AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 09/2003/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2003                          
pp

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp
điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

 

Căn cứ Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội KhóaX, Kỳ họp thứ 10 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 215/NQ/UBTVQH11 ngày 21/12/2002 của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ vềmột số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 18/01/2003 của Chính phủ vềviệc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lýtiền lương;

Căn cứ Quyết định số 181/2002/QĐ-TTg ngày 23/12/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm2003;

Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về chủ trương và biện pháp điềuhành ngân sách nhà nước năm 2003 như sau:

I. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2003:

1.Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách:

Năm2003 tiếp tục thực hiện ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chianguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như năm 2002. RiêngThành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ phân chia nguồn thu thực hiện theo Quyết định số181/2002/QĐ-TTg ngày 23/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Từnăm 2003, thực hiện cơ chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địaphương thay cơ chế đầu tư trở lại (hoặc cấp lại) theo số thu từ các nguồn thugiao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước,thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng, tiền bán cây đứng, toàn bộhoặc một phần thuế tài nguyên nước thuỷ điện, thu xổ số kiến thiết và thu quảngcáo truyền hình để địa phương có nguồn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng,công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư cho nông nghiệp nôngthôn, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tái tạo quỹ rừng, đầu tư vùng lòng hồ,phát triển truyền hình. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, ngoài phần ngân sách trung ương bổ sung theomục tiêu và bố trí từ ngân sách địa phương để đảm bảo mức đầu tư thực hiện cácnhiệm vụ trên tương ứng với nguồn thu được để lại (hoặc cấp lại) đầu tư theomức đã được giao tại điểm 3 Mục I phần A - Biểu số 1 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 158/2002/QĐ-BTC ngày 24/12/2002 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu,chi ngân sách nhà nước năm 2003.

2.Phân bổ và giao dự toán ngân sách:

Căncứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003 Thủ tướng Chính phủ giao, cácBộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần khẩn trươngtriển khai công tác giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộcvà chính quyền cấp dưới; chậm nhất phải hoàn thành trong tháng 01 năm 2003. Trườnghợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa quyết định dự toán ngân sách, Uỷ ban nhândân cần có phương án tạm giao dự toán ngân sách để các cấp, các đơn vị triểnkhai thực hiện.

Cùngvới việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, các Bộ, cơ quan Trung ương, cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành những giải pháp,biện pháp và hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo cho đơn vị và cấp dưới phân bổ ngânsách phù hợp với định hướng, mục tiêu đã được cấp trên quyết định. Địa phươngcó trách nhiệm báo cáo kết quả phân bổ ngân sách về Bộ Tài chính theo đúng quiđịnh tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính. Trườnghợp sau ngày 20/01/2002, Hội đồng nhân dân chưa thông qua thì tạm thời báo cáophương án Uỷ ban nhân dân tỉnh tạm giao.

2.1.Về thu ngân sách nhà nước

Ngaytừ đầu tháng 01 năm 2003 Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương phải triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vịtrực thuộc, chính quyền cấp dưới không thấp hơn thực hiện 2002 và đảm bảo mứctăng tối thiểu 5% so với mức dự toán thu Thủ tướng Chính phủ giao.

Mứcthu ngân sách giao cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới cần căn cứ khả năngtăng trưởng kinh tế cụ thể ở địa phương, nỗ lực đấu tranh chống thất thu vàgian lận thương mại, các chế độ, chính sách thu của nhà nước.

Từnăm 2003 thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho các hộnông dân để tăng sức mua, tăng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.Các địa phương cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát không đểtình trạng lạm thu khi Nhà nước ban hành chính sách miễn thuế cho hộ nông dân.

Từ01/01/2003 thực hiện điều chỉnh mức thu thuế môn bài; vì vậy, các cơ quan thuếcác tỉnh, thành phố cần rà soát lại toàn bộ cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanhtrên địa bàn, toàn bộ doanh thu, thu nhập thực tế để phân loại và xếp bậc chophù hợp với thực tế kinh doanh của đơn vị theo qui định tại Thông tư số96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính.

Đểphù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh xăng dầu, từ ngày 01/01/2003, các đơnvị thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước theođúng qui định tại Thông tư số 70/2002/TT-BTC ngày 19/8/2002 của Bộ Tài chính.

2.2.Về chi ngân sách nhà nước.

Đểtập trung nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, thúc đẩy cải cách hànhchính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, từnăm 2003 các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,các đơn vị cần sắp xếp hợp lý các nhiệm vụ chi, bố trí ngân sách để thực hiệnchế độ tiền lương mới:

CácBộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và cácđịa phương, trong phân bổ ngân sách phải xác định mức và giao nhiệm vụ thựchiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tínhchất lương) đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đảm bảo khôngthấp hơn mức tiết kiệm được cơ quan có thẩm quyền thông báo. Ngân sách các cấpkhông giữ lại khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên nêu trên.

Cácđơn vị sự nghiệp có thu (bao gồm cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chínhtheo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính Phủ) sử dụng tốithiểu 40% số thu ngân sách được nhà nước cho để lại ( riêng viện phí mức tốithiểu là 35%) để thực hiện tiền lương tăng thêm; các cơ quan hành chính thựchiện cơ chế khoán chi theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 củaThủ tướng Chính phủ có nguồn thu được để lại phải sử dụng tối thiểu 40% số thu đượcđể lại để thực hiện tiền lương tăng thêm.

Ngânsách các cấp chính quyền địa phương dành tối thiểu 50% số tăng thu ngân sáchnăm 2002 và năm 2003 để thực hiện chế độ tiền lương mới theo nguyên tắc sau:

Đốivới số tăng thu năm 2002: Căn cứ kết quả thực hiện thu ngân sách của từng cấpđến 31/12/2002 và dự toán thu ngân sách năm 2002 đã được Hội đồng nhân dânquyết định (không kể nguồn thu được để lại đầu tư theo qui định) để xác địnhmức tăng thu.

Đốivới số tăng thu năm 2003: Căn cứ dự toán thu ngân sách năm 2003 và năm 2002 đãđược cơ quan có thẩm quyền giao để xác định mức tăng thu.

Saukhi thực hiện các biện pháp nêu trên mà không đủ nguồn thì ngân sách nhà nước(đối với đơn vị dự toán) và ngân sách cấp trên (đối với cấp ngân sách) hỗ trợđể bảo đảm nguồn thực hiện chế độ tiền lương mới năm 2003. Trường hợp nguồn làmlương xác định theo nguyên tắc trên lớn hơn nhu cầu chi thực hiện tiền lươngmới theo qui định, thì đơn vị, cấp ngân sách được phép sử dụng phần chênh lệchđể tăng đầu tư và tăng chi cho một số nhiệm vụ cấp thiết của đơn vị, địa phươngtheo đúng chế độ quy định hiện hành.

Ngoàira, trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách 2003, nếu có tăng thu so với dựtoán giao thì các cấp chủ động dành tối thiểu 50% số tăng thu so dự toán 2003 đượccấp trên giao để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2003 và năm sau.Do đó trong phân bổ và điều hành ngân sách, Hội đồng nhân dân các cấp chỉ đượcphân bổ tăng chi ngân sách địa phương trong phạm vi 50% số thực tăng thu so dựtoán cấp trên giao.

Căncứ nguồn thu, nhiệm vụ chi được giao, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phươngthực hiện sắp xếp hợp lý các nhiệm vụ chi, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầutư phát triển, đảm bảo vốn đối ứng các dự án ODA, vốn chuẩn bị đầu tư, các dựán phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai; bổ sung vốn cho cácdoanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại ở miền núi, hải đảovà vùng đồng bào dân tộc; chi giáo dục đào tạo và dạy nghề; thành lập quỹ khámchữa bệnh cho người nghèo; chi khoa học công nghệ; đầu tư cho các vùng có nhiềukhó khăn...Trong phân bổ và giao nhiệm vụ chi ngân sách cho đơn vị trực thuộcvà cấp dưới cần chú ý:

Từnăm 2003, không thực hiện trợ giá hoặc cấp cho không máy thu thanh cho đồng bàosống ở vùng sâu, vùng xa mà sử dụng kinh phí này hỗ trợ các địa phương để đầu tưphát triển các trạm phát thanh, truyền thanh xã, cụm dân cư ở các tỉnh miềnnúi, vùng đồng bào dân tộc.

Chuyểnviệc thực hiện cấp không thu tiền thuốc chữa bệnh cho các đối tượng theo quyđịnh Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001, Công văn số 941/CP-KTTHngày 19/10/2001 và Quyết định 853/QĐ-TTg ngày 10/7/2001 của Thủ tướng Chínhphủ; sang thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo từ Quỹ khám chữa bệnh cho ngườinghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chínhphủ. Đồng thời chuyển kinh phí đã được bổ sung để thực hiện khám chữa bệnh miễnphí cho các đối tượng theo qui định tại Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày30/10/2001 và Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chínhphủ sang quỹ này để thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo.

Bốtrí đủ nguồn để trả các khoản nợ đến hạn (vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,vay thực hiện nhiệm vụ kiên cố hóa kênh mương,...); đồng thời, có biện phápchấn chỉnh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vay và sử dụng tiền vay ở các đơnvị, cấp dưới, đảm bảo các khoản vay phải đúng quy định và sử dụng đúng mụcđích, trả nợ đúng hạn.

Đốivới chương trình giống cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ vùng sản xuất muối, địa phươngchủ động tổ chức thực hiện trong phạm vi ngân sách địa phương theo các dự án đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoàira, năm 2003 Trung ương còn hỗ trợ cho các địa phương có nhiều khó khăn thựchiện một số nhiệm vụ, chính sách. Cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương,địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khácđể thực hiện một số nhiệm vụ như:

Thựchiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dâncư".

Điềuchỉnh học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là ngườidân tộc thiểu số tại các trường đào tạo công lập theo qui định tại Quyết địnhsố 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Thànhlập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương,các địa phương chủ động sử dụng thêm kinh phí đảm bảo xã hội, các nguồn khác từngân sách địa phương để đóng góp vào quỹ theo đúng quy định.

Đầutư cơ sở hạ tầng và giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểusố tại chỗ ở Tây Nguyên và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc theoQuyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 và Quyết định số 186/2001/QĐ-TTgngày 07/12/2001 và Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướngChính phủ. Riêng việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểusố tại chỗ ở Tây Nguyên phải hoàn thành trong năm 2003.

Thựchiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lớp 2, lớp 7 theo Nghị quyết40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội.

Thựchiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học từ giáo dục mầm non đến giáo dụcphổ thông để xoá bỏ tình trạng học 3 ca, phòng học tranh tre, nứa lá theo Quyếtđịnh số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

II. Công tác tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước

1.Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu:

Thựchiện kiểm tra phân loại, xác định mức độ thất thu, gian lận thương mại ở từngđịa bàn, từng lĩnh vực. Trên cơ sở đó, có biện pháp chỉ đạo các lực lượng đấutranh có hiệu quả đối với các hành vi trốn lậu thuế, gian lận thương mại, tậptrung vào những địa bàn, những lĩnh vực hiện đang thất thu lớn. Rà soát, nắmlại các đối tượng thu, tình hình sản xuất kinh doanh để đảm bảo thu đúng, thuđủ các khoản thu theo quy định của Pháp luật, nhất là đối với khu vực kinh tếngoài quốc doanh, cần xác định mức thu hợp lý, điều chỉnh kịp thời cho phù hợpvới tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng ở khu vực này.

Tăngcường công tác kiểm tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo vừa quản lýchặt chẽ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,chống gian lận trong việc hoàn thuế để chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước, xửlý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm, kiên quyết thu hồi về cho ngân sáchnhà nước khoản chiếm dụng tiền hoàn thuế.

Triểnkhai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí đảm bảo thực hiện thống nhất trong phạmvi cả nước.

2.Về quản lý, điều hành ngân sách:

2.1.Các Bộ, địa phương, đơn vị phải sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đượcgiao; không được chiếm dụng, vay, cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợpngân sách cấp tỉnh cần huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng thì được phép huyđộng tối đa không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngânsách cấp tỉnh.

2.2.Tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước theo nguyên tắc:

Đốivới ngân sách nhà nước: Nếu thu vượt so với dự toán, số tăng thu được sử dụngđể giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư pháttriển, bổ sung nguồn để cải cách tiền lương, tăng quỹ dự trữ tài chính, tăng dựphòng ngân sách để chủ động đối phó với thiên tai và xử lý một số nhiệm vụ độtxuất phát sinh.Trường hợp thu giảm lớn so dự toán, phải giảm chi tương ứng.

Đốivới ngân sách địa phương:

Nếuvượt thu (phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp) so với dự toán,số tăng thu được sử dụng để tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổsung nguồn để cải cách tiền lương, tăng quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòngngân sách để chủ động đối phó với thiên tai và xử lý một số nhiệm vụ đột xuấtphát sinh. Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng phương án sử dụng số tăng thu ngânsách nhà nước trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với cấp xã báocáo Hội đồng nhân dân) xem xét cho ý kiến trước khi thực hiện.

Nếuvượt thu (Phần ngân sách trung ương hưởng), Trung ương thực hiện thưởng vượtthu cho các địa phương:

Đốivới thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước: Thưởng 100% số vượt thu sodự toán Chính phủ giao.

Đốivới thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu: Thưởng100% số vượt thu so với dự toán Chính phủ giao từ 20 tỷ đồng trở xuống và 50%của phần vượt trên 20 tỷ đồng nhưng tổng số thưởng tối đa không vượt quá 50 tỷđồng.

Đốivới các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương:thưởng 20% của phần thực thu nộp vào ngân sách trung ương năm 2003 cao hơn thựchiện năm 2002 (không bao gồm thu sử dụng vốn ngân sách).

Riêngđối với thành phố Hà Nội, thưởng vượt thu được thực hiện theo Pháp lệnh thủ đôsố 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vănbản hướng dẫn.

Sốthưởng vượt thu nêu trên được sử dụng để bổ sung vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh ở địa phương kể cảthưởng cho ngân sách cấp dưới và được hạch toán, quyết toán vào niên độ ngânsách năm 2004.

Sốthu làm căn cứ xét thưởng nêu trên là số thực nộp vào Kho bạc nhà nước và đượcKho bạc nhà nước phân chia theo đúng tỷ lệ được phân cấp. Đối với các khoản ghithu, ghi chi ngoài dự toán đầu năm; phụ thu; chênh lệch giá, các khoản thu đã đượcTrung ương hoàn trả hoặc cấp lại không được xét thưởng.

Đểcó cơ sở xét thưởng, các địa phương có trách nhiệm tổng hợp kết quả thu nộpngân sách nhà nước đến thời điểm 31/12/2003 gửi về Bộ Tài chính trước ngày31/01/2004 và phải có xác nhận của cơ quan thuế (đối với thuế tiêu thụ đặc biệthàng sản xuất trong nước), hải quan (đối với số thu thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu) và Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạcnhà nước.

Nếugiảm thu so dự toán giao thì Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng phương án điềuchỉnh để sắp xếp, giảm chi tương ứng, tập trung cắt giảm hoặc giãn, hoãn nhữngnhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết,...trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp(hoặc Hội đồng nhân dân cấp xã ) xem xét quyết định.

Đốivới một số nhiệm vụ chi được đảm bảo từ một số nguồn thu được để lại (hoặc cấplại) theo qui định nêu tại điểm 1. Phần I của Thông tư này, căn cứ vào mức bổsung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và mức bố trí tiếp từ ngân sách địa phương,các địa phương chủ động điều hành chi đầu tư thực hiện các nhiệm vụ theo dựtoán. Trường hợp nguồn thu giảm (phần bố trí trong chi cân đối ngân sách) cóthể bố trí giảm chi đầu tư tương ứng.

CácBộ, cơ quan Trung ương, các địa phương chủ động cân đối ngân sách để giải quyếtcác nhiệm vụ chi đột xuất phát sinh. Năm 2003 không giải quyết các nhu cầu chingoài dự toán cho cơ quan đơn vị và cấp dưới, trừ các trường hợp bất khả khángnhư thiên tai xảy ra trên phạm vi rộng, mức độ thiệt hại lớn vượt quá khả năngngân sách của các Bộ, địa phương.

Dựphòng ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương chỉ đượcsử dụng để giải quyết các nhiệm vụ chi đột xuất phát sinh như phục hậu quảthiên tai, cứu đói,...

Vềquản lý chi xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cáccấp và các đơn vị cần thực hiện tốt các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại,trong đó chú ý đến việc mở rộng mô hình Ban quản lý công trình chuyên trách đểnâng cao hiệu quả quản lý các dự án, công trình và thực hiện các biện pháp:

Ràsoát lại danh mục các dự án đầu tư, chỉ bố trí vốn cho những dự án có đầy đủthủ tục theo qui định, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng, nhất làgiao thông, thuỷ lợi,... Cơ quan tài chính các cấp cần có kế hoạch tạm ứng vốnngay từ đầu năm cho các dự án công trình thiết yếu, nhất là xây dựng tu bổ cáccông trình đê điều, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, khắc phục lũ lụt, cung cấpgiống cây, con và các vật tư thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đảm bảo kịp thờivụ.

Trongquá trình điều hành ngân sách cần theo sát tiến độ thực hiện để bố trí vốn.Những dự án không thực hiện theo đúng tiến độ cần điều chỉnh chuyển vốn chonhững dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành nhưng chưa đượcbố trí đủ vốn nhằm sớm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, chấm dứt tìnhtrạng kéo dài thời hạn bố trí vốn đầu tư, thanh toán vốn. Không xử lý bổ sungvốn cho khối lượng thực hiện vượt dự toán và bổ sung các nhiệm vụ chi xây dựngcơ bản ngoài kế hoạch.

Thựchiện quyết toán giá trị công trình theo đúng thời gian qui định hiện hành. Nếuquá thời hạn chưa quyết toán, cần qui trách nhiệm cụ thể.

Đẩymạnh triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thutheo Nghị định 10/20002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ; mở rộng thí điểmkhoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chínhnhà nước theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chínhphủ.

3.Thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai tàichính, ngân sách nhà nước:

Thựchiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 29/2001/CT-TTg ngày 30/11/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn.Rà soát lại các biện pháp tiết kiệm, đưa ra các biện pháp tiết kiệm cụ thể ởđịa phương, đơn vị (tiết kiệm trong hội họp, tiếp khách, lễ kỷ niệm đón nhậnhuân chương...). Trong mua sắm trang thiết bị, tài sản phải theo đúng tiêuchuẩn, chế độ. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng kinhphí từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, hiệu quả và tiết kiệm.Kho bạc nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nướcđảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần ngăn chặn và đẩy lùitham nhũng. Xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm đã được các cơ quan thanh tra,kiểm tra, kiểm toán kết luận. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cáccơ quan nhà nước, sự giám sát của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xãhội, nhân dân đối với các khoản thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản huyđộng, sử dụng nguồn đóng góp nhân dân, góp phần thực hiện tốt qui chế dân chủ ởcơ sở.

Thựchiện nghiêm túc chế độ công khai ngân sách nhà nước ở tất cả các ngành, cáccấp, các đơn vị ngay sau khi dự toán ngân sách năm 2003 được giao và quyết toánngân sách năm 2002 được phê chuẩn theo quy định tại các Quyết định225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 và Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4.Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, Ngân sách Nhà nước:

Tiếptục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, Ngân sách Nhà nước,trong đó tập trung vào một số nội dung:

Tiếptục thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo qui định tại Thông tư103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ tài chính và các văn bản bổ sung, sửađổi. Các đơn vị thực hiện khoản chi hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thucấp phát theo phương thức qui định tại Thông tư liên tịch số17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 08/02/2002 và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày21/03/2002 của Bộ Tài chính.

Trườnghợp các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có kế hoạch thực hiện thí điểm việc cấp phát theo dự toán, đề nghịphối hợp với Bộ Tài chính để nghiên cứu tổ chức thực hiện.

Tổchức đào tạo đối với cán bộ quản lý tài chính, chú trọng cấp cơ sở (xã, phường)đủ năng lực thực hiện chức năng tham mưu và quản lý tài chính ngân sách xã, gópphần lành mạnh tình hình tài chính và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở.

Thiếtlập quy trình và phương pháp kiểm soát chi trong điều kiện khoán chi hành chínhvà cơ chế tài chính tự trang trải ở các đơn vị sự nghiệp có thu, có thuê mướndịch vụ ở công sở.

Cảitiến chế độ báo cáo, tổ chức lại hệ thống thông tin nhằm tăng cường trao đổi,phối hợp cung cấp thông tin.

5.Về tài chính, ngân sách xã:

Tăngcường công tác quản lý các hoạt động tài chính, ngân sách xã; các khoản huyđộng ở xã, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả; phát huy dân chủ ở cơ sở.Mở rộng thí điểm ủy nhiệm thu cho xã đối với một số khoản thu ngoài quốc doanhnhư thu từ hoạt động xây dựng cơ bản, buôn bán hải sản tươi sống, các hộ kinhdoanh công thương nghiệp...

Trêncơ sở rà soát các khoản nợ của ngân sách xã, các địa phương có kế hoạch xử lýdứt điểm, kiên quyết không để phát sinh nợ mới.

III. Tổ chức thực hiện

Thôngtư này có hiệu lực thi hành trong năm ngân sách 2003. Các Bộ, ngành, Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Thông tư này đểtổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp chính quyền địa phương thựchiện./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsvctbphdtnsnnn2003539