AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương biện pháp điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương biện pháp điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 08/TC-NSNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 1997                          
Thông tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điểm về

chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách Nhà nướcnăm 1997

 

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 984/TTg ngày 30/12/1996 vềmột số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vàdự toán ngân sách Nhà nước năm 1997.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm về chủ trương, biện phápđiều hành ngân sách Nhà nước như sau:

1. Về phân cấp ngân sách:

a.Nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền được thực hiện theo Luật ngânsách Nhà nước và các quy định tại Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 của Chínhphủ. Trong mọi trường hợp, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chunglà tỉnh) không được thay đổi nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp kể cả cáckhoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp. Trong phân cấp cầnchú ý từ năm 1997 các khoản nộp ngân sách của các xí nghiệp Đảng, được hạchtoán và phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách các cấp như các doanhnghiệp Nhà nước.

b.Khuyến khích các địa phương tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triểnkinh tế - xã hội từ các nguồn:

-100% số thu về cấp quyền sử dụng đất và tiền thuê đất, kể cả tiền thuê đất củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ tiền cho thuê đất từ các hoạtđộng thăm dò, khai thác dầu khí do Trung ương quản lý) để đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng.

-100% số thu về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để đầu tư phát triển quỹ nhà ởvà xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu dân cư như hệ thống cấp thoát nước,hệ thống đèn chiếu sáng, công trình vệ sinh công cộng...

-Thu xổ số kiến thiết: để lại 100% cho ngân sách địa phương, trong đó địa phươngđược sử dụng toàn bộ hoặc một phần để đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa các côngtrình giáo dục, y tế, phúc lợi theo nguyên tắc: số thu 20 tỷ đồng trở xuống, đượcsử dụng toàn bộ cho đầu tư; số thu trên 20 tỷ đồng được sử dụng thêm 50% số thucao hơn cho đầu tư.

-Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa: Các tỉnh miền núi được sử dụng100%, các tỉnh khác được sử dụng 50% để đầu tư cho nông nghiệp và chuyển đổi cơcấu kinh tế nông thôn như: xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trìnhthuỷ lợi, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngthôn...

-Thuế tài nguyên rừng, kể cả tiền bán cây đứng (nếu có) được sử dụng đầu tư chobảo vệ, trồng rừng và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

-Nguồn thu quảng cáo truyền hình: được sử dụng toàn bộ hoặc một số phần để đầu tưnâng cấp, sửa chữa, cải tạo, mua sắm thiết bị cho đài truyền hình theo các quyđịnh tại Thông tư số 81/TC-HCSN ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính.

Cácnguồn thu về quỹ đất, quỹ nhà, xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệptrồng lúa, thuế doanh thu, thuế lợi tức, lợi tức sau thuế từ hoạt động quảngcáo truyền hình, thuế tài nguyên rừng và tiền bán cây đứng phải đưa vào dự toánthu để từ đó bố trí chi theo dự án được cấp có thẩm quyền duyệt, đảm bảo chiđúng mục đích, tiết kiệm; đồng thời cần theo dõi riêng để đảm bảo chi phù hợpvới tiến độ và khả năng thu phát sinh, tránh tình trạng chi quá khả năng thu,gây bị động trong điều hành ngân sách.

c.Các khoản phạt, tịch thu vi phạm pháp luật.

Cáckhoản thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (kể cả phạt quá tảicác trạm cân), thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu, thu vào ngân sách địa phương100%; trong đó địa phương được sử dụng 70% để mua sắm các phương tiện, thiết bịphục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, đảm bảo trật tự an toàn giao thôngvà chi cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn theo chế độ quy định (bao gồmcả lực lượng công an, giao thông vận tải, hải quan, quản lý thị trường, khobạc...). Các khoản phạt xử lý hành chính, tịch thu tang vật do vi phạm phápluật theo quy định trước đây trái với quy định trên đều không có hiệu lực thihành. Nhu cầu chi của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên đượcbố trí theo dự toán được duyệt trong kinh phí thường xuyên của cơ quan.

d.Thưởng vượt dự toán thu:

Nhằmkhuyến khích các địa phương nỗ lực quản lý thu, chống thất thu, Chính phủ thựchiện thưởng vượt dự toán thu cho các tỉnh về các khoản:

+Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không quacửa khẩu biên giới đất liền.

+Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không quacửa khẩu biên giới đất liền.

+Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng sản xuất nội địa.

-Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng:

+Địa phương phải được Chính phủ giao số thu của các khoản thu nêu trên và thựchiện vượt dự toán được giao.

+Địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác thu, tổ chức thu đúng chínhsách, pháp luật.

+Xét thưởng riêng cho từng khoản, không bù trừ giữa các khoản nêu trên.

-Mức thưởng:

+Thưởng cho ngân sách tỉnh 100% số thu vượt dự toán được giao đối với thuế tiêuthụ đặc biệt thu từ hàng nhập khẩu và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua cửakhẩu biên giới đất liền.

+Thưởng cho ngân sách tỉnh một phần theo tỷ lệ phần trăm (%) số thu vượt dự toánđược giao đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng sản xuất nội địa; thuếtiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không quacửa khẩu biên giới đất liền. Tỷ lệ thưởng cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.

Đốivới những tỉnh không được Chính phủ giao dự toán thu thuế tiêu thụ đặc biệthàng xuất khẩu nội địa, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu, thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu, trong quá trình thực hiện nếu có số thu về các khoản thuếtrên, không thuộc đối tượng xét thưởng.

-Số tiền thưởng vượt thu trên đây chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựngcác công trình cơ sở hạ tầng của địa phương.

-Bộ Tài chính sẽ trích từ ngân sách Trung ương năm sau để thưởng cho ngân sáchtỉnh, trong mọi trường hợp, địa phương không được tự trích thưởng. Để có căn cứxét thưởng, các tỉnh có số thu vượt dự toán được giao có trách nhiệm tổng hợpsố thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (phân tích theo mục,tiểu mục) thực nộp ngân sách trung ương trong năm gửi Bộ Tài chính trước ngày31/1 năm sau. Báo cáo phải có xác nhận của cơ quan thuế (đối với thuế tiêu thụđặc biệt hàng nội địa), hải quan (đối với thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhậpkhẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và Kho bạc Nhà nước tỉnh; số tiền thưởngđược sử dụng và hạch toán vào niên độ ngân sách năm sau. Quá thời hạn trên BộTài chính không chịu trách nhiệm về việc xét thưởng.

2. Về thu ngân sách:

a.Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh và tổng cục hải quan cần khẩn trương làmtốt công tác giao dự toán thu cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới. Mức giaotối thiểu phải bằng dự toán thu Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ và địa phương.

Đểthực hiện đạt và vượt mức dự toán thu, trong phạm vi quyền hạn của mình, cáccấp, các ngành cần có những biện pháp thiết thực:

-Giao chỉ tiêu thu phấn đấu cho các ngành, các đơn vị đảm bảo cao hơn các chỉtiêu pháp lệnh từ 3% đến 5% trở lên, nhất là ở các khoản thu còn có khả năngtăng thu.

-Có cơ chế, chính sách tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điềukiện đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước,nâng cao hiệu quả kinh doanh, tập trung vốn cho những xí nghiệp làm ăn có hiệuquả.

-Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thu với các cơ quan nội chính và cácĐoàn thể để tăng cường quản lý thu, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh...

b.Ngành thuế, Hải quan cần khẩn trương đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thungân sách năm 1996, từ đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để có biệnpháp chấn chỉnh trong công tác quản lý thu năm 1997. Trước hết cần tranh thủ sựlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ và chính quyền địa phương trong công tác đônđốc, thực hiện thu nộp ngân sách trên địa bàn. Thường xuyên tiến hành kiểm tra,thanh tra chống thất thu, đặc biệt là trong những khu vực còn thất thu và cònnhiều tiềm năng thu như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế trong khu vực kinhtế ngoài quốc doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà, đất. Thực hiệntốt Chỉ thị 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cườngquản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốcdoanh.

-Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanhtrước mắt là các hộ kinh doanh lớn thực hiện tốt chế độ kế toán để có căn cứxác định doanh thu và tính thuế; điều chỉnh doanh thu tính thuế sát với kết quảsản xuất kinh doanh.

3. Về chi ngân sách và tiết kiệm chi:

a.Về chi ngân sách:

-Để tạo điều kiện thực hiện từng bước việc thanh toán qua kho bạc Nhà nước, cáckhoản chi ngân sách phải được giao chi tiết, cụ thể từng bước theo Mục lục Ngânsách Nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách và từng bước cấp phát theo mụclục ngân sách theo hướng phân bổ chi tiết theo mục đến đâu thì cấp phát chitiết theo mục đến đấy; việc phân bổ chi tiết theo mục phải được mở rộng dần đểtiến tới cấp phát đầy đủ theo mục lục ngân sách Nhà nước.

Trongquá trình thực hiện, điều hành, đảm bảo chi đúng mục tiêu, đúng đối tượng vàtheo đúng dự toán được duyệt. Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhândân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, các đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm vềquản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí ngân sách Nhà nước.

-Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước phải lập dự toán chihàng quý (chia ra tháng), kết thúc hàng quý có báo cáo quyết toán hoặc tìnhhình sử dụng kinh phí cho cơ quan tài chính đồng cấp theo quy định; các trườnghợp không có báo cáo quý trước mà không có lý do chính đáng thì cơ quan tàichính có quyền ngừng cấp phát ngân sách quý tiếp theo (trừ các khoản chi lươngvà có tính chất lương) cho đến khi các đơn vị có báo cáo.

-Những khoản chi đã ghi dự toán và có nguồn thu đảm bảo, các Bộ ngành, địa phươngkhông được cắt giảm hoặc điều chỉnh từ khoản, mục này sang khoản, mục khác. Cơquan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát theo tiến độ thực hiện công việc(kể cả cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới theo kế hoạch), không được cấp dồnvào cuối quý, cuối năm. Ngay từ đầu năm và hàng quý, tháng cấp trên thông báomức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để chủ động trong điềuhành ngân sách mỗi cấp.

-Chỉ bố trí chi trong phạm vi nguồn thu chắc chắn, trong tổng mức dự toán đượcgiao. Trường hợp thu không đạt dự toán, từng cấp chính quyền địa phương phảichủ động sắp xếp lại chi. Đối với những địa phương có số thu tăng thì phần tăngthu được sử dụng tăng chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và những nhiệm vụ chithiết yếu khác mà dự toán đầu năm bố trí chi chưa đủ hoặc phát sinh ngoài kếhoạch.

-Thực hiện Luật ngân sách Nhà nước việc sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sáchlàm giảm thu hoặc tăng chi chỉ được thực hiện khi có nguồn thu đảm bảo và phảiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương không được tuỳ tiệnban hành các chế độ thu, chi trái với các quy định chung của Nhà nước gây khókhăn trong điều hành Ngân sách.

-Những công việc phát sinh ngoài kế hoạch (kể cả chi cứu đói, khắc phục hậu quảthiên tai...) các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị phải chủ động sắp xếp trongphạm vi dự phòng và tổng mức kinh phí được giao cả năm để đáp ứng. Trường hợpkhó khăn do nguồn thu chưa tập trung kịp, có thể đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấpphát kinh phí và số bổ sung cho cấp dưới. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệtcó biến động lớn về thu, chi ngân sách cấp trên mới xem xét giải quyết.

-Nhằm phát huy hiệu quả các chương trình, cần thực hiện việc lồng ghép các mụctiêu liên quan của các chương trình.

Đểbố trí và cấp phát kinh phí phù hợp với tiến độ thực hiện mục tiêu chươngtrình, các tỉnh, Bộ có chương trình mục tiêu có trách nhiệm lập kế hoạch chimục tiêu chương trình đối với phần Bộ hoặc địa phương thực hiện theo quý gửi BộTài chính. Cơ quan tài chính các cấp ưu tiên cấp phát kinh phí để thực hiện mụctiêu chương trình theo đúng tiến độ.

Cơquan chủ quản chương trình cần chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chi đúng đối tượng,đúng chế độ, đúng mục tiêu đề ra. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành các chươngtrình trên địa bàn, công bố công khai cho nơi thực hiện biết kinh phí bố trícho từng chương trình để chủ động triển khai thực hiện.

b-Về tiết kiệm chi:

Nhằmsử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí từ ngân sách Nhà nước:

-Tiếp tục hạn chế các khoản chi xây dựng trụ sở mới, mua sắm ôtô và các trangthiết bị nội thất đắt tiền trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quanĐảng, đoàn thể và các cơ quan có sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách. Các cơquan cần chủ động sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý, trụ sở làm việc và phươngtiện hiện có để phục vụ công tác. Những trường hợp đặc biệt cần thiết phải muasắm ôtô, xây dựng trụ sở, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phươngphải báo cáo cụ thể với Bộ Tài chính (nếu mua ôtô con) với Bộ Kế hoạch và Đầu tư(nếu xây dựng trụ sở). Báo cáo trên phải giải trình rõ sự cần thiết phải muasắm, xây dựng, mức và nguồn kinh phí cụ thể cho việc mua sắm, xây dựng và chỉ đượcthực hiện khi có sự đồng ý của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Riêng việcmua sắm xe con, điều kiện và thủ tục thực hiện như sau:

+Các Bộ, ngành và địa phương phải có báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụngphương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác của các cơ quan hành chính sựnghiệp, Đảng, Đoàn thể và cơ quan có sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách thuộcBộ, ngành và địa phương mình có đến ngày 31/12/1996 gửi Bộ Tài chính và dự kiếnnguồn kinh phí mua xe trong dự toán ngân sách 1997 được duyệt.

+Các Bộ, ngành trung ương tổng hợp nhu cầu mua xe mới hoặc thay thế xe đã quá cũcủa từng cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể và cơ quan có sửdụng kinh phí từ nguồn ngân sách thuộc Bộ, ngành, hàng quý gửi Bộ Tài chính xemxét thẩm tra và quyết định.

+Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể và cơ quan có sử dụngkinh phí từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý có tiêu chuẩn mua xe ôtô conphải tổng hợp mua xe cho Sở Tài chính - Vật giá tỉnh. Sở Tài chính - Vật giátổng hợp nhu cầu mua xe ôtô mới hoặc thay thế xe cũ của các cơ quan, đơn vịthuộc tỉnh quản lý hàng quý trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chínhđể Bộ Tài chính thẩm tra và quyết định.

+Trước mắt, trong quý I/1997, Bộ Tài chính chưa xem xét, giải quyết các trườnghợp mua xe ôtô của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể vàcơ quan có sử dụng kinh phí NSNN.

-Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện đúng chế độchính sách, chế độ chi tiêu của Nhà nước quy định. Cơ quan tài chính các cấp cóquyền từ chối cấp phát, thanh toán, chi trả các khoản chi sai chế độ. Trườnghợp cơ quan, đơn vị chi sai chế độ thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịutrách nhiệm vật chất về quyết định của mình.

-Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị cơ sở bao gồm cả lĩnh vực hành chính sựnghiệp, xây dựng cơ bản, an ninh quốc phòng và các đơn vị khác có sử dụng kinhphí từ ngân sách nhà nước, sau khi nhận được dự toán giao phải khẩn trương xâydựng phương án tiết kiệm. Việc xây dựng phương án tiết kiệm của các Bộ, tỉnhphải hoàn thành trước ngày 20/3/1997 và phải gửi báo cáo về Bộ Tài chính để BộTài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội. Nội dung phương án phải toàndiện (xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa, hội nghị, khánh tiết, ...) biện phápthực hiện phải thiết thực, cụ thể.

-Số kinh phí tiết kiệm được để lại cho đơn vị sử dụng vào những công việc thiếtthực mà đầu năm chưa bố trí trong kế hoạch; đơn vị phải có phương án sử dụng cụthể báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý.

4- Tổ chức thực hiện:

Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, căncứ vào quyết định số 984/TTg ngày 30/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tưhướng dẫn này để tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp chính quyềnthuộc địa phương thực hiện./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsvctbphdtnsnnn1997539