AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 03/1999/TTLT/BKH-NN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1999                          
liên bộ

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(Theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ)

 

Căn cứ Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạchvà vệ sinh môi trường nông thôn; Quyết định số 531/TTg ngày 8 tháng 8 năm 1996của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia; Quyết định số05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý cácChương trình mục tiêu Quốc gia;

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn (NSVSMTNT), Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điểm như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1.Đến năm 2000: nâng tỷ lệ người được sử dụng nước sạch lên khoảng 45%; Cải thiệnvệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và vùngnông thôn khó khăn khác.

2.Đến năm 2005: Khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sach; 50% số hộ cóhố xí hợp vệ sinh; 30% chuồng trại và 10% số làng nghề xử lý được chất thải.Đại bộ phận các trường học, bệnh viện trạm xá, chợ và công trình công cộng khácở nông thôn có nước sạch và giữ môi trường sạch sẽ, phần lớn cư dân nông thônthực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

3.Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG

Nhànước tạo môi trường pháp lý bao gồm xây dựng qui hoạch, công nghệ, mô hình,truyền thông, đào tạo để dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các vùngbiên giới, hải đảo, dân tộc ít người, các vùng nông thôn khó khăn và đề ra cáccơ chế chính sách phù hợp khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp đầutư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn với mọi hình thức nhằm xãhội hoá được lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, huy động các nguồnlực bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại cho địa phương,nguồn của các tổ chức quốc tế, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xãhội, huy động nguồn lực các tổ chức cá nhân và các tầng lớp dân cư trên địa bàntỉnh để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình; Đưa mục tiêu và các giải phápvề cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào mục tiêu chung trong kếhoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

Việcđầu tư và xây dựng các công trình phải được thực hiện công khai, dân chủ, có sựbàn bạc và tham gia của người hưởng lợi từ khâu lập kế hoạch thiết kế thi côngcông trình đến quản lý vận hành, bảo dưỡng, đảm bảo cho công trình hoạt độngbền vững.

III. PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Đểđảm bảo việc cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường cho các vùngnông thôn theo đúng mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt bao gồm:

Quảnlý, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cưnông thôn;

Quảnlý và đầu tư xây dựng các công trình gắn với việc xử lý chất thải của người vàgia súc như xây dựng các hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở cáclàng nghề nông thôn;

Gópphần bảo vệ nguồn nước, chống cạn kiệt, chống ô nhiễm trong quá trình khai thácsử dụng đảm bảo giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường;

Chươngtrình được triển khai cho các vùng nông thôn bao gồm cả thị trấn có số dân nhỏhơn 3 vạn người (theo Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn).

IV. NỘI DUNG ĐẦU TƯ

1. Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình và nguyên tắc sử dụng:

a)Nguồn vốn đầu tư cho chương trình gồm:

Vốnngân sách; ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn từ các chương trìnhmục tiêu khác được lồng ghép trên địa bàn;

VốnQuốc tế: Nguồn từ các tổ chức Quốc tế viện trợ cho chương trình theo các hiệpđịnh đã được ký kết, nguồn từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO);

Vốntín dụng: Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng các côngtrình cấp nước và vệ sinh;

Vốncủa dân: Huy động sự đóng góp của nhân dân theo mức được qui định tại Thông tưLiên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số103/1999/TTLT/BTC-NN và PTNT ngày 21 tháng 8 năm 1999 và vốn của các tổ chức cánhân tham gia đóng góp đầu tư vào chương trình;

Vốndo dân tự đầu tư.

b)Sử dụng các nguồn vốn:

b.1)Vốn ngân sách (Trung ương, địa phương và viện trợ Quốc tế), chủ yếu thực hiện:

Xâydựng quy hoạch về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Tuyêntruyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện chương trình;

Đàotạo nâng cao năng lực cán bộ tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạchvà vệ sinh môi trường nông thôn và nhân dân có nhu cầu;

Nghiêncứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng vật liệu thiết bị mới về cấp nướcvà vệ sinh môi trường nông thôn;

Xâydựng cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình;

Hỗtrợ kinh phí để xây dựng các mô hình điểm;

Đốiứng với vốn viện trợ của Quốc tế;

Hỗtrợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môitrường ở vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người, và các vùng nông thôn khókhăn khác.

b.2)Vốn của dân và vốn vay tín dụng: chủ yếu thực hiện việc xây dựng các công trìnhdưới mọi hình thức khác nhau như:

Gópmột phần kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh có vốnhỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế;

Đầutư xây dựng công trình để kinh doanh thu tiền nước, tiền dịch vụ về vệ sinh môitrường ở nông thôn;

Đầutư xây dựng vận hành và chuyển giao công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinhmôi trường nông thôn theo hình thức BOT;

Cáchình thức đầu tư khác.

2. Dự án đầu tư:

Baogồm các công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước phân tán, công trìnhvề vệ sinh môi trường với qui mô thôn, bản, xã hoặc liên xã và các dự án nướcsạch môi trường nông thôn khác.

3. Chủ đầu tư dự án: tuỳ theo qui mô tính chất của từng dự án mà Uỷ bannhân dân tỉnh, bộ, ngành tham gia chương trình Quyết định số Uỷ ban nhân dânxã, Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cơ quan chuyên ngành làm chủ đầu tư.

4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án:

Việclập, phần duyệt các dự án đầu tư theo các qui định hiện hành về quản lý đầu tưvà xây dựng;

Dựán đầu tư sau khi được phê duyệt, Ban chủ nhiệm (hoặc Ban chỉ đạo) Chương trìnhcủa tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) để tổng hợplàm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm;

V. CƠ CHẾ ĐẦU TƯ

1. Việc đầu tư và xây dựng phải theo dự án, trong đó:

a)Đối với các dự án trong các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo Thông tư liênBộ số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29 tháng 4 năm 1999 về quản lý đầu tưvà xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâuvùng xa.

b)Đối với các dự án trong các vùng khác được thực hiện theo quy định về quản lýđầu tư xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm1999 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng).

2.Mức hỗ trợ vốn đầu tư của Nhà nước cho các dự án được thực hiện theo Thông tưLiên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số103/1999/TTLT/BTC-NN&PTNT về hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinhphí Chương trình Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

VI. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ

1. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch.

a)Việc đầu tư dựa trên cơ sở các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b)Hàng năm theo sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố (gọi tắt là cáctỉnh), Thủ trưởng của các Bộ, ngành tham gia Chương trình phải có đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch của năm báo cáo, đề xuất nhu cầu của năm kế hoạch gửiBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

c)Căn cứ vào mục tiêu của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôntổng hợp, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình củanăm kế hoạch bao gồm nguồn vốn Nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp,vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế), vốn đóng góp của dân, vốn huy động của cáctổ chức, cá nhân gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (kèm theo bảng phânbổ vốn đầu tư, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình cho các tỉnh, Bộ, ngành thamgia chương trình).

2. Giao kế hoạch:

a)Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ bannhân dân tỉnh, Bộ, ngành tham gia chương trình tổng vốn Nhà nước của chươngtrình trong năm kế hoạch (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn viện trợ của các tổchức Quốc tế).

b)Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạchhàng năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh vàcác Bộ, ngành tham gia chương trình về mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu vốn đầu tư,danh mục dự án (nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ), đồng thời thông báo kếhoạch tổng hợp của chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đểlàm căn cứ chỉ đạo.

c)Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không giao kế hoạch cho hệ thống ngànhdọc ở địa phương, mà chỉ hướng dẫn nghiệp vụ, giải pháp về kỹ thuật công nghệvà cơ chế, chính sách để thực hiện kế hoạch.

d)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Bộ, ngành tham gia chương trìnhgiao chỉ tiêu chi tiết tới từng dự án cho các đơn vị h với các nội dung sau:

Danhmục dự án, mục tiêu và nhiệm vụ của từng dự án.

Nguồnvốn thực hiện: tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư để thực hiện chươngtrình (vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế, vốn của cáctổ chức, cá nhân, vốn dân đóng góp).

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Căncứ Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách chophù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm huy động cao nhấtmọi nguồn lực để thực hiện được mục tiêu của Chương trình.

Cácngành, các cấp theo chức năng của mình tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đônđốc thực hiện đúng tinh thần nội dung của Thông tư này.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gìchưa phù hợp, đề nghị phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kếhoạch và Đầu tư đề nghiên cứu bổ sung./. 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthctmtqgnsvvsmtnt571