AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Số: 01/2001/TT-UBCK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2001                          
No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày10/7/2000

của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

 

Thi hành Điều 22Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây viết tắt làNghị định), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

 

I. ĐỐI NG, NGUYÊN TẮC XỬ PHT, ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

1. Đối tượng bị xửphạt.

Đối tượng bị xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đượcquy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định bao gồm:

1.1. Tổ chức, cá nhân trong nước khi:

a) Thực hiện hành vivi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quyđịnh tại Chương IINghị định

b) Hành vi vi phạmhành chính được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Hành vi vi phạmhành chính vẫn còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcchứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 3 Nghị định.

1.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài viphạm theo quy định tại điểm 1.1 nói trên cũng bị xử phạt theo các quy định củaNghị định và Thông tư này, trừ trường hợp các điều ước quốc tế liên quan màViệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Nguyên tắc xửphạt.

Việc xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân theocác quy định tại các Điều 2, 8, 15 và 17 Nghị định và nguyên tắc xử phạt tạiĐiều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Pháp lệnh). Khiáp dụng các nguyên tắc đó cần lưu ý những vấn đề sau:

2.1. Nguyên tắc đúngthẩm quyền:

Chỉ có những người cóthẩm quyền quy định tại Chương III Nghị định, mới được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, với hình thức và mức phạt trongphạm vi thẩm quyền quy định. Không được phép tách một vi phạm thành nhiều viphạm nhỏ hoặc gộp nhiều vi phạm nhỏ thành một vi phạm lớn hơn, nhằm mục đíchthay đổi thẩm quyền xử phạt.

2.2. Nguyên tắc đúngđối tượng:

Mọi đối tượng thựchiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứngkhoán quy định tại điểm 1 Thông tư này, đều bị xử phạt theo Nghị định.

Một đối tượng thựchiện nhiều hành vi vi phạm thì người đó bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.Nhiều đối tượng cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi đối tượng đều bị xửphạt vi phạm tương ứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Một hành vi vi phạmhành chính chỉ bị phạt một lần.

Không xử phạt vi phạmhành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặccác bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình.

2.3. Nguyên tắc đúngmức độ:

Hình thức, mức độ xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoánphải căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm. Tuy nhiên,khi xác định hình thức và mức độ xử phạt, cần xét thêm về nhân thân và nhữngtình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để có quyết định phù hợp.

Các tình tiết giảmnhẹ, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán bao gồm:

Vi phạm do thiếu hiểubiết pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và không gây thiệt hạilớn;

Vi phạm do hành vi viphạm của người khác tổchức, cá nhân viphạm hành chính đã ngăn chặn là giảm bớt tác hại của vi phạm và tự nguyện sửachữa, bồi thường thiệt hại.

Các tình tiết tăngnặng, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán bao gồm:

Tái phạm hoặc vi phạmnhiều lần; Hành vi vi phạm có tính chất cấu kết, có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ,quyền hạn hoặc nghề nghiệp được giao để xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác viphạm;

Vi phạm trong thờigian đang chấp hành quyết định xử phạt;

Sau khi vi phạm đã cónhững hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

2.4. Nguyên tắc kịpthời, triệt để:

Mọi tổ chức, cá nhânđều có quyền và nghĩa vụ phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các phát hiện đó phải đượcthông báo cho những người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Khi nhận được thôngbáo hoặc yêu cầu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán, người có thẩm quyền phải xúc tiến ngay các thủ tục cần thiết đểđảm bảo đình chỉ ngay việc vi phạm và khắc phục hậu quả.

2.5. Nguyên tắc đúngthủ tục:

Việc xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải được tiếnhành theo đúng thủ tục quy định tại các Điều từ 45 đến 56 Pháp lệnh.

3. Áp dụng các quy định pháp luậtvề chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Khi thực hiện xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngườicó thẩm quyền xử phạt không những phải căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh vàNghị định, mà còn phải căn cứ vào các quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CPngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

II. XÁC ĐỊNH CÁCHÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Hành vi vi phạmcác quy định về phát hành chứng khoán ra công chúng (Điều 4 Nghị định).

1.1. Hành viche giấu sự thật khi lập các hồ sơ, thủ tục để xin phép phát hành chứng khoánra công chúng của tổ chức phát hành, bằng các thông tin sai lệch trong các báocáo tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, cơ cấu về vốn, tài sản, doanhthu, chi phí, lỗ, lãi.

1.2. Hành vi khôngtuân theo quy định về trình tự các bước trong việc tổ chức phát hành chứngkhoán ra công chúng:

a) Sử dụng các thôngtin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hànhchứng khoán;

b) Phân phối chứngkhoán trước khi thực hiện việc công bố phát hành;

c) Phát hành chứngkhoán không theo đúng nội dung ghi trong giấy phép phát hành về số lượng, chủngloại chứng khoán, thời hạn phát hành;

d) Thông cáo phát hànhchứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung vàthời gian quy định hoặc đăng ký phát hành không công bố rõ ràng các thông tinvề quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyền chuyển đổi chứngkhoán và quyền khác cho các cổ đông và người đầu tư.

1.3. Hành vi giả mạotrong hồ sơ xin phép phát hành.

1.4. Hành vi phát hànhchứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy phép phát hành.

2. Hành vi vi phạmcác quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tậptrung (Điều 5 Nghị định).

2.1. Hành vi thao túngthị trường của tổ chức, cá nhân tiến hành trong khi thực hiện mua bán chứng khoántại thị trường chứng khoán tập trung:

a) Tự mình hoặc thôngđồng với người khác thực hiện đồng thời việc mua hoặc bán một loại chứng khoánnhằm mục đích tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo;

b) Mua hoặc bán mộtloại chứng khoán mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán;

c) Tuyên truyền thôngtin sai sự thật gây nhiễu loạn thị trường chứng khoán;

d) Liên tục mua chứngkhoán giá cao hoặc liên tục bán chứng khoán với giá thấp để làm thay đổigiá chứng khoán trên thị trường.

2.2. Hành vi mua bánnội gián của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 70 Nghị định số 48/1998/NĐ-CPngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là hànhvi sử dụng các thông tin có liên quan đến giá và khối lượng giao dịch chứngkhoán của một tổ chức niêm yết chưa được công bố ra công chúng để trực tiếphoặc gián tiếp mua, bán chứng khoán.

2.8. Hành vi bán khốngchứng khoán của tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức bán chứng khoánkhi không sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch.

2.4. Hành vi mua, bánlại chứng khoán của chính mình khi chưa được phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2.5. Mua bán chứngkhoán niêm yết ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

3. Hành vi vi phạmquy định về bảo vệ cổ đông hoặc thâu tóm doanh nghiệp (Điều 6 Nghị định).

3.1. Hành vi thâu tómvà sáp nhập doanh nghiệp:

a) Tổ chức, cá nhân mua, bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán tập trung làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% trởlên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyềnbiểu quyết của một tổ chức phát hành mà không báo cáo cho Trung tâm giao dịchchứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, trongthời hạn 24 giờ kể từ ngày thanh toán giao dịch.

b) Tổ chức, cá nhân vàngười có liên quan thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tậptrung để nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức pháthành mà không thông qua phương thức tổ chức đấu giá công khai theo quy định củaUỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

3.2. Hành vi vi phạmquy định về bảo vệ cổ đông:

Cổ đông sáng lập thamgia mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung, vi phạm nguyêntắc phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữmức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành.

3.3. Hành vi vi phạmvề tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài:

a) Các tổ chức, cánhân nước ngoài thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoántập trung nắm giữ quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức pháthành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán hoặc một tổ chức nướcngoài nắm giữ quá 7% và một cá nhân nước ngoài nắm giữ quá 8% đối với cổ phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư;

b) Các tổ chức, cánhân nước ngoài thực hiện mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trungnắm giữ quá 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặcmột tổ chức nước ngoài nắm giữ quá 10% và một cá nhân nước ngoài nắm giữ quá 5%đối với trái phiếu.

4. Hành vi vi phạmcác quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán (Điều 7Nghị định)

4.1. Hành vi sử dụngtên gọi trái với quy định trong giấy phép hoạt động; vi phạm điều lệ; tổ chứckhai trương hoạt động khi chưa đủ điều kiện, thể hiện như sau:

Sử dụng mã số, ký mãhiệu để chỉ dẫn, giới thiệu tên gọi của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diệncông ty trên các ấn phẩm, quảng cáo, biển hiệu và trong giao dịch trái với quyđịnh trong giấy phép hoạt động được cấp.

Tổ chức thực hiện hoặc chỉ dẫn sửdụng, giới thiệu về phạm vi hoạt động không phù hợp với giấy phép được cấp vàđiều lệ công ty hoặc sửa đổi điều lệ công ty làm sai lệch với quy định tronggiấy phép được cấp.

Tổ chức khai trương hoạt động củacông ty, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty hoặc triển khai hoạt động cáclĩnh vực nghiệp vụ được cấp phép mà chưa đủ các điều kiện theo quy định củapháp luật.

4.2. Hành vi tiến hànhhoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép;cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép; hoạt động kinh doanh cung cấpdịch vụ chứng khoán trong lĩnh vực mà giấy phép không quy định hoặc giấy phépđã hết hạn; tẩy xóa, sửa chữa giấy phép hoạt động giấy phép mở chi nhánh, đặtvăn phòng đại diện; thay đổi, thuyên chuyển trụ sở, mở thêm chi nhánh; thay đổiTổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, tách ra hoặc sáp nhập vào công ty chứng khoánkhác khi chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

5. Hành vi vi phạmcác quy định về hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán(Điều 8 Nghị định).

5.1. Để xác định mộttrong những hành vi vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh bằng việc duy trì thường xuyên tình trạng tài chính lành mạnh, đủ lượngvốn khả dụng, phân tán rủi ro trong đầu tư hoặc tham gia bảo lãnh, hạn chế đượcrủi ro, thua lỗ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán, cần phải xem xét cáccăn cứ sau:

a) Không duy trì đủ lượngvốn khả dụng (đối với các công ty chứng khoán), vốn lưu hoạt (đối với công tyquản lý quỹ đầu tư) được xác định với một số lần vào các thời điểm cuối thángtrước đó và vào thời điểm được thanh tra để kết luận mặc dù công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ đầu tư đã có những biện pháp khắc phục nhưng hiệuquả chưa cao;

b) Mua sắm trang thiếtbị và tài sản cố định vượt quá tỷ lệ quy định;

c) Tham gia đầu tưhoặc bảo lãnh vượt các hạn mức quy định, vi phạm quy tắc phân tán rủi ro.

5.2. Cách xác định cáchành vi lợi dụng việc quản lý vốn và tài sản của khách hàng để sử dụng, kinhdoanh cho chính mình hoặc cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng ủy thác,không thực hiện tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới chokhách hàng, phải căn cứ các quy định sau:

a) Vi phạm các hợpđồng đã ký kết với khách hàng;

b) Vi phạm nguyên tắctrong thực hiện lệnh mua, lệnh bán chứng khoán cho khách hàng;

c) Vi phạm các nguyêntắc về trật tự ưu tiên trong giao dịch chứng khoán;

d) Vi phạm nguyên tắctách biệt giữa việc đặt lệnh của khách hàng và việc đặt lệnh tự doanh.

5.3. Việc xác địnhhành vi tham gia hoạt động kinh doanh những lĩnh vực bị cấm theo quy định củapháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cần xem xét các căn cứ sau:

a) Có đủ căn cứ để xác định là côngty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư đã tham gia hoạt động tín dụng vàcho vay chứng khoán, đùng vốn hay tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để cho vayhoặc bảo lãnh;

b) Phân tán hoặc điềuhòa tài sản đầu tư giữa các quỹ đầu tư chứng khoán do chính mình quản lý bằngviệc dùng vốn của quỹ đầu tư này để đầu tư hoặc mua tài sản quỹ khác trong cùngmột công ty quản lý quỹ.

6. Hành vi vi phạmcác quy định về người hành nghề kinh doanh chứng khoán.

6.1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán(công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư và quỹ đầu tư chứng khoán) đãbố trí, sử dụng những người chưa có giấy phép hành nghề vào những nghiệp vụ màquy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là phải có giấyphép hành nghề hoặc không thay đổi, thuyên chuyển công tác đối với những ngườicó giấy phép hành nghề nhưng bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hànhnghề hoặc buộc phải thuyên chuyển sang công tác khác.

6.2. Người hành nghềkinh doanh chứng khoán bị tước quyền sử dụng giấy phép trong các trường hợp:

a) Người hành nghềkinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc nhiều côngty chứng khoán; làm giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sở hữu trên5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

b) Người hành nghềkinh doanh chứng khoán trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia bán khống chứng khoánkhông thuộc quyền sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch; mua bán chứngkhoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin ra công chúng; công bốtuyên truyền sai sự thật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán;tham gia hoạt động thao túng thị trường, lũng đoạn thị trường.

7. Hành vi vi phạmquy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát (Điều 10 Nghị định).

7.1. Không thực hiệnviệc tách biệt giữa tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản khác hoặcgiữa tài sản của các quỹ đầu tư chứng khoán khác nhau;

7.2. Thiếu trách nhiệmtrong quản lý hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của điều lệ quỹ vềtài sản của các quỹ đầu tư chứng khoán;

7.3. Vi phạm hợp đồngquản lý, giám sát đã ký với công ty quản lý quỹ.

8. Hành vi vi phạmquy định về đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán (Điều 11 Nghị định).

8.1. Lợi dụng chứcnăng lưu ký chứng khoán cho khách hàng để cho mượn, cho vay chứng khoán trêntài khoản lưu ký của khách hàng hoặc dùng số chứng khoán lưu ký của khách hàngđể cầm cố.

8.2. Lợi dụng thựchiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng để tham ô, làm thất thoátchứng khoán của khách hàng bằng cách sửa chữa tẩy xóa, giả mạo chứng từ lưu ký,chứng từ thanh toán chuyển giao chứng khoán, chứng từ gửi, rút chứng khoán.

8.3. Vi phạm chế độbảo quản, kiểm kê, đối chiếu, sao kê định kỳ hoặc làm rách nát, thất lạc, chứngkhoán giả trong kho lưu ký, chế độ phòng chống cháy nổ.

8.4. Vi phạm chế độhạch toán kế toán, thanh toán chuyển giao chứng khoán, đối chiếu xác nhận số dưtài khoản lưu ký với khách hàng hoặc thiếu sao kê đối chiếu giữa kế toán phân tíchvới kế toán tổng hợp, sai lệch kéo dài, gây tổn thất cho người đầu tư.

9. Hành vi vi phạmcác quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh chứng khoán (Điều 12Nghị định).

9.1. Cá nhân, tổ chứccó chức năng, nhiệm vụ quy định về việc lập và gửi báo cáo thống kê theo quyđịnh nhưng do thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lập và gửi báo cáo thốngkê không đầy đủ, không đúng thời gian, không đúng mẫu biểu quy định củaUỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

9.2. Công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, tổ chức lưu ký chứng khoán ngừng hoạt độngkinh doanh, cung cấp dịch vụ mà không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặcđã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận.

9.8. Công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, tổ chức lưu ký chứng khoán cố ý không báocáo hoặc báo cáo không kịp thời khi có xảy ra các sự kiện bất thường có thể gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của chínhmình.

10. Hành vi vi phạmquy định về công bố thông tin (Điều 13 Nghị định).

10. 1 Cá nhân, tổ chứclợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc lập hồ sơ tài liệu; việc kiểmtra xác nhận tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ các tài liệu, số liệu để che giấusự thực trong các tài liệu công bố thông tin ra công chúng, bằng cách lập, cungcấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng định kỳ và đúng quy định của phápluật, cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật.

10.2. Lợi dụng quyềnhạn, nhiệm vụ được giao sử dụng thông tin "nội bộ" để thực hiện cáchoạt động trái pháp luật, như làm lộ bí mật các số liệu, tài liệu chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự.

10. 3. Lợi dụng quyềnhạn, nhiệm vụ được giao là người công bố thông tin ra công chúng để công bốthay đổi nội dung thông tin quan trọng, công bố những thông tin trái ngược nhauhoặc phủ nhận các thông tin đã được công bố trước đó.

11. Hành vi cản trởviệc thanh tra, kiểm tra hoặc không thực hiện các kiến nghị của Thanh tra điều14 Nghị định).

11.1. Tổ chức, cá nhân và người có liênquan là đối tượng thanh tra cố ý cản trở, không thực hiện các yêu cầu liên quanđến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật bằng việc trì hoãn, lẩntránh hoặc đối phó, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các văn bản, tài liệu,chứng từ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanhtra viên khi đang làm nhiệm vụ.

11.2. Tổ chức, cá nhânvà người có liên quan là đối tượng thanh tra cố ý cản trở, không chấp hànhquyết định của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên; cung cấpthông tin không chính xác bằng việc che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổsách hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra; chống đối, cản trởquyết định xử lý về thanh tra bằng việc tự ý tháo bỏ, di chuyển, có hành vikhác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền và chứng khoán, sổ sách, hồ sơ,chứng từ kế toán hoặc tang vật, phương tiện đang bị niêm phong khác.

III. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC PHT, MỨC PHT, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Phạt cảnh cáo.

Hình thức phạt cảnhcáo, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định, chỉ áp dụng đối với cáctrường hợp mà quy định có hình thức phạt cảnh cáo theo điều, khoản tương ứngcủa Nghị định hoặc có thể được áp dụng đối với các trường hợp khác nếu có mộttrong các tình tiết sau:

ý vi phạm;

Vi phạm lần đầu và cóquy mô nhỏ, không gây thiệt hại đáng kể cho thị trường chứng khoán và người đầutư và có tình tiết giảm nhẹ. .

2. Phạt tiền.

Khi xét thấy hành vivi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc vượt mứcphạt cảnh cáo, thì áp dụng hình thức phạt tiền. Mức phạt được áp dụng như sau:

2.1. Trường hợp viphạm mà không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt ở mứctrung bình ở khung phạt tiền.

2.2. Trường hợp có mộttrong các tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt dưới mức trung bình đến mứctối thiểu của khung phạt tiền.

2.3. Trường hợp có mộttrong những tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt tiền trên mức trung bìnhđến mức tối đa của khung phạt tiền.

3. Tước quyền sửdụng giấy phép.

3.1. Hình thứctước quyền sử đụng giấy phép là hình thức phạt bổ sung, không áp dụngđộc lập, chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính (cảnh cáo hoặc phạttiền) khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng (nhưcó quy định cho phép áp dụng "hình thức tước quyền sử dụng giấy phép đóvới hành vi vi phạm trong các điều của Nghị định).

3.2. Điều kiện để xétáp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạnphải tuân theo quy định tại các điều có quy định tước quyền sử dụng giấy phéptrong Nghị định. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép phải tương ứng với tínhchất, mức độ của hành vi vi phạm cụ thể và nằm trong khoảng thời hạn cho phépáp dụng đối với hành vi đó, theo quy định tại các điều tương ứng trong Nghịđịnh.

3.3. Người có thẩmquyền khi thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép phảituân theo các quy định của Nghị định.

Đối với biện pháp xửphạt tước quyền sử dụng các loại giấy phép do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướccấp, trước khi áp dụng người có thẩm quyền phải kiến nghị bằng văn bản (kèm theohồ sơ vụ việc) xin ý kiến chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Tịch thu toàn bộcác khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoánliên quan đến hành vi vi phạm.

Hình thức tịch thutoàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứngkhoán liên quan hành vi vi phạm chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạtchính, khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng như:

quy định cho phép áp dụng hìnhthức tịch thu đối với hành vì vi phạm liên quan tại điều, khoản, điểm cụ thểtrong các điều của Nghị định và các dữ kiện thực tế của vụ việc vi phạm, các dữkiện đó phải được ghi đầy đủ trong biên bản vi phạm;

Đã có thông báo yêucầu đình chỉ vi phạm hoặc có quy định hành vi bị cấm nhưng vẫn cố tình vi phạmhoặc tái phạm, sau khi đã phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi vi phạm trướcđó.

5. Các biện phápkhác.

5.1. Áp dụng biện pháp xử lý khác đốivới hành vi vi phạm được xác định trong trường hợp xét thấy cần thiết, để ngănchặn việc tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả vi phạm, tuân theo các quy địnhtương ứng tại các điều trong Nghị định, cụ thể là:

a) Loại bỏ yếu tố viphạm bằng cách buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạngthái ban đầu, sao cho bảo đảm ngăn ngừa khả năng tiếp tục vi phạm;

b) Buộc hủy bỏ, cảichính thông tin sai lệch, không đúng sự thật gây ra vi phạm bằng việc đăng lờicải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng văn bản cải chính gửicho cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng liên quan;

c) Về bồi thường thiệthại, nếu các bên tự thỏa thuận được với nhau về việc không yêu cầu bồi thườngthiệt hại hoặc về mức bồi thường thiệt hại, thì người có thẩm quyền xử phạtcông nhận thỏa thuận đó và ghi vào quyết định xử phạt.

Trường hợp các bênkhông tự thỏa thuận được về khoản tiền bồi thường, nếu ở mức đến 1.000.000 đồng, thì ngườicó thẩm quyền căn cứ vào hậu quả thiệt hại thực tế để quyết định mức bồi thườngcụ thể và ghi vào quyết định xử phạt; nếu ở mức trên 1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu cácbên tiến hành khởi kiện ra tòa án, theo thủ tục tố tụng dân sự và ghi rõ điềunày trong quyết định xử phạt.

5.2. Trường hợp quáthời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụngcác biện pháp khác quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh.

IV. THẨM QUYN, THỦ TỤC XỬ PHẠT.

1. Thẩm quyền xửphạt.

1.1. Thanh tra viênchuyên ngành Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoánNhà nước là người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định

1.2. Trường hợp mộthành vi vi phạm của một tổ chức, cá nhân xảy ra trên nhiều địa phương khácnhau, thì người có thẩm quyền phát hiện vi phạm lập biên bản, đình chỉ vi phạmvà thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ở nơi đóng trụ sở chính của tổ chức vi phạm thụ lý hồ sơ xử lý và cơquan này phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết,để cùng phối hợp xử lý vi phạm.

1.3. Trường hợp nhiềutổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện một hành vi vi phạm, thì người có thẩmquyền phát hiện vi phạm lập biên bản đình chỉ vi phạm và thông báo cho các cơquan có thẩm quyền ởcác địa phươngbiết, để cùng phối hợp xử lý vi phạm.

Đối với vi phạm có tổchức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Uỷ banChứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các địa phươngđể xử lý

1.4. Khi xét thấy viphạm hành chính cần áp dụng mức phạt và các biện pháp xử lý khác ngoài phạm vithẩm quyền của mình, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Chủtịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để chuyển hồ sơ vụ việc tới chính quyền địa phươngcó thẩm quyền giải quyết.

2. Thủ tục xử phạt.

2.1. Việc quyếtđịnh phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quancó thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người viphạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.

2.2. Trường hợp quyếtđịnh phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hànhchính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyềnxử phạt phải ra quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạtphải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt chậm nhất trong thời hạn 3 ngàykể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứngkhoán và thị trường chứng khoán phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn5 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

3. Việc cưỡng chếthi hành quyết định xử phạt.

Sau thời hạn 5 ngày,kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt khôngtự giác thi hành, thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạtđược quyền:

Yêu cầu ngân hàng, Khobạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cánhân để nộp phạt.

quan có thẩm quyền xử phạt gửicông văn kèm quyết định xử phạt để ngân hàng, Kho bạc nhà nước hoặc các tổ chứctín dụng khác làm căn cứ trích tiền từ tài khoản để nộp phạt.

Trường hợp cần xử lýkê biên tài sản, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải báo cáo xin ýkiến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký quyếtđịnh, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với lực lượng công an, Viện Kiểm sát nhândân tiến hành kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấugiá theo luật định.

4. Việc xử lý tịch thusố chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều51 Pháp lệnh.

Quyết định tịch thu sốchứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên,phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.

V. TỐ CÁO, KHIẾU NẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀCHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Tố cáo về hành vi vi phạm phápluật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.1. Mọi tổ chức, cánhân đều có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trườngchứng khoán với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán vàthị trường chứng khoán. Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, thôngtin cụ thể về hành vi vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý và phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo đó cơ quan có thẩm quyền nhận được tố cáo có trách nhiệm giảiquyết tố cáo theo quy định tại Chương IV Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

1. 2. Người tố cáo cónghĩa vụ:

a) Cung cấp tài liệu,văn bản để khẳng định chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung hên quan đến vụviệc vi phạm;

b) Cung cấp các chứngcứ để khẳng định hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứngkhoán.

1.3. Người tố cáo phảihoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo, các chứng cứ cung cấp cho ngườicó thẩm quyền xử lý vi phạm. Trường hợp nội dung tố cáo hoặc chứng cứ bị cơquan nhà nước có thẩm quyền kết luận không đúng sự thật thì người tố cáo phảibồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị tố cáo và những người có liên quan,trường hợp cố ý còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ viphạm.

2. Trường hợp khôngthụ lý đơn tố cáo.

quan có thẩm quyền xử lý viphạm sẽ không thụ lý đơn tố cáo vi phạm trong các trường hợp sau:

Hành vi vi phạm bị tốcáo không còn thời hiệu xử phạt;

Những vụ việc mà ngườitố cáo đồng thời khởi kiện tại tòa án, việc tố cáo đã được tòa án thụ lý đểgiải quyết hoặc đã có bản án quyết định của tòa án.

3. Khiếu nại vàgiải quyết khiếu nại đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt viphạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối vớiquyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tốcáo năm 1998. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức, cánhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp tổ chức, cánhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì cóquyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặckhởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Trình tự giải quyếtkhiếu nại của các cấp có thẩm quyền được giải quyết theo trình tự quy định củaLuật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

VI. TỔ CHỨC THC HIỆN

Thông tư này có hiệulực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ banChứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Thủ trưởngcác đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệnThông tư này.

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đểxem xét giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns222000n1072000ccpvvxpvphctlvckvttck892