AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 03/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2000                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Doanh nghiệp

 

 CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanhnghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Đối tượng áp dụng

Nghịđịnh này áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây:

1.Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệptư nhân được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

2.Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã thành lậpvà hoạt động theo quy định của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công ty, Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm1994;

3.Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước;

4.Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng, doanhnghiệp của tổ chức chính trị - xã hội;

5.Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổi doanh nghiệp nhànước;

6.Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổi doanh nghiệp củaĐảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 2. Ápdụng các luật chuyên ngành

Trườnghợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của cácluật chuyên ngành sau đây về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động củacông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệptư nhân, thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành:

1.Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;    

2.Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;

3.Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993;

4.Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

5.Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991; Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm1995;

6.Luật Xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993;

7.Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

8.Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

9.Bộ luật Hàng hải ngày 30 tháng 6 năm 1990;

10.Luật chuyên ngành khác hoặc luật sửa đổi, bổ sung luật chuyên ngành được thôngqua sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Ngành, nghề cấm kinh doanh

1.Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh bao gồm:

a)Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quânsự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;

b)Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;

c)Kinh doanh chất ma tuý;

d)Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;

đ)Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;

e)Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;

g)Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;

h)Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc cóhại đến giáo dục nhân cách;

i)Kinh doanh các loại pháo;

k)Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà ViệtNam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm kháccần được bảo vệ;

l)Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnhhưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2.Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Chính phủ ban hànhdanh mục cụ thể về chất nổ, chất độc, chất phóng xạ và các hoá chất có tính độchại mạnh quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

BộCông an trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về chất ma tuý quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này.

BộVăn hoá và Thông tin trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về các hiện vậtthuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng quy định tại điểm g và danh mục cụ thểvề các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đếngiáo dục nhân cách quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể vềthực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kếthoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm cần bảo vệ quyđịnh tại điểm k khoản 1 Điều này.

BộGiáo dục và Đào tạo trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về đồ chơi có hạicho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trậttự, an toàn xã hội quy định tại điểm l khoản 1 Điều này.

CácBộ có trách nhiệm trình Chính phủ danh mục cụ thể như quy định tại khoản nàytrong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

1.Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đóđược áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định có liên quan.Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau đây:

a)Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b)Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quyđịnh về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy địnhvề các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (sau đây gọi tắt là điều kiệnkinh doanh không cần giấy phép).

Cácvăn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc các cấp chính quyền địa phươngban hành mà không căn cứ vào luật, pháp lệnh, nghị định quy định về ngành, nghềkinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó đều không cóhiệu lực thi hành.

2.Trường hợp thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện, thì khi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thôngbáo và hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh cácngành, nghề đó.

Trườnghợp doanh nghiệp đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,thì khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinhdoanh phải thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp biết về điều kiện kinh doanhngành, nghề đó.

3.Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp đượcquyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.

Đốivới ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh không cần giấy phép,thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ các điềukiện kinh doanh theo quy định và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trongsuốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Ngườithành lập doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phảichịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng điều kiện kinh doanh theo quy định. Nếudoanh nghiệp tiến hành kinh doanh mà không có đủ điều kiện, thì người thành lậpdoanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cùng liênđới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.

Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định

1.Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quancó thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền xác nhậnvà cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của luật, pháplệnh và nghị định quy định về vốn pháp định.

2.Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trungthực, chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập doanh nghiệp và trongquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, thủ trưởngcơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xáccủa số vốn được xác nhận khi thành lập doanh nghiệp.

Điều 6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề

1.Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Doanh nghiệp là văn bản màcơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Cácchứng chỉ hành nghề đã cấp cho tổ chức đều hết hiệu lực.

2.Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a)Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

b)Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

c)Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;

d)Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;

đ)Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

e)Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

3.Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này,thì việc đăng ký kinh doanh, phải có thêm điều kiện về chứng chỉ hành nghề theoquy định dưới đây:

a)Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, một trong số những ngườiquản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Doanh nghiệp phảicó chứng chỉ hành nghề;

b)Đối với công ty hợp danh, tất cả thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hànhnghề;

c)Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc quản lý doanhnghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

Điều 7. Quyền đăng ký ngành, nghề kinh doanh

Doanhnghiệp có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh, không cần phải xinphép bất cứ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành, nghề kinh doanh:

1.Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;

2.Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh;

3.Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định;

4.Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Điều 8. Quyền thành lập doanh nghiệp

1.Mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân khôngphân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệpquy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tạiViệt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Namcó quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanhnghiệp.

Điều 9. Người không được quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốnvào doanh nghiệp

1.Tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 9 LuậtDoanh nghiệp không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụngtài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vàodoanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

3.Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định tại khoản 2 Điều này gồm:

a)Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước;

b)Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;

c)Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của phápluật;

d)Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nóitrên.

4.Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu được từkinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a)Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ quan, đơn vị;

b)Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của phápluật về ngân sách;

c)Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cán bộ cơ quan, đơn vị.

5.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước quy định tạikhoản 4 Điều 9 Luật Doanh nghiệp bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viênBan kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và vănphòng đại diện của doanh nghiệp.

6.Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước được quyền làm ngườiquản lý ở doanh nghiệp khác với tư cách đại diện theo uỷ quyền cho doanh nghiệpnhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vàodoanh nghiệp khác, nhưng không làm người quản lý ở doanh nghiệp đó.

Điều 10. Điều lệ công ty

1.Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quảnlý và hoạt động của công ty.

Điềulệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn phải được tất cả thành viên sánglập chấp thuận.

Điềulệ đầu tiên của công ty cổ phần phải được tất cả cổ đông sáng lập chấp thuận.

Điềulệ của công ty hợp danh phải được tất cả thành viên hợp danh chấp thuận.

Nộidung Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và cácvăn bản pháp luật khác có liên quan.

2.Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện(nếu có);

b)Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

c)Vốn điều lệ;

d)Tên, địa chỉ của thành viên, phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công tytrách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; tên, địa chỉ của chủ sở hữucông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

đ)Quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc chủ sở hữu công ty;

e)Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát (nếu có);

g)Quyền, nghĩa vụ và thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấutổ chức quản lý công ty;

h)Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soátđối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên;

i)Người đại diện theo pháp luật của công ty;

k)Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên;

l)Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;

m)Nguyên tắc phân chia lợi nhuận đối với công ty có từ hai thành viên trở lên,nguyên tắc sử dụng lợi nhuận đối với công ty có một thành viên;

n)Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;

o)Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

p)Chữ ký của tất cả thành viên của công ty hoặc của chủ sở hữu công ty.

Cácthành viên có thể thoả thuận hoặc chủ sở hữu công ty có thể quyết định ghi vàoĐiều lệ công ty các nội dung khác.

3.Điều lệ công ty cổ phần phải có các nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện(nếu có);

b)Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

c)Vốn điều lệ, loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại,mệnh giá cổ phần;

d)Quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông;

đ)Các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần;

e)Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát công ty (nếu có);

g)Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quảnlý công ty và của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát;

h)Người đại diện theo pháp luật của công ty;

i)Các loại quỹ, mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty;

k)Nguyên tắc trả cổ tức;

l)Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

m)Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

n)Các trường hợp giải thể, trình tự và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

o)Chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật củacông ty.

Cáccổ đông có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác.

4.Điều lệ công ty hợp danh phải có các nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện(nếu có);

b)Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

c)Họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh;

d)Tên, địa chỉ của tất cả thành viên góp vốn (nếu có);

đ)Quyền và nghĩa vụ của từng loại thành viên;

e)Vốn điều lệ và phần vốn góp của mỗi thành viên;

g)Cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

h)Nguyên tắc phối hợp công việc, phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong cơ cấutổ chức quản lý công ty;

i)Thể thức thông qua quyết định của công ty;

k)Những điều cấm hoặc hạn chế đối với thành viên hợp danh;

l)Những trường hợp thành viên có quyền rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏicông ty;

m)Nguyên tắc phân chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ trong hoạt động kinh doanh;

n)Cách thức giải quyết bất đồng giữa các thành viên;

o)Thể thức thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

p)Thời hạn hoạt động và những trường hợp giải thể công ty;

q)Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.

Cácthành viên hợp danh có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dungkhác.

Điều 11. Nội dung danh sách thành viên và danh sách cổ đông sánglập

1.Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên không phải lập danh sách thànhviên.

2.Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lênphải có các nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ của từng thành viên;

b)Phần vốn góp và giá trị vốn góp của từng thành viên;

c)Loại tài sản, số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của mỗi tài sản đối vớitài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

d)Thời điểm góp vốn;

đ)Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của tất cả thànhviên.

3.Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần phải có các nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ của tất cả cổ đông sáng lập;

b)Tổng số cổ phần, số cổ phần và giá trị cổ phần từng loại của từng cổ đông sánglập;

c)Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn cổ phần; giá trị còn lại của mỗi tàisản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyểnđổi, vàng;

d)Thời điểm góp vốn cổ phần;

đ)Tổng số cổ phần và giá trị tổng số cổ phần của tất cả cổ đông sáng lập;

e)Chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật cuảcông ty.

4.Danh sách thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có các nội dung sauđây:

a)Họ, tên và nơi cư trú của từng thành viên;

b)Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của từng thành viên;

c)Phần vốn góp và giá trị phần vốn góp;

d)Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của từng tài sản đốivới tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng;

đ)Thời điểm góp vốn;

e)Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.

Điều 12. Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên của công tytrách nhiệm hữu hạn

1.Điều kiện để tiến hành họp Hội đồng thành viên là phải có số thành viên tham dựđại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ; nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷlệ khác cao hơn 65%. Trong trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác caohơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

2.Trường hợp cuộc họp của Hội đồng thành viên phải triệu tập lần thứ hai, thìđiều kiện để tiến hành họp là phải có số thành viên tham dự đại diện cho ítnhất 50% số vốn điều lệ, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác caohơn 50%. Trong trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì ápdụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

3.Trường hợp cuộc họp của Hội đồng thành viên được triệu tập lần thứ ba, thì cuộchọp đó của Hội đồng thành viên luôn được tiến hành, không phụ thuộc vào sốthành viên tham dự.

Điều 13. Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên

1.Hội đồng thành viên thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họphoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.

2.Trường hợp thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, thì thực hiệntheo quy định sau đây:

a)Các quyết định sau đây được thông qua khi được số phiếu đại diện cho ít nhất75% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quyđịnh một tỷ lệ khác cao hơn 75%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ kháccao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty:

-Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sảncủa công ty được ghi trong sổ kế toán của công ty, nếu Điều lệ công ty khôngquy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 50%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệnhỏ hơn, thì áp dụng tỷ lệ do Điều lệ công ty quy định;

-Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

-Quyết định tổ chức lại công ty bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyểnđổi công ty;

-Quyết định giải thể công ty.

b)Các quyết định khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên được thông qua khiđược số phiếu đại diện cho ít nhất 51% số vốn của các thành viên dự họp chấpthuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 51%; trườnghợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểuphải có theo quy định của Điều lệ công ty.

3.Trường hợp thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến thành viên bằng vănbản, thì quyết định của Hội đồng thành viên về tất cả các vấn đề thuộc thẩmquyền được thông qua khi được số thành viên đại diện cho ít nhất 65% vốn điềulệ công ty chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác caohơn 65%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷlệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

4.Thủ tục lấy ý kiến thành viên được thực hiện như sau:

a)Chủ tịch Hội đồng thành viên gửi đến từng thành viên phiếu lấy ý kiến, kèm cáctài liệu cần thiết. Phiếu lấy ý kiến phải nêu rõ những vấn đề cần lấy ý kiến đểthông qua quyết định và thời hạn cuối cùng thành viên gửi ý kiến trả lời vềcông ty;

b)Thực hiện kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu, thông báo kết quả lấyý kiến và các quyết định được thông qua đến thành viên trong thời hạn bảy ngày,kể từ thời hạn cuối cùng thành viên phải gửi ý kiến về công ty.

Điều 14. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tổchức là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều46 Luật Doanh nghiệp phải là pháp nhân và có thể bao gồm:

1.Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;

2.Cơ quan Đảng cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3.ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;

4.Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;

5.Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương;

6.Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

7.Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;

8.Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

9.Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam;

10.Doanh nghiệp nhà nước;

11.Doanh nghiệp của Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội;

12.Hợp tác xã;

13.Công ty trách nhiệm hữu hạn;

14.Công ty cổ phần;

15.Các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

16.Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

17.Các tổ chức khác.

Điều 15. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên

1.Căn cứ vào điểm (i) khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty bổ sungcác quyền khác của chủ sở hữu công ty. Các quyền khác của chủ sở hữu công ty đượcbổ sung vào Điều lệ công ty phụ thuộc vào mô hình tổ chức quản lý được lựa chọnvà áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Trường hợp áp dụng mô hình tổ chức quản lý gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc(Tổng giám đốc), thì chủ sở hữu công ty, ngoài các quyền quy định tại khoản 1Điều 47 Luật Doanh nghiệp, còn phải có thêm các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Quyết định phương hướng phát triển công ty;

b)Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ;

c)Thông qua hợp đồng vay, cho vay và hợp đồng khác được xác định trong Điều lệcông ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổkế toán của công ty hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

d)Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty;

đ)Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác, thành lập chinhánh, văn phòng đại diện;

e)Quyết định mức lương, thưởng đối với Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc)và các cán bộ quản lý khác do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm.

Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên

1.Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý củacông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức theo một trong hai môhình. Mô hình thứ nhất gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi làmô hình Hội đồng quản trị quy định tại Điều 17 Nghị định này. Mô hình thứ haigồm Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi là mô hình Chủ tịch côngty quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Trongtrường hợp quy mô kinh doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng, thì lựa chọnmô hình Hội đồng quản trị.

2.Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc củaChủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) do chủ sở hữu công ty quyết địnhvà quy định trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty không được uỷ quyền choHội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốcthực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp.

Điều 17. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị

1.Trong trường hợp áp dụng mô hình Hội đồng quản trị, thì địa vị pháp lý, quyềnvà nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) được thực hiệntheo quy định tại các khoản 2, 3 và các khoản 4, 5 Điều này.

2.Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công tyđể quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động cuả công ty, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty.

3.Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Quyết định chiến lược phát triển của công ty;

b)Quyết định dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghitrong sổ kế toán của công ty;

c)Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông quahợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏhơn được quy định tại Điều lệ công ty;

d)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quantrọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộquản lý đó;

đ)Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, quyết định lập chi nhánh,văn phòng đại diện;

e)Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty;

g)Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận của công ty;

h)Kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty;

i)Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty;

k)Kiến nghị bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đượcghi trong sổ kế toán của công ty;

l)Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;

m)Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

Cácvấn đề khác liên quan đến Hội đồng quản trị được áp dụng theo quy định tại cácĐiều 81, 82, 83, 84, 86 và 87 Luật Doanh nghiệp.

4.Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty vàchịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệmvụ được giao.

5.Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;

b)Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

c)Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d)Kiến nghị phương án tổ chức, quy chế quản lý công ty;

đ)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chứcdanh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;

e)Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kểcả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);

g)Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty vàquyết định của Hội đồng quản trị.

Điều 18. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty

1.Trường hợp áp dụng mô hình Chủ tịch công ty, thì địa vị pháp lý, quyền và nghĩavụ của Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) áp dụng theo quy định tạicác khoản 2, 3 và các khoản 4, 5 Điều này.

2.Chủ tịch công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp và khoản 2Điều 15 Nghị định này.

3.Chủ tịch công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Kiến nghị với chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủsở hữu;

b)Kiến nghị với chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giámđốc (Tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;về mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;

c)Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty; báo cáochủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty;

4.Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàngngày của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theopháp luật của công ty.

5.Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a)Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty;

b)Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;

c)Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;

d)Ban hành quy chế quản lý công ty;

đ)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chứcdanh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty;

e)Kiến nghị phương án tổ chức công ty;

g)Phối hợp với Chủ tịch công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lênchủ sở hữu công ty và phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ trongkinh doanh;

h)Tuyển dụng lao động;

i)Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợiích hợp pháp của công ty;

k)Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợiriêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừtrường hợp được chủ sở hữu công ty chấp thuận;

l)Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đếnhạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho chủ sở hữucông ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởngcho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệmcá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy địnhtại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty;

m)Các quyền và nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.

Điều 19. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

1.Một cổ phần ưu đãi biểu quyết có nhiều hơn một phiếu biểu quyết; không hạn chếmức tối đa số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đã biểu quyết. Số phiếu biểuquyết cụ thể của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

2.Trường hợp công ty cổ phần mới thành lập, các cổ đông sáng lập phải thực hiệnnguyên tắc nhất trí khi quyết định các vấn đề sau đây:

a)Tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b)Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết;

c)Cổ đông được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và số cổ phần ưu đãi biểuquyết của mỗi cổ đông.

3.Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, thì cổphần ưu đãi biểu quyết chỉ được sử dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trongcác ngành:

a)Tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác;

b)Bưu chính viễn thông;

c)Vận tải hàng không;

d)Các ngành khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tổngsố cổ phần ưu đãi biểu quyết, số phiếu biểu quyết của mỗi cổ phần ưu đãi biểuquyết, tổ chức được uỷ quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong doanhnghiệp nhà nước cổ phần hoá do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị củaBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 20. Mức cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức

1.Mức cổ tức cố định hàng năm của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định bằng tỷ lệphần trăm của tổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty. Căn cứ vào tỷ lệ vàtổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty để xác định số cổ tức cố định hàng nămcủa cổ đông ưu đãi cổ tức.

2.Cổ tức thưởng của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a)Không có cổ tức thưởng trong trường hợp không trả cổ tức cho cổ phần phổ thônghoặc mức cổ tức của cổ phần phổ thông thấp hơn mức cổ tức cố định của cổ phần ưuđãi cổ tức;

b)Trường hợp mức cổ tức của cổ phần phổ thông cao hơn hoặc bằng mức cổ tức cốđịnh của cổ phần ưu đãi cổ tức, thì phải có thêm cổ tức thưởng. Cổ tức thưởng đượcxác định ở mức bảo đảm tổng số cổ tức cố định và cổ tức thưởng của cổ phần ưuđãi cổ tức phải cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó;

c)Mức cổ tức cố định hàng năm và cách thức xác định mức cổ tức thưởng do công ty vàngười đầu tư có liên quan thoả thuận hoặc công ty ấn định theo quyết định củaĐại hội đồng cổ đông.

3.Tỷ lệ cổ tức, tổng số vốn góp cổ phần, tổng số cổ tức cố định được nhận hàngnăm và cách thức xác định cổ tức thưởng phải được ghi trên cổ phiếu của cổ phầnưu đãi cổ tức.

Điều 21. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Côngty cổ phần được quyền sử dụng hai loại cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần đượchoàn lại bất cứ khi nào theo yêu cầu của cổ đông và cổ phần được hoàn lại theocác điều kiện do công ty và người đầu tư có liên quan thoả thuận và được ghivào cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Điều 22. Trình tự và thủ tục chào bán chứng khoán

Côngty chào bán cổ phần, trái phiếu theo hình thức phát hành chứng khoán ra côngchúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Việc chào bán cổ phần, tráiphiếu theo hình thức khác do công ty quyết định và được thực hiện theo thoảthuận giữa công ty và người mua.

Điều 23. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

1.Cổ đông có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổđông. Trường hợp uỷ quyền, thì người được uỷ quyền phải xuất trình giấy uỷquyền và cổ phiếu cho chủ toạ biết trước khi khai mạc. Cổ đông gửi phiếu biểuquyết có niêm phong đến công ty trước khi khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông đượccoi là dự họp Đại hội đồng cổ đông.

2.Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đạidiện cho ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết, nếu Điều lệ công ty khôngquy định một tỷ lệ khác cao hơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷlệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệcông ty.

3.Trường hợp cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ hai, thìcuộc họp đó được tiến hành khi có số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 30 %số cổ phần có quyền biểu quyết, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệkhác cao hơn 30%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn,thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

4.Trường hợp cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông phải triệu tập lần thứ ba, thìcuộc họp đó luôn được tiến hành, không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệsố cổ phần có quyền biểu quyết mà họ đại diện.

Điều 24. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

1.Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyếttại cuộc họp hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

2.Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyếttại cuộc họp, thì thực hiện theo quy định sau đây:  

a)Các quyết định sau đây được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, nếu Điều lệcông ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 65%; trường hợp Điều lệ công tyquy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quyđịnh của Điều lệ công ty:

Quyếtđịnh về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của mỗi loại;

Quyếtđịnh sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

Quyếtđịnh tổ chức lại công ty;

Quyếtđịnh giải thể công ty;

Quyếtđịnh bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổkế toán của công ty.

b)Các quyết định khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông được thông quakhi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tấtcả cổ đông dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ caohơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì ápdụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

3.Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiếncổ đông bằng văn bản, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông quakhi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tấtcả cổ đông chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ cao hơn51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷlệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.

4.Trường hợp thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản,thì Hội đồng quản trị phải làm các công việc sau đây:

a)Quyết định các vấn đề cần lấy ý kiến, hình thức và nội dung phiếu lấy ý kiến;

b)Nội dung phiếu lấy ý kiến ít nhất phải có tên, địa chỉ trụ sở chính cuả côngty; mục đích lấy ý kiến; vấn đề cần lấy ý kiến và đầu đề các tài liệu tương ứngđược gửi kèm; thời hạn cuối cùng phải gửi phiếu lấy ý kiến về công ty; phươngán biểu quyết "nhất trí", "không nhất trí", "không cóý kiến";

c)Gửi phiếu lấy ý kiến kèm theo tài liệu liên quan đến tất cả các cổ đông cóquyền dự họp Đại hội đồng cổ đông;

d)Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu; thông báo kết quả kiểm phiếu vàcác quyết định được thông qua đến tất cả cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồngcổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ thời hạn cuối cùng mà cổ đông phảigửi ý kiến của họ về công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạnkhác.

Điều 25. Biên bản họp Hội đồng quản trị

Tấtcả các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi đầy đủ vào sổ biên bản.Biên bản họp Hội đồng quản trị phải có các nội dung sau đây:

1.Thời gian và địa điểm họp;

2.Họ tên thành viên tham dự;

3.Chương trình họp;

4.Các vấn đề thảo luận và biểu quyết, kết quả biểu quyết;

5.Tóm tắt phát biểu ý kiến tại phiên họp;

6.Các quyết định đã được Hội đồng quản trị thông qua;

7.Chữ ký có ghi rõ họ tên của tất cả thành viên dự họp.

Chủtọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thựccủa biên bản họp Hội đồng quản trị.

Điều 26. Công ty hợp danh

1.Có hai loại công ty hợp danh là công ty hợp danh có tất cả thành viên đều làthành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viêngóp vốn.

2.Điều kiện chuyên môn và uy tín nghề nghiệp của thành viên hợp danh được quyđịnh như sau:

a)Đối với công ty hợp danh kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều 6Nghị định này, thì tất cả thành viên hợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề.

b)Đối với công ty hợp danh kinh doanh các ngành, nghề khác, thì thành viên hợpdanh là người đã được đào tạo về ngành, nghề đó.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

1.Thành viên hợp danh có quyền:

a)Tham gia thảo luận và biểu quyết về tất cả các công việc của công ty;

b)Được chia lợi nhuận theo thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty;

c)Trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh của công ty;

d)Sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của công ty; được hoàn trảlại mọi khoản chi đã thực hiện để phục vụ lợi ích của công ty;

đ)Được nhận thông tin về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toánvà các hồ sơ khác của công ty;

e)Các quyền khác quy định trong Điều lệ công ty.

2.Thành viên hợp danh có nghĩa vụ:

a)Góp đủ số vốn đã cam kết góp vào công ty;

b)Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c)Trường hợp kinh doanh bị thua lỗ, thì phải chịu lỗ theo nguyên tắc quy địnhtrong Điều lệ công ty;

d)Khi quản lý hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hoặc đại diệncho công ty, phải hành động một cách trung thực, mẫn cán phục vụ lợi ích hợppháp của công ty;

đ)Chấp hành nội quy và quyết định của công ty;

e)Thành viên hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợpdanh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;

g)Thành viên hợp danh không được tự mình hoặc nhân danh người thứ ba thực hiệnhoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty;

h)Thành viên hợp danh không được nhân danh công ty ký kết hợp đồng, xác lập và thựchiện các giao dịch khác nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và cho người khác;

i)Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

1.Thành viên góp vốn có quyền:

a)Tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụcủa thành viên góp vốn được quy định trong Điều lệ công ty; về việc tổ chức lạivà giải thể công ty;

b)Được chia lợi nhuận; được chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thểtheo quy định trong Điều lệ công ty;

c)Được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác, nếu Điềulệ công ty không quy định khác;

d)Được nhận thông tin về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toánvà hồ sơ khác của công ty;

đ)Các quyền khác do Điều lệ công ty quy định.

2.Thành viên góp vốn có nghĩa vụ:

a)Góp đủ số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty;

b)Không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danhcông ty;

c)Chấp hành đúng nội quy và quyết định của công ty;

d)Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Điều 29. Tổ chức quản lý công ty hợp danh

1.Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên hợp danh, là cơ quan quyết định caonhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của côngty. Khi biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh chỉ có một phiếu.

2.Quyết định về các vấn đề sau đây phải được tất cả các thành viên hợp danh cóquyền biểu quyết chấp thuận:

a)Cử giám đốc công ty;

b)Tiếp nhận thành viên;

c)Khai trừ thành viên hợp danh;

d)Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;

đ)Tổ chức lại, giải thể công ty;

e)Hợp đồng của công ty với thành viên hợp danh, người có liên quan của thành viênhợp danh.

3.Quyết định về những vấn đề khác phải được đa số thành viên hợp danh chấp thuận.

4.Tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản vàphải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

5.Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chứctrách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họlàm giám đốc.

Thànhviên hợp danh chủ động thực hiện công việc được phân công nhằm đạt được mụctiêu của công ty; đại diện cho công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng thực hiệncác công việc được giao; đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nướctrong phạm vi công việc được phân công.

Khi nhân danh công ty thực hiện các công việc đượcgiao, thành viên hợp danh phải làm việc một cách trung thực, không trái với cácquyết định của Hội đồng thành viên, không vi phạm các điều cấm hoặc hạn chế nhưquy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

6.Giám đốc công ty hợp danh có nhiệm vụ:

a)Phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên hợp danh;

b)Điều hành công việc trong công ty;

c)Thực hiện công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh.

Điều 30. Tiếp nhận thành viên

1.Người được tiếp nhận làm thành viên hợp danh hoặc được tiếp nhận làm thành viêngóp vốn của công ty khi được tất cả thành viên hợp danh của công ty đồng ý, trừtrường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

2.Thành viên hợp danh được tiếp nhận vào công ty chỉ chịu trách nhiệm về cácnghĩa vụ của công ty phát sinh sau khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăngký kinh doanh.

Điều 31. Chấm dứt tư cách thành viên

1.Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a)Đã chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết;

b)Mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c)Tự nguyện rút khỏi công ty;

d)Bị khai trừ khỏi công ty.

2.Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a và điểm b khoản1 Điều này, thì công ty vẫn có quyền sử dụng tài sản tương ứng với trách nhiệmcủa người đó để thực hiện các nghĩa vụ của công ty.

3.Trường hợp tư cách thành viên chấm dứt theo quy định tại điểm c và điểm d khoản1 Điều này, thì người đó phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công tyđã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quanđăng ký kinh doanh.

4.Tư cách thành viên góp vốn chấm dứt khi thành viên đó chuyển nhượng phần vốngóp của mình cho người khác.

Điều 32. Rút khỏi công ty

1. Thành viên hợp danh được quyền rút khỏi công ty, nếuđược đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Khi rút khỏi công ty, phần vốngóp được hoàn trả theo giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định dựa trênnguyên tắc quy định trong Điều lệ công ty. Sau khi rút khỏi công ty, người đóvẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty theo quy địnhtại khoản 3 Điều 31 Nghị định này.

2.Trường hợp tên của thành viên hợp danh đã rút khỏi công ty được sử dụng để đặttên công ty, thì người đó có quyền yêu cầu công ty đổi tên.

3.Thành viên góp vốn có quyền rút phần vốn góp của mình ra khỏi công ty, nếu đượcđa số thành viên hợp danh đồng ý. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thànhviên góp vốn cho người khác được tự do thực hiện, trừ trường hợp Điều lệ côngty quy định khác.

Điều 33. Chia doanh nghiệp

1.Việc chia doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chia thành hai hoặcnhiều công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Công ty cổ phần có thể được chia thànhhai hoặc nhiều công ty cổ phần khác.

2.Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty tráchnhiệm hữu hạn được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị địnhnày.

3.Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty cổ phầnđược áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

4.Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thành nhiềucông ty, thì thành viên của các công ty mới được thành lập có thể xử lý theomột trong hai cách sau đây:

a)Tất cả thành viên của công ty bị chia đều là thành viên của các công ty mới đượcthành lập từ công ty bị chia;

b)Các thành viên của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làmthành viên của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia cácthành viên của công ty bị chia thành các nhóm thành viên tương ứng của công tymới thành lập từ công ty bị chia phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí.

5.Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì chủ sở hữu công ty bịchia vẫn là chủ sở hữu của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia.

6.Khi chia một công ty cổ phần thành nhiều công ty cổ phần khác, thì các cổ đôngcủa các công ty mới được thành lập có thể xử lý theo một trong hai cách sauđây:

a)Tất cả các cổ đông của công ty bị chia đều là cổ đông của công ty mới đượcthành lập từ công ty bị chia;

b)Các cổ đông của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đôngcủa các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các cổ đông củacông ty bị chia thành các nhóm cổ đông tương ứng của công ty mới thành lập từcông ty bị chia phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếubiểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Cổ đôngphản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tương ứng cóquyền yêu cầu công ty bị chia mua lại cổ phần của mình trước khi thực hiện chiacông ty. Thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64Luật Doanh nghiệp.

7.Việc xử lý nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia được quy định nhưsau:

a)Quyết định phân chia trách nhiệm của các công ty mới thành lập đối với cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia không có hiệu lực pháp lýđối với chủ nợ, đối với người có quyền và lợi ích liên quan, trừ trường hợpcông ty mới thành lập và chủ nợ có liên quan có thoả thuận khác.

b)Tất cả các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịutrách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới thành lập từ công ty bịchia có thoả thuận khác. Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạnphải trả, thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lậptừ công ty bị chia thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạnphải trả. Công ty được yêu cầu phải thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thờicó quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phảigánh chịu.

Điều 34. Tách doanh nghiệp

1.Việc tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và côngty cổ phần.

2. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyếtđịnh tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được áp dụng theo quyđịnh tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

3.Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thì thànhviên của công ty bị tách và công ty được tách được xử lý theo một trong cáccách sau đây:

a)Công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của công ty được tách;

b)Tất cả thành viên của công ty bị tách đều là thành viên của công ty được tách;

c)Các thành viên của công ty bị tách chia thành các nhóm tương ứng làm thành viêncủa các công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi tách công ty. Trong trường hợp này,quyết định về phương án chia các thành viên thành các nhóm tương ứng làm thànhviên của các công ty sau khi tách phải được tất cả các thành viên chấp thuận.

4.Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì chủ sở hữu côngty bị tách đồng thời là chủ sở hữu của công ty được tách, hoặc công ty bị táchlàm chủ sở hữu của công ty được tách.

5.Trường hợp tách công ty cổ phần, cổ đông của công ty bị tách và công ty đượctách được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a)Tất cả các cổ đông của công ty bị tách đều là cổ đông của công ty mới đượctách;

b)Các cổ đông của công ty bị tách được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đôngcủa công ty bị tách và công ty được tách. Việc chia các cổ đông của công ty bịtách thành cổ đông của các công ty sau khi tách phải được số cổ đông đại diệncho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồngcổ đông chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn.Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tươngứng có quyền yêu cầu công ty bị tách mua lại cổ phần của mình trước khi thựchiện tách công ty. Thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định tại khoản 2Điều 64 Luật Doanh nghiệp.

6.Sau khi tách công ty trách nhiệm hữu hạn, các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khácchưa thanh toán của công ty bị tách được xử lý như sau:

a)Trường hợp công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của công ty được tách, thì côngty bị tách vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác chưa thanh toán; công ty được tách không chịu trách nhiệm về các khoản nợvà nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.

b)Trường hợp tất cả thành viên của công ty bị tách đều là thành viên của công tyđược tách, hoặc thành viên của công ty bị tách được chia thành từng nhóm tươngứng làm thành viên của các công ty sau khi tách, thì công ty bị tách và công tyđược tách đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác chưa thanh toán của công ty bị tách phát sinh trước khi tách công ty,trừ trường hợp chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị táchhoặc công ty được tách có thoả thuận khác. Nếu không có thoả thuận khác, thìkhi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, công ty bị táchphải hoàn trả số nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó. Trường hợp công ty bịtách không thanh toán được các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trướckhi tách công ty, thì chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêucầu công ty được tách thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đếnhạn phải trả.

7.Sau khi tách công ty cổ phần, công ty bị tách và công ty được tách phải liênđới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toáncủa công ty bị tách phát sinh trước khi tách công ty, trừ trường hợp chủ nợ, ngườicó quyền và lợi ích liên quan và công ty bị tách hoặc công ty được tách có thoảthuận khác. Trường hợp không có thoả thuận khác, thì khi các khoản nợ hoặcnghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, công ty bị tách phải hoàn trả số nợhoặc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó. Trường hợp công ty bị tách không thanh toánđược các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trước khi tách công ty,thì chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu công ty đượctách thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Điều 35. Căn cứ xác định doanh nghiệp thanh toán đủ các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả

Doanhnghiệp được coi là thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạnphải trả nếu:

1.Không có nợ quá hạn, không có các nghĩa vụ tài sản khác đã quá hạn mà chưathanh toán được;

2.Không dùng vốn vay mới, kể cả đảo nợ, để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác đến hạn phải trả.

Điều 36. Căn cứ xác định doanh nghiệp bảo đảm thanh toán đủ cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

Côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được coi là có khả năng thanh toán đủcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, nếu tổng giá trị tài sản ghi trên bảngcân đối kế toán của công ty lớn hơn tổng số nợ và các nghĩa vụ tài sản khácphải trả.

Điều 37. Hướng dẫn về các điều khoản thi hành quy định tại Chương XLuật Doanh nghiệp

Căncứ Điều 6 và khoản 3 Điều 122 Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật sau đâybị bãi bỏ:

1.Nghị định số 221- HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy địnhvề cụ thể hoá một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân.

2.Nghị định số 222- HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy địnhvề cụ thể hoá một số điều của Luật Công ty.

3.Nghị định số 361-HĐBT ngày 01 tháng 10 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy địnhvề việc bổ sung, sửa đổi một số điểm trong các quy định ban hành kèm theo Nghịđịnh số 221 và 222-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

4.Nghị định số 26/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về việc điềuchỉnh mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần.

5.Các quy định của Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chínhphủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanhnghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài liên quan đến việc thànhlập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

6.Nghị định số 40/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về kinh doanhvận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân.

7.Thông tư của các Bộ, ngành, quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, quyết định của các cấp chính quyền địa phương làm cơ sở pháp lý để cấp cácloại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, các điều kiện kinh doanhvà các yêu cầu khác áp dụng đối với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, nhưngtrái với quy định của luật, pháp lệnh, nghị định có liên quan.

Điều 38. Điều khoản thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiệnNghị định này.

Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc theo dõi, giám sát và định kỳ báo cáoThủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định này./.

 

                                                           


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthmscldn318