AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 09/2001/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2001                          
bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương,

biện pháp điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

 

Căn cứ Nghị quyếtsố 38/2000/QH10 ngày 28/11/2000 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 8 về dự toánNSNN năm 2001;

Căn cứ Quyết địnhsố 146/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kếhoạch và dự toán NSNN năm 2001;

Bộ Tài chính hướngdẫn một số điểm về chủ trương và biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm2001 như sau:

 

I/ PHÂN CẤP NHIỆMVỤ THU, CHI NGÂN SÁCH:

1- Năm 2001 vẫn tiếptục thực hiện ổn định các nguồn thu, tỷ lệ điều tiết và nhiệm vụ chi giữa ngânsách Trung ương và ngân sách địa phương như năm 2000, đồng thời điều chuyển từngân sách Trung ương về ngân sách địa phương một số nhiệm vụ chi sau đây cho phùhợp với yêu cầu quản lý của địa phương:

1.1- Chi đảm bảo hoạtđộng quản lý Nhà nước của bộ máy dân số và kế hoạch hóa gia đình.

1.2- Chi hỗ trợ chocác đối tượng tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa họcdo Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

1.3- Chi một số chươngtrình mục tiêu không xếp là chương trình mục tiêu Quốc gia:

(1)- Chương trình vềthể dục thể thao;

(2)- Chương trìnhphòng chống tội phạm;

(3)- Chương trìnhphòng chống ma tuý;

(4)- Chương trìnhphòng chống mại dâm;

(5)- Chương trình bảovệ và chăm sóc trẻ em;

(6)- Mục tiêu nâng cấptrang thiết bị y tế;

(7)- Chương trình hỗtrợ phát triển thuỷ sản;

2- Tiếp tục thực hiệncơ chế để lại một số nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triểnkinh tế - xã hội ở địa phương như năm 2000.

Riêng nguồn thu quảngcáo truyền hình được sử dụng toàn bộ số thu theo phân cấp để đầu tư nâng cấp,cải tạo, sửa chữa, mua sắm thiết bị cho đài truyền hình theo qui định tại thôngtư số 03/2000/TT-BTC ngày 10/1/2000 của Bộ Tài chính.

Việc phân cấp, quản lývà báo cáo tình hình sử dụng các nguồn thu trên được thực hiện theo quy địnhtại điểm 3 - Phần I - Thông tư số 06/2000/TT-BTC ngày 18/01/2000 của Bộ Tàichính.

3- Về thưởng vượt dựtoán thu cho ngân sách địa phương:

3.1- Đối với các khoảnthu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phươngthực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 06/2000/TT-BTC ngày 18/1/2000 củaBộ Tài chính và được hạch toán và quyết toán vào NSNN năm 2001.

3.2- Đối với khoản thuđược thưởng theo quy định của Luật NSNN:

Đối với thuế tiêu thụđặc biệt hàng sản xuất trong nước (không kể phần ngân sách địa phương đã được hưởngtheo phân cấp): Thưởng 100% số thu vượt dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu: Số vượt thu dựtoán Thủ tướng Chính phủ giao từ 20 tỷ đồng trở xuống thưởng 100%, số vượt thutừ trên 20 tỷ đồng thưởng thêm 50% số vượt thêm nhưng tổng số thưởng tối đakhông vượt quá 50 tỷ đồng.

Các khoản tiền thưởngnêu trên được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụquan trọng, đột xuất phát sinh ở địa phương. Tiền thưởng vượt thu được hạchtoán và quyết toán vào NSNN năm 2002.

3.3- Việc đề nghị xétthưởng thực hiện như quy định tại điểm 6.3 khoản 6 Phần IV - Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính.

II/. PHÂN BỔ DỰTOÁN NSNN NĂM 2001 VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:

1- Về phân bổ dự toánngân sách năm 2001:

Căn cứ mức thu, chiThủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và Tổng cục Hải quan cần khẩn trương làm tốt công tác giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chậm nhấttrong tháng 2/2001.

1.1- Về thu: Số thuThủ tướng Chính phủ giao là mức tối thiểu. Để đảm bảo thực hiện vượt mức thungay từ đầu năm, các địa phương, các ngành cần có chỉ tiêu phấn đấu cao hơn(tối thiểu tăng 5% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao).

1.2- Về chi:

Sắp xếp hợp lý cácnhiệm vụ chi, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vốnđối ứng, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn khắc phục hậu quả thiên tai; chi sự nghiệpkinh tế, nhất là chi cho các dự án về giống cây, giống con có năng suất và giátrị cao, phát triển du lịch, xúc tiến thương mại, chi cho công tác khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư,... Đảm bảo các khoản chi giáo dục - đào tạo, khoa họccông nghệ,...

Việc phân bổ dự toáncho từng đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo chi tiết theo ít nhất 9 mục chichủ yếu của Mục lục Ngân sách nhà nước, gồm:

Mục 100 - Tiền lương.

Mục 102 - Phụ cấp lương.

Mục 103 - Học bổng học sinh, sinh viên.

Mục 104 - Tiền thưởng.

Mục 110 - Vật tư văn phòng.

Mục 117 - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.

Mục 118 - Sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.

Mục 119 - Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

Mục 145 - Mua sắm TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn.

Các mục chi còn lạikhông thuộc các mục trên được ghi vào mục chi khác (mục 134).

Thực hiện phân bổ cácchương trình mục tiêu từ năm 2001 đã được cân đối vào nhiệm vụ chi ngân sáchđịa phương cho phù hợp với các lĩnh vực yêu cầu thực tế ở địa phương.

2- Chỉ đạo thực hiện:

2.1- Tập trung chỉ đạocác biện pháp để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyếnkhích sản xuất kinh doanh phát triển. Trên cơ sở đó tăng cường công tác quản lýthu ngay từ đầu năm nhằm thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định của Phápluật, chống thất thu, chống nợ đọng thuế. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan để tổchức tốt mọi biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đối với lĩnh vựcthu ngoài quốc doanh, rà soát lại các hộ kinh doanh, mức doanh thu tính thuếnhất là các hộ kinh doanh lớn, kinh doanh đặc sản để xây dựng mức thu theo Luậtđảm bảo kết quả thu theo sát được tình hình phát triển sản xuất kinh doanh ởlĩnh vực này.

2.2- Thực hiện nghiêmchỉnh các chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước để khuyến khích sản xuất vàgóp phần ổn định đời sống nhân dân vũng lũ lụt, các hộ nghèo. Đặc biệt đối vớicác tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cần khẩn trương xem xét để thực hiện miễngiảm thuế đối với các hộ nông dân; các hộ sản xuất kinh doanh bị thiệt hại dolũ lụt năm 2000. Trên cơ sở đó có báo cáo ngay về Bộ Tài chính trong tháng 1 đểcó cơ sở xem xét hỗ trợ về số thực tế miễn giảm cho nông dân ảnh hưởng đến ngânsách.

2.3- Rà soát lại cácbiện pháp thực hành tiết kiệm đã thực hiện ở Bộ, ngành và địa phương, từ đó cóbiện pháp thực hiện tốt Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đối vớicác địa phương, trên cơ sở định mức phân bổ NSNN của Trung ương, cần xác địnhcác định mức chi ở địa phương theo từng đối tượng chi cho phù hợp với điều kiệnđặc điểm chi ở từng đơn vị, trên cơ sở đó thực hiện việc khoán chi (nhất là đốivới các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước).

2.4- Thực hiện nghiêmtúc chế độ công khai NSNN ở tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị ngay sau khidự toán ngân sách năm 2001 được giao và quyết toán ngân sách năm 2000 được phêchuẩn theo quy định tại Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướngChính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời tăng cường côngtác thanh tra kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm đảm bảo nâng caohiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách.

III/. VỀ CÔNG TÁCQUẢN LÝ NSNN:

1- Đối với các chươngtrình, mục tiêu:

1.1- Các chương trìnhmục tiêu Quốc gia: Năm 2001 Chính phủ đã có Quyết định đưa vào 6 chương trìnhmục tiêu Quốc gia: chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm (hợp nhất cả chươngtrình 135, định canh định cư, xây dựng trung tâm cụm xã); chương trình dân sốvà kế hoạch hoá gia đình; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn; chương trình phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm vàHIV/AIDS; chương trình văn hóa; chương trình giáo dục - đào tạo. Việc cấp phátcác chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện theo phương thức trợ cấp có mụctiêu (riêng phần vốn cho vay giải quyết việc làm sẽ thực hiện cấp qua Kho bạc Nhànước). Các địa phương có trách nhiệm sắp xếp lồng ghép giữa các chương trìnhđảm bảo các mục tiêu của chương trình mục tiêu và phù hợp với thực tế của địaphương. Riêng kinh phí Chương trình 135 các địa phương bố trí vốn đảm bảo tốithiểu theo mức đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

1.2- Dự án 5 triệu harừng: cấp phát trợ cấp có mục tiêu cho địa phương.

1.3- Chi trợ giá, trợcước và vốn dự bị động viên sẽ cấp bằng hình thức uỷ quyền cho các địa phương.Riêng chi trợ giá sách báo sẽ cấp qua Tổng công ty phát hành sách.

1.4- Đối với các chươngtrình mục tiêu được chuyển về ngân sách địa phương đã nêu tại điểm 1.3 - Mục 1- Phần I được tính chung trong tổng số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngânsách địa phương, từng chương trình mục tiêu này sẽ phản ánh theo lĩnh vực cụthể sau: chương trình về thể thao hạch toán vào chi sự nghiệp thể dục thể thao;chương trình phòng chống tội phạm, chương trình phòng chống ma tuý, chươngtrình phòng chống mại dâm và chương trình bảo vệ trẻ em hạch toán vào chi đảmbảo xã hội; mục tiêu nâng cấp y tế hạch toán vào chi sự nghiệp y tế; chươngtrình hỗ trợ phát triển thuỷ sản phân bổ đảm bảo tối thiểu theo mức Bộ Tàichính hướng dẫn và hạch toán vào chi đầu tư xây dựng cơ bản.

1.5- Đối với chươngtrình mục tiêu do các Bộ, ngành, Trung ương thực hiện Bộ Tài chính sẽ cấp pháttrực tiếp cho các Bộ để thực hiện và hạch toán như sau: chương trình truyềnhình, chương trình phát thanh hạch toán vào sự nghiệp phát thanh truyền hình;chương trình kế hoạch hành động dinh dưỡng Quốc gia hạch toán vào sự nghiệp ytế.

2 - Đối với các đềtài, dự án khoa học thuộc các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước: Banchủ nhiệm chương trình (thuộc Bộ quản lý chương trình) phối hợp với Bộ Tàichính phân bổ kinh phí của chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ giao chocác Bộ, cơ quan Trung ương. Trên cơ sở dự toán được giao, các Bộ, cơ quan Trungương phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc,đồng gửi Bộ Tài chính, Ban chủ nhiệm chương trình làm căn cứ cấp phát và quảnlý. Bộ Tài chính thực hiện cấp phát trực tiếp kinh phí cho các đơn vị nghiêncứu khoa học. Việc quyết toán kinh phí các đơn vị thực hiện quyết toán với Banchủ nhiệm chương trình, đồng gửi Bộ, cơ quan chủ quản để tổng hợp chung vàoquyết toán của Bộ, cơ quan Trung ương. Ban chủ nhiệm chương trình tổng hợp,quyết toán với Bộ Tài chính.

3- Về quản lý chiXDCB, các Bộ, các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp cần thực hiện tốt các biệnpháp nhằm khắc phục những tồn tại của năm 2000. Cụ thể:

(1)- Rà soát lại danhmục các dự án đầu tư, chỉ bố trí vốn cho những dự án có đầy đủ thủ tục, ưu tiênbố trí vốn cho các dự án quan trọng, nhất là giao thông, thuỷ lợi,... Khi bốtrí vốn lưu ý đối với các dự án có nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ thôngbáo 70% vốn, sau 30/6/2001 nếu đảm bảo tiến độ sẽ phân bổ tiếp, trường hợpkhông đảm bảo tiến độ sẽ điều chuyển cho các dự án khác. Cơ quan tài chính cáccấp cần ưu tiên tạm ứng cấp phát và thanh toán vốn cho các nhiệm vụ cần thiết,nhất là xây dựng tu bổ các công trình đê điều, thuỷ lợi, khắc phục lũ lụt, cungcấp các giống cây con có năng suất và giá trị cao đảm bảo sản xuất kịp thời vụ.

(2)- Trong quá trìnhđiều hành cần theo sát tiến độ thực hiện đảm bảo vốn theo kế hoạch. Những dự ánkhông thực hiện theo đúng tiến độ cần điều chỉnh chuyển vốn cho những dự án cótiến độ triển khai nhanh nhằm tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng sớm, chấmdứt tình trạng kéo dài thời hạn thanh toán vốn. Năm 2001, thực hiện Nghị quyếtcủa Quốc hội, số tăng thu ngân sách Trung ương (nếu có) được sử dụng để giảmbội chi, thanh toán nợ XDCB và bổ sung dự phòng ngân sách để giải quyết nhữngvấn đề đột xuất phát sinh trong năm. Không xử lý bổ sung vốn cho những dự án vượtdự toán và bổ sung các nhiệm vụ chi XDCB ngoài kế hoạch.

4- Về cấp phát các khoảnbổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, để giảm bớt thủ tụchành chính, năm 2001, Bộ Tài chính sẽ thực hiện cấp số bổ sung cân đối ngânsách cho các địa phương mỗi quý 2 lần:

Lần 1: cấp vào thángđầu quý.

Lần 2: cấp vào thánggiữa quý.

5- Từ quý I/2001 cácBộ, ngành, các cấp có kế hoạch tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Luật NSNN. Trêncơ sở đó đề xuất những vấn đề và nội dung cần sửa chữa và bổ sung để hoàn thiệnLuật NSNN.

IV/. TỔ CHỨC THỰCHIỆN:

Thông tư này có hiệulực thi hành từ ngày ký. Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương căn cứ vào Thông tư này để tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị vàcác cấp chính quyền địa phương thực hiện./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsvctbphdtnsnnn2001539