AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ CÔNG AN
Số: 07/2001/TT-BCA (V19)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2001                          

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày25/04/2001

của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ

 

Ngày 25 tháng 4 năm2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2001/NĐ-CP về quản lý hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ, để thi hành thống nhất Nghị định nêu trên, Bộ Côngan hướng dẫn thực hiện như sau:

I. VỀPHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA NGHỊ ĐỊNH

1. Hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP bao gồm cáclĩnh vực sau đây:

a) Bảo vệ con ngườibao gồm các hoạt động bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm của người được thuê bảo vệ theo hợp đồng;

b) Bảo vệ tài sản vàhàng hóa là việc thực hiện các hoạt động bảo vệ nhằm bảo đảm sự an toàn cho tàisản, hàng hóa hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được thuê bảo vệ theo hợp đồng;

c) Sản xuất, sửa chữaphương tiện, hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịchvụ bảo vệ.

2. Những đối tượng,mục tiêu thuộc danh mục Nhà nước quy định do lực lượng Quân đội và Công an nhândân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những đối tượng mà Chính phủquy định do lực lượng bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp đảm nhiệm khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫnnày mà thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng đối tượng đó.

3. Các hành vi bịnghiêm cấm tại Điều 4 Nghị định số 14/2001/NĐ-CP bao gồm:

a) Trang bị các loàivũ khí, các loại công cụ hỗ trợ đã được quy định tại Nghị định số 471CP ngày 12tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợvà Thông tư số 05/TT-BNV(C13) ngày 29 tháng 09 năm 1996 của Bộ Nội vụ (nay làBộ Công an) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP của Chính phủ để hoạt độngdịch vụ bảo vệ;

b) Thành lập doanhnghiệp để thực hiện các hoạt động điều tra bí mật (sử dụng người hoặc phươngtiện kỹ thuật để bí mật theo dõi, thu thập các tin tức, tình hình có liên quanđến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân); các hoạt động điều tra bímật đó có thể là bí mật với cả đối tượng đang được điều tra và những người kháchoặc chỉ bí mật với đối tượng được điều tra, còn với người khác thì công khai;

c) Lợi dụng các hoạtđộng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổchức, cá nhân hoặc để bảo vệ các việc làm trái pháp luật; đe dọa, ngăn cản ngườikhác tố cáo các việc làm trái pháp luật hoặc cản trở, chống lại người thi hànhcông vụ.

II. ĐIỀU KIỆN THÀNHLẬP DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

1. Chỉ những doanhnghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định số14/2001/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn này và các quy định của pháp luật khác cóliên quan mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

2. Theo quy định tạiĐiều 9 Luật Doanh nghiệp và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 14/2001/NĐ-CP thì nhữngcơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây không được thành lập, quản lý doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ bảo vệ:

a) Cơ quan nhà nước,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước hoặc côngquỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vịmình;

b) Người đang là cánbộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Người đang là sĩquan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòngtrong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiếnsĩ, công nhân viên Công an nhân dân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân;

d) Cán bộ lãnh đạo,quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làmđại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thànhniên; người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

e) Chủ doanh nghiệp tưnhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủtịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệpbị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm ngườiquản lý doanh nghiệp trong thời hạn một năm đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệpbị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp;

g) Tổ chức, cá nhân nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư của nướcngoài hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

h) Người đang bị truycứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành các hình phạt tù, cải tạokhông giam giữ, cấm cư trú, quản chế, người được hưởng án treo nhưng đang trongthời gian thử thách hoặc người bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảovệ;

i) Người đang bị ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác: giáo dục tại xã, phường, thị trấn;quản chế hành chính; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; đưa vàotrường giáo dưỡng;

k) Người có tiền án vềcác tội do lỗi cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện phápxử lý hành chính khác mà theo quy định của pháp luật chưa được coi là chưa bịxử lý vi phạm hành chính.

3. Những cơ quan, tổchức, cá nhân đã nêu tại điểm 2 Mục II của Thông tư này không được trực tiếpthực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ.

4. Người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện một số hoạt động trực tiếpsản xuất, sửa chữa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng chohoạt động dịch vụ bảo vệ (làm chuyên gia, công nhân kỹ thuật hoặc các hoạt độngtrực tiếp sản xuất khác), nhưng không được làm nhân viên bảo vệ để thực hiệncác hoạt động bảo vệ con người, tài sản và hàng hóa theo quy định tại Điều 1Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

III. HỒ SƠ, THỦ TỤCĐĂNG KÝ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

1. Việc thành lập,đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc mở chinhánh, văn phòng đại diện, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động phải thực hiện theođúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 14/2001/NĐ-CP vàhướng dẫn tại Thông tư này.

2. Trong hồ sơ đề nghịcấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịchvụ bảo vệ phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

3. Cơ quan nhà nước cóthẩm quyền chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cho phép bổ sungngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ có Giấychứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảovệ do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

IV. HỒ SƠ, THỦ TỤCCẤP GIẤY CHỨNG NHẬNĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ

1. Hồ sơ đề nghị cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động kinh doanh dịchvụ bảo vệ;

b) Hồ sơ đề nghị cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanhdịch vụ bảo vệ.

Đối với doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động trước khi ban hành Nghị đinh số14/2001/NĐ-CP thì phải có bản sao Giấy phép đầu tư, bản sao Điều lệ công ty đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (khi nộp bản sao phải xuất trìnhbản gốc để kiểm tra);

c) Quy chế về tổ chứcvà hoạt động của doanh nghiệp, trong đó phải quy định rõ về tổ chức bộ máy củadoanh nghiệp, phạm vi, địa bàn, phương thức, biện pháp tiến hành hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ; việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên bảo vệ;

d) Danh sách và lýlịch (có ảnh và xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩuthường trú) của sáng lập viên và những người dự kiến giữ các chức vụ chủ chấtcủa doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc, Phó tổng Giám đốc;Giám đốc, Phó giám đốc).

Đối với doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động từ trước khi ban hành Nghị địnhsố 14/2001/NĐ-CP, thì trong hồ sơ phải có bản khai nhân sự, bản phô tô hộ chiếu(khi nộp bản phô tô phải xuất trình hộ chiếu để kiểm tra) của người đứng đầuhoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Nếu là doanh nghiệpliên doanh thì trong hồ sơ phải có thêm lý lịch (có ảnh và xác nhận của công anxã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) của những người Việt Namgiữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp.

2. Thẩm quyền, thủ tụccấp Giấy chứng nhận dủ điều kiện về an ninh, trật tự:

a) Phòng Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtiếp nhận hồ sơ và xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trậttự để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ cho doanh nghiệp có trụ sở chính tạiđịa phương mình (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm 14 Mục V Thông tư này).

Trong quá trình xemxét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Phòng Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội phải phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liênquan của Công an tỉnh, thành phố để đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự được chặt chẽ, đúng pháp luật.

b) Trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ cótrách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, xem xét thực tế một cách toàn diện, đầy đủ cácđiều kiện về an ninh, trật tự có liên quan đến con người và tổ chức hoạt độngcủa doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh hoặc xin bổ sung ngành nghề kinh doanhdịch vụ bảo vệ để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho ngườinộp hồ sơ.

"Giấy chứng nhậnđủ điều kiện về an ninh, trật tự" để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đượccấp làm hai bản (một bản để đưa vào hồ sơ xin đăng ký kinh doanh, một bản lưutại doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện để xuất trình khi được kiểmtra).

Trường hợp không đủđiều kiện về an ninh, trật tự hoặc hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan côngan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết rõ lýdo hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.

c) Người xin cấp Giấychứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải nộp lệ phí theo quy định củaBộ Tài chính.

V. TRÁCH NHIỆM CỦACÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

1. Chậm nhất là 10ngày trước khi chính thức hoạt động, người đứng đầu doanh nghiệp, đứng đầu chinhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngnơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diệnbiết nơi đặt trụ sở, địa bàn và thời gian chính thức hoạt động. Đồng thời, phảigửi kèm theo các loại giấy tờ sau:

a) Đối với doanhnghiệp, phải gửi kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bổsung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ (có xác nhận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền), danh sách những người trong ban lãnh đạo và nhân viên của doanhnghiệp (trong đó phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, quê quán và nơi đăngký hộ khẩu thường trú của những người đó).

b) Đối với chi nhánh,văn phòng đại diện phải gửi kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về anninh, trật tự để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ của doanh nghiệpbản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện(bản sao các loại giấy tờ nêu trên phải có xác nhận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền), danh sách những người trong ban lãnh đạo và nhân viên của chinhánh, văn phòng đại diện (trong đó phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch,quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của những người đó).

2. Người đứng đầudoanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạtđộng kinh doanh dịch vụ bảo vệ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toànbộ hoạt động của doanh nghiệp mình; có trách nhiệm thông báo về số chi nhánh,văn phòng đại diện, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thực hiện chế độbáo cáo định kỳ hàng quý về tình hình hoạt động bảo vệ có liên quan đến anninh, trật tự cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về anninh, trật tự để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; chấp hành sự kiểm tra, hướngdẫn và thực hiện các yêu cầu của cơ quan công an có thẩm quyền.

3. Người đứng đầu chinhánh, văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc (Tổng giám đốc)doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của chinhánh, văn phòng đại diện do mình phụ trách; có trách nhiệm báo cáo với PhòngCảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố nơi đặtchi nhánh, văn phòng đại diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có liênquan đến an ninh, trật tự; chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện cácyêu cầu của cơ quan công an có thẩm quyền.

4. Trường hợp doanhnghiệp đăng ký kinh doanh ở tỉnh, thành phố này mà đưa nhân viên đến tỉnh,thành phố khác để thường xuyên hoạt động dịch vụ bảo vệ thì chậm nhất là 10ngày trước khi hoạt động phải thông báo bằng văn bản về địa điểm, thời gian, phươngthức hoạt động dịch vụ bảo vệ, đồng thời gửi kèm theo danh sách những nhân viênsẽ đến làm việc tại tỉnh, thành phố đó cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính vềtrật tự xã hội - Công an cấp tỉnh nơi đến biết.

5. Trường hợp doanhnghiệp có sự thay đổi về người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc, Tổng giám đốc,Chủ tịch Hội đồng quản trị) thì người được thay thế phải đáp ứng các điều kiệntheo quy định của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.Đồng thời, chậm nhất là 15 ngày sau khi có quyết định thay đổi người đứng đầu,doanh nghiệp phải sao gửi Quyết định bổ nhiệm, kèm theo lý lịch (có ảnh và xácnhận của công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) của ngườiđược bổ nhiệm cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công ancấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạtđộng kinh doanh dịch vụ biết.

6. Trường hợp mất Giấychứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì phải làm đơn gửi cơ quan côngan nơi đã cấp Giấy chứng nhận đó để được cấp lại

Trường hợp doanhnghiệp bị phá sản, giải thể hoặc không kinh doanh dịch vụ bảo vệ nữa, thì phảinộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụbảo vệ cho cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đó.

7. Khi thay đổi trụ sởdoanh nghiệp hoặc thay đổi nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện thì chậm nhấtlà 15 ngày sau khi thay đổi, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho PhòngCảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp tỉnh nơi có trụ sởdoanh nghiệp hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại điện biết.

8. Nhân viên bảo vệtrong khi thực hiện nhiệm vụ phải đeo biển hiệu ở trước ngực phía bên trái vàphải mang theo Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp đểxuất trình khi cần thiết. Đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các giấytờ đó, không được cho người khác mượn. Khi thôi làm nhân viên bảo vệ phải nộptrả doanh nghiệp biển hiệu và Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ.

9. Mẫu biển hiệu vàGiấy chứng nhận nhân viên bảo vệ được quy định như sau:

a) Biển hiệu nhân viênbảo vệ:

Kích thước 9 x 6 cai,nền mầu trắng, chữ mầu đen, dòng trên cùng ghi tên doanh nghiệp, phía dưới ghihọ tên và dán ảnh của người được cấp biển, dưới cùng là số biển.

Tên doanh nghiệp

 

 

ảnh

(3 x 4 cm)

 

Họ và tên

 

 

Số

 

b) Giấy chứng nhậnnhân viên bảo vệ: Kích thước 10 x 6 cm, mặt trước nền mầu xanh da trời, chữ mầuđỏ; mặt sau nền mầu trắng, chữ mầu đen và theo mẫu sau:

 

(TÊN DOANH NGHIệP)

GIấY CHứNG NHậN

NHÂN VIÊN BảO Vệ

Số.. .....

 

Mặt trước

 

GIÁM ĐỐC (Tổn g giám đốc) . . . . . . . . . .

CHỨNG NHẬN:

 

Họ và tên:....... ... ....

ảnh Năm sinh:..:. ...:.......... ...

(3x4 cm) Nơi đăng ký hộ khẩu

thường trú:

 

Là nhân viên bảo vệ của công ty.

. . . , ngày. .: tháng. . . năm . . . .

Giám đốc (Tổng giám đốc) . . . . .

(ký tên, đóng dấu)

 

Mặt sau

10. Người đứng đầudoanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệvà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng các loại giấytờ đó của nhân viên doanh nghiệp mình.

11. Nhân viên bảo vệtrong khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh,trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ như: cháy, nổ, tai nạn gây thương tích hoặcchết người; gây rối trật tự công cộng hoặc những hành vi vi phạm pháp luật kháccó dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồngthời có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và giữ nguyên hiện trường, cấp cứu nạn nhân(nếu có) và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhấtthiệt hại xảy ra.

12. Việc nhập khẩu,xuất khẩu các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt độngdịch vụ bảo vệ phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục Cảnh sát trước khilàm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu, xuấtkhẩu phương tiện, thiết bị kỹ thuật đó.

13. Doanh nghiệp sảnxuất phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịch vụbảo vệ phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở sản xuất trên sản phẩm và phải đăng ký, lưumẫu tại cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,trật tự trước khi cung cấp cho thị trường.

14. Đối với doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phéphoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ trước ngày ban hành Nghị định số14/2001/NĐ-CP:

a) Phải làm hồ sơ đềnghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ theo hướng dẫn tại điểm 1 Mục IV Thông tư này, gửi về CụcCảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an để được xem xét, cấpgiấy chứng nhận đó.

Cục Cảnh sát quản lýhành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện việccấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động kinh doanhdịch vụ bảo vệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định củaNghị định số 14/2001/NĐ-CP và trình tự, thủ tục chung hướng dẫn tại Thông tưnày.

b) Được tiếp tục hoạtđộng bình thường đến hết thời hạn ghi trong giấy phép theo đúng ngành nghề kinhdoanh, phạm vi, địa bàn hoạt động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xácnhận trong Giấy phép đầu tư và Điều lệ công ty;

c) Không được gia hạnGiấy phép đầu tư, không được bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ,không được mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động so với Giấy phép đầu tư hoặc Điềulệ công ty đã quy định;

d) Phải thực hiện đúngcác quy định của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, cũngnhư các quy định của pháp luật khác có liên quan; chấp hành nghiêm chỉnh sựkiểm tra, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

VI. KIỂM TRA, XỬ LÝVI PHẠM TRONG VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGKINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

1. Nội dung kiểm tra:

Cơ quan công an cóthẩm quyền chỉ được kiểm tra các vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự trongquá trình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ,cụ thể như sau:

a) Kiểm tra các điềukiện về an ninh, trật tự trong quá trình tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ;

b) Kiểm tra các thủ tục,giấy tờ có liên quan đến an ninh, trật tự trong tổ chức, hoạt động của doanhnghiệp;

c) Kiểm tra việc chấphành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp và nhân viên bảo vệ;

d) Kiểm tra nội dung,chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các cơ sở khác được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép thực hiện chức năng đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhânviên bảo vệ dịch vụ.

2. Thẩm quyền kiểmtra:

a) Cục Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội. Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạocông tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tựđối với hoạt động kinh doanh dịch vụ trên phạm vi cả nước và trực tiếp tiếnhành việc kiểm tra khi cần thiết.

b) Phòng Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh,trật tự đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong phạm vi địa phươngmình.

Việc kiểm tra đượctiến hành theo định kỳ mỗi năm một lần và phải có kế hoạch, nội dung cụ thể đểthông báo cho người đứng đầu doanh nghiệp biết trước khi tiến hành kiểm tra.

Trường hợp phát hiệncó dấu hiệu vi phạm pháp luật thì được tiến hành kiểm tra đột xuất, nhưng saukhi kiểm tra xong phải có thông báo kết quả kiểm tra cho người đứng đầu doanhnghiệp biết và báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvề kết quả kiểm tra đó.

Nghiêm cấm việc lợidụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động kinhdoanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Cán bộ, chiến sĩ cảnhsát khi tiến hành kiểm tra phải mặc trang phục đúng Điều lệnh nội vụ Công annhân dân.

3. Xử lý vi phạm:

Mọi hành vi vi phạmcác quy định về an ninh, trật tự trong tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ đều phải được kịp thời phát hiện, đình chỉ và xử lý nghiêm minh theo quyđịnh của pháp luật.

Trường hợp vi phạmnghiêm trọng các điều kiện về an ninh, trật tự trong tổ chức và hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn cóthể bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Việc thu hồi Giấychứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan công an đã cấp giấychứng nhận đó hoặc cơ quan công an cấp trên ra quyết định thu hồi.

VII. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1. Tổng cục Cảnh sátcó trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định số14/2001/NĐ-CP và Thông tư này; quy định thống nhất các loại biểu mẫu, hồ sơnghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân để quản lý về an ninh, trật tự đốivới hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

2. Giám đốc Công antỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Chủtịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằmquản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh, thành phố,chỉ đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì, phối hợpvới các đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc quản lý về an ninh, trật tự đốivới các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

3. Căn cứ vào quy địnhcủa Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng vàUỷ ban nhân dân các cấp thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức vàquản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa phương mình.

4. Đề nghị các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạtđộng kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

5. Thông tư này cóhiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

6. Tổng cục trưởng cácTổng cục, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh vệ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trựcthuộc, Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chứcthực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, cần báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) để cóhướng dẫn kịp thời./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns142001n2542001ccpvqlhkddvbv572