AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
Số: 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2001                          
Liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thi hành Nghị định số74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000

của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng cácsản phẩm thay thế sữa mẹ

để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi conbằng sữa mẹ.

 

Căn cứNghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sửdụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằngsữa mẹ;

Căn cứChỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thựchiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTgngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Liên tịch: Bộ Y tế- Bộ Thương mại, BộVăn hoá-Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thựchiện như sau:

I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Việckinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải tuân thủ các quy địnhvề thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh và sử dụng các sảnphẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả, các biện pháp để khuyến khíchnuôi con bằng sữa mẹ được quy định tại Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹđể bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, các văn bản quy phạm phápluật về thương mại, quảng cáo, chất lượng hàng hoá, nhãn hàng hoá và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Thông tưnày áp dụng đối với:

a. Cácdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bao gồm cảVăn phòng đại diện và các cá nhân hoạt động nhân danh doanh nghiệp đó;

b. Các hộkinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ;

c. Các tổchức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo;

d. Các cơsở sản khoa, nhi khoa (bao gồm bệnh viện chuyên khoa sản, nhi; các khoa sản,nhi trong bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế quận, huyện, nhà hộ sinh, trạm y tếxã, phường, thị trấn) của nhà nước, dân lập, bán công, tư nhân kể cả cơ sở cóvốn đầu tư của nước ngoài.

e. Các cơquan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc quản lý cácsản phẩm thay thế sữa mẹ.

II.THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG:

1. Nộidung các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôicon bằng sữa mẹ, về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ; các tài liệu về thông tinvà giáo dục về sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải đảm bảo theo đúng quyđịnh tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệvà khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ được phép cungcấp các tài liệu thông tin khoa học và cách sử dụng đúng các sản phẩm thay thếsữa mẹ cho các cơ sở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việctrong các cơ sở đó.

3. Các thầythuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở sản khoa, nhi khoa được quyềnhướng dẫn việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ hoặc thànhviên gia đình họ theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Nghị định số74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sảnphẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trongcác trường hợp sau:

a. Trẻ bịbệnh khó nuốt nặng, bị giảm đường huyết hoặc cần phải sử dụng biện pháp thaythế để điều trị giảm đường huyết và không cải thiện được bằng cách tăng cườngbú mẹ.

b. Trẻ cómẹ bị bệnh nặng (tâm thần, động kinh, shock...)

c. Trẻ mắcbệnh về chuyển hoá.

d. Trẻ bịmất nước nặng (ví dụ do tiêu chảy) mặc dù đã tăng cường bú mẹ nhưng vẫn khôngbù đủ lượng nước đã mất.

e. Trẻ cóbà mẹ phải dùng thuốc chống chỉ định cho con bú (ví dụ thuốc chống ung thư,chiếu tia, thuốc kháng giáp trạng....) hoặc mẹ bị nhiễm HIV/AIDS (cần có tư vấncủa cán bộ y tế đối với từng trường hợp cụ thể).

III.QUẢNG CÁO:

1. Nghiêmcấm quảng cáo dưới mọi hình thức các sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từkhi sinh đến 6 tháng tuổi (trường hợp sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng chung chotrẻ từ dưới 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi thì cấm quảng cáo dùng cho trẻ từ dưới6 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi), các loại bình bú và vú ngậm giả theo quy địnhtại Khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chínhphủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyếnkhích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Việc quảngcáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuânthủ nghiêm chỉnh các điều kiện quy định Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sảnphẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vềnội dung bắt buộc tại phần đầu quảng cáo: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻvà sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" phải đảm bảo yêu cầu cụ thểsau:

a. Quảngcáo trên đài truyền hình mà chỉ có hình ảnh không có âm thanh thì nội dung"Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻnhỏ" phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ để người xem đọc được. Nếu quảngcáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sứckhoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" phải được thể hiện bằngchữ và nói rõ để người xem đọc và nghe được.

b. Quảngcáo bằng lời nói trên đài phát thanh thì phải nói rõ: "Sữa mẹ là tốt nhấtcho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" để người nghe cóthể nghe được.

c. Quảngcáo trên báo chí, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc hình thức khác phải thể hiệnrõ nội dung "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơsinh và trẻ nhỏ" để người xem đọc được.

3. Chủ quảngcáo, các tổ chức và cá nhân thực hiện quảng cáo ngoài việc tuân thủ các quyđịnh tại Điểm 1, Điểm 2 Mục này còn phải thực hiện các quy định khác của phápluật về quảng cáo.

IV.KINH DOANH SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ:

1. Các sảnphẩm thay thế sữa mẹ trước khi đưa ra thị trường đều phải đăng ký chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm).

2. Nhãnsản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm giả ngoài việc tuân thủ các quy địnhtại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chínhphủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyếnkhích việc nuôi con bằng sữa mẹ, còn phải thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghinhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết địnhsố 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổsung một số nội dung của Quy chế trên, Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày27/12/2000của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hànhkèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ,Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thựchiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu, Thông tư số 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãnhàng thực phẩm.

3. Các cơsở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc đại diện của họ cótrách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Khoản 1, Khoản 2 (Điểm a, Điểm c), Điều 12của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh vàsử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi conbằng sữa mẹ và. Bên cạnh việc thực hiện quy định trên, các cơ sở sản xuất, kinhdoanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được phép:

a. Tặngcác sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ và thành viên trong gia đình họ tạicác cơ sở sản khoa, nhi khoa, nhà riêng, nơi công cộng hoặc bất kỳ địa điểmnào.

b. Tài trợhọc bổng, nghiên cứu khoa học, kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, cáckhóa học, các buổi hoà nhạc, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thứckhác như giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, buôn bánsản phẩm hoặc sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để tuyên truyền, quảngcáo sản phẩm nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

V.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN KHOA, NHI KHOA VÀ THẦY THUỐC, NHÂN VIÊN Y TẾ LÀMVIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÓ:

1. Các cơsở sản khoa, nhi khoa có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bà mẹ cho con bútrong vòng 1/2 giờ sau khi sinh, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Thôngtư này, thực hiện 10 điều kiện để trở thành "Bệnh viện bạn hữu trẻem" (Phụ lục đính kèm theo Thông tư này).

2. Bộ Y tếsẽ tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận công nhận danh hiệu "Bệnh việnbạn hữu của trẻ em". Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu cơ sở sảnkhoa, nhi khoa đã được công nhận danh hiệu trên nhưng không thực hiện đúng cácđiều kiện quy định tại Mục V, Khoản 1 nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy địnhcủa pháp luật, sẽ bị Bộ Y tế rút giấy chứng nhận, đồng thời thông báo với Uỷban nhân dân cấp tỉnh nếu bệnh viện thuộc quyền quản lý của địa phương.

3. Các cơsở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sởnày được nhận các sản phẩm thay thế sữa mẹ thông qua các tổ chức từ thiện đểnuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi hoặc trong các trường hợp đặc biệt phải sử dụng cácsản phẩm thay thế sữa mẹ theo qui định tại Điểm 3, Mục II của Thông tư này.Trong trường hợp, các cơ sở sản khoa, nhi khoa không đủ sản phẩm thay thế sữamẹ để nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có thể mua các sản phẩm thay thế sữa mẹ đủsố lượng theo nhu cầu thực tế.

4. Các cơsở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sởnày không được nhận trực tiếp quà tặng là các sản phẩm thay thế sữa mẹ; không đượcnhận đóng góp tài chính cho hội nghị, hội thảo và học bổng nhằm khuyến khíchviệc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ theo quy định Điểm 3, Mục IV củaThông tư này; không được cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học cho việc tuyêntruyền, quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ; không được trợ giúp các cơ sởsản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà, tài liệu tuyên truyền, giới thiệu,quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.

5. Ngoàicác quy định tại điểm 3 và điểm 4 nêu trên, các cơ sở sản khoa, nhi khoa sẽ bịxác định vi phạm quy định tại Điều 14 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹđể bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, nếu trong bệnh viện có cácsản phẩm, quà tặng có tên, hình các sản phẩm thay thế sữa mẹ, tên, hình của cơsở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

VI. TRÁCHNHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:

1. Bộ Y tếchủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ vàChăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan liên quan quản lý việc kinh doanh và sửdụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sảnphẩm thay thế sữa mẹ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong phạmvi cả nước.

2. Sở Y tếchủ trì và phối hợp với Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ vàChăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liênquan quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ; quản lýchất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm thay thế sữa mẹ; tổ chức thanhtra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sửdụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương theo thẩm quyền.

VII.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

1. Thông tưnày có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, ban hành. Bãi bỏ Thông tưliên Bộ số 18/TTLB ngày 03/11/1994 của Liên Bộ Y tế, Thương mại, Văn hoá-Thôngtin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số307/TTg ngày 10/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinhdoanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữamẹ và Thông tư số 07/BYT - TT ngày 18/4/1995 của Bộ Y tế hướng dẫn việc nhậpkhẩu các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

2. Đối vớisản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả bao gồm cả sản phẩm sản xuấttrong nước và nhập khẩu, nếu có nhãn cũ đã được in trước thời điểm Thông tư nàycó hiệu lực hiện còn tồn đọng mà không vi phạm các quy định của Quyết định số307/TTg ngày 10/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinhdoanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữamẹ, Thông tư liên Bộ số 18/TTLB ngày 03/11/1994 của Liên Bộ Y tế, Thương mại,Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thihành Quyết định số 307/TTg, Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 củaThủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước vàhàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 củaThủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chếtrên, Chỉ thị số 28/2000/TTg ngày 27/12/2000 về việc thực hiện quy chế ghi nhãnhàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủtướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện thì cơ sởsản xuất, kinh doanh có trách nhiệm báo cáo số lượng nhãn tồn đọng với Bộ Y tế(Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) trước ngày 30/5/2001 để kiểmtra, xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải dán bổ sung nhãn phụ bằngtiếng Việt với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu sovới quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ đểbảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Đối vớisản phẩm thay thế sữa mẹ có ghi hạn sử dụng từ trước ngày Thông tư này có hiệulực và đưọc đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng các vậtliệu như kim loại, thuỷ tinh, sành sứ và có nhãn hàng hoá cũ được in trực tiếplên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãnmới, nếu còn hạn sử dụng thì được phép lưu thông đến thời điểm hết hạn sử dụngnhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bổ sung những nội dung thông tin mà trênnhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghịđịnh số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụngcác sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữamẹ

4. Trongtrường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này bịthay thế hoặc bổ sung, sửa đổi thì phải đương nhiên áp dụng các văn bản quyphạm pháp luật mới ban hành.

5. Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phươngphản ảnh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban Bảovệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam để xem xét và sửa đổi cho phù hợp./.

PHỤ LỤC

10 ĐIỀU KIỆN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

THÀNH CÔNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN KHOA, NHIKHOA

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT - UBBVCSTEVN

ngày 13/3/2001 của Liên tịch: Bộ Y tế, BộThương mại, Bộ Văn hoá và Thông tin,

Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam)

1. Có mộtquy định của cơ sở sản khoa, nhi khoa về nuôi con bằng sữa mẹ, được viết thànhvăn bản và được phổ biến thường xuyên cho mọi cán bộ y tế.

2. Huấnluyện cho tất cả các cán bộ y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy địnhnày.

3. Thôngtin cho tất cả phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cáchthực hiện.

4. Giúpcác bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng 1/2 giờ sau đẻ.

5. Chỉ dẫncho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con.

6. Khôngcho trẻ sơ sinh ăn, uống bất cứ đồ ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉđịnh của cán bộ y tế.

7. Thựchiện để con ở gần mẹ suốt 24 giờ trong một ngày.

8. Khuyếnkhích cho con bú theo nhu cầu.

9. Khôngcho con dùng bất cứ loại vú giả hoặc đầu vú cao su nào.

10. Khuyếnkhích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bàmẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns742000n06122000ccpvkdvsdcspttsmbvvkkvncbsm933