AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 825/2000/TT-BKHCNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2000                          
Bộ Khoa học, Công nghệ

THÔNG TƯ

Về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày6/3/1999

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp

 

Thi hành Điều 23 Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là"Nghị định"), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn cụ thểmột số điểm để thi hành Nghị định.

I. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT; ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

1.Đối tượng xử phạt

Đốitượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quyđịnh tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định và phải tuân theo quy định tại Điều 5Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6.7.1995 (sau đây gọi tắt là "Pháplệnh").

1.1.Theo các quy định đó, mọi đối tượng hội đủ các điều kiện sau đây đều bị xử phạttheo Nghị định:

Cánhân từ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức và các chủ thể khác;

Thựchiện một trong các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sở hữu công nghiệpquy định tại Chương 2 Nghị định (bất kể việc thực hiện đó là cố ý hay vô ý) vàhành vi đó không có yếu tố cấu thành tội phạm;

Hànhvi vi phạm hành chính nói trên được thực hiện tại lãnh thổ Việt Nam;

Hànhvi vi phạm hành chính nói trên được thực hiện trong thời hiệu quy định tại Điều4 Nghị định.

1.2.Theo các quy định trên, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà thực hiện hànhvi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp một cách cố ý tại địa điểm và trongthời gian nói trên cũng bị xử phạt theo Nghị định.

1.3.Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sở hữu côngnghiệp tại Việt Nam cũng bị xử phạt theo Nghị định, trừ trường hợp Điều ướcquốc tế mà cả Việt Nam và nước mà tổ chức, cá nhân đó mang quốc tịch đều thamgia có quy định khác. Trong trường hợp này, việc xử lý vi phạm hành chính đượcthực hiện theo Điều ước quốc tế nói trên.

2.Nguyên tắc xử phạt

Việcxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải tuân theo cácquy định và nguyên tắc xử phạt tại Điều 3 Pháp lệnh và tại Điều 3 Nghị định.Khi áp dụng các nguyên tắc đó cần lưu ý những vấn đề sau đây.

2.1. Nguyêntắc đúng thẩm quyền

Chỉnhững người có thẩm quyền quy định tại Chương 3 Nghị định mới được ra quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp với hình thứcvà mức phạt trong phạm vi thẩm quyền quy định. Không được phép tách một vi phạmthành nhiều vi phạm nhỏ hoặc gộp nhiều vi phạm nhỏ thành một vi phạm lớn hơnnhằm mục đích thay đổi thẩm quyền xử phạt.

2.2.Nguyên tắc đúng đối tượng

Mọiđối tượng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp nêu tại điểm 1 Thông tư này đều bị xử phạt theo Nghị định. Những đối tượngkhông thuộc các trường hợp nêu tại điểm đó đều không bị xử phạt theo Nghị định.

Mộtđối tượng thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì người đó bị xử phạt về từng hànhvi vi phạm. Nhiều đối tượng cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi đối tượngđều bị xử phạt.

2.3. Nguyêntắc đúng mức độ

Hìnhthức, mức độ xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải phù hợpvới tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khi xác địnhhình thức và mức xử phạt, cần phải xem xét thêm về nhân thân và những tình tiếttăng nặng, giảm nhẹ để có quyết định phù hợp.

2.4. Nguyêntắc kịp thời, triệt để

Mọitổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện kịp thời các hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các phát hiện đó phải đượcthông báo cho những người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Khi nhận được thôngbáo hoặc yêu cầu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngườicó thẩm quyền phải xúc tiến ngay các thủ tục cần thiết để bảo đảm đình chỉ ngayviệc vi phạm và khắc phục hậu quả.

2.5.Nguyên tắc đúng thủ tục

Việcxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải được tiếnhành theo đúng thủ tục quy định tại các Điều từ 45 đến 56 Pháp lệnh và các Điềutừ 14 đến 20 Nghị định.

3.Áp dụngcác quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp

Khithực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngườicó thẩm quyền xử phạt không những phải căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh vàNghị định mà còn phải căn cứ vào các quy định về nội dung, thủ tục bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp nêu tại Chương 2 Phần VI Bộ luật dân sự năm 1995, cũng nhưcác quy định khác liên quan nêu tại Nghị định số 63/CP ngày 24.10.1996 củaChính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là"Nghị định 63/CP"), Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31.12.1996 và Thôngtư này của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

II. XÁC ĐỊNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU CÔNGNGHIỆP

4.Phạm vi hướng dẫn

CácĐiều 5, 6, 7, 8 , 9 Chương 2 Nghị định quy định năm loại hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các quy định đó đã đủ rõ ràng để thihành và áp dụng. Sau đây chỉ hướng dẫn, giải thích thêm về việc xác định cácloại vi phạm liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp cụ thể (Điều 5,Điều 6, Điều 9).

5.Loại hành vi vi phạm liên quan đến quá trình xác lập, thực hiện quyền sở hữucông nghiệp và làm thủ tục cấp phép (hoặc đăng ký) hoạt động dịch vụ đại diệnsở hữu công nghiệp (Điều 5 Nghị định)

Đặcđiểm chung của loại hành vi vi phạm này là người vi phạm cố ý sử dụng các biệnpháp không trung thực nhằm lợi dụng chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đểtrục lợi hoặc để che giấu các hành vi vi phạm pháp luật khác. Sau đây là một sốthể hiện về một số hành vi thuộc loại này.

5.1.Hành vi tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp đểlẩn tránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấmhoặc hạn chế (Điều 5.1.a). Những hành vi sau đây thuộc dạng vi phạm này: mượncớ việc phải thanh toán lệ phí khi tiến hành đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ởnước ngoài hoặc phải thanh toán tiền mua li-xăng của nước ngoài để chuyển ngânra nước ngoài; hoặc tạo ra các cuộc thanh toán giả dưới danh nghĩa chuyển giao,chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp v.v.

5.2.Hành vi tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệpnhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, khống chế thị trường mộtcách bất hợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹpphạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấpuy tín thương mại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác (Điều 5.1.b). Những hànhvi sau đây thuộc dạng vi phạm này:

a.Lợi dụng việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để khiếu nại, tố cáo một cáchthiếu căn cứ nhằm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của người khác;

b.Mở rộng một cách thiếu căn cứ phạm vi bảo hộ khi tiến hành các thủ tục xác lậpquyền sở hữu công nghiệp bằng cách cố ý không cung cấp các thông tin mà mìnhbiết hoặc có nghĩa vụ phải biết cho cơ quan có thẩm quyền dẫn tới việc xác địnhkhông đúng về tình trạng đã biết liên quan đến đối tượng được bảo hộ, từ đó khốngchế, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của người khác;

c.Mua quyền sở hữu công nghiệp (chẳng hạn mua li-xăng) nhằm mục đích thủ tiêu khảnăng cạnh tranh của người khác để tiến tới độc quyền khống chế thị trường;

d.Tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp không phải nhằm để sửdụng mà chỉ để ngăn chặn người khác sản xuất, kinh doanh liên quan đến đối tượngđược đăng ký....

6. Loại hành vi vi phạm quy định về các chỉ dẫn liên quan đến sởhữu công nghiệp(Điều 6 Nghị định)

Loạihành vi này vi phạm các quy định tại Điều 54 và Điều 66 Nghị định 63/CP và gâyhậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

6.1. Hànhvi chỉ dẫn sai về chủ sở hữu công nghiệp (Điều 6.1.a)

Điều66 Nghị định 63/CP quy định chỉ có chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (chủsở hữu công nghiệp) và chỉ trong thời hạn bảo hộ mới được nêu các chỉ dẫn rằngsản phẩm được bảo hộ hoặc thuộc độc quyền của mình (kể cả chỉ dẫn dưới dạng kýhiệu) trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.Trường hợp không phải là chủ sở hữu công nghiệp mà ghi như vậy thì việc ghi chỉdẫn đó thuộc dạng hành vi vi phạm này.

Đểxác định hành vi có phải là hành vi vi phạm thuộc dạng này hay không, cần phảixác định chủ sở hữu công nghiệp theo hướng dẫn nêu tại điểm 7.2. Thông tư này.

6.2.Hành vi chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ (Điều6.1.b)

Cáchành vi sau đây thuộc dạng hành vi vi phạm này:

Intrên hàng hoá, bao bì hàng hoá hàng chữ "nhãn hiệu đã đăng ký" hoặc"nhãn hiệu đó đã được bảo hộ" hoặc "nhãn hiệu thuộc độc quyềncủa...", kể cả việc in ký hiệu õ(là ký hiệu được dùng rộng rãi nhằm để chỉ rằng nhãn hiệu đã được đăng ký);hoặc in trên sản phẩm các chỉ dẫn tương tự để nhằm nói rằng sản phẩm được bảohộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, kể việc in ký hiệu"P kèm theo các con số" (là ký hiệu được dùng rộng rãi để chỉ dẫnrằng sản phẩm được cấp PatentBằng độc quyền sáng chế)... nhưng sự thực khôngphải là như vậy.

Đểxác định hành vi có phải là hành vi vi phạm dạng này hay không, cần phải xácđịnh đối tượng bảo hộ theo hướng dẫn tại điểm 7.2. Thông tư này.

6.3.Hành vi chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện theoli-xăng (Điều 6.1.d)

Việcghi trên sản phẩm hàng chữ "được sản xuất theo li-xăng của..." hoặc"được cấp li-xăng của..." hoặc những chữ có nghĩa tương tự như vậy,bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, trong khi sự thực không phải nhưvậy thì bị coi là thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

6.4.Hành vi không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theoli-xăng (Điều 6.2.a))

Nếusản phẩm được sản xuất theo li-xăng sở hữu công nghiệp (kể cả trường hợp sảnphẩm được sản xuất theo giấy phép sản xuất của ngươì khác và được mang nhãnhiệu sử dụng theo li-xăng của người cho phép sản xuất), hoặc nếu dịch vụ đượcthực hiện theo li-xăng sở hữu công nghiệp mà trên sản phẩm, phương tiện dịch vụtương ứng không ghi chỉ dẫn về điều đó thì sự việc không ghi chỉ dẫn như vậy bịcoi là hành vi vi phạm Điều 66 Nghị định 63/CP và bị xếp vào dạng vi phạm này.

6.5.Hành vi không ghi hoặc ghi không rõ ràng, đầy đủ cụm từ "sản xuất tại Việtnam" đối với các trường hợp bắt buộc phải ghi (Điều 6.2.b)

TheoĐiều 66 Nghị định 63/CP, nếu sản phẩm sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nướcngoài hoặc nếu sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu gây nên sựhiểu sai lệch rằng đó là hàng hoá của nước ngoài hay có nguồn gốc nước ngoàithì bắt buộc phải ghi đầy đủ mà không được viết tắt cụm từ "sản xuất tạiViệt Nam". Nếu không ghi chỉ dẫn như vậy thì bị coi là hành vi vi phạmthuộc dạng này.

7. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp(Điều 9 Nghị định)

Cáchành vi vi phạm được quy định tại Điều 9 Nghị định là các hành vi xâm phạmquyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ. Để áp dụng quy định tạiĐiều này, người có thẩm quyền xử phạt phải xác định rõ tình trạng pháp lý liênquan đến đối tượng được bảo hộ, cụ thể là cần xác định rõ: ai là chủ sở hữucông nghiệp, đối tượng được bảo hộ là gì, phạm vi bảo hộ tới đâu, thời hạn bảohộ đến khi nào và người nào là người được phép sử dụng đối tượng được bảo hộ màkhông bị coi là người xâm phạm quyền được bảo hộ. Để xác định đúng các nội dungtrên đây, cần phải nắm vững và tuân thủ các quy định tại Chương 4 và Chương 5(các Điều từ Điều 33 đến Điều 54) Nghị định 63/CP. Sau đây là một số điểm giảithích, hướng dẫn thêm liên quan đến loại hành vi vi phạm này:

7.1. Nguyêntắc tổng quát để xác định một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Đểkhẳng định một hành vi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần phảicó đầy đủ các căn cứ sau đây:

Hànhvi nêu trên là việc thực hiện (tiến hành) một trong các hành vi sử dụng đối tượngsở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãnhiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá) nêu tại các điểm a), b), c), d), e),g), h), i), k) khoản 1) Điều 9 Nghị định;

Ngườithực hiện hành vi nêu trên không phải là chủ sở hữu công nghiệp (cách xác địnhchủ sở hữu công nghiệp được nêu tại điểm 7.2 Thông tư này); trường hợp đối tượngđược sử dụng là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thì ngườithực hiện hành vi sử dụng nêu trên không những không phải là chủ sở hữu côngnghiệp mà cũng không phải là người có quyền sử dụng trước sáng chế, giải pháphữu ích, kiểu dáng công nghiệp (người có quyền sử dụng trước được quy định tạiĐiều 50 Nghị định 63/CP);

Hànhvi nêu trên được thực hiện trong thời hạn bảo hộ ghi trên Văn bằng bảo hộ cấpcho chủ sở hữu công nghiệp và được thực hiện tại Việt Nam.

7.2.Cách xác định chủ sở hữu công nghiệp

Theokhoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định, "chủ sở hữu công nghiệp" có thểlà một trong ba chủ thể sau đây đối với quyền sở hữu công nghiệp: chủ văn bằngbảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá và người được chuyển giaohợp pháp quyền sở hữu công nghiệp. Việc xác định chủ sở hữu công nghiệp đượctiến hành theo các căn cứ sau đây:

a."Chủ Văn bằng bảo hộ" là tổ chức, cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ;cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên là "Chủ bằng" trong Bằng độcquyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng côngnghiệp hoặc được ghi tên là "Chủ Giấy chứng nhận" trong Giấy chứngnhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứhàng hoá, Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp (cấp theo Pháp lệnh bảo hộquyền sở hữu công nghiệp năm 1989).

b."Chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá" là tổ chức, cá nhân nướcngoài đã đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid và đăng ký đóđược chấp nhận tại Việt Nam; cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên chủ đăngký trong công bố của Văn phòng quốc tế Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)mà trong đó có chỉ định Việt Nam và có xác nhận của Cục Sở hữu công nghiệp rằngđăng ký đó được Việt nam chấp nhận.

c."Người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp" là tổchức, cá nhân được chuyển nhượng hợp pháp quyền sở hữu đối với sáng chế, giảipháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá; cụ thể là tổ chức, cánhân được ghi tên là "Bên nhận" trong Giấy chứng nhận đăng ký hợpđồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu côngnghiệp cấp.

d."Người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp" cũng cònlà tổ chức, cá nhân được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng (li-xăng) sáng chế,giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá; cụ thể là tổchức, cá nhân được ghi tên là "Bên nhận" trong Giấy chứng nhận đăngký Hợp đồng li-xăng do Cục Sở hữu công nghiệp cấp (kể cả trường hợp li-xăng làli-xăng không tự nguyện).

CácVăn bằng bảo hộ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hànghoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhậnkiểu dáng công nghiệp) và các Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giaoquyền sở hữu công nghiệp nói trên chỉ có giá trị làm căn cứ xác định chủ sở hữucông nghiệp cũng như xác định phạm vi, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nhằmáp dụng Nghị định khi các Giấy tờ đó còn đang trong thời hạn hiệu lực.

7.3.Cách xác định yếu tố vi phạm

Yếutố vi phạm (khoản 4 Điều 1 Nghị định) là thể hiện cụ thể kết quả của các hànhvi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và là căn cứ quan trọng nhất đểkhẳng định hành vi đó.

a.Yếu tố vi phạm đối với sáng chế/giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong badạng sau đây:

Sảnphẩm hoặc bộ phận (một phần) của sản phẩm đồng nhất (trùng) với sản phẩm hoặcbộ phận của sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

Quytrình đồng nhất (trùng) với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giảipháp hữu ích;

Sảnphẩm hoặc bộ phận của sản phẩm được sản xuất theo quy trình đồng nhất với quytrình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích.

Đểkhẳng định sự đồng nhất (trùng) giữa sản phẩm vi phạm với sản phẩm được bảo hộ,giữa quy trình vi phạm với quy trình được bảo hộ cần phải so sánh tất cả cácđặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình đó với sản phẩm/quy trình được bảo hộvà chỉ trong trường hợp tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình viphạm đều có mặt trong tập hợp các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình đượcbảo hộ thì mới được kết luận như trên. Khi tiến hành việc so sánh cần phải căncứ vào Bản mô tả sáng chế, Bản mô tả giải pháp hữu ích và Yêu cầu bảo hộ sángchế, Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích đính kèm theo Bằng độc quyền sáng chế,Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, trong đó đã xác định các đặc điểm kỹ thuậtcủa sản phẩm/quy trình được bảo hộ.

b. Yếutố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm mà hình dáng bên ngoài củanó hoặc hình dáng bên ngoài một bộ phận trùng với một kiểu dáng công nghiệpđang được bảo hộ hoặc trùng với thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng côngnghiệp đang được bảo hộ.

Đểkhẳng định một sản phẩm có phải là yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệphay không cần phải so sánh tất cả các đặc điểm tạo dáng (đường nét, hình khối,màu sắc) của sản phẩm, bộ phận sản phẩm với các đặc điểm tạo dáng của kiểu dángcông nghiệp được xác định tại Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (hoặc Giấychứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp được cấp theo Pháp lệnh bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp năm 1989). Chỉ khi nào tất cả các đặc điểm của toàn bộ sảnphẩm hoặc của một phần sản phẩm đều trùng với các đặc điểm tạo dáng nêu trongBằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc trùng với các đặc điểm của thành phầntạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp nêu trong Bằng độc quyền kiểu dángcông nghiệp thì mới khẳng định sản phẩm đó là yếu tố vi phạm đối với kiểu dángcông nghiệp.

c.Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá có thểthuộc một trong hai dạng:

Dấuhiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá, hoặc

Chỉdẫn gây liên tưởng đến nhãn hiệu hàng hoá hoặc nguồn gốc hàng hoá.

Yếutố vi phạm dạng dấu hiệu là mọi dấu hiệu có thể dùng làm nhãn hiệu hàng hoá(chữ, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu) được gắn lên hàng hoá, bao bì hànghoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, quảng cáo trùng vớihoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hànghoá được bảo hộ.

Yếutố vi phạm dạng chỉ dẫn là mọi thông tin trình bày trên hàng hoá, bao bì hànghoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, vật quảng cáo (lời dẫn,lời chú, ký hiệu) làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, mối liên hệcủa hàng hoá/dịch vụ với hàng hoá/dịch vụ có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuấtxứ hàng hoá được bảo hộ.

Đểkhẳng định một dấu hiệu hoặc một chỉ dẫn có phải là yếu tố vi phạm đối với nhãnhiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hay không, cần phải so sánh dấu hiệu,chỉ dẫn đó đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ vàso sánh sản phẩm, dịch vụ mang các dấu hiệu, chỉ dẫn đó với sản phẩm, dịch vụnằm trong Danh mục sản phẩm, dịch vụ trình bày trong Giấy chứng nhận đăng kýnhãn hiệu hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoátương ứng. Khi so sánh cần lưu ý các điểm sau:

Mộtdấu hiệu bị coi là trùng với một nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đượcbảo hộ nếu cả hai điều kiện sau đều đáp ứng:

Điềukiện thứ nhất: Dấu hiệu đó có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm(đối với dấu hiệu là chữ), ý nghĩa hoàn toàn trùng với cấu tạo, cách trình bày,màu sắc, cách phát âm, ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoáđược bảo hộ; và

Điềukiện thứ hai: hàng hoá/dịch vụ có mang dấu hiệu đó nằm trong Danh mục các sảnphẩm, dịch vụ đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấychứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Mộtdấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, têngọi xuất xứ đang được bảo hộ nếu xảy ra một trong hai tình huống sau đây:

Tìnhhuống thứ nhất (trùng dấu hiệu và tương tự sản phẩm):

Dấuhiệu đó có cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), màusắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm, màusắc, ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ;và

Hànghoá/dịch vụ có mang dấu hiệu đó tương tự hoặc có liên hệ về chức năng, côngdụng với hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãnhiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá tươngứng;

Tìnhhuống thứ hai (tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm):

Dấuhiệu có một số đặc điểm về cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm (đối với dấuhiệu chữ), màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng hoặc tương tự đến mức không dễ dàngphân biệt được với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảohộ; và

Hànghoá/dịch vụ có mang dấu hiệu trên nằm trong Danh mục các sản phẩm, dịch vụ đãđăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyềnsử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

8. Một số lưu ý đặc biệt khi áp dụng Điều 9 Nghị định

Khixác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và khi xử phạt theo Điều 9Nghị định, người xử phạt cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau đây:

8.1.Các trường hợp ngoại lệ không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

TheoĐiều 803 Bộ Luật dân sự 1995 và khoản 3 Điều 53 Nghị định 63/CP, những hành visau đây không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử lýtheo Nghị định:

a.Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ không nhằm mục đích kinhdoanh (cụ thể là việc sử dụng đó không phải là hoạt động thương mại, chẳng hạn,sử dụng để thí nghiệm, nhằm nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nhằm phục vụ mụcđích cộng đồng phi lợi nhuận, nhằm phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân...);

b.Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện quá cảnh hoặc tạmthời nằm tại Việt Nam chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của phương tiện đó;

c.Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp do người có quyền sử dụng trước đưa ra thịtrường (người có quyền sử dụng trước được quy định tại Điều 50/NĐ 63/CP);

d.Sử dụng hoặc tiến hành các hoạt động có tính chất thương mại (nhập khẩu, bán,tàng trữ để bán, rao bán, quảng cáo để bán) sản phẩm, hàng hoá mà sản phẩm,hàng hoá đó đã được chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường (kể cả thị trườngnước ngoài).

Trườnghợp ngoại lệ thứ tư rất thường gặp trong quá trình xử lý các tranh chấp, khiếunại, vi phạm về sở hữu công nghiệp. Sau đây là một số tình huống thuộc trườnghợp này.

Hoạtđộng thương mại với các sản phẩm, hàng hoá có chứa yếu tố được bảo hộ sở hữucông nghiệp do người khác cung cấp (phân phối, bán) và người cung cấp chính làchủ sở hữu công nghiệp (người có Văn bằng bảo hộ, người được cấp li-xăng) thìcác hoạt động thương mại đó không bị coi là xâm phạm, bất kể việc cung cấp hànghoá, sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài.

Nhậpkhẩu song song: việc nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm chứa yếu tố được bảo hộ sởhữu công nghiệp từ nguồn không phải do chính chủ sở hữu quyền sở hữu côngnghiệp cung cấp mà do người được cấp li-xăng, người đã được phân phối hoặc dohãng con, chi nhánh... cung cấp thì đều không bị coi là xâm phạm.

Nếungười bị tố cáo vi phạm xét thấy hành vi mà mình đã thực hiện thuộc vào trườnghợp ngoại lệ thì người đó có quyền và có nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi đóthuộc các trường hợp ngoại lệ, nếu không chứng minh được điều đó thì không đượchưởng quyền ngoại lệ nói trên.

8.2.nh hưởng của việc thay đổi hiệulực Văn bằng bảo hộ

Hiệulực của một Văn bằng bảo hộ có thể bị thay đổi: phạm vi bảo hộ đối tượng sở hữucông nghiệp có thể bị thu hẹp hoặc bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ. Sự thay đổi đócó ảnh hưởng đến việc xác định hành vi vi phạm nêu tại Điều 9 Nghị định. Đểviệc xử lý vi phạm được công minh, thoả đáng, trong trường hợp có thông báo củacơ quan quản lý sở hữu công nghiệp có thẩm quyền về khả năng hoặc quyết địnhthay đổi hiệu lực Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền xử phạt phải nghiên cứuvà có quyết định phù hợp với phạm vi hiệu lực mới.

III. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC PHẠT, MỨC PHẠT, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

 9. Phạt cảnh cáo

Hìnhthức phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định chỉ áp dụng đốivới các trường hợp mà quy định có hình thức phạt cảnh cáo theo Điều, khoản tươngứng của Nghị định và được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm có các tìnhtiết sau đây:

Viphạm lần đầu và có quy mô nhỏ, không gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu côngnghiệp và người tiêu dùng;

Dotrình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết về quy định pháp luật sở hữu công nghiệp vàkhông gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu công nghiệp và người tiêu dùng;

Dovi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm không biết và không có lý do hợplý để biết, kể cả trường hợp bị lừa dối trong quá trình thoả thuận ký kết, thựchiện hợp đồng trong sản xuất, kinh doanh và không có quy định buộc phải biết vềvấn đề sở hữu công nghiệp liên quan.

10. Phạt tiền

Khixét thấy hành vi vi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáothì áp dụng hình thức phạt tiền. Mức phạt tiền được áp dụng như sau:

10.1.Trường hợp vi phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì áp dụng mức phạtở mức trung bình của khung phạt tiền;

10.2. Trườnghợp có một trong các tình tiết giảm nhẹ sau đây thì áp dụng mức phạt dưới mứctrung bình đến mức tối thiểu của khung phạt:

Dotrình độ lạc hậu, không hiểu biết về quy định pháp luật sở hữu công nghiệp;

Dovi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm không biết và không có lý do hợplý để biết, nhưng có quy định pháp luật buộc người vi phạm phải biết về vấn đềsở hữu công nghiệp liên quan (ví dụ trường hợp có quy định buộc bên nhận giacông, đặt hàng sản xuất hàng xuất khẩu phải bảo đảm tính hợp pháp của nhãn hiệuhàng hoá được sử dụng cho sản phẩm hoặc phải yêu cầu bên thuê gia công, đặt hàngcó văn bản cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho sảnphẩm nhưng bên nhận gia công, đặt hàng đã không tuân thủ các quy định đó);

Ngườivi phạm đã tự giác chấm dứt hành vi vi phạm và có biện pháp ngăn chặn, giảm bớttác hại như ngừng sản xuất, ngừng bán hàng vi phạm khi có yêu cầu của chủ sởhữu công nghiệp hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Ngườivi phạm đã chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của chủ sở hữu công nghiệp, cơquan Nhà nước có thẩm quyền, tự nguyện khắc phục hậu quả như thu hồi hàng viphạm, thông báo cải chính, xin lỗi, tự nguyện bồi thường thiệt hại cho chủ sởhữu công nghiệp;

10.3.Trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng sau đây thì áp dụng mức phạttrên mức trung bình đến mức tối đa của khung phạt tiền:

Viphạm có tổ chức;

Viphạm nhiều lần;

Lừadối, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, sự lệ thuộc về các vấn đề kinh tế xã hội củangười khác để xúi giục, xui khiến, ép buộc người khác vi phạm;

Lợidụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt để viphạm;

Viphạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấphành quyết định xử lý vi phạm hành chính về hành vi tội phạm hoặc hành vi viphạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

Saukhi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

Việcxác định mức phạt tiền trong khung phạt tiền tăng nặng quy định tại khoản 2Điều 9 Nghị định áp dụng các nguyên tắc tương tự như xác định mức phạt trongkhung phạt tiền thông thường.

11. Tước quyền sử dụng giấy phép:

11.1.Hình thức tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức phạt bổ xung không áp dụngđộc lập chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính (cảnh cáo hoặc phạttiền) khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng sauđây:

Cóquy định cho phép áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép đối với hànhvi vi phạm liên quan tại điều, khoản, điểm cụ thể trong các điều từ Điều 5 đếnĐiều 9 Nghị định; và

Cácdữ kiện thực tế của vụ vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản1 Điều 16 Nghị định. Các dữ kiện đó phải được ghi đầy đủ trong biên bản viphạm.

11.2.Điều kiện để xét áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạnhoặc không có thời hạn phải tuân theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 16Nghị định. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép áp dụng phải tương ứng vớitính chất, mức độ vi phạm của hành vi vi phạm cụ thể và nằm trong khoảng thờihạn cho phép áp dụng đối với hành vi đó theo quy định tại các điều, khoản điểmtương ứng trong các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định.

11.3.Thẩm quyền tước từng loại giấy phép phải tuân theo quy định tại Điều 10 và Điều11 Nghị định. Giấy phép kinh doanh quy định trong Nghị định có thể là Giấy phépkinh doanh, Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư... tuỳ từng trường hợp cụ thểtheo quy định pháp luật hiện hành. Giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữucông nghiệp tuỳ theo trường hợp có thể là Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đạidiện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp theo quy địnhtại Nghị định 63/CP. Đối với loại giấy phép mà người có thẩm quyền xử phạtkhông có thẩm quyền tước quyền sử dụng (ví dụ Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạchvà Đầu tư cấp) thì người có thẩm quyền xử phạt làm văn bản kiến nghị kèm theohồ sơ vụ việc đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó xử lý.

12. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

12.1.Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng kèm theo cáchình thức phạt chính khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiệnđể áp dụng, cụ thể là:

Cóquy định cho phép áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với hành vi vi phạm liênquan tại điều, khoản, điểm cụ thể trong các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị địnhvà các dữ kiện thực tế của vụ vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy địnhtại khoản 2 Điều 18 Nghị định. Các dữ kiện đó phải được ghi đầy đủ trong biênbản vi phạm;

Sảnphẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ không thể loại bỏyếu tố vi phạm.

12.2.Hình thức tịch thu đối với hàng hoá vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2Điều 18 chỉ được áp dụng khi người có thẩm quyền đã có yêu cầu và ấn định thờigian hợp lý để tổ chức, cá nhân vi phạm có biện pháp thích hợp loại bỏ hoặckhắc phục yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh nhưng họ cố tìnhkhông thực hiện hoặc thực hiện không đáp ứng yêu cầu.

12.3.Biện pháp tịch thu đối với hàng xâm phạm không xác định được nguồn gốc theo quyđịnh tại điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định chỉ được áp dụng khi có đủ các điềukiện sau đây:

Chủsở hữu công nghiệp liên quan đã cung cấp đầy đủ chứng cứ khẳng định hàng xâmphạm không phải do mình hoặc người được sự đồng ý của mình đưa ra thị trường;

Cóvăn bản cam kết bồi thường thiệt hại xẩy ra cho chủ hàng của người yêu cầu ápdụng biện pháp tịch thu hàng nếu sau đó cơ quan có thẩm quyền xác định hàng bịtịch thu không phải là hàng xâm phạm hoặc không có đủ chứng cứ để kết luận hàngxâm phạm;

Đãcó yêu cầu đình chỉ vi phạm của người có thẩm quyền nhưng vẫn cố tình vi phạmhoặc tái phạm sau khi đã bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi vi phạmcùng loại trước đó;

12.4.Trường hợp người có thẩm quyền quyết định tịch thu hàng nghi ngờ xâm phạm màkhông có yêu cầu của người tố cáo cùng các điều kiện quy định tại điểm 12.3)nói trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ hàng thuộc về người đã raquyết định tịch thu nếu sau đó hàng bị tịch thu được kết luận không phải làhàng xâm phạm hoặc không đủ chứng cứ để kết luận hàng xâm phạm.

13. Các biện pháp khác:

13.1.Các biện pháp xử lý khác đối với hành vi vi phạm được xác định trong trường hợpxét thấy cần thiết để ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả viphạm, tuân theo các quy định tương ứng tại các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghịđịnh, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xửphạt chính, có thể là:

a.Loại bỏ yếu tố vi phạm bằng cách gỡ bỏ phần, bộ phận sản phẩm là yếu tố viphạm, dập, xoá các dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm trên sản phẩm, phương tiện kinhdoanh, phương tiện dịch vụ sao cho bảo đảm ngăn ngừa khả năng tiếp tục vi phạm;

b.Cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm bằng việc đăng lời xin lỗi, cảichính trên chính phương tiện, vật phẩm đã mang thông tin vi phạm trước đó, trênphương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng văn bản xin lỗi, cải chính gửi chochủ sở hữu công nghiệp, đối tượng liên quan đã bị ảnh hưởng do thông tin sailệch đó sao cho hình thức, phạm vi, đối tượng đăng lời cải chính tương ứng vớiquy mô vi phạm;

c.Các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp buộc phải thực hiện có thể là buộc phải đăngký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm liên quan, buộc lập và đăng ký hợp đồngchuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định, buộc sử dụng đúng mẫu nhãnhiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp như đã được đăngký, buộc ghi chỉ dẫn trên sản phẩm hàng hoá theo quy định;

d.Vật phẩm mang dấu hiệu vi phạm buộc phải tiêu huỷ tuỳ từng trường hợp có thể làgiấy tờ giao dịch kinh doanh, catalogue, sách hướng dẫn, tờ rơi, biểu tượng,mẫu vật quảng cáo, mẫu nhãn hiệu, nhãn sản phẩm, đề can, bao bì sản phẩm;

e.Biện pháp buộc phải tiêu huỷ hàng hoá vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợphàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc hàng hoá không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượngtheo quy định có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người hoặc trường hợp khôngthể xử lý bằng biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định;

g.Về bồi thường thiệt hại, nếu các bên tự thoả thuận được với nhau về việc khôngyêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc về mức bồi thường thiệt hại thì người có thẩmquyền xử phạt công nhận thoả thuận đó và ghi vào Quyết định xử phạt. Trường hợpcác bên không tự thoả thuận được về khoản tiền bồi thường thì nếu ở mức đến1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền căn cứ vào hậu quả thiệt hại thực tế đểquyết định mức bồi thường cụ thể và ghi vào Quyết định xử phạt, nếu ở mức trên1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu các bên tiến hành khởikiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự và ghi rõ điều này trong Quyết địnhxử phạt.

13.2.Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt, nhưng cóthể bị áp dụng các biện pháp khác quy định tại các a,b,d khoản 3 Điều 11 Pháplệnh.

13.3.Trường hợp có thể cho miễn áp dụng, miễn thi hành các biện pháp xử lý khác:

a.Trường hợp chủ sở hữu công nghiệp đồng ý hoặc có yêu cầu không áp dụng hoặc miễnnghĩa vụ thi hành biện pháp buộc cải chính, xin lỗi thì người có thẩm quyền cóthể cho phép miễn áp dụng, thi hành biện pháp đó nếu xét thấy hành vi đó chủyếu chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu công nghiệp;

b.Trường hợp người vi phạm thoả thuận được với chủ sở hữu công nghiệp về việc cấpli-xăng cho phép việc tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụbị kết luận là sử dụng trái phép đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan thì ngườicó thẩm quyền xử phạt có thể cho phép miễn áp dụng, thi hành các biện pháp:buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, tịch thu hàng hoá, phương tiện kinh doanh, dịch vụvi phạm, buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm, nếu hoạt động sản xuất kinhdoanh theo li-xăng đó đáp ứng các điều kiện theo các quy định pháp luật liên quanvà không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, trật tự quản lý kinh tế.

14. Kê biên, niêm phong; tạm giữ hàng hoá, phương tiện vi phạm vềsở hữu công nghiệp

14.1.Những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy địnhtại khoản 1 Điều 17 Nghị định là: Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng cảnhsát kinh tế; Trưởng Hải quan cửa khẩu; Đội trưởng Đội quản lý thị trường.

Thanhtra viên, Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp không cóquyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, nhưng trong trường hợp cần thiết,có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao chủ tangvật, phương tiện bảo quản, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu người có thẩmquyền ra quyết định tạm giữ (theo Điều 9 và Điều 24 Pháp lệnh Thanh tra), việcniêm phong, kê biên đó phải được ghi trong Biên bản vi phạm và Quyết định niêmphong, kê biên.

14.2.Người có thẩm quyền chỉ được ra quyết định tạm giữ khi có các tình tiết thực tếthuộc các tình huống quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định và phải ghi rõ cáctình tiết đó trong Biên bản vi phạm và Quyết định tạm giữ.

14.3.Đối với hàng nghi ngờ xâm phạm không xác định được nguồn gốc, người có thẩmquyền chỉ được ra quyết định tạm giữ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a.Chủ sở hữu công nghiệp liên quan có yêu cầu tạm giữ và cung cấp chứng cứ, lậpluận hợp lý về hàng nghi ngờ xâm phạm không phải do chủ sở hữu công nghiệp đóhoặc người được phép của chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường, kể cả thị trườngnước ngoài;

b. Cóvăn bản cam kết bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu công nghiệp nếu sau đó cơquan có thẩm quyền xác định hàng bị tạm giữ không phải là hàng xâm phạm hoặckhông có đủ chứng cứ để xác định hàng xâm phạm;

Trườnghợp người có thẩm quyền quyết định tạm giữ hàng nghi ngờ xâm phạm mà không cóyêu cầu của người tố cáo cùng các điều kiện quy định tại điểm 14.3 nói trên thìtrách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ hàng thuộc về người đã ra quyết địnhtạm giữ nếu sau đó hàng bị tạm giữ được kết luận không phải là hàng xâm phạmhoặc không đủ chứng cứ để kết luận hàng xâm phạm.

14.4.Thời hạn tạm giữ là 15 ngày, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp có thể kéodài hơn nhưng không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm giữ.

IV. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT

15. Phạm vi hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục xử phạt

Thẩmquyền và thủ tục xử phạt được quy định tại Chương 3 (từ Điều 10 đến Điều 20)Nghị định. Sau đây là một số hướng dẫn và lưu ý thêm về vấn đề này.

16. Phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt

16.1.Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp

Thanhtra chuyên ngành sở hữu công nghiệp; Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu côngnghiệp; Chánh Thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học,Công nghệ và Môi trường; Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộcBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tại Điều 11 Nghị định, tương ứnglà Thanh tra Bộ Khoa học; Công nghệ và Môi trường; Thanh tra Sở Khoa học, Côngnghệ và Môi trường; Thanh tra viên Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ChánhThanh tra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường.

16.2.Trong trường hợp một hành vi vi phạm của một tổ chức, cá nhân xảy ra trên nhiềuđịa phương khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên phát hiện vi phạm thựchiện việc lập biên bản, đình chỉ vi phạm và thông báo cho cơ quan có thẩm quyềnở nơi đóng trụ sở chính của tổ chức vi phạm (đối với cá nhân là nơi cư trú thườngxuyên của cá nhân) thụ lý hồ sơ xử lý và cơ quan này phải thông báo cho các cơ quancó thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết để cùng phối hợp xử lý vi phạmbảo đảm nguyên tắc: mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt và mỗi hành vi vi phạmchỉ bị xử phạt một lần.

16.3.Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện một hành vi vi phạmtrong đó có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hành vi vi phạm đó xẩy ra trênnhiều địa phương khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên phát hiện viphạm, thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương mình, đồng thờithông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết để cùngphối hợp xử lý vi phạm bảo đảm nguyên tắc: mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạtvà mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần.

Đốivới vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự thì cơ quan Trung ương có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các địa phương xửlý.

16.4.Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm cần áp dụng mức phạt và các biện pháp thuộcthẩm quyền của cơ quan quản lý ngành hoặc cơ quan quản lý đơn vị hành chính(lãnh thổ) cấp trên thì phải lập báo cáo kèm theo hồ sơ vụ việc chuyển lên cơquan cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp xét thấy vụ việc cần áp dụngmức phạt và các biện pháp xử lý ngoài phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan quảnlý ngành có thể lập báo cáo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan quản lý đơn vịhành chính địa phương có thẩm quyền giải quyết.

16.5. Trườnghợp vụ việc vi phạm quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 thuộc Điều 9 của Nghị định cónhững tình tiết phức tạp liên quan đến chuyên môn sở hữu công nghiệp thì cơquan thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ cho Thanh tra chuyên ngành giải quyết nếu hànhvi đó thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của tổ chức thanh tra này, hoặc phải cóvăn bản trưng cầu giám định chuyên môn về sở hữu công nghiệp theo quy định tạikhoản 3 Điều 14 Nghị định và Mục V Thông tư này để làm một trong những căn cứkhi ra quyết định xử phạt vi phạm.

17. Phân biệt giữa thủ tục xử lý hành chính và thủ tụng tố tụng tạitoà án.

17.1.Đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo hộ, nghĩa vụ, chỉ dẫn về quyền sởhữu công nghiệp, quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng côngnghiệp có tính chất nghiêm trọng như vi phạm với quy mô lớn (về quy mô sảnxuất, số lượng và giá trị hàng xâm phạm), vi phạm gây hậu quả ảnh hưởng nghiêmtrọng về kinh tế, xã hội (về sức khoẻ, môi trường, lợi ích người tiêu dùng, uytín quốc gia...), tái phạm nhiều lần, thì người có thẩm quyền thụ lý hồ sơ vụviệc phải trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về hướng xử lý trướckhi quyết định xử phạt. Trường hợp xét thấy vi phạm có dấu hiệu cấu thành tộiphạm theo quy định của Bộ luật Hình sự (về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả,tội lừa dối khách hàng, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) thì phải chuyểnhồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền đề nghị truy tố hành vi tội phạmđó theo thủ tục tố tụng hình sự.

17.2.Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được giải quyết theothủ tục tố tụng dân sự thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính không tiếnhành thụ lý để giải quyết theo quy định về xử phạt hành chính. Trường hợp mộthành vi xâm phạm quyền đồng thời bị kiện trước toà theo thủ tục tố tụng dân sựvà bị tố cáo theo thủ tục xử lý hành chính thì hành vi đó được giải quyết theothủ tục tố tụng dân sự tại toà án có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền xử phạthành chính đã thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ việc cho toà án có thẩm quyền nếutoà án yêu cầu, đồng thời phải có văn bản thông báo cho người tố cáo về việc đótrong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định.

17.3. Trườnghợp vụ việc vi phạm quy định về bảo hộ quyền sử dụng đối tượng sở hữu côngnghiệp (xâm phạm quyền) quy định tại Điều 9 Nghị định có tranh chấp về khoảnbồi thường thiệt hại trên mức 1.000.000 đồng như quy định tại khoản 3 Điều 3Nghị định, thì cơ quan thụ lý vụ việc hướng dẫn chủ sở hữu công nghiệp tiếnhành khởi kiện hành vi xâm phạm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu chủ sởhữu công nghiệp tiến hành khởi kiện hành vi xâm phạm quyền tại toà án thì cơquan thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu chủsở hữu công nghiệp chỉ tiến hành khởi kiện tại toà án về khoản tiền bồi thườngthiệt hại mà không khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền, thì người có thẩm quyềnvẫn ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền theo thủtục quy định tại Điều 14 Nghị định, nhưng phải ghi rõ trong quyết định xử phạtvề việc tiền bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dânsự.

V. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

18. Người yêu cầu giám định

18.1. Nhữngngười sau đây có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp:

a.Người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý vụ việc vi phạm;

b.Chủ sở hữu công nghiệp và các đương sự khác có liên quan đến vụ việc vi phạm.

c.Người có quyền yêu cầu giám định có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khácthực hiện yêu cầu giám định. Việc uỷ quyền tuân theo quy định tại điểm 4 Thôngtư 3055/TT/SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

19. Văn bản yêu cầu giám định

19.1. Yêucầu giám định phải được làm bằng văn bản, nêu cụ thể nội dung yêu cầu giám địnhvà kèm theo các chứng cứ (tài liệu, ảnh, mẫu vật phẩm vi phạm...) mà người yêucầu giám định có được.

19.2.Yêu cầu giám định gồm các nội dung sau:

a.Tình trạng pháp lý của đối tượng sở hữu công nghiệp có liên quan;

b.Kết luận về đối tượng nghi ngờ chứa yếu tố vi phạm.

20. Thẩm quyền và trách nhiệm giám định

Cơquan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm giám định về sở hữu công nghiệp làCục Sở hữu công nghiệp và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Việc giámđịnh được phân cấp như sau:

20.1.Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường nơi đang có đối tượng nghi ngờ chứa yếu tốvi phạm hoặc nơi có trụ sở của tổ chức vi phạm, nơi cư trú của cá nhân vi phạmcó thẩm quyền và trách nhiệm nhận và trả lời yêu cầu giám định của các đối tượngsau:

a.Người có thẩm quyền thụ lý vụ việc của cơ quan Nhà nước ở địa phương trên cùngđịa bàn;

b.Chủ sở hữu công nghiệp, đương sự liên quan đến vụ việc vi phạm.

20.2.Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường địa phương xét thấy mình không có đủ khả năng, điều kiện để đưa ra kếtluận giám định thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bảnyêu cầu giám định phải gửi yêu cầu đó kèm theo công văn đề nghị Cục Sở hữu côngnghiệp giám định.

20.3.Cục Sở hữu công nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệm nhận và trả lời yêu cầugiám định của các đối tượng sau:

a.Người có thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Nhà nước ở Trung ương.

b.Chủ sở hữu công nghiệp, đương sự liên quan đến vụ việc vi phạm.

c.Sở Khoa học, Công nghệ & môi trường các tỉnh, thành phố.

21. Văn bản kết luận giám định

21.1.Nội dung văn bản kết luận giám định

Vănbản kết luận giám định phải ghi rõ ý kiến về từng nội dung yêu cầu giám địnhcăn cứ vào quy định pháp luật sở hữu công nghiệp hiện hành;

Đốivới nội dung đã có đủ chứng cứ, căn cứ để kết luận thì phải ghi rõ kết luậngiám định và căn cứ đưa ra kết luận đó;

Đốivới nội dung chưa có đủ chứng cứ, căn cứ để kết luận thì văn bản kết luận giám địnhphải nêu một số giả thiết về những tình huống có khả năng xảy ra dựa trên chứngcứ, căn cứ hiện có. Những nội dung chưa đủ căn cứ để kết luận cũng phải ghi rõtrong văn bản giám định.

21.2.Giá trị pháp lý của văn bản kết luận giám định

Vănbản kết luận giám định phải do thủ trưởng cơ quan hoặc người được uỷ quyền hợppháp ký và đóng dấu xác nhận.

Nộidung các kết luận giám định là một trong các căn cứ pháp lý để người có thẩmquyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính cũng như các quyết định xử lýphù hợp đối với tang vật vi phạm và hành vi vi phạm.

Ngườiký văn bản giám định phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của kết luận giámđịnh và hậu quả pháp lý của các kết luận giám định đó.

22. Thời hạn giám định

Cơquan được yêu cầu giám định dựa trên hồ sơ, chứng cứ vụ việc được cung cấp vàcăn cứ vào quy định pháp luật hiện hành đưa ra ý kiến kết luận bằng văn bản vềnhững nội dung được yêu cầu trong thời hạn giám định là 10 ngày kể từ ngày nhậnđược đầy đủ hồ sơ vụ việc.

Thờigian dành cho người yêu cầu giám định cung cấp chứng cứ, giải trình không tínhvào thời hạn giám định quy định trên.

23. Giám định lại

Trườnghợp không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ kết quả giám định của Sở Khoa học,Công nghệ và Môi trường hoặc trường hợp ý kiến khác nhau của các Sở Khoa học,Công nghệ và Môi trường về cùng một vụ việc, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngàynhận được văn bản kết luận giám định, người yêu cầu giám định có thể thực hiệnviệc yêu cầu giám định lại tại Cục Sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu công nghiệpthực hiện giám định lại về toàn bộ các nội dung yêu cầu giám định trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và đầy đủ hồ sơ vụ việc.

Trườnghợp có chứng cứ mới liên quan đến nội dung đã yêu cầu giám định, người yêu cầugiám định có thể yêu cầu cơ quan đã giám định về nội dung đó thực hiện việcgiám định mới dựa trên chứng cứ bổ sung theo thủ tục như đối với yêu cầu giámđịnh lần đầu chứ không theo thủ tục giám định lại.

Nếukhông đồng ý với kết quả giám định của Cục sở hữu công nghiệp, các bên liênquan có quyền đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập Hội đồnggiám định theo quy định về giám định.

24. Yêu cầu cung cấp chứng cứ, giải trình

Trongquá trình giám định, cơ quan có thẩm quyền giám định có thể yêu cầu người yêucầu giám định cung cấp chứng cứ hoặc giải trình cần thiết cho việc giám địnhtrong thời hạn xác định. Người yêu cầu giám định phải thực hiện việc cung cấpchứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn được ấn định. Kết thúc thời hạn đó, cơquan giám định có quyền đưa ra kết luận dựa trên những chứng cứ hiện có.

Ngườicung cấp chứng cứ phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của chứng cứ cungcấp cho cơ quan giám định theo quy định pháp luật hiện hành.

25. Lệ phí giám định

Ngườiyêu cầu giám định phải nộp lệ phí giám định theo quy định.

Trườnghợp có tổ chức, cá nhân bị kết luận là vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệpthì tổ chức, cá nhân vi phạm đó phải chịu lệ phí giám định, nếu người yêu cầugiám định không phải là tổ chức, cá nhân vi phạm thì tổ chức, cá nhân vi phạmphải hoàn lại cho người yêu cầu giám định khoản lệ phí đã nộp.

 VI. TỐ CÁO VI PHẠM PHÁP LUẬTSỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

26. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp

26.1.Mọi tổ chức, cá nhân, kể cả người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cáccơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội đều có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luậtsở hữu công nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về sởhữu công nghiệp. Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, thông tin cụthể về hành vi vi phạm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc tố cáo đó. Cơ quan có thẩm quyền nhận được tố cáo cótrách nhiệm giải quyết tố cáo tuân theo quy định tại Chương IV Luật Khiếu nạiTố cáo.

Đốivới cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt nam, pháp nhân nước ngoàikhông có đại diện hợp pháp và không có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanhthực thụ tại Việt nam phải thực hiện việc tố cáo thông qua Tổ chức dịch vụ đạidiện sở hữu công nghiệp Việt nam.

26.2.Người tố cáo có nghĩa vụ:

a.Cung cấp tài liệu, văn bằng (bản sao có xác nhận của Cục Sở hữu công nghiệphoặc của cơ quan công chứng Nhà nước trường hợp là chủ sở hữu)

khẳngđịnh chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đang đượcbảo hộ liên quan đến vụ việc vi phạm;

b.Cung cấp chứng cứ khẳng định hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng sở hữucông nghiệp đang được bảo hộ và các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu côngnghiệp khác.

26.3.Người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và các chứng cứcung cấp cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm. Trường hợp nội dung tố cáo,hoặc chứng cứ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận không đúng sự thực thìngười tố cáo phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị tố cáo và nhữngngười có liên quan, trường hợp cố ý còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sựtuỳ theo mức độ vi phạm.

27. Thông báo cho chủ sở hữu công nghiệp, yêu cầu cung cấp chứngcứ.

27.1.Đối với những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, người có thẩm quyền xửphạt cần thông báo cho chủ sở hữu công nghiệp liên quan biết và yêu cầu họ cungcấp văn bằng bảo hộ, tài liệu xác nhận chủ thể quyền, tình trạng, phạm vi bảohộ đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan cũng như các thông tin cần thiết khácđể xác định hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý thích hợp đối với hành vi viphạm, tang vật vi phạm.

27.2.Chủ sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ, thông tincần thiết cho việc xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý viphạm và có quyền đưa ra các giải trình, đề nghị về các biện pháp xử lý thíchhợp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

28. Trường hợp không thụ lý đơn tố cáo và không áp dụng quy định xửphạt.

Cơquan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ không thụ lý đơn tố cáo vi phạm trong cáctrường hợp sau đây:

28.1.Hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện tại thời điểm nằm ngoài thời hiệu xửphạt;

28.2.Quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là đối tượng củahành vi xâm phạm nằm ngoài thời hạn, phạm vi bảo hộ ghi trong Văn bằng bảo hộ,Giấy chứng nhận hợp đồng li-xăng liên quan.

28.3.Những vụ việc mà người tố cáo đồng thời khởi kiện tại Toà án, việc tố cáo đã đượcToà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án quyết định của Toà án.

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

29.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các vụ việc chưa được xử lýđến ngày Thông tư này có hiệu lực được giải quyết theo quy định tại Thông tưnày. Trong khi chờ Bộ Tài chính ban hành quy định về mức lệ phí giám định về sởhữu công nghiệp, Cục Sở hữu công nghiệp và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trườngtạm thu lệ phí giám định theo mức thu áp dụng đối với đơn khiếu nại về xâm phạmquyền quy định tại Thông tư 23/TC-TCT ngày 9.5.1997 về chế độ thu, nộp và sửdụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthns121999n631999vxpvphctlvshcn682