AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 71/2001/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2001                          
Bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01tháng 08 năm 2001

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Kinh doanh bảo hiểm

 

Căn cứ Luật Kinhdoanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướngdẫn cụ thể như sau:

 

I. THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Hồ sơ xin cấpgiấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là giấy phép)

1.1. Hồ sơ xin cấpgiấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 64Luật kinh doanh bảo hiểm. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp môi giới bảohiểm được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 Luật kinhdoanh bảo hiểm.

1.2. Hồ sơ xin cấpgiấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được lậpthành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Hồsơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểmcó vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 bản bằng tiếngViệt và 1 bản bằng tiếng Anh. Có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bảnsao. Tổ chức, cá nhân đứng tên xin cấp giấy phép (sau đây gọi tắt là chủđầu tư) phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp giấyphép.

1.3. Đơn xin cấp giấyphép được làm theo mẫu tại Phụ lục 1 (đính kèm Thông tư này), có chữ ký của ngườiđại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của chủ đầu tư;

1.4. Ngoài các giấy tờtheo quy định tại điểm 1.1. nêu trên, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp dựkiến thành lập, hồ sơ xin cấp giấy phép phải có những tài liệu sau đây:

1.4.1. Đối với doanhnghiệp bảo hiểm nhà nước, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhà nước:

a) Văn bản của cơ quanquyết định thành lập doanh nghiệp chấp thuận việc doanh nghiệp tham gia hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm;

b) Giải trình về nguồnvốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có xác nhậncủa cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với công ty cổphần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạnmôi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm, công ty hợp danh môigiới bảo hiểm:

a) Biên bản họp củachủ đầu tư về việc thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giớibảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư nhânmôi giới bảo hiểm, công ty hợp danh môi giới bảo hiểm;

b) Xác nhận của cơquan có thẩm quyền về tính hợp pháp của nguồn vốn thành lập công ty.           

1.4.3. Đối với doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Điều lệ của bên nướcngoài tham gia liên doanh hoặc của chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệpbảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài);

b) Giấy phép hoạt độngcủa bên nước ngoài tham gia liên doanh hoặc của chủ đầu tư nước ngoài (đối vớidoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài);

c) Văn bản xác nhậncủa cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép bên nước ngoài tham gia gópvốn thành lập liên doanh hoặc cho phép chủ đầu tư nước ngoài thành lập doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài tại ViệtNam. Trường hợp quy định của nước nơi bên nước ngoài hoặc chủ đầu tư nước ngoàicó trụ sở chính không yêu cầu có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xácnhận việc này;

d) Doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh phải có văn bản của cấp có thẩmquyền của bên Việt Nam cho phép tham gia vào liên doanh;

đ) Giải trình về nguồnvốn góp của đối tác là bên Việt Nam có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thủ tục tiếpnhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép

2.1. Hồ sơ xin cấpgiấy phép được Bộ Tài chính tiếp nhận và kiểm tra trên cơ sở sau:

2.1.1. Số lượng bộ hồsơ cần phải nộp và đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ theo quy định;

2.1.2. Tính hợp lệ củahồ sơ xin cấp giấy phép;

2.1.3. Văn bản xácnhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư.

2.2. Ngay sau khi nhậnđủ bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp cho chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyềncủa chủ đầu tư giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép.

2.3. Trong thời hạn 60ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của các chủ đầu tư, BộTài chính quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợptừ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Trong quá trình thẩmđịnh hồ sơ xin cấp giấy phép, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm 2.1. nêu trên, Bộ Tài chính có thể gửithông báo yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu thấy cần thiết.

Thời hạn chủ đầu tưgửi văn bản bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép là 30 ngày làm việc kể từkhi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính. Hết thời gian bổ sung, sửa đổihồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu chủ đầu tư không hoànchỉnh hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ xin cấp giấy phép hết giá trị xem xét.

2.4. Giấy phép đượccấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Thông tư này).

3.3. Thẩm định hồsơ xin cấp giấy phép

3.1 Hồ sơ xin cấp giấyphép được thẩm định dựa theo những căn cứ sau đây:

Luật Kinh doanh bảohiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Các quy định khác củapháp luật có liên quan.

3.2. Nội dung thẩmđịnh hồ sơ xin cấp giấy phép:

3.2.1. Thẩm định tưcách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư thông qua:

a) Văn bản thành lậpdoanh nghiệp và điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (đối với các chủđầu tư là doanh nghiệp) hay văn bản chứng minh tư cách pháp lý (đối với chủ đầutư là cá nhân);

b) Báo cáo tài chínhđã được kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp đanghoạt động), bao gồm doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm; khả nănghuy động vốn của các chủ đầu tư; chứng nhận của ngân hàng về số tiền có trongtài khoản của chủ đầu tư (đối với chủ đầu tư là cá nhân); sự hỗ trợ của công tymẹ (nếu có).

c) Quy mô vốn, tríchlập dự phòng nghiệp vụ và các quỹ dự trữ theo quy định của pháp luật, hoạt độngđầu tư, phương án kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giớibảo hiểm dự kiến được thành lập.

3.2.2 Thẩm định về mứcđộ phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm với quy hoạch và các lợi ích kinh tế-xã hội:

a) Hồ sơ xin cấp giấyphép phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển thị trường bảohiểm, thị trường tài chính của Việt Nam;

b) Sự phù hợp của việcthành lập doanh nghiệp được xem xét trên các vấn đề cụ thể sau đây:

Đảm bảo sự phát triểnlành mạnh của thị trường bảo hiểm;

Nhu cầu của nền kinhtế quốc dân về loại sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;

Xem xét khả năng nângcao năng lực khai thác tiềm năng bảo hiểm trong nước và năng lực giữ lại phíbảo hiểm trên thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động;

Tiến trình hội nhập,phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.

3.2.3. Thẩm định vềnghiệp vụ đối với hồ sơ xin cấp giấy phép:

a) Quy tắc, điềukhoản, biểu phí bảo hiểm được xây dựng phù hợp với các quy định pháp luật hiệnhành, đảm bảo tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật đồng thời phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Khuyến khích triểnkhai các nghiệp vụ bảo hiểm mới mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt độngtrên thị trường chưa có khả năng đáp ứng.

4. Lệ phí cấp giấyphép

Trong thời hạn 7 ngàykể từ khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp lệ phí cấp giấy phép; mức lệ phí cấpgiấy phép là 0,1% vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CPngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệpbảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

5. Sửa đổi, bổ sunggiấy phép

Thủ tục chấp thuậnnhững thay đổi theo quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm được thựchiện cụ thể như sau:

5.1. Đổi tên doanhnghiệp:

Doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn đổi tên doanh nghiệp phải gửi đến Bộ Tàichính đơn xin đổi tên do người đại diện trước pháp luật hoặc người có thẩmquyền của doanh nghiệp ký và văn bản xác nhận của cơ quan, cá nhân có thẩmquyền của doanh nghiệp về việc đổi tên doanh nghiệp;

5.2. Tăng hoặc giảmmức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ phải gửi đến BộTài chính.

5.2.1. Bản giải trìnhvề việc điều chỉnh tăng, giảm mức vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện trướcpháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ số vốntăng (hoặc giảm), lý do tăng (hoặc giảm), phương án sử dụng vốn và thời gianthực hiện;

5.2.2. Văn bản chấpthuận của cơ quan hay người có thẩm quyền của doanh nghiệp về việc tăng, giảmvốn điều lệ;

5.2.3. Giải trình vềnguồn tài chính dùng để tăng vốn trong trường hợp tăng vốn điều lệ.

5.3. Mở hoặc chấm dứthoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện

5.3.1. Hồ sơ xin mởchi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

5.3.2. Hồ sơ xin mởchi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm ra nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư ranước ngoài.

5.3.3. Hồ sơ xin chấmdứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

Đơn đề nghị chấm dứthoạt động.

Báo cáo tình hình hoạtđộng của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 3 năm gần nhất. Trường hợp chinhánh, văn phòng đại diện hoạt động chưa được 3 năm thì báo cáo tình hình hoạtđộng từ khi bắt đầu hoạt động.

Trách nhiệm và các vấnđề phát sinh khi chấm dứt hoạt động.

5.4. Thay đổi địa điểmđặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chinhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp phải gửi đến Bộ Tài chính đơn xinthay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp do người đạidiện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký.

5.5. Thay đổi nộidung, phạm vi và thời hạn hoạt động.

Thủ tục và hồ sơ xinthay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghịđịnh số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 quy định chi tiết việc thihành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

5.6. Chuyển nhượng cổphần, phần vốn góp.

Hồ sơ xin chuyển nhượngcổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên được lập thành một (1)bộ và nộp cho Bộ Tài chính bao gồm các tài liệu sau đây:

5.6.1. Đơn xin chuyểnnhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên có chữ ký của ngườiđại diện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp trong đó nêurõ số lượng, giá trị cổ phần và tỷ lệ phần góp vốn được chuyển nhượng; lý dochuyển nhượng;

5.6.2. Các thông tinliên quan đến tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

Hợp đồng chuyển nhượngcổ phần, phần vốn góp.

5.7. Thay đổi Chủ tịchHội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc)

5.7.1. Trong thời hạnchậm nhất 15 ngày trước khi ra văn bản bổ nhiệm, miễn nhiệm theo định kỳ hoặcgiữa kỳ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hộiđồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền phải có vănbản gửi Bộ Tài chính đề nghị chấp thuận việc thay đổi.

5.7.2. Hồ sơ xin thayđổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) bao gồm:

a) Văn bản đề nghịchấp thuận việc thay đổi;

b) Dự kiến bổ nhiệm,miễn nhiệm nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

c) Lý lịch người dựkiến được bổ nhiệm có xác nhận của Hội đồng Quản trị hoặc người có thẩm quyềncủa doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Văn bằng, chứng chỉchứng minh trình độ và năng lực chuyên môn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc (Giám đốc) dự kiến bổ nhiệm;

đ) Biên bản cuộc họpvề việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giámđốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, nếu có.

5.8. Chia, tách, sápnhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục và thờihạn giải quyết yêu cầu chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổihình thức doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5.9. Thời hạn giảiquyết các yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép.

Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày Bộ Tài chính tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấyphép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm quy định tại cácđiểm từ 5.1 đến 5.8, Phần I, Thông tư này, Bộ Tài chính có văn bản trả lời vềviệc chấp thuận hay từ chối chấp thuận đề nghị của doanh nghiệp. Trong trườnghợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Trong trường hợp chấp thuận, Bộ Tàichính cấp giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 3(đính kèm Thông tư này). Giấy phép điều chỉnh là một bộ phận không tách rời củagiấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

 

II. KHAI THÁC BẢO HIỂM

1. Đăng ký quy tắc,điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm.

1.1. Việc đăng ký quytắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được áp dụng đối với các sản phẩm bảo hiểm đượcquy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày01/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

1.2. Doanh nghiệp bảohiểm chỉ được đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đối với các sảnphẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh quy định tạiGiấy phép thành lập và hoạt động (hoặc Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điềukiện kinh doanh bảo hiểm) do Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp.

1.3. Doanh nghiệp bảohiểm chịu trách nhiệm về nội dung và tính hợp pháp của quy tắc, điều khoản,biểu phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm đăng ký với Bộ Tài chính.

1.4. Khi đăng ký quytắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phảigửi cho Bộ Tài chính các tài liệu sau đây:

1.4.1. Văn bản đề nghịđăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu quy định tại phụ lục số 13 kèm theo Thông tưnày;

1.4.2. Quy tắc, điềukhoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm dự kiến áp dụng.

1.4.3. Trong thời hạn7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ các tài liệu đăng ký quy tắc, điều khoản,biểu phí bảo hiểm, Bộ Tài chính có trách nhiệm xác nhận việc doanh nghiệp bảohiểm đã hoàn tất thủ tục đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

2. Công bố danh mụcsản phẩm bảo hiểm

Trong thời hạn 15 ngàyđầu mỗi quý, Bộ Tài chính công bố danh mục các sản phẩm bảo hiểm của các doanhnghiệp bảo hiểm đang cung cấp trên thị trường tính đến thời điểm công bố. Việccông bố danh mục các sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính tiến hành công khaitrên phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, cácdoanh nghiệp bảo hiểm được phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. Hoa hồng bảohiểm

3.1. Doanh nghiệp bảohiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thực tế thu đượctheo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định đối với từng nghiệp vụbảo hiểm cho các đối tượng quy định tại Điều 20 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinhdoanh bảo hiểm.

3.2. Hoa hồng bảo hiểmlà các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trả cho doanh nghiệp môi giớibảo hiểm, đại lý bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động sử dụng hoa hồngbảo hiểm cho các nội dung chi phí sau:

3.2.1. Chi trả trựctiếp cho đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi những tổ chức,cá nhân này mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bù đắp các chi phísau đây:

Chi phí khai thác banđầu (tìm hiểu, thuyết phục và giới thiệu khách hàng);

Chi phí thu phí bảohiểm;

Chi phí theo dõi hợpđồng và thuyết phục khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm.

3.2.2. Chi hoa hồngbảo hiểm để phục vụ cho việc quản lý đại lý bao gồm:

Chi cho người quản lýđại lý không phải là nhân viên của doanh nghiệp;

Chi khuyến khích đạilý khai thác vượt định mức về doanh thu, về số lượng hợp đồng bảo hiểm, đảm bảotỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm cao;

Chi phí để thực hiệnmột số chính sách phúc lợi và tạo điều kiện ổn định thu nhập cho đại lý.

3.3. Tỷ lệ hoa hồngbảo hiểm tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép trả cho đại lý bảo hiểm đượcthực hiện theo bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm áp dụng cho từng nghiệp vụ bảo hiểmđược quy định tại Phụ lục 4 - Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng chocác nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và Phụ lục 5 - Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểmtối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đính kèm Thông tư này.

Doanh nghiệp bảo hiểmcó thể căn cứ vào thực tiễn kinh doanh để điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm ápdụng giữa các sản phẩm bảo hiểm trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng không đượcđiều chỉnh hoa hồng bảo hiểm giữa các nghiệp vụ bảo hiểm.

3.4. Tỷ lệ hoa hồngbảo hiểm trả cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở thoảthuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phù hợp vớiluật pháp Việt Nam và tập quán quốc tế.

 

III. HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM

1. Doanh nghiệp bảohiểm thực hiện việc tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 22 Nghị địnhsố 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Danh mục các nghiệp vụ áp dụngtái bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

1.1. Bảo hiểm tài sảnvà bảo hiểm thiệt hại;

1.2. Bảo hiểm hàng hoávận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;

1.3. Bảo hiểm hàngkhông;

1.4. Bảo hiểm cháy,nổ;

1.5. Bảo hiểm thân tàuvà trách nhiệm dân sự của chủ tàu.

2. Hoa hồng tái bảohiểm bắt buộc do Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam trả cho doanh nghiệp đãnhượng tái bảo hiểm bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 đínhkèm Thông tư này.

3. Căn cứ vào tìnhhình cụ thể từng thời kỳ, Bộ Tài chính quy định bổ sung danh mục nghiệp vụ táibảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc.

 

IV. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

1. Trách nhiệm của doanh nghiệpbảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo đại lýbảo hiểm) đối với việc đào tạo đại lý bảo hiểm

1.1. Cơ sở đào tạo đạilý bảo hiểm muốn đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chínhphê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều31 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

1.2. Cấp chứng chỉ đàotạo đại lý bảo hiểm

1.2.1. Chỉ những cơ sởđào tạo đại lý bảo hiểm được Bộ Tài chính chấp thuận hoạt động mới có quyền cấpchứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm. Người được cấp chứng chỉ phải hoàn thành chươngtrình đào tạo đại lý bảo hiểm và thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ đào tạo đạilý bảo hiểm.

1.2.2. Chứng chỉ đàotạo đại lý bảo hiểm được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành (Phụ lục 7 đínhkèm Thông tư này).

1.3. Hàng năm, chậmnhất vào ngày 30/01 của năm sau, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo BộTài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý bảo hiểm đã đàotạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 đínhkèm Thông tư này). Hàng quý, chậm nhất trước ngày 15 tháng đầu của quý sau,doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về danh sách đại lý bảo hiểmcủa doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 đính kèm Thông tư này).

2. Quyền và nghĩavụ của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm

Quyền và nghĩa vụ củadoanh nghiệp bảo hiểm trong việc quản lý hoạt động đại lý bảo hiểm, quyền vànghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định số42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

3. Nghiêm cấm đạilý bảo hiểm có các hành vi sau đây:

3.1. Thông tin, quảngcáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; điềukiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên muabảo hiểm;

3.2. Ngăn cản bên muabảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giụcbên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

3.3. Tranh giành kháchhàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặckhách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giớibảo hiểm khác;

3.4. Khuyến mại kháchhàng dưới hình thức bất hợp pháp như: hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảohiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho kháchhàng;

3.5. Xúi giục bên muabảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

4. Việc giám sáthoạt động của Bộ Tài chính đối với hoạt động đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểmcủa doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

4.1. Doanh nghiệp bảohiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạtđộng đào tạo đại lý bảo hiểm, sử dụng đại lý bảo hiểm.

4.2. Bộ Tài chính cóthể tiến hành kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam vềtình hình đào tạo, sử dụng đại lý bảo hiểm.

Việc kiểm tra trênkhông được làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệpbảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

 

V. DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Nguyên tắc hoạtđộng môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giớibảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điềukhoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệpbảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.

2. Đóng phí bảohiểm và trả tiền bảo hiểm thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

2.1. Doanh nghiệp bảohiểm có thể ủy quyền cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thu phí bảo hiểm, bồithường, hoặc trả tiền bảo hiểm.

2.2. Trong trường hợpdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thu phí bảohiểm, trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên muabảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho doanhnghiệp môi giới bảo hiểm.

Trong trường hợp doanhnghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thu phí bảo hiểmvà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểmthì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểmnói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận giữa doanhnghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong trường hợp không cóthỏa thuận về thời hạn thanh toán thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thanhtoán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian sớmnhất nhưng tối đa không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận được số phí bảo hiểm.

2.3. Trong trường hợpdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trả tiền bảohiểm hoặc tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệmtrước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà doanhnghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

2.4. Trong trường hợpdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trả tiền bảohiểm hoặc tiền bồi thường thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệmthanh toán số tiền bảo hiểm nói trên cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởngngay khi nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp môigiới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:

3.1. Ngăn cản bên muabảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giụcbên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

3.2. Khuyến mại kháchhàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giụckhách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

3.3. Xúi giục bên muabảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

 

VI. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,

DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Hồ sơ xin cấpgiấy phép đặt văn phòng đại diện

1.1. Doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tạiViệt Nam phải gửi Bộ Tài chính một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đạidiện theo quy định tại Điều 110 Luật kinh doanh bảo hiểm.

1.2. Đơn xin đặt vănphòng đại diện tại Việt Nam có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc ngườicó thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài, theo mẫu của Bộ Tài chính quy định tại Phụ lục 10 đính kèm Thông tư này.

1.3. Giấy phép đặt vănphòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 đính kèm Thông tư này.

1.4. Trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đạidiện, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận hay từ chối chấp thuận đề nghị củadoanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối chấp thuận phải nêu rõ lý do bằng vănbản. Trong trường hợp chấp thuận, Bộ Tài chính cấp giấy phép đặt văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tạiViệt Nam.

1.5. Trong thời hạn 7ngày kể từ khi được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn hoạtđộng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải nộplệ phí cấp giấy phép; mức lệ phí cấp giấy phép hoặc gia hạn hoạt động là 1(một) triệu đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 42/2001/NĐ-CPngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtKinh doanh bảo hiểm.

2. Báo cáo hoạtđộng của văn phòng đại diện

2.1. Văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tạiViệt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính các hoạt động của văn phòng đại diện theođịnh kỳ 6 tháng và hàng năm cho Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốnơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Báo cáo 6 tháng đầunăm phải gửi trước ngày 30 tháng 7 và báo cáo cả năm phải gửi trước ngày 1tháng 3 của năm tiếp theo.

2.2. Nội dung báo cáo:

2.2.1. Cơ cấu tổ chứcvăn phòng đại diện, nhân sự, số người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tạivăn phòng đại diện;

2.2.2.   Những hoạt động chính:

a) Tiếp cận thị trườngcủa văn phòng đại diện;

b) Quan hệ giữa vănphòng đại diện với các doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổchức kinh tế Việt Nam;

c) Công tác tư vấn,đào tạo;

d) Các hoạt động kháccủa văn phòng đại diện.

2.2.3. Phương hướnghoạt động trong thời gian tới.

2. 3. Trong trường hợpcần thiết, Bộ Tài chính có thể yêu cầu văn phòng đại diện báo cáo đột xuấtngoài các báo cáo định kỳ nói trên, cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đềliên quan đến hoạt động của mình.

3. Thay đổi nộidung giấy phép

3.1. Khi có nhu cầuthay đổi một trong số các nội dung sau đây trong giấy phép đặt văn phòng đạidiện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải cóvăn bản đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép:

3.1.1. Thay đổi têngọi, quốc tịch của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài hoặc tên gọi của văn phòng đại diện;

3.1.2. Thay đổi nộidung hoạt động của văn phòng đại diện;

Trong thời hạn 7 ngàykể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ có văn bản trả lời về việc chấp thuậnhay từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phảicó văn bản giải thích lý do.

3.2. Trong trường hợptăng, giảm số người từ nước ngoài vào làm việc tại văn phòng đại diện hay thayđổi địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải thông báo ngay bằng văn bản cho Bộ Tàichính.

 

VII. THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

1. Chuyển giao hợpđồng bảo hiểm

1.1. Trong quá trìnhhoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểmcủa một hay một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là chuyển giao) cho cácdoanh nghiệp bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định tạiMục 3, Chương III, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

1.2. Việc chuyển giaophải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm saukhi thực hiện việc chuyển giao.

2. Thủ tục chuyểngiao

2. 1. Đối với doanhnghiệp bảo hiểm chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao):Doanh nghiệp chuyển giao phải có đơn đề nghị chuyển giao gửi cho Bộ Tài chínhtrong đó nêu rõ lý do xin chuyển giao, kèm theo các tài liệu sau đây:

a) Kế hoạch chuyểngiao trong đó nêu rõ:

Tên và địa chỉ củadoanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhậnchuyển giao);

Loại nghiệp vụ bảohiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;

Phương thức chuyểngiao các quỹ, dự phòng nghiệp vụ và khiếu nại bảo hiểm liên quan tới các hợpđồng được chuyển giao;

Thời gian dự kiến thựchiện việc chuyển giao;

Giải trình chi tiếtcủa doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khichuyển giao.

b) Hợp đồng chuyểngiao giữa doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao bao gồm cácnội dung chủ yếu sau đây:

Đối tượng của việcchuyển giao;

Thời gian dự kiến thựchiện việc chuyển giao;

Quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia chuyển giao;

Phương thức giải quyếttranh chấp.

b. Cam kết của doanhnghiệp nhận chuyển giao về việc đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợpđồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.

2.2. Trong thời hạn 15ngày kể từ ngày đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được Bộ Tài chính phêchuẩn, doanh nghiệp chuyển giao phải:

a) Đăng bố cáo về việcchuyển giao trên hai tờ báo trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dungchủ yếu sau đây:

Tên và địa chỉ củadoanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao và doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao;

Loại nghiệp vụ bảohiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;

Thời gian dự kiến thựchiện việc chuyển giao;

Địa chỉ giải quyết cáckhiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao.

b) Doanh nghiệp chuyểngiao phải gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên muabảo hiểm ngay sau khi Bộ Tài chính phê chuẩn đơn đề nghị chuyển giao. Thông báogửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ thời hạn bên mua bảo hiểm được phép huỷhợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạchchuyển giao chính thức có hiệu lực.

c) Bên mua bảo hiểm đượcphép huỷ hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báovề việc chuyển giao tính theo dấu bưu điện. Trong trường hợp bên mua bảo hiểmhuỷ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại cho bên mua bảohiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảohiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm phi nhânthọ; hoặc số phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi các chi phíhợp lý có liên quan đối với bảo hiểm nhân thọ.

2.3. Kể từ ngày Bộ Tàichính chấp thuận đơn đề nghị chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao không đượctiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm đã được chuyểngiao.

2.4. Trong thời hạn 60ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệpchuyển giao phải chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:

a) Toàn bộ các hợpđồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chínhphê chuẩn;

b) Các hồ sơ khiếu nạichưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;

c) Toàn bộ tài sản,các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyểngiao và các hồ sơ khiếu nại chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm đượcchuyển giao.

3. Phê chuẩn hồ sơxin chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

3.1. Trong thời hạn 30ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấpthuận, từ chối chấp thuận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin chuyển giao.Trong trường hợp, Bộ Tài chính có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp chuyểngiao phải hoàn chỉnh lại hồ sơ gửi Bộ Tài chính. Quá thời hạn trên, Bộ Tàichính có quyền từ chối chấp thuận hồ sơ xin chuyển giao. Trong trường hợp từchối chấp thuận hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính giải thích rõ lý do bằngvăn bản.

3.2. Sau khi chấpthuận hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính sẽ cấp giấy phép điều chỉnh (theo mẫutại Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này) cho doanh nghiệp chuyển giao phù hợp vớicác nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp chuyển giao còn được phép tiến hành.

4. Trách nhiệm củadoanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao

4.1. Doanh nghiệp bảohiểm nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giaotrong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quantới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giaovà thoả thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao.

4.2. Kể từ ngày nhậnchuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩavụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kếtgiữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyếtcác khiếu nại đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao cóquyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của hợpđồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theohợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

 

VIII- ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT

1. Doanh nghiệp bảohiểm được trích một tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm thực giữ lại theo quyđịnh tại Phụ lục 12 đính kèm Thông tư này để chi cho các biện pháp đề phòng,hạn chế tổn thất được quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 42/2001/NĐ-CPngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtKinh doanh bảo hiểm.

2. Số tiền chi đềphòng, hạn chế tổn thất chỉ được được trích và sử dụng theo từng nghiệp vụ bảohiểm.

3. Việc chi đề phòng,hạn chế tổn thất được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về quản lý tàichính doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

 

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này cóhiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2001.

2. Các văn bản dướiđây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

2.1. Thông tư số144/1999/TT-BTC ngày 13/12/1999 của Bộ Tài chính quy định chế độ hoa hồng bảohiểm nhân thọ.

2.2. Thông tư số78/1998/TT-BTC ngày 9/6/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động kinh doanhtái bảo hiểm;

2.3. Thông tư số26/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứngnhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

2.4. Thông tư số27/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động khai thác bảohiểm và quản lý phí bảo hiểm;

2.5. Thông tư số28/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động đại lý,cộng tác viên bảo hiểm;

2.6. Thông tư số 02TC/TCNH ngày 4/1/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc thựchiện chế độ hoa hồng bảo hiểm.

2.7. Thông tư số 76TC/TCNH ngày 25/10/1995 của Bộ Tài chính quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm;

2.8. Quyết định số581a TC/TCNH ngày 01/07/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quychế tạm thời về các quy định chung của hợp đồng bảo hiểm;

2.9. Quyết định số 927TC/QĐ/TCNH ngày 18/08/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi phạm vi ápdụng các quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm.

Trong quá trình thựchiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính đểxem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

1. Mẫu đơn xin cấpgiấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm

2. Mẫu giấy phép thànhlập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

3. Mẫu giấy phép điềuchỉnh

4. Bảng tỷ lệ hoa hồngbảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

5. Bảng tỷ lệ hoa hồngbảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

6. Danh mục nghiệp vụtái bảo hiểm bắt buộc và tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc

7. Mẫu chứng chỉ đàotạo đại lý bảo hiểm

8. Báo cáo danh sáchđại lý bảo hiểm

9. Báo cáo về hoạtđộng đào tạo đại lý bảo hiểm

10. Mẫu đơn xin cấpgiấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

11. Mẫu giấy phép đặtvăn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài tại Việt Nam

12. Bảng tỷ lệ chi đềphòng, hạn chế tổn thất

13. Mẫu văn bản đềnghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm

 

PHỤ LỤC 1 - MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬPVÀ HOẠT ĐỘNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

...., ngày.... tháng.... năm 200...

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP

THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính

Căn cứ Luật kinhdoanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Chúng tôi (tên củatổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, sau đây gọi tắt làchủ đầu tư) xin trình Bộ Tài chính Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động(sau đây gọi tắt là Đơn xin cấp giấy phép) theo quy định của Luật kinh doanhbảo hiểm như sau:

I. Các thông tin vềchủ đầu tư

Tên và địa chỉ của chủđầu tư/sáng lập viên công ty.

Nếu là cá nhân phảighi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú;

Nếu là doanh nghiệp,tổ chức phải ghi rõ:

Tên giao dịch, địa chỉtrụ sở chính, vốn điều lệ;

Ngày, tháng, năm thànhlập, số giấy phép/quyết định thành lập;

Họ tên, chức vụ của ngườiđại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đó.

Chúng tôi xin phépthành lập doanh nghiệp bảo hiểm /doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với các nộidung sau đây:

II. Các thông tinvề doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập

1. Tên đầy đủ, tênviết tắt và tên giao dịch:

Bằng tiếng Việt:

Bằng tiếng nước ngoài,nếu có:

2. Hình thức pháp lý:

3. Địa điểm dự kiếnđặt trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm giao dịch, số điện thoại, fax:

4. Tên và địa chỉ ngườiđại diện trước pháp luật:

5. Lĩnh vực kinhdoanh:

6. Phạm vi hoạt động:

7. Địa bàn hoạt động:

8. Đối tượng kháchhàng:

9. Vốn điều lệ: (nêubằng chữ và bằng số), tỷ lệ góp vốn, nguồn vốn:

10. Thời hạn hoạtđộng:

11. Đề nghị miễn, giảmthuế, nếu có:

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung trong Đơn và các tài liệukèm theo.

2. Nếu được cấp giấyphép thành lập và hoạt động sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của phápluật Việt Nam có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm và các quy định của giấyphép thành lập và hoạt động.

 

Ký tên và đóng dấu

(Người đại diện trước pháp luật hoặc người được chủ đầu tư uỷ quyền hợp lệ)

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có:

1. Điều lệ doanhnghiệp;

2. Phương án hoạt độngnăm năm đầu;

3. Danh sách, lý lịch,các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quảntrị, người điều hành doanh nghiệp

4. Mức vốn góp và phươngthức góp vốn, danh sách những chủ đầu tư chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên, tìnhhình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các chủ đầu tư đó;

5. Quy tắc, điềukhoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiếnhành;

PHỤ LỤC 2 - MẪU GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

BỘ TÀI CHÍNH

GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

 

 

 

            Số:

            Ngày:

            Cấp tại:

            Nơi cấp: Bộ Tài chính

 

 

BỘ TÀI CHÍNH                                                        Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số:.....GP/KDBH                                                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______                                                                                              ____________________

Hà Nội, ngày tháng năm 200...

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

 - Căn cứ LuậtKinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;

- Căn cứ Nghị địnhsố 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị địnhsố 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Xét đơn và hồ sơxin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của............ ngày... tháng.... năm200...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thànhlập doanh nghiệp

Cho phép [Tênchủ đầu tư/sáng lập viên công ty

Nếu là cá nhân phảighi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú;

Nếu là doanh nghiệp,tổ chức phải ghi rõ:

Tên và địa chỉ giaodịch

Ngày, tháng, năm thànhlập, số giấy phép/quyết định thành lập;

Họ tên, chức vụ của ngườiđại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đó].

được thành lập [tênđầy đủ, tên viết tắt và tên giao dịch; địa chỉ giao dịch và địa chỉ chi nhánh,nếu có; tư cách pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảohiểm được thành lập] để kinh doanh bảo hiểm/hoạt động môi giới bảo hiểm theoquy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinhdoanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật và các quy định tại Giấy phépnày.

Doanh nghiệp bảo hiểmcó tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo cácquy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 2 - Vốn

Vốn điều lệ của [têndoanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập] là:....(nêu bằng số và bằng chữ), trong đó:

Tên các bên tham giagóp vốn Số vốn góp tính bằng tiền Tỷ lệ %

.................................................          ..........................................     ............

.................................................          ..........................................     ............

.................................................          ..........................................     ............

.................................................          ..........................................     ............

Điều 3. Lĩnhvực, nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động

[Tên của doanh nghiệpbảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập] được phép tiến hành cáchoạt động kinh doanh sau:

3.1 Lĩnh vực kinhdoanh: [bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm, tái bảohiểm]

3.2. Các nghiệp vụ đượcphép tiến hành kinh doanh

[Kinh doanh bảo hiểm]:

[Kinh doanh tái bảohiểm]:

[Đề phòng, hạn chế rủiro, tổn thất]:

[Giám định tổn thất]:

[Đại lý giám định tổnthất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn]:

[Quản lý quỹ và đầu tưvốn]:

[Các hoạt động kháctheo quy định của pháp luật]:

[Hoạt động môi giớibảo hiểm: chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm]

3.3. Địa bàn hoạtđộng: [trên phạm vi cả nước hay trong những khu vực địa lý nhất định]

3.4 Đối tượng kháchhàng:

Điều 4. Thời hạnhoạt động

[Tên doanh nghiệp bảohiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập] được phép hoạt động trongthời hạn [  ] năm.

Điều 5. Nghĩa vụnộp thuế

[Tên của doanh nghiệpbảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập phải nộp các loại thuếsau:....

Điều 6. Điềukiện hoạt động

Trong quá trình hoạtđộng, [tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thànhlập] phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép thành lập vàhoạt động, Điều lệ doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Điều 7. Hiệu lựccủa giấy phép

Giấy phép thành lập vàhoạt động này có hiệu lực từ ngày ký. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấpGiấy phép thành lập và hoạt động, [tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm được thành lập] phải hoàn thành các thủ tục để khai trươnghoạt động theo quy định của pháp luật và phải thông báo kết quả tiến hành cácthủ tục trên cho Bộ Tài chính.

Sau thời hạn trên, nếu[tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập]không hoàn thành các thủ tục đã quy định, Giấy phép thành lập và hoạt động nàysẽ không còn hiệu lực.

Điều 8. Cấp giấyphép

Giấy phép thành lập vàhoạt động này được lập thành 5 bản chính: 1 bản cấp cho [tên của doanh nghiệpbảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập]; 1 bản lưu tại Bộ Tàichính; 1 bản gửi cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; 1bản gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 bản gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

PHỤ LỤC 3 - MẪU GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH

BỘ TÀI CHÍNH

GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH

 

 

 

 

 

            Số:

            Ngày:

            Cấp tại:

            Nơi cấp: Bộ Tài chính

 

 

BỘ TÀI CHÍNH                                            Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số:....GP/KDBH                                                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______                                                                                  ____________________

Hà Nội, ngày tháng năm 200...

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

- Căn cứ Luật Kinhdoanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;

- Căn cứ Nghị địnhsố 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị địnhsố 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Căn cứ Giấy phépthành lập và hoạt động số [         ],ngày [           ] tháng [          ] năm [            ] của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Xét đề nghị của[tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm]tại văn thư số [         ] ngày [            ] và hồ sơ kèm theo, nộp ngày [                 ]...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Cho phép [tên doanhnghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm] được sửa đổi/bổ sung/điềuchỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động số [      ],ngày [           ] tháng [           ] năm [ ] của Bộ trưởng Bộ Tài chính với nội dung như sau:

...................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Điều 2.

Giấy phép điều chỉnhnày là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động số [       ], ngày [           ]tháng [ ] năm [ ] của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giấy phép này đồngthời có giá trị là Giấy chứng nhận sửa đổi/bổ sung/điều chỉnh những nội dungquy định tại Điều 1 nêu trên.

Các nội dung quy địnhtại điều lệ của [tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm]và [hợp đồng liên doanh, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm liên doanh] sẽ được sửa đổi phù hợp với các quy định của Giấyphép điều chỉnh này.

Giấy phép này có hiệulực kể từ ngày ký.

Điều 3

Giấy phép điều chỉnhnày được lập thành 5 bản chính: 1 bản cấp cho [tên của doanh nghiệp bảohiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập]; 1 bản lưu tại Bộ Tàichính; 1 bản gửi cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; 1bản gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 bản gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

 

PHỤ LỤC 4 - BẢNG TỶ LỆ HOA HỒNG BẢO HIỂM TỐI ĐA

ÁP DỤNG CHO CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày28/8/2001

của Bộ Tài chính)

STT

Nghiệp vụ

Tỷ lệ hoa hồng (%)

 

Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm          tai nạn con người

12

 

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

5

 

Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

5

 

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không

2

 

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển và tàu pha sông biển

2

 

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu sông và tàu cá

10

 

Bảo hiểm trách nhiệm chung

4

 

Bảo hiểm hàng không

0,5

 

Bảo hiểm xe cơ giới

5

 

Bảo hiểm cháy, nổ

5

 

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

5

 

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

10

 

Bảo hiểm nông nghiệp

10

 

Bảo hiểm bắt buộc

a.       Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô

b.      Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ mô tô, xe máy

c.       Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách

d.      Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật

e.       Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

f.        Bảo hiểm cháy, nổ

5

12

3

3

3

3

 

PHỤ LỤC 5 - BẢNG TỶ LỆ HOA HỒNG BẢO HIỂM TỐI ĐA ÁPDỤNG CHO CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày28/8/2001

của Bộ Tài chính)

I.          Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhânthọ cá nhân:                      

A.        Trường hợp cho từng nghiệp vụ bảohiểm riêng biệt: Hoa hồng bảo hiểm nhân thọ được áp dụng theo bảng sau:

                                                                                                            Đơnvị tính : %

Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

Tỷ lệ hoa hồng tối đa tính trên phí bảo hiểm toàn phần

Phương thức nộp phí bảo hiểm định kỳ

Phương thức nộp phí 1 lần

Năm hợp đồng thứ nhất

Năm hợp đồng thứ hai

Các năm hợp đồng tiếp theo

1. Bảo hiểm tử kỳ

40

20

15

15

2. Bảo hiểm sinh kỳ

- Thời hạn bảo hiểm 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

15

20

10

10

5

5

5

5

1.      Bảo hiểm hỗn hợp:

- Thời hạn bảo hiểm 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

 

25

40

 

 

7

10

 

 

5

10

 

 

5

7

4. Bảo hiểm trọn đời

30

20

15

10

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

15

10

7

7

B.         Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảohiểm riêng biệt: Hoa hồng bảo hiểm nhân thọ được tính trên cơ sở tổng sốhoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ riêng biệt nêu trên.

II.        Đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọnhóm: Tỷ lệhoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểmnhân thọ cá nhân cùng loại.

PHỤ LỤC 6 - TỶ LỆ HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM BẮT BUỘC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày28/8/2001

của Bộ Tài chính)

            1. Đối với hợp đồng tái bảo hiểmcố định:

 

Nghiệp vụ tái bảo hiểm bắt buộc

Tỷ lệ hoa hồng

tái bảo hiểm bắt buộc

(%)

1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

- Nhóm các sản phẩm bảo hiểm xây dựng, lắp đặt...

- Nhóm sản phẩm bảo hiểm dầu khí

- Nhóm sản phẩm bảo hiểm khác phục vụ công trình đầu tư

26

15

24

2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không

20

3. Bảo hiểm hàng không

90% tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế.

4. Bảo hiểm cháy, nổ

27

5. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

- Sản phẩm bảo hiểm thân tàu

- Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

22

15

           

ã        Đốivới nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ và nhóm sản phẩm bảo hiểm xây dựng, lắp đặt...Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuậntỷ lệ hoa hồng lợi nhuận thực lãi tính theo năm tài chính.

2. Đối với hợp đồngtái bảo hiểm tạm thời: Tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc bằng 90% tỷ lệhoa hồng tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế.

PHỤ LỤC 7 - MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Têncơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:

Địachỉ giao dịch:

 

CHỨNG NHẬN

 

Ông/Bà: (Tên đầy đủ)

Ngày sinh:

Địa chỉ thường trú:

Đã hoàn thành chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm

và thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm.

Thời gian đào tạo từ ngày đến ngày

Địa điểm đào tạo: tại

Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:

                                    1/

                                    2/

                                    3/                                            

                                    4/

                                    5/

 

 

                                                                         ..., ngày .. tháng ... năm ...

                         Người đại diện trước pháp luật

củacơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm

                                                                                    (Kýtên và đóng dấu)

Số chứng chỉ:

  

PHỤ LỤC 8 - MẪU BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ

BẢO HIỂM

 

- Tên cơ sở đào tạođại lý bảo hiểm:

- Năm báo cáo: từ ngàyđến ngày

Số thứ tự các khoá đào tạo trong năm

Số lượng đại lý bảo hiểm được đào tạo trong năm

Số lượng chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trong năm

1.

2.

 

 

 

 

Tổng số

 

 

Chúng tôi xin đảm bảonhững thông tin trên là đúng sự thực.

 

                                                                         ...., ngày .. tháng .. năm ...

Người lập biểu                                       Ngườiđại diện trước pháp luật  

(Ký và ghi rõ tên)                                            củacơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm

                                                            (Kývà đóng dấu) 

 

PHỤ LỤC 9 - MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Tên doanh nghiệp bảohiểm:

Kỳ báo cáo: từ đến

 

Số thứ tự

Mã đại lý bảo hiểm

Họ và tên

Địa chỉ hoạt động

Ngày tuyển dụng

Ngày thôi việc

Ngày sinh

Trú quán

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảonhững thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

Người lập biểu                                                                                                               ...,ngày ... tháng ... năm ...

(Ký và ghi rõ tên)                                                                                            Tổng giám đốc (Giám đốc)

                                                                                                                                                 (Ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 10 - MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP

ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM

[TÊN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢOHIỂM NƯỚC NGOÀI]

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP

ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM

Kính gửi : Bộ Tài chính

            Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm nước ngoài gửi Bộ Tài chính đơn xin đặt văn phòng đại diệntại Việt Nam với các nội dung sau:

            I. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài:

            - Tên đầy đủ và tên viết tắt củadoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;

            - Địa chỉ của trụ sở chính, số điệnthoại, fax;

            - Vốn điều lệ (vốn đăng ký);

            - Cơ quan cấp Giấy phép thành lập vàhoạt động, ngày cấp và số của Giấy phép thành lập và hoạt động;

            - Ngày thành lập, ngày đăng ký kinhdoanh và ngày bắt đầu hoạt động;

- Cơ quan cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày và số của Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh;

            - Nội dung hoạt động chủ yếu :

           

            II. Văn phòng đại diện xin đặttại Việt Nam

            - Tên đầy đủ và tên viết tắt của vănphòng đại diện tại Việt Nam:

            - Địa điểm dự kiến đặt văn phòng đạidiện:

            - Mục đích chủ yếu xin đặt văn phòngđại diện:

            - Số người làm việc tại văn phòngđại diện, trong đó:

                        + Số người nước nướcngoài (tối đa)

                        + Số người Việt Nam (tốithiểu)

            - Thời hạn hoạt động của văn phòngđại diện dự kiến là ......năm

            - Họ tên, năm sinh, quốc tịch Trưởngvăn phòng đại diện

            Chúng tôi cam kết trong thời gianhoạt động tại Việt Nam, văn phòng đại diện và các nhân viên của văn phòng đạidiện tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng nội dung mà BộTài chính cho phép.

Ngày.........tháng...........năm..............

Ký đơn:

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc

người được Chủ tịch HĐQT uỷquyền

PHỤ LỤC 11 - MẪUGIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔIGIỚI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI

BỘ TÀI CHÍNH

GIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM

 

 

            Số:

            Ngày:

            Cấp tại:

            Nơi cấp: Bộ Tàichính

BỘ TÀI CHÍNH                                            Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số:.....GP/VPĐD                                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______                                                                              ____________________

Hà Nội, ngày tháng năm 200...

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

- Căn cứ Luật Kinhdoanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;

- Căn cứ Nghị địnhsố 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy Bộ Tài chính;

- Xét đơn và hồ sơxin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại [nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện] của [têndoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài] ngày...tháng.... năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thànhlập văn phòng đại diện

Cho phép [Têndoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài

+ địa chỉ giao dịch:................

+ quốc tịch:................

+ ngày, tháng, nămthành lập, số giấy phép/quyết định thành lập: ................

được đặt văn phòng đạidiện tại [nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện]

Điều 2 - Tênchính thức của Văn phòng đại diện

[tên của văn phòng đại diện]

Điều 3. Số lượngnhân viên của Văn phòng đại diện

là người, trong đó:

- Số người từ nướcngoài vào: người;

- Số người địa phương:người;

Điều 4. Phạm vihoạt động

1. Phạm vi hoạt độngcủa văn phòng đại diện:

- Làm chức năng vănphòng liên lạc của [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài];

- Nghiên cứu thị trường;

- Xúc tiến xây dựngcác dự án đầu tư của [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểmnước ngoài];

- Thúc đẩy và theo dõiviệc thực hiện các dự án do [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giớibảo hiểm nước ngoài] tài trợ Việt Nam.

2. Văn phòng đại diện[tên của văn phòng đại diện] không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tạiViệt Nam.

Điều 5. Thời hạnhoạt động

Giấy phép này có giátrị đến ngày tháng năm

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

PHỤ LỤC 12 - BẢNG TỶ LỆ CHI ĐỀ PHÒNG,

HẠN CHẾ TỔN THẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày28/8/2001

của Bộ Tài chính)

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ chi đề phòng, hạn chế tổn thất tối đa tính trên phí bảo hiểm giữ lại của từng nghiệp vụ bảo hiểm (%)

 

Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người

5

 

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

5

 

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không

2

 

Bảo hiểm hàng không

2

 

Bảo hiểm xe cơ giới

5

 

Bảo hiểm cháy, nổ

1

 

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

2

 

Bảo hiểm trách nhiệm chung

5

 

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

5

 

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

5

 

Bảo hiểm nông nghiệp

2

PHỤ LỤC 13- MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ SẢNPHẨM

BẢO HIỂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

...., ngày.... tháng.... năm 200...

Kính gửi: Bộ Tài chính

Căn cứ Luật kinh doanhbảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, ...(tên doanh nghiệp bảo hiểm ) đề nghị được đăng ký .... (tên sản phẩm bảo hiểm)theo quy định với các nội dung chính của sản phẩm như sau:

1.     Tênsản phẩm bảo hiểm: (viết rõ cả tên thương mại và ký hiệu sản phẩm nếu có)

2.     Nghiệpvụ bảo hiểm: (viết rõ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nào) được quy định tại điểm...mục ... Điều ... Giấy phép thành lập và hoạt động (Giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm) số .... ngày ....tháng ... năm... do BộTài chính cấp cho doanh nghiệp.

3.     Nộidung chính của sản phẩm bảo hiểm: (ghi tóm tắt các nội dung cơ bản)

o       Đốitượng bảo hiểm:

o       Phạmvi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm:

o       Điềukhoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

o       Thờihạn bảo hiểm, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, thời điểm chấm dứttrách nhiệm bảo hiểm:

...(têndoanh nghiệp bảo hiểm) xin chịu trách nhiệm về sự chính xác và phù hợp với phápluật của quy tắc, điều khoản, biểu phí (tên sản phẩm bảo hiểm).

Ý KIẾN CỦA BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên và đóng dấu)

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns422001n01t08n2001ccpqctthmsclkdbh813