ CHỨC THI TUYỂN

1.Việc tổ chức thi tuyển công chức thực hiện theo quy chế ban hành tại Quyết địnhsố 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 5/9/1998 của Bộ trưởng- Trưởng ban Tổ chức- Cánbộ Chính phủ.

2. Trước30 ngày tổ chức thi tuyển, cơ quan nhất thiết phải thông báo công khai trên cácphương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết thông báo ở nơi công cộng để mọingười biết và đăng ký dự thi.

Nộidung thông báo gồm: điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự thi, số lượng cần tuyển,thời gian đăng ký, thời gian hướng dẫn nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểmthi, lệ phí thi và số điện thoại để liên hệ giải đáp, ...

Từnay chấm dứt việc hợp đồng tạm tuyển vào làm việc ở các ngạch công chức từ loạiC trở lên. Những người đã hợp đồng với cơ quan từ trước ngày 2/12/1998 các cơquan có thẩm quyền cũng phải tổ chức thi tuyển theo quy định tại Thông tư này.

3.Những người tham gia dự thi đều phải thi 2 phần bắt buộc:

Phầnthi viết.

Phầnthi vấn đáp (hoặc thực hành vấn đáp).

4.Chậm nhất 25 ngày sau khi tổ chức thi, Hội đồng thi tuyển phải báo cáo kết quảthi lên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủtịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả thituyển. Trong thời gian chậm nhất 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, Hộiđồng thi phải công bố kết quả thi và kết quả trúng tuyển tại trụ sở của cơ quantổ chức thi tuyển và gửi thông báo cho người dự thi biết. Người trúng tuyển làngười phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10và được tính từ tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế.

5.Quy định về ưu tiên trong thi tuyển:

5.1.Người dân tộc thiểu số, người tốt nghiệp ở các trường đào tạo chuyên môn đạtloại giỏi hoặc những người là thương binh được cộng thêm 1 điểm vào kết quảthi.

5.2.Người tình nguyện phục vụ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; con liệt sỹ đượccộng thêm 2 điểm vào kết quả thi.

5.3.Những người là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang được cộng thêm 3điểm vào kết quả thi.

6.Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơnxin phúc tra, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc tra bài thi và trả lờicho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, mọi đơn xin phúc tra, khiếu nại(nếu có) sẽ không giải quyết.

Banphúc tra kết quả thi được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng thisau khi công bố kết quả thi.

7.Các địa phương khi tuyển công chức vào làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,hải đảo nếu điều kiện quá khó khăn, sau khi thông báo trên các phương tiệnthông tin đại chúng vẫn không có người xin đăng ký dự thi thì Chủ tịch UBNDtỉnh có văn bản gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ xem xét để có văn bản thỏathuận riêng.

Mục 3

VỀ TUYỂN DỤNG, NHẬN VIỆC

1.Chậm nhất 40 ngày sau khi có quyết định tuyển dụng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnglập báo cáo gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ về kết quả thi, danh sách xếpngạch, bậc lương của những người được tuyển dụng để theo dõi. (Theo biểu mẫukèm theo)

2.Trường hợp người có quyết định tuyển dụng chưa thể nhận việc đúng thời hạn theoquy định tại Điều 15 của Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và có lý do chính đáng thìphải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và được cơ quan sử dụng côngchức đồng ý, nhưng thời gian xin gia hạn không quá 1 tháng.

3.Đối với các trường hợp đang thực hiện hợp đồng, sau khi tham dự thi tuyển nhưngkhông đạt yêu cầu để tuyển dụng thì chấm dứt hợp đồng.

Mục 4

VỀ TẬP SỰ, BỔ NHIỆM

1.Mục đích của chế độ tập sự là giúp cho người mới được tuyển dụng vào biên chếlàm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của ngạch công chứcsẽ được bổ nhiệm, thông qua đó bổ sung thêm các kiến thức cần thiết cho nghềnghiệp, trau dồi kỹ năng chuyên môn, khả năng viết và soạn thảo văn bản, rènluyện tác phong công chức và kỷ luật làm việc. Là cầu nối giữa kiến thức đượcđào tạo với thực tế và nhận thức được bổn phận, trách nhiệm người công chức đểcó thể chính thức đảm nhận và làm tốt công vụ.

2.Nội dung tập sự để người tập sự học tập và làm được những vấn đề sau:

2.1.Học tập nghĩa vụ của công chức quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh cán bộ, côngchức.

2.2.Học tập và nắm một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ củangành (đối với công chức loại A) và của cơ quan được tuyển dụng vào làm việc.

2.3.Học tập nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; Chế độ trách nhiệm của công việcsẽ được phân công.

2.4.Học tập các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽđược bổ nhiệm.

1.Học tập các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc của cơquan đang công tác.

2.Học tập về giao tiếp

2.7.Tập làm, tập giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch công chức sẽ đượcbổ nhiệm và các công việc sẽ được phân công.

2.8.Thực hành trên máy vi tính về soạn thảo văn bản (đối với công chức loại A)

3.Thời gian tập sự đối với người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế thựchiện như điều 16 Nghị định số 95/1998/NĐ- CP của Chính phủ.

Mộtsố trường hợp đặc biệt:

a)Những người có trình độ đại học trở lên nếu tự nguyện và được tuyển dụng vàonhững ngạch yêu cầu trình độ trung học hoặc cao đẳng thì thời gian tập sự là 6tháng.

b)Những người có trình độ trung học trở lên nếu tự nguyện và được tuyển dụng vàonhững ngạch yêu cầu trình độ sơ cấp thì thời gian tập sự là 3 tháng.

Cáctrường hợp trên, sau này nếu cơ quan có yêu cầu, vị trí công tác ở ngạch caohơn phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn thì phải thực hiện thinâng ngạch theo quy định và người dự thi phải có thời gian làm việc ở ngạch đượctuyển dụng tối thiểu là 6 năm.

4.Những người có thời gian làm hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, sau khi tham dựthi tuyển và được tuyển dụng vào biên chế thì thời gian làm hợp đồng được tínhlà thời gian tập sự và thực hiện như sau:

4.1.Những người khi thực hiện hợp đồng đã đóng BHXH, tính đến 2/12/1998 có thờigian tập sự vượt thời hạn tập sự theo quy định tại Quyết định số 256/TTg ngày15/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ, được cơ quan sử dụng công chức đánh giá theoquy định tại điều 19 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP, đạt yêu cầu và được bổ nhiệmvào ngạch thì thời gian vượt quá thời hạn quy định tập sự được tính để thựchiện nâng bậc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Vídụ: Ông Phạm xuân K hợp đồng ở ngạch công chức loại A, từ ngày 2/8/1996 tínhđến ngày 2/12/1998 đã có thời gian hợp đồng là 28 tháng. Sau khi tham dự thituyển và trúng tuyển thì cơ quan sử dụng công chức thành lập Hội đồng đánh giátheo quy định tại điều 19 Nghị định số 95/1998/NĐ- CP của Chính phủ, nếu ông Kđạt yêu cầu và được bổ nhiệm vào ngạch thì được hưởng bậc 1 của ngạch đó vàthời gian tính nâng bậc lương lần sau từ 2/8/1998.

4.2.Những người khi thực hiện hợp đồng đã đóng BHXH, tính đến 2/12/1998 chưa đủthời gian tập sự theo quy định tại Quyết định số 256/TTg ngày 15/7/1975 của Thủtướng chính phủ nhưng đã đạt hoặc vượt quá thời gian tập sự theo quy định tạiNghị định 95/1998/NĐ-CP thì cơ quan sử dụng công chức đánh giá theo quy địnhtại điều 19 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì đượcbổ nhiệm vào ngạch. Thời gian tập sự vượt quá thời hạn theo quy định tại Nghịđịnh 95/1998/NĐ-CP không được bảo lưu vào thời gian xét nâng bậc lương lần sau.

Vídụ: Bà Lê thị B hợp đồng ở ngạch công chức loại A, từ ngày 1/9/1997, tính đếnngày 2/12/1998 đã có thời gian hợp đồng 15 tháng, sau khi tham dự thi tuyển vàtrúng tuyển thì cơ quan sử dụng công chức thành lập Hội đồng đánh giá theo quyđịnh tại điều 19 Nghị định số 95/1998/NĐ- CP của Chính phủ, bà B đạt yêu cầu vàđược bổ nhiệm vào ngạch thì được hưởng bậc 1 của ngạch đó và thời gian để tínhnâng bậc lương lần sau được tính từ 2/12/1998.

5.Trong thời gian người tuyển dụng thực hiện chế độ tập sự, cơ quan quản lý, sửdụng công chức cần tạo điều kiện và có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiếnthức cần thiết để người tập sự hoàn chỉnh các chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch.

Ngườitập sự có nhiệm vụ phải tham gia đầy đủ các khóa học và đảm bảo đủ các chứngchỉ khi hết thời gian tập sự.

6.Đối với người hướng dẫn tập sự:

6.1.Người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công chức phải có quyết định bằng vănbản cử người hướng dẫn tập sự. Mỗi người tập sự có một người hướng dẫn. Ngườitập sự trước đây chưa có người hướng dẫn tập sự hoặc có phân công nhưng chưalàm quyết định thì cơ quan cần có Quyết định cử người hướng dẫn tập sự.

6.2.Người hướng dẫn tập sự phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có uytín trong đơn vị và có thời gian ở ngạch tối thiểu là 6 năm.

6.3.Người có quyết định cử hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm mỗitháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu trong thời gian thực tế hướng dẫn tập sự vàchỉ được áp dụng từ sau ngày 2/12/1998. Khi hết thời gian hướng dẫn tập sự theoquy định thì người hướng dẫn tập sự không được hưởng chế độ phụ cấp tráchnhiệm. Phụ cấp trách nhiệm này không tính khi về hưu hoặc để nộp Bảo hiểm xãhội.

7.Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo tự nhận xét kết quả tập sựtheo nội dung:        

a)Phẩm chất đạo đức.

b)Năng lực, trình độ và kết quả làm việc trong thời gian tập sự.

c)Ý thức tổ chức chấp hành kỷluật, nội quy, quy chế của cơ quan.

d)Về việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngườihướng dẫn tập sự phải có bản đánh giá, nhận xét kết quả đối với người tập sự đểbáo cáo với cơ quan quản lý, sử dụng công chức và phải chịu trách nhiệm về việcđánh giá của mình.

8.Chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi nhận được bản đánh giá kết quả tập sự ngườiđứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định:

8.1.Nếu người tập sự đạt yêu cầu thì bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương bậc 1 củangạch được bổ nhiệm.

8.2.Nếu người tập sự không đạt yêu cầu thì quyết định chấm dứt hiệu lực của quyếtđịnh tuyển dụng và thực hiện theo Điều 21 Nghị định 95/1998/ NĐ-CP.

Mục 5

NÂNG NGẠCH, CHUYỂN NGẠCH

1.Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi theo quy định. Các quyếtđịnh nâng ngạch không qua kỳ thi đều không hợp lệ.

2.Các Bộ, ngành quản lý các ngạch theo ngành chuyên môn quy định tại Điều 33 củaNghị định 95/1998/NĐ-CP thực hiện soạn thảo nội dung thi nâng ngạch và thốngnhất với Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để các Bộ, ngành và địa phương thực hiệnchậm nhất là 30/6/1999.

3.Các Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền của mình hàng năm phải xây dựng đề ánthi nâng ngạch gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để thống nhất ý kiến và chỉtiêu dự thi. Đề án gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ gồm:

a)Cơ cấu ngạch công chức hiện có thuộc ngành chuyên môn ở từng đơn vị, cơ quan doBộ, ngành, Tỉnh quản lý.

b)Dự kiến chỉ tiêu thi trong năm cho từng ngạch.

c)Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức thi nâng ngạch.

d)Dự kiến Ban chấm thi (Danh sách, ngạch, văn bằng và chức vụ khoa học).

e)Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi tổ chức việc thi nângngạch Chuyên viên lên Chuyên viên chính thì số thành viên trong Ban chấm thitối thiểu phải có 4/5 là thầy giáo thuộc Học viện hành chính quốc gia.

Khitổ chức thi nâng ngạch tương đương như Bác sỹ lên Bác sỹ chính, Nghiên cứu viênlên Nghiên cứu viên chính... trên cơ sở nội dung hướng dẫn của các Bộ, ngànhquản lý ngạch theo ngành chuyên môn quy định tại điều 33 Nghị định95/1998/NĐ-CP, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ sẽ có ý kiến thống nhất với cácBộ, ngành về Ban giám khảo chấm thi đối với mỗi kỳ thi.

f)Thời gian dự kiến giới thiệu nội dung và thời gian thi.

g)Dự kiến thành phần Hội đồng thi nâng ngạch,...

4.Về tổ chức thi nâng ngạch:

4.1.Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc thi nâng ngạch chuyênviên lên chuyên viên chính và tương đương sẽ do Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủtổ chức hoặc phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức mỗi năm một lần trêncơ sở xây dựng cơ cấu ngạch và nhu cầu thực tế của địa phương.

4.2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ. cơ quan trực thuộc Chính phủ nếu không có điều kiệntổ chức thi hoặc số lượng thi ít thì đăng ký về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủđể tổ chức thi chung.

4.3.Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chínhlên chuyên viên cấp cao và tương đương.

4.4.Trong thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi nâng ngạch,Hội đồng thi nâng ngạch phải báo cáo kết quả kỳ thi nâng ngạch đến Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân tỉnh xemxét và ra quyết định công nhận. Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thinâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch công bố kết quả thi và thông báo cho ngườidự thi biết.

4.5.Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi công bố kết quả thi nâng ngạch, nếu người dựthi có đơn xin phúc tra, Hội đồng thi nâng ngạch có trách nhiệm tổ chức phúctra bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời hạn trên, mọi đơn xin phúctra, khiếu nại sẽ không giải quyết..

4.6.Đối với kỳ thi nâng các ngạch chưa yêu cầu thi ngoại ngữ thì người đạt kết quảkỳ thi nâng ngạch là người phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trởlên theo thang điểm 10 và có tổng số điểm tối thiểu là 16 điểm. (Trong đó mônthi viết tính theo hệ số 2, môn thi vấn đáp tính theo hệ số 1). Những ngạch bắtbuộc thi ngoại ngữ thì tổng số điểm thi tối thiểu là 21 (trong đó thi viết hệsố 2, thi vấn đáp và thi ngoại ngữ hệ số 1).

4.7.Phân loại kết quả thi nâng ngạch quy định như sau:

Kếtquả điểm từ 16 đến dưới 21 điểm đạt loại trung bình.

Kếtqủa điểm từ 21 đến dưới 27 điểm đạt loại khá.

Kếtqủa điểm từ 27 điểm trở lên đạt loại giỏi.

Đốivới kỳ thi nâng ngạch có phần thi ngoại ngữ bắt buộc:

Kếtqủa điểm từ 21 đến dưới 28 điểm đạt loại trung bình.

Kếtquả điểm từ 28 đến dưới 36 điểm đạt loại khá.

Kếtquả điểm từ 36 điểm trở lên đạt loại giỏi

5.Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền côngnhận kết quả kỳ thi nâng ngạch, cơ quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch gửi báo cáovề Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ danh sách những người đạt kỳ thi nâng ngạch vàxếp hệ số lương mới theo hướng dẫn của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để theodõi.

6.Công chức chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác thực hiệntheo quy định tại Điều 27 Nghị định 95/1998/NĐ-CP.

7.Những người khi thôi giữ chức vụ bầu cử mà chưa phải trong biên chế và hưởng lươngtừ Ngân sách Nhà nước, nếu có nguyện vọng làm việc ở các cơ quan hành chính sựnghiệp thì thực hiện thi tuyển theo quy định chung.

Mục 6

VỀ ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI

1.Việc điều động công chức chỉ thực hiện khi cơ quan tiếp nhận công chức còn chỉ tiêubiên chế.

2.Công chức được điều động nếu nội dung công việc thay đổi thì được chuyển xếplại ngạch công chức. Cơ quan quản lý và sử dụng công chức căn cứ vào vị trícông tác được phân công và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để chuyển xếp lạingạch công chức và xếp hệ số lương tương đương với ngạch cũ.

3.Công chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan,tổ chức cũ bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính đểxét nâng bậc lương theo quy định chung của Nhà nước. Trường hợp cơ quan, tổchức cũ đã giải thể hoặc sáp nhập thì cơ quan ra quyết định giải thể hoặc sápnhập có trách nhiệm giải quyết.

4.Công chức được cử biệt phái thực hiện theo Điều 29 của nghị định 95/1998/NĐ-CPthì trong thời gian cử biệt phái vẫn giữ nguyên ngạch cũ, phụ cấp chức vụ (nếucó) và một số chế độ khác theo khả năng Ngân sách của địa phương.

5.Trường hợp công chức được cử biệt phái làm việc ở các Hội có chỉ tiêu biên chếđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thì thực hiện theo quy định chung đốivới công chức.

 

III. QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ cần rà soát các chứcdanh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo ngành chuyên môn, đề xuấtbổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới gửi về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để xemxét và quyết định.

2-.CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ được Chính phủ giao quản lýngạch công chức theo ngành chuyên môn quy định tại điều 33 của Nghị định95/1998/NĐ-CP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại điều34 của Nghị định số 95/1998/NĐ-CP sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ để hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện.

3.Về phân cấp thẩm quyền quyết định tuyển dụng (sau khi người dự thi trúngtuyển), bổ nhiệm vào ngạch và nâng bậc lương hàng năm ở các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như sau:

3.1.Đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, Vụ Tổ chức Cán bộ quyếtđịnh tuyển dụng những người trúng tuyển và phân bổ về cho các Tổng cục, Cục,Vụ, Viện, trường... trực thuộc.

Đốivới cơ quan Bộ, ngành, Vụ Tổ chức Cán bộ trình lãnh đạo Bộ xem xét quyết địnhhoặc lãnh đạo Bộ uỷ quyền cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ quyết định.

1.Cơ quan có người tuyển dụng có trách nhiệm bố trí người hướng dẫn tập sự.

Nhữngngười được tuyển dụng vào các Tổng cục, Cục, Viện, Trường... trực thuộc Bộ khihết thời gian tập sự nếu đánh giá đạt yêu cầu thì người đứng đầu Tổng cục, Cục,Viện, Trường.. trực thuộc Bộ ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đạtyêu cầu thì ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định tuyển dụng. Sau đóbáo cáo danh sách về Vụ Tổ chức Cán bộ (kèm theo các quyết định của từng người).

Nhữngngười được tuyển dụng vào cơ quan Bộ, ngành nếu đánh giá đạt yêu cầu thì Vụ trưởngVụ Tổ chức Cán bộ ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đạt yêu cầu thìVụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ ra quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết địnhtuyển dụng.

3.3.Việc nâng bậc lương hàng năm:

3.3.1.Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Hiệu trưởng trực thuộc Bộ căn cứ vàohướng dẫn của Nhà nước, lập danh sách nâng bậc lương hàng năm đối với ngạchChuyên viên và tương đương trở xuống gửi về Vụ Tổ chức Cán bộ. Sau khi có ýkiến thống nhất bằng văn bản của Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng,Viện trưởng, Hiệu trưởng ra quyết định nâng bậc lương hàng năm và gửi các quyếtđịnh về Vụ Tổ chức Cán bộ để theo dõi.

Vụtrưởng Vụ TCCB quyết định nâng bậc lương hàng năm đối với công chức giữ ngạchchuyên viên và tương đương trở xuống của cơ quan Bộ, ngành.

3.3.2.Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, Vụ TCCB lập danh sáchtrình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyếtđịnh.

3.3.3.Đối với công chức ngạch cao cấp và tương đương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị Bộ trưởng- Trưởng ban Tổ chức- Cán bộChính phủ quyết định.

 4.Về thẩm quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch và nâng bậc lương hàngnăm ở các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tỉnh) đượcthực hiện như sau:

4.1.Đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, Ban Tổ chức chínhquyền ra quyết định tuyển dụng và phân bổ cho các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh.

1.Cơ quan có người được tuyển dụng chịu trách nhiệm bố trí người hướng dẫn tậpsự.

Nhữngngười được tuyển dụng vào các đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh khi hết thời gian tậpsự nếu đánh giá đạt yêu cầu thì người đứng đầu các Sở, ban, ngành, trường,huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ký quyết định bổ nhiệm vàongạch; nếu đánh giá không đạt yêu cầu thì ra quyết định chấm dứt hiệu lực củaquyết định tuyển dụng và báo cáo danh sách về Ban Tổ chức chính quyền (kèm theocác quyết định của từng người) để theo dõi. Ban Tổ chức chính quyền tổng hợpbáo cáo về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm.

4.3.Việc nâng bậc lương hàng năm:

4.3.1.Người đứng đầu các Sở, ban, ngành, trường, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước, lập danh sách nâng bậc lương hàng nămđối với ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống gửi về Ban Tổ chức chínhquyền tỉnh. Sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức chínhquyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên ra quyết định nâng bậc lươnghàng năm và gửi quyết định của từng người về Ban Tổ chức chính quyền để theodõi.

4.3.2.Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, Ban Tổ chức chínhquyền lập danh sách trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.

4.3.3.Đối với công chức ngạch cao cấp và tương đương, Trưởng ban Tổ chức chính quyềnlập danh sách trình chủ tịch UBND tỉnh để đề nghị Bộ trưởng-Trưởng ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ra quyết định.

5.Các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá côngchức hàng năm theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVCngày 5/12/1998 của Bộ trưởng- Trưởng ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ để làm căn cứcho việc quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ công chức.

6.Cơ quan quản lý công chức theo thẩm quyền phân cấp có trách nhiệm lập, quản lývà lưu giữ hồ sơ của công chức. Hồ sơ của công chức bao gồm:

Bảnkhai lý lịch gốc và các bản lý lịch do công chức tự khai theo yêu cầu của cơquan quản lý.

Cácvăn bằng chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng (bản sao).

CácQuyết định khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch.

Phiếuđánh giá công chức hàng năm.

Cậpnhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình công tác, những thay đổi trong lýlịch..

Cáctài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đếnnguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giảitrình..

Cácbản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản thành tíchliên quan khen thưởng hoặc văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và kỷ luật ngườicông chức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiệnThông tư này.

2.Thông tư này thay thế Thông tư số 32/TCCP-BCTL ngày 20/1/1996 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn nội dung và hình thức thi tuyển vào cácngạch công chức viên chức và công văn số 498/CB-TCCP ngày 19/10/1993 của Ban Tổchức- Cán bộ Chính phủ về việc phân cấp tạm thời thẩm quyền quyết định lươngcông chức viên chức.

3.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

4.Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phảnánh về Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns951998ccptdsdvqlcc517