AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung cấp muối iốt cho người ăn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung cấp muối iốt cho người ăn

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 20/1999/TTLT/BYT-BTM-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1999                          
THÔNG Tư liên tịch số 20/1999/TTLT/YT-TM-NNPTNT ngày l0/ll/1999 hướngdẫn thực hiện nghị định Số 19/1999/NĐ'CP ngày lO/4/1999của chinh phỷu về việcsn xuất và cung cấp muối iốt cho người ăn

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày10/04/1999 của Chính phủ

về việc sản xuất và cung cấp muối iốt cho người ăn

 

Thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ vềviệc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn, liên tịch: Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này nhưsau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khái niệm chung:

1.1.Muối iốt cho người ăn được gọi là muối ăn, là muối Clorua Natri (NaCl) được sảnxuất từ nước biển hoặc khai thác từ các mỏ muối đạt tiêu chuẩn Việt Nam có trộnthêm KIOs (Kali Iodate) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế để phòng bệnh bướu cổ, bệnhđần độn và các bệnh khác do thiếu iốt gây ra.

1.2.Muối ăn được sản xuất để bán ra thị trường cho người ăn phải đảm bảo các yêucầu sau đây:

a)Được sản xuất từ các xí nghiệp, nhà máy sản xuất muối ăn (sau đây gọi chung làcơ sở sản xuất muối ăn) đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

b)Đã đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa theo quy định tại Điều 13 vàĐiều 15 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/04/1999 của Chính phủ về việcsản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn và các quy định khác của pháp luậtvề nhãn hiệu hàng hóa.

1.3.Các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn chỉ được mua và bán muối ăn docác cơ sở sản xuất muối ăn đã đảm bảo các tiêu chuẩn quy định theo hướng dẫnthực hiện Nghị định tại điểm 1 và 2 trên đây.

1.4.Muối ăn phải được bảo quản, vận chuyển và lưu kho theo đúng quy định tại cácĐiều 14, 15, 16, 17 và 18 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 củaChính phủ về việc sản xuất và cung cấp.

1.5.Khuyến khích việc sử dụng muối ăn trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.

1.6.Trường hợp những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không ăn được muối ăn, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn riêng.

2. Thẩm quyền và chức năng của các Bộ, ngành có liên quan:

2.1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềtổ chức sản xuất muối ăn, quyết định quy hoạch mạng lưới cơ sở sản xuất muối ăntrong phạm vi cả nước và phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức việc lưu thông muốiăn trong phạm vi cả nước.

2.2.Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn cho cácdoanh nghiệp; bảo đảm chất lượng Kali Iodate (KIOs) cung ứng đủ số lượng chocác cơ sở sản xuất muối ăn (trong quy hoạch) để chế biến muối ăn; giám sát việctổ chức sản xuất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng muối ăn từ khâu sản xuất đếntiêu dùng; quy định hàm lượng KIOs trong muối ăn đảm bảo yêu cầu phòng và chốngcác bệnh do thiếu iốt gây ra; công bố danh sách các cơ sở sản xuất muối ăn đã đượccấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2.3.Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thương mạitrong lưu thông muối ăn trên thị trường, lập kế hoạch phát triển mạng lưới lưuthông muối ăn, đảm bảo cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn chất lượng,đúng quy định về giá cả.

3. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

3.1.Thông tư này quy định cụ thể quy hoạch sản xuất muối ăn, công tác quản lý nhà nướcvề sản xuất muối ăn, tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủtiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn, kế hoạch phát triển mạng lưới lưuthông muối ăn, đảm bảo cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn, đúngquy định về giá cả.

3.2.Việc quy hoạch, tổ chức sản xuất, lưu thông cung ứng muối thường (không trộnthêm iốt) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

4. Đối tượng thực hiện Thông tư.

Thôngtư này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành Y tế, Thương mại, Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn tại thị trườngViệt Nam.

 

Chương II

QUY HOẠCH SẢN XUẤT MUỐI ĂN

1. Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối ăn:

1.1.Các cơ sở sản xuất muối ăn phải đảm bảo các điều kiện sau:

a)Về địa điểm:

Gầnnguồn nguyên liệu (đồng muối) đã được quy hoạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyênliệu cho các cơ sở sản xuất muối ăn hoạt động ổn định, lâu dài, phát huy hếtcông suất thiết bị hiện có.

Cócơ sở hạ tầng phải đảm bảo thuận lợi (điện, nước, giao thông...), đáp ứng đầyđủ các yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ.

Đảmbảo được vệ sinh môi trường, đặc biệt là xử lý chất thải trong quá trình sảnxuất.

b)Về trang thiết bị:

Đốivới những cơ sở sản xuất muối hạt trộn iốt thì các trang thiết bị chính bao gồmmáy trộn iốt, máy đóng bao và phòng kiểm tra chất lượng muối ăn.

Đốivới những cơ sở sản xuất muối tinh trộn iốt thì thiết bị sản xuất chính baogồm: thiết bị loại bỏ tạp chất, thiết bị làm nhỏ muối, thiết bị làm giảm hàmẩm, máy trộn iốt, máy đóng bao bì và phòng kiểm tra chất lượng muối ăn.

c)Tất cả các cơ sở sản xuất muối ăn đểu phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điềukiện sản xuất muối ăn theo quy định tại các Điều 7 và 8 của Nghị định số19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muốiiốt cho người ăn.

Cáccơ sở sản xuất muối ăn được thành lập sau ngày Thông tư nàycó hiệu lực phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c trênđây.

Cáccơ sở sản xuất muối ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiệnsản xuất muối ăn nhưng chưa đáp ứng được quy định tại các điểm a và b nêu trênthì phải từng bước củng cố và hoàn thiện. Riêng về trang thiết bị phải được đầutư sớm, chậm nhất là năm 2000 phải đảm bảo đủ trang thiết bị theo quy định.

1.2.Quy hoạch cơ sở sản xuất muối ăn: căn cứ vào nhu cầu muối ăn của nhân dân vànhu cầu thị trường, xác định năng lực các cơ sở sản xuất muối ăn hiện có tạiđịa phương mình để lập phương án nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sởsản xuất muối ăn. Việc xây dựng mới các cơ sở sản xuất muối ăn phải đáp ứng đủcác điều kiện nói trên và cần xác định rõ địa điểm, quy mô và thời gian xâydựng.

1.3.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữuquan của tỉnh và Tổng công ty Muối Việt Nam tiến hành rà soát quy hoạch sảnxuất muối ăn trình y ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và gửi bản Quyhoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chậm nhất là ngày 31 tháng 12năm 1999 để tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônxem xét, phê duyệt Quy hoạch sản xuất muối ăn trong toàn quốc.

1.4.Trên cơ sở Quy hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphê duyệt, các chủ đầu tư phải lập các dự án cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựngmới các cơ sở sản xuất muối ăn trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

2. Quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềsản xuất muối ăn:

2.1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng và trình Chínhphủ ban hành cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất muối ăn, ban hành theothẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nướcvề sản xuất muối ăn; chỉ đạo lập dự án và tổ chức thẩm định dự án đầu tư sảnxuất muối ăn.

2.2.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắnhạn về sản xuất muối ăn đảm bảo cân đối nhu cầu, trình y ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Pháttriền nông thôn để tổng hợp chung kế hoạch toàn ngành. Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn giúp y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước, của ngành đốivới tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn trên địa bàn.

2.3.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện giúp y ban nhân dân tỉnh và huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất muối ăn trên địa bàn; đồngthời chịu sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nghiệp vụchuyên môn, chuyên ngành sản xuất kinh doanh muối (theo Thông tư liên tịch số03/1998/TTLT/BNN-BTCCBCP ngày 27/4/1998). Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụđược giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh có sản xuất muối ăncần phân công Phòng chức năng giúp Sở chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn và bố trícán bộ có năng lực theo dõi về muối ăn.

 

Chương III

VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI LƯU THÔNG MUỐI ĂN, ĐẢM BẢOCUNG ỨNG MUỐI ĂN

ĐÚNG CHÍNH SÁCH, ĐÚNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, ĐÚNG QUYĐỊNH VỀ GIÁ

1.Về tổ chức phát triển mạng lưới bán muối ăn:

1.1.Đối với thị trường miền núi: tùy theo mật độ dân cư, điều kiện địa lý, vậnchuyển và khả năng tiêu thụ, Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm tổ chức chỉđạo phát triển mạng lưới bán muối ăn (bao gồm kho tồn trữ, cửa hàng bán buôn,bán lẻ) phù hợp điều kiện của địa phương mình bảo đảm thuận tiện trong việc muabán đối với người tiêu dùng; thực hiện kế hoạch tồn trữ muối ăn đáp ứng nhu cầutiêu dùng của đồng bào vùng cao, không để thiếu muối ăn trong những tháng mưalũ.

1.2.Đối với thị trường đồng bằng: Sở Thương mại - Du lịch chủ trì phối hợp với Tổngcông ty Muối Việt Nam và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tại địa phương tổchức các cửa hàng bán buôn, bán lẻ muối ăn (cố định, lưu động) tại các chợ,trung tâm thương mại (kể cả siêu thị) của thành phố, thị xã và chợ nông thôn,các đầu mối giao thông liên tỉnh, huyện, liên xã và khu tập trung đông dân...để phát triển mạng lưới bán muối ăn phù hợp điều kiện đặc điểm thị trường, mậtđộ dân cư trên địa bàn, bảo đảm thuận tiện cho người tiêu dùng.

2. Về tổ chức cung ứng và bán muối ăn:

2.1.Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùngcác địa phương có cơ sở sản xuất muối ăn (trong quy hoạch) cân đối, điều hòacung cầu muối ăn trong phạm vi cả nước, trong đó Tổng công ty Muối Việt Namđóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức lưu thông cung ứng muối ăn trên thị trường.

2.2.Doanh nghiệp và những người buôn bán muối phải thực hiện đầy đủ các quy định vềbảo đảm chất lượng muối ăn đã quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18và 19 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về sản xuấtvà cung ứng muối iốt cho người ăn.

2.3.Muối ăn lưu thông trên thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quyđịnh, còn thời hạn sử dụng. Thực hiện việc niêm yết giá bán muối ăn tại nơi bánhàng. Không bán muối ăn tại các cửa hàng bán các mặt hàng có mùi mạnh, độc hại:xăng dầu, thuốc trừ sâu, phân hóa học...

2.4.Nghiêm cấm các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn giả, không đảm bảochất lượng, hết thời hạn sử dụng hoặc mua muối ăn từ các cơ sở sản xuất muối ănchưa được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất.

2.5.Sở Thương mại - Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp và những người buôn bán muối ăn trênthị trường theo nguyên tắc sau đây:

a)Đối với những địa phương tự sản xuất được muối ăn thì cơ sở sản xuất muối ăn phải tự tổ chức các điểm bánbuôn, bán lẻ muối ăn, hoặc ủy quyền cho các doanh nghiệp khác trực tiếp bán lẻcho người tiêu dùng và những thương nhân có nhu cầu.

b)Đối với những địa phương không tự sản xuất được muối ăn thì phải hợp đồng muamuối ăn của các cơ sở sản xuất muối ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

3. Về giá bán muối ăn:

3.1.Đối với thi trường miền núi, hải đảo: Giá bán muối ăn được thực hiện chính sáchtrợ giá, trợ cước quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/8/1998 củaChính phủ.

3.2.Đối với các vùng khác (ngoài thị trường miền núi hải đảo): Giá bán muối ăn theogiá thị trường.

 

Chương IV

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỂN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬNĐỦ TIÊU CHUẨN

VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

1.Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất muối ăn phải gửi hồ sơ đề nghị cấpGiấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn về Sở Y tế tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (nơi thương nhân đóng trụ sở). Hồ sơ bao gồm:

1.1.Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

1.2.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có dấu công chứng nhà nước hoặc bảnsao hợp lệ theo quy định của pháp luật). Nếu nhà máy, xí nghiệp xin bổ sung nhiệmvụ, mở rộng phạm vi sản xuất muối ăn phải có quyết định hoặc văn bản cho phépcủa cấp có thẩm quyền (bản sao có dấu công chứng nhà nước hoặc bản sao hợp lệtheo quy định của pháp luật).

1.3.Phương án sản xuất muối ăn của doanh nghiệp, trong đó diễn giải địa điểm, kêkhai trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật (theo mẫu).

14.Văn bằng về chuyên môn: chứng chỉ của cán bộ quản lý chuyên môn kỹ thuật, cánbộ kiểm nghiệm (bản sao có dấu công chứng nhà nước hoặc bản sao hợp lệ theo quyđịnh của pháp luật).

1.5.Giấy chứng nhận sức khỏe cán bộ, nhân viên do cơ quan y tế cấp quận, huyện hoặctương đương trở lên kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.

1.6.Giấy đăng ký chất lượng sản phẩm.

1.7.Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương cấp, nếu sản phẩm của doanh nghiệp đã đăng ký chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm (bản sao có dấu công chứng nhà nước hoặc các bản sao hợp lệ theoquy định của pháp luật).

1.8.Giấy chứng nhận của y ban nhân dân cấp tỉnh xácnhận cơ sở sản xuất muối ăn nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.

2.Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định các tiêu chuẩn,điều kiện theo quy định tại Điều 7 và 8 của Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn vàcác tiêu chuẩn điều kiện đã được quy định tại Thông tư này. Nếu đủ tiêu chuẩn,điều kiện theo quy định, Sở Y tếgửi công văn kèm biên bản thẩm định về Bộ Y tế đề nghị xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điềukiện sản xuất muối ăn.

3.Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấngiúp Bộ trưởng trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điềukiện sản xuất muối ăn. Hội đồng do Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực khám bệnh,chữa bệnh làm Chủ tịch, lãnh đạo Vụ Điều trị, Chủ nhiệm Chương trình phòngchống các rối loạn do thiếu iốt làm Phó Chủ tịch và các thành viên đại diệnlãnh đạo Cục Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế.

4.Vụ Điều trị (Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu iốt) làm đầu mối chịutrách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại điểm 1 trên đây. Sau khi nhận đầyđủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng sẽ xem xét, thẩm định, nếu đủ tiêu chuấn và điều kiệntheo quy định, Hội đồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điềukiện sản xuất muối ăn cho doanh nghiệp.

5. Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn cógiá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

Trướckhi hết hạn 3 tháng, các doanh nghiệp phải làm thủ tục để xem xét cấp lại Giấychứng nhận đủ điều kiện và tiêu chuẩn sản xuất muối ăn.

 

Chương V

KIM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1.Các cơ sở sản xuất lưu thông muối ăn phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cáccơ quan y tế và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển.

2.Thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực y tế, thương mại và Chủ tịch y ban nhân dân các cấp có thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính về sản xuất, cung ứng muối ăn theo quy định củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 củaChính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lýnhà nước về y tế.

3.Thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế,Cục Quản lý thị trường Bộ Thương mại có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhtrong phạm vi cả nước.

Thanhtra chuyên ngành Sở Y tế, Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Thương mại cóthẩm quyền xử phạt trong phạm vi địa phương quản lý.

4.Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất và cung ứng muối ăn: về hình thức,mức phạt đã được quy định tại Điều 21 của Nghị định số 19/1999/ NĐ-CP của Chínhphủ về sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tưsố 01/TM-KD ngày 16/l/1995 của Bộ Thương mại.

2.Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch yban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Y tế, Sở Thương mại - Du lịch, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khaì thực hiệnThông tư này. Định kỳ báo cáo về liên Bộ: Bộ Y tế (Vụ Điều trị), Bộ Thương mại(Vụ Chính sách thương nghiệp trong nước), và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn).

Trongquá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị,địa phương kịp thời phản ảnh về liên Bộ để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung chophù hợp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns191999n1041999ccpvvsxvccmicn642