AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 213/2000/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2000                          
bộ giao thông

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ công trìnhgiao thông

đối với công trình giao thông đường bộ

 

Ngày 7/12/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 172/1999/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với côngtrình giao thông đường bộ. Thực hiện Điều 44 của Nghị định, Bộ Giao thông vậntải ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

 

I.GIỚI HẠN HÀNHLANG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:

Hànhlang bảo vệ công trình giao thông đường bộ (gọi tắt là hành lang bảo vệ đườngbộ) là phạm vi hai bên, phía trên không và phía dưới mặt đất của công trìnhgiao thông đường bộ nhằm đảm bảo sự bền vững của công trình và an toàn cho hoạtđộng giao thông vận tải cũng như thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo và quảnlý khai thác đường bộ.

1.Hành lang bảo vệ đường bộ được xác định tuỳ thuộc cấp hạng kỹ thuật của đườngtheo quy hoạch dài hạn do Cơ quan có thẩm quyền quyết định (gọi tắt là cấp đườngquy hoạch), cụ thể bề rộng hành lang mỗi bên quy định đối với từng loại, cấp đườngquy hoạch bên ngoài đô thị như sau:

Đườngcao tốc (TCVN 5729-97) rộng 20m.

Đườngcấp 1, 2 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 80 và 60 với 4-6 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng20m.

Đườngcấp 3 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 80 và 60 với 2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 15m.

Đườngcấp 4 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 60 và 40 với 2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 10m.

Đườngcấp 5 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 40 và 20 với 1-2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 10m.

Đườngliên thôn, liên xã do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi chung là UBND cấp tỉnh) căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quyđịnh, nhưng hành lang bảo vệ mỗi bên không nhỏ hơn bề rộng một thân đường. Bềrộng một thân đường được tính bằng khoảng cách theo phương nằm ngang giữa haivai đường.

Cácnhà máy, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ có những hoạt động gây ảnh hưởngxấu đến môi trường giao thông, độ bền vững của công trình giao thông đường bộ phảicách xa giới hạn phía ngoài hành lang bảo vệ một khoảng cách đủ đảm bảo an toàntheo quy định của pháp luật.

Bềrộng hành lang bảo vệ cầu chỉ phụ thuộc vào vị trí, chiều dài, chiều rộng củacầu.

2.Đường trong khu vực đô thị đã được Cơ quan có thẩm quyền duyệt quy hoạch thì bềrộng hành lang bảo vệ là bề rộng vỉa hè hoặc bề rộng chỉ giới xây dựng. Đối vớiđường qua khu dân cư chưa được quy hoạch thì hành lang bảo vệ được tính như đốivới đường đi ngoài khu vực đô thị.

3.Đường đi song song với sông ngòi, kênh rạch có khai thác vận tải thuỷ mà hànhlang bảo vệ bị chồng lấn thì giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ được tính từđỉnh bờ dốc (mép bờ cao) của sông, của kênh rạch trở về phía đường bộ.

4.Đối với đường bộ song song với đường sắt mà hành lang bảo vệ bị chồng lấn thìranh giới hành lang bảo vệ được phân định trên cơ sở đảm bảo không xâm phạm vàocác bộ phận công trình của đường sắt và đường bộ, cụ thể được tính như sau:

Trườnghợp bề rộng hành lang bảo vệ chung lớn hơn 5m thì ưu tiên tính đủ bềrộng hành lang bảo vệ đường sắt, bề rộng còn lại là hành lang bảo vệ đường bộ,nhưng không được chồng lấn lên nền đường bộ.

Trườnghợp bề rộng hành lang bảo vệ chung nhỏ hơn hoặc bằng 5m thì ranhgiới hành lang bảo vệ là điểm giữa bề rộng hành lang bảo vệ chung.

Trườnghợp bề rộng hành lang bảo vệ chung rất nhỏ hoặc chỉ là rãnh dọc thoát nước thìranh giới hành lang bảo vệ là chân nền đường hoặc đường giao nhau giữa mái nềnđường với đáy rãnh của nền đường cao hơn.

5.Hành lang bảo vệ công trình đường bộ phía dưới mặt đất về nguyên tắc không cógiới hạn. Trường hợp bắt buộc phải cho phép xây dựng công trình ngầm trong hànhlang bảo vệ đường bộ thì phải được Cơ quan có thẩm quyền xác định cụ thể trêncơ sở không gây mất an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến các hoạt độngquản lý, sửa chữa, nâng cấp của ngành đường bộ cũng như không làm ảnh hưởng đếnquản lý khai thác của ngành có công trình ngầm. Khi đường bộ có nhu cầu nângcấp, mở rộng, sửa chữa gây ảnh hưởng đến bảo vệ, khai thác công trình ngầm thìCơ quan quản lý công trình ngầm có trách nhiệm di chuyển và chịu mọi phí tổntrong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

6.Đối với các công trình đường bộ đã nâng cấp cải tạo nhưng ở giai đoạn đầu chưađúng với cấp đường quy hoạch thì hành lang bảo vệ vẫn phải xác định trên cơ sởcấp đường quy hoạch. Phạm vi bề rộng giải phóng mặt bằng hai bên đường đã đượcchủ dự án thực hiện khi nâng cấp, cải tạo đường nhằm đảm bảo an toàn cho thicông, an toàn cho quản lý khai thác nếu nhỏ hơn bề rộng hành lang bảo vệ củacấp đường quy hoạch thì không coi đó là bề rộng hành lang bảo vệ của đường. Đốivới các tuyến đường bộ đã xác định cắm mốc có bề rộng hành lang bảo vệ theoNghị định 203/HĐBT rộng hơn bề rộng được xác định theo Nghị định 172/1999/NĐ-CPthì vẫn giữ nguyên bề rộng như đã xác định cắm mốc. Trường hợp bề rộng hànhlang bảo vệ theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP rộng hơn bề rộng hành lang bảo vệtheo Nghị định 203/HĐBT thì phải xác định, cắm mốc lại theo quy định của Nghịđịnh 172/1999/NĐ-CP.

Trongphạm vi hành lang bảo vệ đường bộ không được cơi nới, xây dựng mới các côngtrình như: công sở; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; nhà ở; đường điện...Tất cả các công trình đã xây dựng trong hành lang bảo vệ đường bộ gây nguy hạiđến an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường bộ thì phải kiên quyếtdỡ bỏ ngay, trường hợp các công trình chưa ảnh hưởng nhiều, việc di chuyển gâytốn kém, lãng phí thì tạm thời chưa di chuyển nhưng chủ công trình phải có camkết với UBND địa phương và cơ quan quản lý đường bộ nghiêm chỉnh thực hiện Pháplệnh Bảo vệ công trình giao thông và di chuyển ngay khi có yêu cầu. Đối với cáccông trình đã xây dựng từ năm 1982 trở về trước nằm trong hành lang bảo vệ đườngbộ theo Nghị định 203/HĐBT và xây dựng từ năm 1999 trở về trước nằm trong phầnmở rộng thêm từ giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 203/HĐBT đếngiới hạn hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP thì khi phảidi chuyển theo yêu cầu để nâng cấp, mở rộng đường, sẽ được xem xét giải quyếtđền bù theo luật định.

7.Trong điều kiện đặc biệt cần quy định bề rộng hành lang khác với quy định trongNghị định thì Cục Đường bộ Việt Nam tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định. Riêng đối với đườngliên thôn, liên xã do UBND cấp tỉnh quyết định.

 

II. TRÁCH NHIỆMBẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:

Nhằmgiữ gìn an toàn trong khai thác và kéo dài tuổi thọ công trình giao thông đườngbộ, tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động trênhệ thống giao thông đường bộ Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ. Nếu tổ chức,cá nhân vi phạm quy định bảo vệ đường bộ, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xửlý theo các qui định của pháp luật hiện hành.

Uỷban nhân các cấp; lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Thanh tra giao thôngtrong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình có thẩm quyền xử lý khi cáctổ chức, cá nhân vi phạm các quy định bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

1.Các đường chuyên dùng, các đường BOT, BT do tổ chức, cá nhân được phép đầu tưxây dựng, khai thác phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ trong suốt thời gian xâydựng và khai thác theo quy định của pháp luật.

2.Các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công trên các đoạn đường theo dự án nâng cấp,cải tạo, sửa chữa phải có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ trong suốt thờigian thi công kể từ khi nhận đường cho đến khi bàn giao lại đường cho đơn vịquản lý khai thác.

Cácchủ đầu tư khi bàn giao đường đã hoàn công cho đơn vị quản lý phải bàn giao đầyđủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, mốc giải phóng mặt bằng và mốc chỉ giới hành langđường bộ (mốc lộ giới) nếu có.

3.Tất cả các quy hoạch đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp và các công trìnhkhác có liên quan, ảnh hưởng đến an toàn đường bộ đều phải được cơ quan quản lýđường bộ có thẩm quyền tham gia ngay từ giai đoạn điều tra lập dự án và chuẩnbị trình duyệt.

4.Các công trình bắt buộc phải xây dựng nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ hoặcnằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, chủdự án phải xin ý kiến thoả thuận của Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyềnngay từ khi lập dự án và chỉ được phép thi công các hạng mục ảnh hưởng đến antoàn giao thông đường bộ khi được các cơ quan Cục Đường bộ Việt Nam (đối vớiquốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương) cấp phép thi công.

5.UBND các cấp phải tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ côngtrình giao thông đường bộ và hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộtrực thuộc thực hiện quản lý khai thác, sửa chữa đường bộ, thanh tra, kiểm trahư hỏng; chống vi phạm lấn chiếm và bảo vệ đường bộ.

6.Các Khu quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chínhcó trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc chủ trì phối hợpvới cơ quan địa chính và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh(gọi chung là UBND cấp huyện), UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấpxã) đo đạc, cắm mốc lộ giới đường bộ và bàn giao các mốc lộ giới đã cắm choUBND cấp huyện, cấp xã làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất hành lang bảo vệ đườngbộ phù hợp với quy định của pháp luật. Quy cách mốc lộ giới, cách cắm mốc lộgiới theo quy định trong điều 71, 72 và 73 của " Điều lệ báo hiệu đường bộ" được ban hành kèm theo Quyết định số 5058 QĐ/KH-KT ngày 25/12/1997 củaBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 7.UBND cấp xã chủ trì theo chỉ đạo, kiểm tra của UBND cấp huyện với sự phối hợpcủa các đơn vị quản lý đường bộ cơ sở để chống lấn chiếm xây dựng trái phép vàthực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộtrên địa bàn xã. UBND cấp huyện tổ chức việc giải toả các vi phạm và quản lýviệc sử dụng đất đai trong hành lang bảo vệ đường bộ phù hợp với pháp luật vềđất đai, về xây dựng và về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện.

Đểtriển khai tốt công tác bảo vệ công trình giao thông đường bộ, Cục đường bộViệt Nam, các Sở Giao thông-Vận tải, Sở Giao thông công chính, Khu quản lý đườngbộ và các đơn vị quản lý đường bộ cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phươngcác cấp, với các ngành liên quan như Công an, Quốc phòng, Xây dựng, Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Địa chính, Tài chính để căn cứ theo nhiệm vụ đã đượcChính phủ giao thực hiện tốt Nghị định 172/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmsns1721999n07121999ccpqctthplbvctgtvctgtb1030