AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP
Số: 05/1999/TTLT/TC-TP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 1999                          
liên bộ

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sáchpháp luật ở xã, phường, thị trấn

 

Thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 1998 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách phápluật ở xã, phường, thị trấn, Liên Bộ Tài chính - Tư pháp hướng dẫn thực hiện nhưsau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

1.Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn phải được xây dựng, tổ chức, quản lýtheo mô hình thống nhất với những bước đi, biện pháp phù hợp với điều kiện thựctiễn và tính đặc thù của từng vùng, miền.

Tủsách pháp luật ở xã, phường, thị trấn phải được sử dụng có hiệu quả phục vụcông tác quản lý của cán bộ cơ sở và tạo điều kiện để nhân dân tìm hiểu phápluật.

2.Về mua sắm các loại sách, báo, ấn phẩm: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cótrách nhiệm mua sắm đủ số lượng sách báo, tài liệu theo danh mục hướng dẫn bổsung theo định kỳ của Bộ Tư pháp.

Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm bảo quản tốt Tủ sách và bố trícán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý.

3.Hàng năm xã, phường, thị trấn cần có kế hoạch bổ sung thêm các loại sách, báo,tài liệu pháp lý và lập dự toán kinh phí về Tủ sách pháp luật trong dự toánngân sách xã, phường, thị trấn.

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Về xây dựng, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn

1.Thời gian quy định để thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật là3 năm (1999 - 2001), ngoài ra còn phải củng cố và duy trì trong những năm tiếptheo. Như vậy, ngay trong năm 1999 các xã, phường, thị trấn phải tiến hành xâydựng và tổ chức sử dụng Tủ sách pháp luật sao cho có hiệu quả nhất. Nội dungcủa Tủ sách pháp luật ban đầu ít nhất phải đảm bảo bốn bộ phận sau đây:

Sáchvăn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực do trung ương và địa phương ấn hành;

Sáchhướng dẫn nghiệp vụ công tác chính quyền, hành chính, tư pháp cơ sở;

Sáchhỏi đáp, bình luận, giải thích pháp luật;

Báo,tạp chí pháp luật chuyên đề của trung ương và địa phương;

2.Tủ sách pháp luật phải được đặt ở nơi thuận tiện để cán bộ tra cứu, vận dụng vànhân dân mượn đọc thuận tiện, trong đó ưu tiên đặt tại trụ sở của Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn.

3.Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn cụ thể về quy chế quản lý, sử dụng các loại sách,báo, tài liệu pháp lý của Tủ sách pháp luật trên cơ sở đó, xã, phường, thị trấncần xây dựng quy chế sử dụng, cho mượn, đọc các loại sách, báo, tài liệu pháplý, đảm bảo quản lý tốt Tủ sách pháp luật. Người đọc có trách nhiệm phải bảoquản, giữ gìn, nếu làm hư hỏng, mất mát phải đền bù theo quy định.

4.Hàng năm các xã, phường, thị trấn cần phải thực hiện chế độ kiểm kê Tủ sáchpháp luật báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (Phòng Tư pháp và cơ quan quản lýtài sản).

5.Việc mua sắm sách, báo, tài liệu pháp lý cho Tủ sách pháp luật cần được lấy ýkiến rộng rãi của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội khác và nhândân ở địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ.

II. Quản lý kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật

1.Kinh phí cho việc xây dựng, duy trì và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường,thị trấn được lấy từ ngân sách xã, phường, thị trấn.

2.Mức chi cho Tủ sách pháp luật hàng năm của mỗi xã, phường, thị trấn căn cứ đặcđiểm của từng vùng, miền và dân số của từng xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể với định mứctối thiểu là 1,2 triệu đồng/năm, tối đa là 2,2 triệu đồng/năm. Đối với những xãvùng sâu, vùng xa, miền núi do trình độ dân trí còn thấp nên có thể quy địnhmức cao hơn nhằm đảm bảo có đủ số sách luân chuyển giữa các bản, làng. Khi lậpdự toán và thực hiện được hạch toán vào Tiểu mục - Chi về Tủ sách pháp luật củaxã, phường, thị trấn theo Mục lục NSNN hiện hành.

3.Kinh phí phục vụ việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tủ sách phápluật được tính vào kinh phí quản lý hành chính và được hạch toán vào Mục, Tiểumục tương ứng theo mục lục NSNN hiện hành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn căn cứ vào chế độ đối với cán bộ, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, côngviệc cụ thể để quyết định mức chi cụ thể, nhưng phải đảm bảo chế độ và cán bộhoàn thành nhiệm vụ.

4.Việc lập, chấp hành, quyết toán kinh phí xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luậtở xã, phường, thị trấn phải được thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật vềquản lý ngân sách Nhà nước hiện hành bao gồm cả Thông tư hướng dẫn quản lý thuchi xã, phường, thị trấn.

Riêngkinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật năm 1999 do không lớn (bình quân mỗi xã, phường,thị trấn là 2,2 triệu đồng), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứvào tình hình thực tế bố trí kinh phí cho các xã, phường, thị trấn thực hiệntrong phần dự toán đã được Chính phủ giao.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho tất cả cácxã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước.

Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịpthời về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi cho phùhợp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthdxdvqltsplxptt536