AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 32/19991 NĐ/CP ngày 1999 của Chính phủ.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 32/19991 NĐ/CP ngày 1999 của Chính phủ.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Số: 85/1999/TT-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 1999                          
THÔNG TƯ số 85/1999/TT'BVHTT ngày 19/6/1999 hư(~gdẫn thực hiện mộtsốđiểm về hoạt động qung cáo quyđịnhtạiNghịdịnh số194/CP ngày 31/12/1994,Nghịđịnh số87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 32/19991 NĐ'CP ngày~999 củaChinhphủ

THÔNG TƯ

Hướngdẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định

tại Nghị định số 194/CP ngày31/12/1994, Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995,

Nghị định số 32/1999/NĐ/CPngày 05/5/1999 của Chính phủ

 

Căn cứ Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1999 củaChính phủ quy định vể hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1996 củaChính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩymạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;

Căn cứ Nghị định số 32/1999/NĐ/CP ngày 05/5/1999của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mạí và hội chợ triển lãm thươngmại;

Để tăng cường quản lý nhà nước, tạo điều kiệncho hoạt động quảng cáo phát triền, sau khi trao đổi và thống nhất với một sốBộ, ngành liên quan Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cụ thể một số điểm nhưsau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổ chức, cá nhân hoạt độngquảng cáo phải tuân theo quy định có líên quan tại Nghị định số 194/CP, Nghịđịnh số 87/CP, Nghị định số 32/1999/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này

Điều 2. Những khái niệm trong Nghịđịnh số 194/CP của Chính phủ được hiểu như sau:

1. Trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp(khoản 11 Điều 6 Nghị định số 194/CP) bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hànhpháp, cơ quan tư pháp, cơ quan đoàn thể chính trị xã hội.

2. Đặt trước và che khuất các quảng cáo đã có trước(khoản 11 Điều 6 Nghị định số 194/CP) nghĩa là đứng ở tim đường giao thông cóquảng cáo đặt trước nhìn chính diện (vuông góc) quảng cáo đặt sau không chekhuất quá l0% diện tích quảng cáo đặt trước.

3. Kèm nội dung quảng cáo (khoản 4 Điều 7 Nghịđịnh số 194/CP) là dùng panô, áp phích, biển hiệu, tranh ảnh, băng, cờ, biểungữ tuyên truyền cổ động hoặc giới thiệu các cuộc liên hoan nghệ thuật, thi đấuthể thao, triển lãm, biểu diễn thời trang và các hình thức khác mà có thể hiệnthêm các biểu tượng, hình ảnh, tên sản phẩm hoặc giới thiệu tên, biểu tượng củatổ chức, cá nhân nhằm mục đích quảng cáo.

4. Một đợt (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số194/CP) là khoảng thời gian liên tục để thực hiện cho một quảng cáo. Khoảngcách giữa hai đợt cho một quảng cáo trên báo in hàng ngày, trên đài phát thanh,truyền hình ít nhất là 5 ngày.

5. Thời lượngquảng cáo trên phát thanh, truyền hình là lượng thời gian phát sóng quảng cáocủa một kênh trong ngày. Thời lượng quảng cáo trên băng đa hình, băng đĩa nhạc,phim điện ảnh không quá 5% chương trình.

Điều 3. Một số khái niệm trong Nghịđịnh số 194/CP được thay đổi cho phù hợp với chuyên môn hoặc quy định mới củacác ngành:

1. "Giấy đăng ký chất lượng hàng hóa"hoặc "Giấy xác nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam" thay "Giấychứng nhận chất lượng" quy định tại khoản l Điều 9 hoặc "Giấy chứngnhận tiêu chuẩn chất lượng" quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số194/CP.

2. Khách hàng cũng được hiểu là chủ quảng cáo(người có nhu cầu quảng cáo hàng hóa, dịch vụ của mình).

3. Địa điểm giao dịch là trụ sở của đơn vị làmdịch vụ quảng cáo địa điểm hành nghề là nơi thực hiện công việc (hoặc ra sảnphẩm quảng cáo) như nhà xưởng, phòng thu hình, thu thanh.

Điều 4. Tổ chức, cá nhân đã được cấpGiấy đăng ký kinh doanh quảng cáo, khi hoạt động phải gửi văn bản đăng ký vớiSở Văn hóa Thông tin nơi đóng trụ sở chính.

Nội dung văn bản đăng ký phải ghi rõ: Tên, địachỉ của tổ ehức hoặc cá nhân được cấp Giấy đăng ký kinh doanh. Số Giấy đăng kýkinh doanh được cấp, cơ quan cấp;

Kèm theo văn bản đăng ký phải có bản sao (cócông chứng) Giấy đăng ký kinh doanh.

 

Chương II

NỘI DUNG,HÌNH THỨC VÀ PHẠM VI QUẢNG CÁO

Điều 5. Nội dung quảng cáo (bao gồmcả những thông tin về tính năng, tác dụng, chất lượng hàng hóa dịch vụ và nhữnghình ảnh, ngôn ngữ thể hiện) phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cụ thểnhư sau:

1. Hàng hóa sản xuất trong nước:

a) Sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục bắt buộcđăng ký chất lượng (danh mục do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bốphải được cơ quan quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy đăng ký chấtlượng hàng hóa

b) Sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục bắt buộcchứng nhận Tiêu chuẩn Viêt Nam phải được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượngcấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo Quyết định số59/TĐC-QĐ ngày 07/4/1998 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (đối vớidoanh nghiệp được tự công bố chất lượng hàng hóa).

2. Đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vàoViệt Nam phải có giấy xác nhận nhập khẩu hợp pháp. Nếu hàng hóa thuộc danh mụcbắt buộc phải kiểm tra chất lượng phải được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượnghoặc các Bộ quản lý chuyên ngành kiểm tra và cấp giấy xác nhận đạt chất lượngphù hợp với quy định của Nhà nước.

3. Quảng cáo dược phẩm (thuốc và nguyên liệu làmthuốc), mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế vàthực phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tếeấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

4. Quảng cáo các sản phẩm sinh học phục vụ trồngtrọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y thuốc bảo vệ thực vật, giống cây,giống con phải có xác nhận của Bộ Nông nghlệp và Phát triển nông thôn.

5. Nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa,kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế phải được cơ quan có thẩmquyền của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp các loại giấy tương ứng sauđây:

a) Văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký nhãnhiệu hàng hóa, bằng độc quyền kỉểu dáng công nghiệp, bằng độc quyền giải pháphữu ích, bằng độc quyển sáng chế, giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứhàng hóa).

b) Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giaoquyển sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (Giấy chứng nhận đăng kýhợp đồng li-xăng);

c) Giấy xác nhận về đối tượng sở hữu công nghiệpcó liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước Quốc tế mà Việt Namtham gia.

6. Quảng cáo hoạt động của các doanh nghiệp,công ty, cơ sở hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tuyển dụng lao động hoặc hình thứctương tự phải có quyết định thành lập và đàng ký kinh doanh do cơ quan cấp trênhoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.

Điều 6. Những doanh nghiệp, công tyđang sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm, mặt hàng có chungmột nhãn hiệu (tên hãng), khi quảng cáo phải nêu rõ nội dung ngành nghề sảnphẩm mạt hàng cần quảng cáo. Không được néu tên hãng chung chung.

Điều 7. Cấm quảng cáo các mặt hàngNhà nước cấm kinh doanh, hạn chế quảng cáo các mặt hàng hạn chế tiêu dùng, cấmhình thức quảng cáo như sau:

1. Những mặt hàng và sản phẩm cấm quảng cáo dướimọi hình thức bao gồm:

a) Thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn (Toa)của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký đã loại rakhỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; các thiết bị dụng cụ y tế, mỹ phẩm chưa đượcphép sừ dụng tại Việt Nam;

b) Thuốc lá các loại;

c) Quảng cáo trên bìa vở, sách giáo khoa họcsinh;

d) Qttảng cáo tên tổ chức, cá nhân "tàitrợ" có kích thước bằng hoặc lớn hơn, treo đặt ngang bằng hoặc cao hơnlogo, biểu trưng hoặc tên gọi của cuộc hoạt động văn hóa, thể thao;

đ) Quảng cáo những món ăn là thịt thú rừng quý,hiếm.

2. Việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mạihạn chế kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP.

3. Hạn chế quảng cáo rượu như sau:

a) Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồntừ 15 độ trở xuống được phép quảng cáo trên báo chí như sau:

Báo chí in mỗi số chỉ được quảng cáo cho mộtnhãn rượu. Một nhãn rượu được quảng cáo không quá 5 số báo chí liền kề của mộtđợt. Mỗi đợt cách nhau ít nhất 7 ngày đối với báo chí phát hành hàng ngày, 3 sốbáo đối với báo chí phát hành cách ngày. Đối với báo chí phát hành 1 tuần/kỳtrở lên mỗi đợt cách nhau một kỳ phát hành; Đài phát thanh, đài truyền hình đượcquảng cáo một nhãn rượu trên một kênh phát sóng trong ngày. Mỗi ngày không quá2 lần và được phát liền trong một đợt không quá 5 ngày. Mỗi đợt quảng cáo chomột nhãn rượu cách nhau ít nhất 10 ngày;

b) Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồntừ 16 độ trở lên chỉ được phép quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệpsản xuất, trong nhà của các đại lý tiêu thụ nhưng phải đảm bảo người ở vi tríbên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng đại lý không đọc được, không nghe được,không xem được.

Trong những dịp mừng năm mới, ngày kỷ niệm thànhlập của doanh nghiệp, được đăng, phát sóng một lần trên báo chí lời chúc mừngkhách hàng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của mình;

c) Các loại rượu thuốc, rượu bổ quảng cáo theoquy định tại "Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người"ban hành kèm theo Quyết định số 322/BYT ngày 28 tháng 2 nám 1997 của Bộ Y tế;

d) Ngoài những quy định tại điểm a, b, c khoảnnày, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào khác.

4. Cấm sử dụng âm thanh để quảng cáo gây mấttrật tự công cộng.

Điều 8. Quảng cáo trên báo chí.

1. Báo, tạp chí, đài phát thanh - đài truyềnhình (cơ quan báo chí) đăng phát quảng cáo được quy định cụ thể như sau:

a) Báo, tạp chí có nhu cầu quảng cáo trên 10%diện tích phải xin phép cơ quan quản lý báo chí cho ra phụ trang quảng cáo. Phụtrang quảng cáo phải đóng thành tập riêng phát hành kèm theo báo nhưng không đượctăng giá bán. Số trang của phụ trang quảng cáo không vượt quá 50% số trang báochính.

b) Nếu đài phát thanh, đài truyền hình có nhucầu phát quảng cáo nhiều hơn 5%, phải xin phép cơ quan quản lý báo chí mở thêmchương trình hoặc kênh quảng cáo.

2. Nghiêm cấm quảng cáo trên báo chí có hìnhthức thể hiện như sau:

a) Quảng cáo ở bìa 1, trang nhất của báo, tạp chí,đặc san, số phụ; quảng cáo ở vị trí 2/3 phía trên các trang báo chính (khôngphải phụ trang quảng cáo) đối với báo có khổ 30cm x 45cm trở lên;

b) Đăng từ 2 quảng cáo trở lên cho một loại sảnphẩm hoặc một loại nhãn hiệu hàng hóa trong cùng một số báo viết, phát sóng từ2 quảng cáo trở lên cho một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu hàng hóa trong mộtchương trình (mục) quảng cáo trên truyền hình.

c) Quảng cáo lẫn trong nội dung tin, bài; quảngáo xen kẽ trong các chương trình thời sự, chuyên mục, văn nghệ trên đài phátthanh - đài truyền hình, trừ chương trình tiếp sóng của đài nước ngoài;

d) Quảng cáo xen vào chương trình phim truyệntrên đài truyền hình, phim Video gia đình, phim phổ biến tại nơi công cộng; trừtrường hợp xen quảng cáo ở điểm tiếp nối giữa các tập trong chương trình phimhoặc băng, đa nhiều tập mà mỗi tập có độ dài quá 45 phút;

e) Quảng cáo sau khi có nhạc hiệu, hình hiệu củađài phát thanh - đài truyền hình.

Điều 9. Tổ chức, cá nhân viết đặtbiển hiệu không phải xin phép. Biển hiệu chỉ được treo ở chính các cơ sở cóbiển hiệu, trong phạm vi từ mái hiên trở vào. Không được đặt trên vỉa hè hoặctreo trên gốc cây, cột điện.

 

Chương III

ĐIỀUKIỆN THỦ TỤC, THẨM QUYẾN CẤP PHÉP THỰC HIỆN

Điều 10

1. Bộ Văn hóa - Thông tin xét duyệt nội dung, hìnhthức thể hiện và cấp phép thực hiện quảng cáo đối với các loại hình quảng cáosau:

a) Quảng cáo trên phim điện ảnh, băng hình, đĩahình

b) Quảng cáo trên xuất bản phẩm

c) Quảng cáo trên màn hình đặt tại các địa điểmcông cộng do các cơ quan Trung ương quản lý;

d) Cấp phép cho các cơ quan báo chí xin ra thêmphụ trang, phụ bản, kênh quảng cáo.

2. Sở Văn hóa Thông tin cấp Giấy phép thực hiệnquảng cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 87/CP và quảng cáotrên màn hình đặt tại các địa điểm công cộng do các cơ quan thuộc địa phươngquản lý.

3. Hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vựcquảng cáo thực hiện theo Thông tư số 08/1998/TT-BVHTT ngày 07/12/1998 của BộVăn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày23/1/1998 của Chính phủ về khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam.

Điều 11. Thủ tục xin phép thực hiệnquảng cáo.

Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện quảng cáophải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 2 Điều lOvà Điều 15 Thông tư này:

Hồ sơ gồm:

1. Đơn xin thực hiện quảng cáo.

2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo) hoặcgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hóa (đối với doanh nghiệp,cá nhân trực tiếp quảng cáo theo quy định tại Điều 11, 12 và 13 của Nghị địnhsố 32/1999/NĐ-CP).

3. Giấy đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc vănbằng, giấy xác nhận theo quy định.

4. Các quảng cáo bằng bảng, biển ngoài trời códiện tích từ 40m2 trở lên phải có thẩm định về kết cấu xây dựng của cơ quan cótư cách pháp nhân.

5. Hợp đồng thuê địa điểm đặt biển quảng cáo; sơđồ vị trí đặt biển quảng cáo.

6. Xuất trình bản hợp đồng giữa chủ quảng cáovới người thực hiện quảng cáo.

7. Mẫu (makét) đối với hình thức quảng cáo bằngpanô, áp phích, biển hiệu, bảng, biển quảng cáo trên phương tiện giao thông,quảng cáo trên xuất bản phẩm; hình ảnh và lời nói quảng cáo đối với quảng cáo trênphim điện ảnh, băng hình, đĩa hình.

Điều 12. Thời hạn cấp Giấy phép thựchiện quảng cáo:

l . Trong thời hạn 20 ngày (đối với các quảngcáo bằng bảng biển ngoài trời), 10 ngày (đối với các quảng cáo khác) kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ các cơ quan có thẩm quyền phải cấp phép theo mẫu quy địnhthống nhất. Trong trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản nêurõ lý do. Quá thời hạn trên mà không được cơ quan cấp phép có văn bản trả lời,người xin phép có quyền thực hiện quảng cáo theo nội dung, hình thức đã xinphép.

2. Thời hạn Giấy phép thực hiện quảng cáo chomỗi quảng cáo ngoài trời có giá trị 12 tháng (1 năm) tính từ ngày cấp. Sau 15ngày kể từ ngày được cấp phép, tổ chức, cá nhân xin phép mà không thực hiện,giấy phép không còn giá trị.

3. Chỉ sau khi có Giấy phép thực hiện quảng cáo,tổ chức, cá nhân thưc hiện quảng cáo mới được thực hiện.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, trao đổi, giảmạo giấy phép.

Điều 13. Cơ quan cấp phép phải thựchiện những quy định sau đây:

1. Niêm yết công khai quy hoạch quảng cáo và cácquy định về thủ tục, lệ phí.

2. Giao phiếu ghi nhận khi người nộp hồ sơ đã cóđầy đủ giấy tờ hợp lệ.

3. Hồ sơ về việc cấp phép phải được lưu giữ vàvào sổ sách theo biểu mẫu thống nhất.

Điều 14. Các hoạt động kinh doanh,dịch vụ quảng cáo, tự quảng cáo, cho thuê địa điểm, phương tiện đặt quảng cáođều phải nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy phép thực hiệnquảng cáo phải nộp lệ phí thẩm định theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tinvà Bộ Tài chính tại Thông tư số 28/TTLB ngày 30/5/1996.

Ngoài các khoản thuế và lệ phí quy định, ngườilàm quảng cáo không phải nộp thêm bất cứ khoản tiền hoặc hiện vật nào khác.

 

Chương IV

QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO

Điều 15. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơquan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong cả nước. Chịu trách nhiệm trướcBộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện việc quản lý có các đơn vị sau đây:

1. Cục Văn hóa Thông tin cơ sở:

Quản lý nhà nước về các hoạt động quảng cáotrong cả nước;

Thẩm định nội dung và hình thức các quảng cáoquy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 10 Thông tư này;

Thường xuyên kiểm tra và phối hợp với thanh trachuyên ngành văn hóa thông tin thanh tra các hoạt động quảng cáo.

Tổng hợp tình hình quản lý, hoạt động quảng cáođịnh kỳ (6 tháng, 1 năm).

2. Vụ Báo chí: Quản lý hoạt động quảng cáo tronglĩnh vực báo chí.

3. Cục Xuất bản: Quản lý quảng cáo trong lĩnhvực xuất bản.

4. Cục Điện ảnh: Quản lý quảng cáo trong lĩnhvực phim điện ảnh, băng hình, đĩa hình.

5. Cục Nghệ thuật biểu diễn: Quản lý quảng cáotrong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.

Điều 16. Sở Văn hóa Thông tin chịutrách nhiệm trước y bannhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Quản lý các hoạt động quảng cáo ở địa phương.

2. Chủ trì phối hợp với các ngành lập quy hoạchvề hoạt động quảng cáo ở địa phương trình y bannhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm:

Quy hoạch các tổ chức, cá nhân hoạt động quảngcáo;

Quy hoạch các khu vực, đường phố, địa điểm đượcphép quảng cáo;

Quy hoạch về quy mô, kích cỡ, số lượng các loạihình quảng cáo cho từng khu vực đảm bảo độ an toàn về các mặt: phòng chữa cháy,kết cấu xây dựng, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.

3. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng ởđịa phương tổ chức việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định.

4. Cấp phép thực hiện quảng cáo theo thẩm quyền.

5. Báo cáo định kỳ với Bộ Văn hóa - Thông tin(Cục Văn hóa Thông tin cơ sở) về việc cấp phép thực hiện, quy hoạch, thanh tra,kiểm tra hoạt động quảng cáo tại địa phương mình.

 

Chương V

THANHTRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17.

1. Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa -Thông tin chịu trách nhiệm thanh tra hoạt động quảng cáo trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Văn hóa Thôngtin chịu trách nhiệm thanh tra hoạt động quảng cáo ở địa phương mình.

3. Nội dung thanh tra gồm:

Thanh tra việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáocủa cơ quan quản lý nhà nước.

Thanh tra việc thực hiện Giấy phép thực hiệnquảng cáo.

Thanh tra việc thi hành các quy định khác vềhoạt động quảng cáo.

Điều 18. Tổ chức, cá nhân hoạt độngquảng cáo có hành vi vi phạm tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử phạt vi phạmhành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 19.

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạtđộng quảng cáo và mức phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/CP ngày14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động vănhóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội và những quy định củapháp luật hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải chấp hànhquyết định xử phạt và có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

3. Tổ chức, cá nhân quyết định xử phạt sai gâythiệt hại về vật chất cho người làm quảng cáo phải bồi thường thiệt hại theoquy định của pháp luật

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Thông tư này có hiệu lực sau15 ngày kể từ ngày ký.

Những văn bản sau đây không còn hiệu lực kể từngày Thông tư này cỏ hiệu lực:

Thông tư số 37/NHTT-TT ngày 01/7/1995 của Bộ Vănhóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 194/CP.

Thông tư số 07/1998/TT-BVHTT ngày 05/12/1998 củaBộ Văn hóa - Thông tin sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 37/NHTT-TT.

Công văn của Bộ Văn hóa - Thông tin số 82/BCngày 09/1/1997.

Công văn của Bộ Văn hóa - Thông tin số 3176/BCngày 29/9/1997.

Các quy định khác do Bộ Văn hóa - Thông tin banhành trước đây trái với các quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 21. Kèm theo Thông tư này là phụlục gồm các biểu mẫu từ số 1 đến số 3 (*).

(*) Không in các biểu mẫu.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsvhqcqtns194n31121994ns87n12121995ns3219991nn1999ccp863