AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: 12/2001/TTLT/BTP-VKSTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2001                          
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về thihành án dân sự.

 

Để áp dụng một sốquy định pháp luật về thi hành án dân sự; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn côngtác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướngdẫn một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự như sau:

 

I. CÁCH XÁC ĐỊNH "VIC" THI HÀNH ÁN

1. Để thống nhất cáchlập hồ sơ, thống kê thi hành án, nay quy định mỗi quyết định thi hành án đượccoi là một "việc" thi hành án.

Đối với bản án, quyếtđịnh có hiệu lực thi hành của Tòa án (sau đây gọi chung là bản án, quyết định),Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án,cụ thể là:

a) Đối với những bảnán, quyết định có nhiều khoản, trong đó có một hoặc nhiều khoản thuộc diện chủđộng và một hoặc nhiều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu, thì Thủ trưởngcơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho tất cả các khoảnthuộc diện chủ động thi hành án, còn đối với các khoản thi hành theo đơn yêucầu, thì tùy từng trường hợp, căn cứ vào số lượng đơn yêu cầu thi hành án, Thủtrưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án.

b) Đối với bản án,quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới, thì Thủ trưởngcơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người cóquyền, nghĩa vụ liên đới.

2. Những trường hợpsau được xác định là việc chưa có điều kiện thi hành án:

a) Người phải thi hànhán không có tài sản, thu nhập hợp pháp để thi hành án;

b) Người phải thi hànhán có tài sản nhưng có giá trị nhỏ không đáng kể để thi hành án;

c) Người phải thi hànhán chỉ có tài sản đã bị kê biên, phát mại nhưng không bán được, mà người đượcthi hành án không đồng ý nhận để thi hành án và người phải thi hành án khôngcòn tài sản có giá trị nào khác;

d) Người phải thi hànhán có tài sản nhưng tài sản thuộc diện không được kê biên hoặc chưa được xử lýtheo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tài sản thuộc diện chưa được xửlý (như: di sản thừa kế chưa chia, tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản đang cósự tranh chấp về quyền sở hữu...) mà cơ quan thi hành án đã hướng dẫncho người được thi hành án, người có quyền lợi liên quan khởi kiện yêu cầu Tòaán giải quyết nhưng đương sự chưa khởi kiện hoặc chưa có quyết định của Tòa ánvề việc xử lý tài sản đó;

đ) Người phải thi hànhnghĩa vụ trả đất nhưng trên đất có bất động sản được xây dựng hợp lệ trước khicó bản án, quyết định của Tòa án mà trong bản án, quyết định đó không đề cậpđến việc xử lý bất động sản, khiến cơ quan thi hành án không thể thực hiện việcgiao đất đúng theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Trong trường hợpnày, cơ quan thi hành án phải có văn bản. kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòaán nhân dân có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị để khắc phục những thiếusót trong bản án, quyết định của Tòa án;

e) Người phải thi hànhnghĩa vụ giao vật đặc định mà vật đó đã bị mất, hư hỏng mà hai bên không thỏathuận được về phương thức thanh toán, cơ quan thi hành án đã hướng dẫn các đươngsự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường, nhưng chưa có quyếtđịnh giải quyết của tòa án;

g) Bán án, quyết địnhcủa Tòa án tuyên không rõ có sai sót về số liệu hoặc có sai lầm nên không thểthi hành được, cơ quan thi hành án đã có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhândân, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải thích hoặc thực hiện việc kháng nghị đểkhắc phục những thiếu sót trong bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa có kếtquả;

h) Việc thi hành nghĩavụ gắn liền với nhân thân, nếu do điều kiện khách quan (ốm đau, đi công tác ở nước ngoài từ 1 năm trở lên...)mà người phải thi 'hành án không thể tự mình thực hiện được các nghĩa vụ đóhoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án;

i) Các trường hợp khácdo nguyên nhân khách quan mà cơ quan thi hành án không thể thi hành được

Để xác định bản án,quyết định của Tòa án là chưa có điều kiện thi hành, trong thời hạn 2 tháng, kểtừ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải trực tiếp xác minhđiều kiện thi hành án. của người phải thi hành án. Việc xác minh phải lập vănbản, có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người phảithi hành án cư trú, công tác hoặc có tài sản.

Khi xác định được mộtviệc là chưa có điều kiện thi hành án, thì tùy từng trường hợp mà cơ quan thihành án ra các quyết định phù hợp: hoãn, tạm đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thihành án.

Trường hợp chủ độngthi hành án thì cơ quan thi hành án phải lập sổ theo dõi riêng và ít nhất mỗiquý có một lần xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.

II. THỜI HIỆU THIHÀNH ÁN DÂN SỰ

Khi áp dụng quy địnhvề thời hiệu thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án cần lưu ý một số điểm sau:

1. Thời hiệu thi hànhán dân sự được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp bản án,quyết định có phần bị kháng cáo kháng nghị mà việc xét kháng cáo, kháng nghịcủa Tòa án không ảnh hưởng đến các phần khác, thì thời hiệu thi hành đối vớicác phần không bị kháng cáo, kháng nghị vẫn được tính từ ngày bản án, quyếtđịnh đó có hiệu lực pháp luật.

Đối với bản án, quyếtđịnh tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, thì cơ quan thihành án có quyền ra quyết định thi hành án, người được thi hành án có quyền làmđơn yêu cầu trong thời gian án chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng thời hiệu thihành án vẫn tính từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp bản án,quyết định quy định cụ thể thời điểm người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ,thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn thực hiện. Đối vớibản án, quyết định được thi hành theo định kỳ, thì thời hiệu thi hành án đượctính cho từng kỳ hạn.

3. Thời hiệu thi hànhbản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 1 năm 1990 (ngàyPháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 có hiệu lực) được thực hiện như sau:

- Nếu chưa được thihành thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày 01 tháng 1 năm 1990; Nếu trướcngày 01 tháng 1 năm 1990, bản án, quyết định đã được đưa ra thi hành nhưngchưa được thi hành hoặc được thi hành một phần, thì cơ quan thi hành án phảitiếp tục tổ chức thi hành;

- Nếu sau ngày 01tháng 1 năm 1990 đơn yêu cầu thi hành án đã được trả lại do người phải thi hànhán không có điều kiện thi hành án, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngàyngười phải thi hành án có điều kiện thi hành.

III. THỎA THUẬN VÀTỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN

1. Trong quá trình thihành án, chỉ các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế tư nhân mới có quyền thỏa thuậnvới nhau về nội dung việc thi hành án, nhưng việc thỏa thuận không được tráipháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận về việckhông yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyếtđịnh của Tòa án, thì cơ quan thi hành án lập biên bản về nội dung thỏa thuận vàra quyết định đình chỉ thi hành về phần đó.

2. Trong quá trình thihành án, các bên được thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm và phương thứcthi hành án. Cơ quan thi hành án phải lập biênbản ghi rõ nội dung thỏa thuận và để cho các đương sự tự nguyện thi hành thỏathuận đó. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo đúng nội dung thỏathuận thì cơ quan thi hành án thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết địnhcủa Tòa án.

IV. KÊ BIÊN, GIAO BẢO QUN, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN

1. Kê biên tài sản:

a) Đối với những tàisản phải làm thủ tục sang tên, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, nếu có căncứ xác định người phải thi hành án đã mua hoặc đã được tặng cho hợp pháp (cógiấy mua bán hợp pháp, xác nhận của chủ sở hữu...) nhưng chưa hoàn tất thủ tụcsang tên, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản đó thì Chấp hành viênvẫn có quyền kê biên để bảo đảm thi hành án.

Đối với các trường hợpsau khi có bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án đã chuyển nhượngcác tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, thì Chấp hành viên có quyền kê biên cáctài sản đó và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch đó. Ngườiđược thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơquan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch đó.

b) Việc kê biên nhà ở chỉ thực hiện khi các tài sảnkhác không đủ để thi hành án và số tiền phải thi hành án tương đối lớn đòi hỏiphải kê biên nhà, trừ trường hợp người phải thi hành án đề nghị kê biên nhà đểđảm bảo thi hành án. Việc xác định số tiền phải thi hành án là tương đối lớncần căn cứ vào mức sinh hoạt của từng địa phương, tương quan giữa số tiền phảithi hành án và giá trị nhà tại thời điểm kê biên.

Trong một số trườnghợp đặc biệt, người phải thi hành án có nhà đất tuy chưa được cấp giấy chứngnhận về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nhưng nếu có căn cứ xét thấy cănnhà do người phải thi hành án đã tạo dựng, sử dụng ổn định, không có tranhchấp, không nằm trong khu quy hoạch, di dời và thuộc diện được xét cấp quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà, thì cơ quan thi hành án được kê biên để đảm bảo thihành án.

c) Việc xác định côngcụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường không được kê biên, cần căn cứ vàođiều kiện lao động tối thiểu theo từng ngành nghề hoặc điều kiện sinh hoạt tốithiểu hàng ngày tại địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống và các tàisản này có giá trị không lớn.

Công cụ lao động thôngthường cần thiết là những công cụ lao động tối thiểu phục vụ sản xuất có giátrị không lớn như: cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô.... Cáccông cụ lao động có giá trị như: xe máy, ô tô, tầu thuyền, máy cày, máy xayxát..., thì Chấp hành viên vẫn kê biên, phát mại để thi hành án và trích lạimột khoản tiền để người thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao độngkhác.

Đồ dùng sinh hoạtthông thường cần thiết là vật dụng phục vụ điều kiện sinh hoạt tối thiểu hàngngày của người phải thi hành án và gia đình như: nồi, xoong, bát đĩa, giường,tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác.

Những đồ dùng sinhhoạt hay tư trang có giá trị như: ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, máyvi tính, nhẫn vàng..., thì cơ quan thi hành án vẫn kê biên để đảm bảo thi hànhán.

d) Việc kê biên tàisản đã được thế chấp, cầm cố:

Đối với tài sản của ngườiphải thi hành án đã được thế chấp, cầm cố hợp pháp trong các giao dịch dân sự,nếu không có tài sản nào khác và tài sản đó có giá trị lớn hơn toàn bộ nghĩa vụđã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố, kể cả các chi phí liên quan đếntài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên, bán đấu giá tàisản, thì Chấp hành viên có thể kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án mặc dùhợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn, nhưng trước khi kê biên tài sản Chấphành viên phải thông báo cho người nhận thế chấp, cầm cố biết.

Trong các trường hợpkê biên tài sản, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản kê biên, thìcơ quan thi hành án phải giải thích cho những người có quyền và lợi ích liênquan đến tài sản về quyền khởi kiện ra Tòa án trong thời hạn theo quy địnhchung. Nếu vụ việc được Tòa án thụ lý, thì việc xử lý tài sản đã kê biên chỉ đượcthực hiện sau khi quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án có hiệu lực phápluật.

2. Giao bảo quản tàisản kê biên.

a) Sau khi kê biên tàisản, Chấp hành viên giao tài sản cho người phải thi hành án, thân nhân của họhoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản. Nếu người phải thi hànhán, thân nhân của người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sảntừ chối bảo quản tài sản hoặc xét thấy đương sự có khả năng tẩu tán, hủy hoạitài sản, thì Chấp hành viên có thể giao cho cơ quan chức năng hoặc thuê bảoquản tài sản.

Đối với các trường hợpgiao, thuê bảo quản tài sản nêu trên phải được lập biên bản xác định rõ tìnhtrạng tài sản.

b) Đối với loại tàisản theo quy định phải do các cơ quan chức năng khác quản lý, bảo quản, như:vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật... thì sau khi kêbiên, cơ quan thi hành án giao các loại tài sản đó cho các cơ quan chức năngbảo quản theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý tài sản kêbiên:

a) Sau khi kê biên,định giá, nếu người phải thi hành án, người được thi hành án thỏa thuận đượcvới nhau về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án, thì cơ quan thi hành ángiao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án nhận để trừ vào nghĩa vụ thihành án.

b) Đối với tài sảnthuộc diện tươi sống, mau hỏng như: rau quả, thực phẩm tươi sống..., sau khi kêbiên, cơ quan thi hành án tổ chức bán ngay với sự tham gia của đại diện ViệnKiểm sát cùng cấp, Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bán tài sản và phải lập biênbản về việc bán tài sản.

c) Trong trường hợptrả nhà, giao nhà cho người mua theo thủ tục đấu giá hoặc người được thi hànhán nhận nhà để thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu người phải thi hànhán và gia đình tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu người phải thi hành án và giađình họ không tự nguyện, thì cơ quan thi hành án lập biên bản liệt kê chi tiếtcác loại tài sản, cho chuyển tài sản ra khỏi nhà và yêu cầu người phải thi hànhán và gia đình họ nhận lại tài sản. Nếu người phải thi hành án và gia đình từchối nhận tài sản thì cơ quan thi hành án thuê bảo quản tài sản, thông báo vàấn định thời hạn thích hợp (ít nhất là ba tháng) để người phải thi hành án vàgia đình họ đến nhận lại tài sản. Sau thời hạn ấn định, người phải thi hành ánvà gia đình họ không đến nhận lại tài sản, thì cơ quan thi hành án xử lý cáctài sản đó như sau:

Đối với các loại tàisản có giá trị, cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá và gửi số tiền bán tàisản vào ngân hàng đồng thời thông báo cho người phải thi hành án nhận tiền bántài sản. Sau thời hạn một năm, kể từ ngày thông báo mà người phải thi hành ánkhông đến nhận số tiền bán tài sản, thì cơ quan thi hành án nộp số tiền đó vàoKho bạc nhà nước để sung công.

Đối với các loại tàisản đã bị hư hỏng, cơ quan thi hành án tiến hành tiêu hủy theo quy định củapháp luật. Riêng những loại giấy tờ, tài liệu, các loại chứng chỉ, văn bằnghoặc đồ vật có giá trị về tinh thần, cơ quan thi hành án tiếp tục thuê bảoquản.

Chi phí bán, bảo quảntài sản trong các trường hợp trên do người phải thi hành án chịu.

d) Trước khi bán đấugiá tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, cácđồng sở hữu được quyền ưu tiên mua lại tài sản trong thời hạn ba tháng đối vớibất động sản, một tháng đối với động sản theo giá Hội đồng định giá tài sản đãđịnh. Hết thời hạn ưu tiên mà các đồng sở hữu không mua thì tài sản được bánđấu giá theo thủ tục chung.

đ) Đối với tài sản đãđưa ra bán đấu giá ít nhất là hai lần nhưng không bán được, thì cơ quan thihành án yêu cầu người được thi hành án nhận để thi hành án. Việc nhận tài sảnphải đảm bảo nguyên tắc: người nhận tài sản chỉ được hưởng phần giá trị tài sảntương ứng với phần mà họ được nhận theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ chi trả tiền thihành án được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự và điểm g Mục 3 Phần IV của Thông tư này, nếu như tàisản bán được.

e) Trường hợp cơ quanthi hành án ủy quyền bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản, thìcơ quan thi hành án có trách nhiệm thông báo cho đương sự biết và theo dõi việcthực hiện hợp đồng của Trung tâm bán đấu giá tài sản.

g) Thanh toán tiền bántài sản:

Tính đến thời điểm chitrả tiền thi hành án, số tiền thu được từ việc bán tài sản của người phải thihành án được chi trả cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầuthi hành án theo thứ tự, tỷ lệ quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự, mặcdù thời điểm làm đơn yêu cầu thi hành án của các đương sự là khác nhau.

Trường hợp nhiều ngườiđược thi hành án nhưng chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án trong khingười phải thi hành án chỉ có duy nhất một tài sản có giá trị (nhà, đất...),thì số tiền thu được từ việc bán tài sản, cơ quan thi hành án tạm thời gửi vàoNgân hàng khoản tiền tương ứng với tỷ lệ những người được thi hành án khác chưalàm đơn yêu cầu sẽ được nhận, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá3 tháng cho những người được thi hành án khác về quyền làm đơn yêu cầu thi hànhán. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án không nhận được đơn yêu cầuthi hành án của những người khác, thì số tiền còn lại được thanh toán tiếp chonhững người đã có đơn yêu cầu thi hành án trước đây.

Số tiền thu được từ việc bán tàisản thế chấp, cầm cố hợp pháp hoặc tài sản đã được Tòa án tuyên kê biên để đảmbảo thi hành cho một nghĩa vụ cụ thể, thì được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụđó

Nếu người phải thihành án không có tài sản có giá trị nào khác ngoài nhà ở và đó là nơi ở duy nhất của người phải thihành án và gia đình, thì khi kê biên, bán đấu giá, tùy vào điều kiện cụ thể củađương sự, sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án cóthể trích lại một khoản tiền để tạo điều kiện về chỗ ở cho người phải thi hành án vàgia đình họ.

Trường hợp chỉ có vợhoặc chồng là người phải thi hành án, nếu vợ hoặc chồng không khởi kiện yêu cầuTòa án phân chia khối tài sản chung, thì khi bán tài sản, cơ quan thi hành ánthanh toán lại cho vợ hoặc chồng số tiền thu được từ việc bán tài sản theo quyđịnh của Luật Hôn nhân và gia đình (chưa trừ đi chi phí về kê biên, bán đấugiá).

V. THI HÀNH NGHĨAVỤ LIÊN ĐỚI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHI THI HÀNH ÁN ĐĂ CHẾT

1. Trường hợp bản án,quyết định của Tòa án mà theo đó nghĩa vụ liên đới không xác định rõ phần nghĩavụ của từng người, thì cơ quan thi hành án yêu cầu một hoặc một số người cóđiều kiện thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.

2. Trường hợp bản án,quyết định của Tòa án mà theo đó nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng ngườivà họ đều có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu mỗi ngườithực hiện phần nghĩa vụ của mình. Nếu một trong những người có nghĩa vụ liênđới không có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu những ngườicó điều kiện thi hành án thực hiện thay phần nghĩa vụ của người đó.

3. Người đã thực hiệnthay phần nghĩa vụ thi hành án của người khác có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanhtoán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định tạiĐiều 304 của Bộ Luật Dân sự.

4. Việc thi hành nghĩavụ tài sản của người phải thi hành án đã chết được áp dụng theo quy định tạiĐiều 640 của Bộ Luật Dân sự.

VI. KIỂM SÁT VIỆCTUÂN THEO PHÁP LUT, QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNGTÁC THI HÀNH ÁN

1. Viện Kiểm sát thựchiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản để thìhành án theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân vàquy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự Chậm nhất 7 ngày sau khi ký hợp đồngvới Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, cơ quan thi hành ánphải thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết để thực hiện kiểm sát theo chứcnăng.

2. Phối hợp trong côngtác thi hành án:

a) Hàng năm, lãnh đạoViện Kiểm sát nhân dân tối cao và lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức họp ít nhất là một lần vào cuối tháng9, đầu tháng 10 để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót; thốngnhất chỉ đạo và biện pháp thực hiện công tác thi hành án:

b) Giao cho Vụ Kiểmsát thi hành án và Cục Quản lý thi hành án dân sự phối hợp kiểm sát, kiểm tracông tác thi hành án dân sự ở cácđịa phương mỗi năm ít nhất một lần.

c) Giao cho Vụ Kiểmsát thi hành án và Cục Quản lý thi hành án dân sự thống nhất mẫu thống kê và sốliệu báo cáo kết quả thi hành án dân sự vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm để haingành báo cáo trước Quốc hội.

d) Lãnh đạo Viện Kiểmsát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thi hành án tại các địa phương phải thườngxuyên phối hợp để thực hiện tất công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án.

e) Trường hợp ViệnKiểm sát nhân dân rút hồ sơ thi hành án để thực hiện chức năng kiểm sát phảithực hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, ViệnKiểm sát nhân dân phải thông báo kết quả kiểm sát đối với vụ việc và trả lại hồsơ để cơ quan thi hành án có cơ sở tiếp tục việc thi hành án.

Trường hợp vụ việc cótính chất phức tạp, cần phải có sự trao đổi thống nhất ý kiến giữa các ngànhhữu quan, thì thời hạn nói trên cũng không vượt quá 60 ngày.

VII. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1. Thông tư này cóhiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Quá trình thực hiệnnếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có biện pháp giảiquyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsqplvthds443