AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 111/1999/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 1999                          
bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 củaChính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi trao đổithống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nhưsau:

I - Những quy định chung:

1/Thông tư này áp dụng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được viết tắt làNHNN), bao gồm: NHNN Trung ương; các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; các đơn vị sự nghiệptrực thuộc NHNN gồm: Thời báo ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, Trung tâm thông tintín dụng, Trung tâm tuyên truyền báo chí, Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế.

Họcviện Ngân hàng và các doanh nghiệp trực thuộc NHNN không thuộc phạm vi điềuchỉnh của Thông tư này và thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các quy địnhchung của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

2/Thu chi tài chính của NHNN về nguyên tắc thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nướcvà Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNN được sử dụng các nguồn thu để trangtrải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theoquy định của Luật NHNN Việt Nam, Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998của Chính phủ về chế độ tài chính của NHNN Việt Nam và quy định cụ thể tạiThông tư này, số còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.

3/NHNN không phải nộp các loại thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụNgân hàng.

4/Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc lập kế hoạch thu chitài chính và thực hiện các quy định về quản lý tài chính tại Nghị định số100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của NHNN ViệtNam và những hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này.

5/Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, thực hiện quảnlý tài chính đối với NHNN thông qua việc thẩm định, tổng hợp kế hoạch và thanhtra, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của NHNN.

II - Quy định về Vốn, Quỹ và Tài sản.

1/NHNN có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và an toànvốn, quỹ, tài sản Nhà nước đã được giao quản lý, cụ thể:

1.1/Vốn pháp định: Mức vốn pháp định của NHNN là 5000 tỷ đồng (năm ngàn tỷ đồng)thuộc nguồn vốn Nhà nước.

NHNNphối hợp với Bộ Tài chính xác định các nguồn vốn Nhà nước hiện NHNN đang quảnlý được tính vào vốn pháp định của NHNN. Phần chênh lệch thiếu giữa vốn hiện cóvới mức vốn pháp định ban đầu theo quy định được bổ sung hàng năm từ các nguồnsau:

Vốnmua sắm tài sản cố định, trang bị phương tiện kỹ thuật, tin học và an toàn khoquỹ được hạch toán vào chi phí hàng năm theo quy định.

Vốnđầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước cấp hàng năm.

Việcthay đổi mức vốn pháp định do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị củaThống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.2/Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định:

Vốnđầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định hàng năm của NHNN được hìnhthành từ các nguồn sau:

Khấuhao tài sản cố định.

Nhànước cấp vốn để xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.

Khoảntrích từ chi phí hàng năm bằng 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm.

Cáckhoản thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định sau khi đã trừ đi chi phíthanh lý, nhượng bán (nếu có).

Cácnguồn hợp pháp khác theo quy định của Nhà nước.

Toànbộ công tác xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN được thực hiệntrong phạm vi nguồn vốn được duyệt trong Kế hoạch xây dựng cơ bản năm. Việc đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN phải thực hiện đúng theoquy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Vốnđầu tư xây dựng cơ bản trong năm không sử dụng hết được tính chung vào nguồnvốn đầu tư xây dựng cơ bản để sử dụng tiếp cho năm sau.

1.3/NHNN có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích số tiền phát hành vào lưuthông đã được Chính phủ phê duyệt để thực hiện chính sách tiền tệ.

1.4/Các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước.

1.5/Vốn đi vay của các tổ chức quốc tế, Chính phủ, tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.6/Vốn khác như các khoản chênh lệch tỷ giá, chênh lệch giá do đánh giá lại ngoạitệ, vàng bạc và tài sản.

1.7/NHNN quản lý chặt chẽ quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, sử dụng chomục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế.Quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ được bổ sung theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ. Định kỳ hàng quý NHNN báo cáo tình hình sử dụng các quỹ này cho Chính phủvà Bộ Tài chính.

1.8/Quĩ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro của NHNN làvốn Nhà nước giao cho NHNN quản lý và sử dụng. Hàng năm NHNN được trích 10% từchênh lệch thu, chi để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Quĩthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia do Thống đốc NHNN điều hành theo các mụctiêu đã được Chính phủ phê duyệt hàng năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chínhsách tiền tệ Quốc gia. Khoản dự phòng rủi ro được trích lập và sử dụng theo hướngdẫn cụ thể tại Thông tư này.

1.9/Vốn, quỹ khác phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của NHNN.

2/NHNN không được góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng và các doanhnghiệp khác.

3/NHNN thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản trong các trường hợp sau đây:

Kiểmkê đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền.

Chuyểngiao, nhượng bán tài sản cho các tổ chức ngoài NHNN.

Việckiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Cáckhoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị tài sản được hạch toántăng hoặc giảm vốn Nhà nước.

4/Chuyển giao, thanh lý, nhượng bán tài sản của NHNN được thực hiện như sau:

4.1/Việc chuyển giao tài sản Nhà nước tại NHNN thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nướcvà các quy định khác có liên quan.

4.2/Việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản ô tô, tầu thuyền, phương tiện đilại, máy móc trang thiết bị phục vụ nhu cầu công tác do Thống đốc NHNN quyếtđịnh. NHNN phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của Luậtpháp.

4.3/Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với chi phíthanh lý, nhượng bán (nếu có) hạch toán vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,mua sắm tài sản cố định.

5/Tổn thất tài sản tại NHNN phải được Hội đồng kiểm tra tổn thất do Thống đốcNHNN quyết định thành lập xác định. Hội đồng lập biên bản xác định rõ nguyênnhân, mức độ tổn thất và báo cáo Thống đốc NHNN xem xét quyết định xử lý theonguyên tắc:

Nếudo nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếudo nguyên nhân khách quan, đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì được tổchức bảo hiểm bồi thường.

Tổnthất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù củatổ chức bảo hiểm) được hạch toán vào chi phí.

Cáctrường hợp tổn thất tài sản vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,địch họa... trước khi hạch toán vào chi phí thì NHNN báo cáo cụ thể về mức độtổn thất và đề xuất phương án để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo thẩmquyền, nếu ngoài thẩm quyền thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định.

Mọitrường hợp tổn thất, thừa thiếu tài sản phải làm rõ nguyên nhân, xác định tráchnhiệm, xử lý bù đắp tổn thất và phải được hạch toán và báo cáo đầy đủ trongquyết toán năm.

6/Việc xóa nợ gốc cho vay của NHNN đối với các khách hàng thực hiện theo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhànước.

7/Vốn và tài sản Nhà nước tại NHNN phải được kiểm kê tại thời điểm cuối ngày31/12 hàng năm. Số chênh lệch về hiện vật và giá trị qua kiểm kê phải xử lýtheo quy định của Nhà nước.

III/ Quy định về quản lý thu nhập và chi phí:

A/Nguyên tắc:

NHNNcó trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu nhập và chiphí theo đúng quy định của Pháp luật về Kế toán - Thống kê và Điều lệ tổ chứckế toán Nhà nước. NHNN hạch toán các khoản thu nhập và chi phí theo nguyên tắctiền mặt (thực thu, thực chi) .

Cáckhoản thu, chi đều phải có hóa đơn hoặc chứng từ theo quy định của Nhà nước.

Cáckhoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Cáckhoản thu, chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thờiđiểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh để hạch toán vào các tài khoản thu nhập -chi phí.

Cáckhoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ do hoạt động mua, bán kinhdoanh ngoại tệ của NHNN được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí trong năm; Cáckhoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệcuối kỳ thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà hạch toán tăng giảmvốn.

Việcgiảm, miễn thu, thoái thu các khoản thu lãi của NHNN thực hiện theo Quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền và phải được thống kê đầy đủ trong báo cáo quyết toán tàichính.

B/ Nội dung thu chi tài chính

1/Thu nhập của NHNN là toàn bộ các khoản thu từ hoạt động nghiệp vụ của NHNN gồm:

Thuvề nghiệp vụ tín dụng: Thu lãi tái cấp vốn; thu lãi cho vay; thu lãi tiền gửi;thu phí bảo hành;

Thuvề nghiệp vụ thị trường mở: bao gồm các khoản thu từ nghiệp vụ mua bán tínphiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giángắn hạn khác trên thị trường tiền tệ.

Thuvề nghiệp vụ mua bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng) theo quy định.

Thuvề dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ

Thulãi góp vốn vào các tổ chức quốc tế.

Thuvề tiêu hủy tiền.

Cáckhoản thu dịch vụ ngân hàng khác;

Cáckhoản thu về phí và lệ phí. Riêng các khoản phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nướcthực hiện theo Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ và cácvăn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Cáckhoản thu trong hoạt động ngân hàng: thu thừa quỹ; tiền phạt vi phạm hợp đồngkinh tế; thu về thanh lý công cụ lao động và vật rẻ tiền mau hỏng; thu nợ đãxoá nay thu hồi được; thu về xuất bản tập san, tài liệu, báo chí...

Cáckhoản thu khác.

2/Chi của NHNN là toàn bộ các khoản chi phát sinh để duy trì hoạt động nghiệp vụcủa hệ thống NHNN, được hạch toán vào tài khoản chi và theo hướng dẫn tại Thôngtư này, gồm:

2.1.Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng:

2.1.1.Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịchngoại hối (ngoại tệ và vàng); Chi về nghiệp vụ thị trường mở.

2.1.2.Chi in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi thay thế, tiêuhủy tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền.

Baogồm:

Chiin, đúc tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền.

Chibảo quản, vận chuyển, tiêu hủy tiền.

Cácchi này được thực hiện như sau:

a/Các khoản chi về vẽ mẫu tiền, chế bản mẫu tiền và chi đặc biệt phục vụ chonhiệm vụ chiến lược của Nhà nước do Thống đốc NHNN quyết định.

b/Đơn giá sản phẩm in tiền do Liên Bộ NHNN - Bộ Tài chính duyệt cho từng năm. Căncứ vào đơn giá được duyệt và hợp đồng in tiền đã ký, NHNN thanh toán tiền muasản phẩm cho Nhà máy in theo các chứng từ giao nhận sản phẩm để hạch toán.

c/Trường hợp NHNN mua giấy in tiền của các cơ sở sản xuất trong nước và nướcngoài, việc thanh toán tiền thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và các chứngtừ hợp lệ. Chi mua giấy in tiền hạch toán trên tài khoản "Vật liệu dựtrữ" và được phân bổ dần vào chi phí ngân hàng mỗi khi ngân hàng thanhtoán sản phẩm tiền in.

d/Chi bảo vệ tiền: Bao gồm các khoản chi:

Cáckhoản phụ cấp theo chế độ quy định cho lực lượng canh gác, bảo vệ kho, áp tảitiền, vàng bạc, đá quí, các phương tiện thanh toán thay tiền, chi phòng cháychữa cháy, chống đột nhập...

Chicho công tác chống tiền giả.

Mứcchi cho công tác bảo vệ tiền trong năm do NHNN xây dựng và thuyết minh trong kếhoạch tài chính năm.

đ/Chi vận chuyển, bốc xếp: Gồm các khoản chi:

Chixăng dầu cho phương tiện vận chuyển.

Chithuê phương tiện vận chuyển được thanh toán theo hợp đồng ký kết với bên cungcấp dịch vụ.

Chibốc xếp tại cảng, nhà ga, sân bay... theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịchvụ. Mức chi vượt định mức bốc xếp hàng ra vào kho tiền do NHNN quy định được BộTài chính chấp thuận.

e/Chi về vật liệu kiểm đếm tiền, phân loại, đóng gói tiền: được chi và quyết toángiá trị vật liệu thực xuất dùng trong năm (bao bì, dây buộc, keo dán...) theođịnh mức do NHNN quy định.

h/Chi tiêu hủy tiền: Các định mức chi cho công tác tiêu hủy tiền như chi bồi dưỡngcho cán bộ tham gia công tác tiêu hủy, chi vật liệu cho công tác tiêu hủy... doThống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Riêng mức chi bồi dưỡng cho cán bộtham gia tiêu hủy tiền phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

2.1.3Các khoản chi về dịch vụ thanh toán và thông tin.

2.2.Chi cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN, nhân viên hợp đồng và chi khen thưởng,phúc lợi.

Baogồm:

Chilương, phụ cấp lương cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN theo chế độ quyđịnh.

Chiăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm do Thống đốcNHNN quyết định nhưng mức chi cho mỗi người hàng tháng không vượt quá mức lươngtối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. (Riêng năm 1999 mứcchi ăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm là150.000 đồng/người/tháng).

Chitrang phục giao dịch cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN theo định mức chicho mỗi cán bộ, công chức, nhân viên NHNN trong kế hoạch tài chính năm. Mức chitrang phục hàng năm do Bộ Tài chính quy định.

Chibảo hộ lao động áp dụng đối với các đối tượng được trang cấp bảo hộ lao độngtheo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Chikhen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho tập thể và cá nhân cán bộ, côngchức, viên chức NHNN. Tổng mức chi hàng năm 2 khoản này bằng tổng quỹ lươngthực hiện trong năm. Các khoản chi khen thưởng bao gồm: Chi khen thưởng theochế độ Nhà nước quy định.

Chikhen thưởng định kỳ và đột xuất theo quy định của Thống đốc NHNN.

Chikhen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho Ngânhàng: khoản chi này tối đa hàng năm không quá 1/2 tháng lương thực hiện trongnăm của NHNN. Đối tượng, hình thức khen và mức chi cụ thể do Thống đốc NHNNquyết định.

2.3.Chi các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định.

2.4.Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, các đoàn thể của cơ quan theo quy địnhcủa Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương,các tổ chức xã hội và cơ quan khác).

2.5.Chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc: đối tượng, mức chi thực hiện theo quyđịnh của Nhà nước.

2.6.Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:

Cáckhoản chi này được thực hiện theo nguyên tắc:

Mứcchi đối với từng khoản chi thực hiện theo theo chế độ Nhà nước quy định.

Tổngmức chi hoạt động quản lý và công vụ hàng năm của NHNN tính trên số cán bộ,công chức, viên chức NHNN bình quân năm tối đa không quá 16 triệu đồng/người/năm.

Cáckhoản chi cho hoạt động công vụ bao gồm:

a/Chi về vật tư văn phòng.

b/Chi về cước phí Bưu điện và truyền tin:

Làcác khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex,fax... trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện.

Việcchi trang bị điện thoại tại nhà riêng của các đối tượng theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong trường hợp, do đặc thùhoạt động của NHNN cần lắp đặt điện thoại thêm cho một số đối tượng ngoài quyđịnh của Nhà nước để phục vụ nhu cầu công tác như bảo vệ an toàn kho, vận chuyểntiền ... thì NHNN phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Tài chính và thực hiện sau khiđược Bộ Tài chính chấp thuận.           

c/Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.

d/Chi xăng dầu:

Chimua xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác và cánbộ lãnh đạo đi làm việc theo chế độ Nhà nước quy định.

e/Công tác phí:

Chicông tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nướcthanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

f/Chi lễ tân, khánh tiết hội nghị:

Gồmcác khoản chi tổ chức hội nghị, tiếp khách quốc tế, trong nước; các khoản chiđể tổ chức các buổi họp mặt nhân các ngày kỷ niệm lớn.

Cáckhoản chi này thực hiện theo chế độ quy định hiện hành của Bộ Tài chính vàtrong phạm vi kế hoạch tài chính năm được duyệt.

g/Chi cho việc thanh tra, kiểm toán NHNN theo chế độ quy định.    

h/Chi về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và chi nghiên cứu khoa học công nghệ gồm:

Chitổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN.

Chimua tài liệu, in ấn, biên dịch tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡnghuấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu.

Chitổ chức các cuộc hội thảo khoa học.        

Chinghiên cứu đề tài khoa học.

Chinghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật.

Chitriển khai, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.

Chihỗ trợ giáo dục (khoản chi này được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của BộTài chính).

Cáckhoản chi khác theo quy định của Nhà nước (nếu có).

Chicho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ngân hàng và chi nghiên cứu khoahọc, công nghệ thực hiện căn cứ vào tổng mức chi trong kế hoạch tài chính năm đượcduyệt. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, hội thảo khoa học và nghiên cứukhoa học do Thống đốc NHNN quyết định và duyệt dự toán. Việc chi tiêu thực hiệntheo chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi định mức kế hoạch được duyệt.

i/Chi cho các sáng kiến cải tiến, kỹ thuật.

k/Chi về tài liệu, sách báo, tạp chí, thư viện, tuyên truyền, quảng cáo bao gồm:

Chixuất bản các tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ

Chinhuận bút cho người viết bài áp dụng theo quy định chung.

Chithuê in thanh toán theo hợp đồng với cơ sở in.

Kếhoạch xuất bản tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ ngân hàng phải đượcThống đốc NHNN duyệt và lập dự toán trong kế hoạch tài chính năm.

Chimua sách báo, tài liệu nghiên cứu...

Chituyên truyền, quảng cáo. Chi về quảng cáo căn cứ vào hợp đồng quảng cáo giữabên nhận quảng cáo và NHNN

2.7/Chi về tài sản tại NHNN gồm:

Tríchkhấu hao tài sản cố định

Chisửa chữa, bảo dưỡng tài sản

Chixây dựng nhỏ

Chimua sắm công cụ lao động

Chithuê tài sản

a/Khấu hao tài sản cố định:

Việctrích Khấu hao tài sản cố định của NHNN được áp dụng theo quy định của Nhà nướcđối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Hàngtháng căn cứ giá trị tài sản cố định được trích khấu hao và tỷ lệ trích Khấuhao theo quy định, NHNN thực hiện trích đúng, trích đủ số khấu hao tài sản cốđịnh phải trích, hạch toán vào chi phí ngân hàng. Khấu hao tài sản cố địnhtrích được hàng năm của NHNN được tập trung quản lý tại NHNN Trung ương.

b/Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: là số thực chi trong năm cho mục tiêu này vàtối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm. Chi phí chocông tác sửa chữa, bảo dưỡng tài sản hoàn thành không được hạch toán tăng giátrị tài sản.

c/Chi xây dựng nhỏ: Việc chi xây dựng nhỏ ghi vào chi phí chỉ được thực hiện đốivới các công trình phụ được xây dựng bổ sung cho các công trình chính đang sửdụng như tường rào, sân, cổng, nhà thường trực, bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà bếp,nhà để xe, bể nước, giếng nước, đường nội bộ cơ quan, cống, mương thoát nước...Đối với các công trình mới không được tách riêng các công trình phụ này ra khỏicông trình chính mà phải sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện.Không sử dụng kinh phí xây dựng nhỏ để xây dựng các công trình thuộc nguồn vốnxây dựng cơ bản như các công trình nhà làm việc từ cấp 4 trở lên.

d/Chi mua sắm công cụ lao động.

Tổngmức chi mua sắm công cụ lao động hàng năm của NHNN tính trên số cán bộ, côngchức, viên chức NHNN bình quân năm tối đa không quá 2,2 triệu đồng/người/năm.

e/Chi thuê tài sản: là số tiền chi về thuê tài sản căn cứ vào hợp đồng thuê tàisản giữa bên cho thuê và NHNN.

2.8/Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng: hàng năm NHNNđược chi và hạch toán vào chi phí bằng 12% giá trị tài sản cố định bình quântrong năm để bổ sung nguồn vốn mua sắm tài sản cố định, trang bị phương tiện kỹthuật, tin học và an toàn kho qũy. Khoản chi này được quản lý và sử dụng theoquy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

2.9/Chi lập dự phòng rủi ro

Hàngnăm NHNN được trích lập khoản dự phòng rủi ro từ chi nghiệp vụ ngân hàng bằng10% tổng thu trừ đi các khoản chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro.

Khoảndự phòng rủi ro được sử dụng theo Quyết định của Thống đốc NHNN để bù đắp cáctổn thất về hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ trong quá trìnhhoạt động do nguyên nhân khách quan và phần chênh lệch tổn thất sau khi tập thểhoặc cá nhân bồi thường theo đúng quy định của Pháp luật. Đối với những tổnthất do nguyên nhân chủ quan: Phải xác định mức độ gây thiệt hại của từng đươngsự để buộc đền bù thiệt hại (nếu do cá nhân gây ra) hoặc trừ vào khoản chi phúclợi, khen thưởng của NHNN (nếu do tập thể gây ra).

Khoảndự phòng rủi ro NHNN sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sửdụng tiếp. Trường hợp nguồn dự phòng không đủ bù đắp các khoản tổn thất thìNHNN và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

2.10/Các khoản chi khác gồm các khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động, khôngnằm trong các quy định nêu trên, gồm các khoản chủ yếu sau:

Chicho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa.

Khoảntổn thất sau khi đã bù đắp bằng các nguồn quy định tại điểm 5 phần II Thông tưnày.

Chibảo quản hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán và tài liệu.

Chinộp thuế, lệ phí (Trừ các khoản thuế, phí khi mua sắm tài sản cố định phải hạchtoán vào giá trị tài sản cố định theo quy định của Nhà nước).

Chivề bảo hiểm xe;

Cáckhoản chi khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợp lệ.

3.Các khoản chi hạch toán trong chi phí NHNN phải là các khoản chi có căn cứ hợplệ, hợp pháp và theo đúng chế độ quy định. NHNN không được hạch toán vào chiphí các khoản sau đây:

Cáckhoản tiền phạt phải nộp Nhà nước hoặc phải trả cho khách hàng về những thiệthại vật chất do nguyên nhân chủ quan NHNN gây ra trong quá trình thực hiệnnghiệp vụ ngân hàng.

Cáckhoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, cải tạo, nâng cấp tài sản cố địnhthuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

Cáckhoản chi cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúclợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức NHNN; các khoản chicho các công trình phúc lợi khác.

Cáckhoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.

Cáckhoản chi thuộc các nguồn kinh phí khác đài thọ.

IV/ Phân phối chênh lệch thu chi và nộp ngân sách nhà nước

1-Chênh lệch thu chi của NHNN được xác định khi kết thúc niên độ tài chính và đượcxác định theo công thức:

Chênhlệch thu chi = Thu nhập - (Chi phí hợp lý, hợp lệ + khoản dự phòng rủi ro)

Chênhlệch thu chi NHNN được phân phối theo trình tự sau:

TríchQuỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: 10% chênh lệch thu chi.

Phầnchênh lệch còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.

2-NHNN có trách nhiệm nộp Ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời toàn bộ số chênhlệch thu chi phải nộp hàng năm theo số liệu báo cáo quyết toán tài chính năm đượcThống đốc NHNN phê duyệt và được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác nhận.

Hàngquý, NHNN thực hiện tạm nộp Ngân sách Nhà nước 60% chênh lệch thu chi thực hiệncủa quý, số còn lại sẽ nộp vào ngân sách nhà nước sau khi báo cáo quyết toántài chính năm đã được Thống đốc NHNN phê duyệt .

3-Trường hợp kết quả tài chính năm của NHNN bị lỗ (thu nhập không đủ bù đắp chiphí) do thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng,Bộ Tài chính sẽ kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý.

V/ Kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính và các quy định về kếtoán, quyết toán tài chính, kiểm toán và kiểm tra tài chính.

1/Năm tài chính của NHNN bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31tháng 12 năm dương lịch.

2/Kế hoạch tài chính:

a/Ngân hàng Nhà nước lập kế hoạch tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Kế hoạch tài chính của NHNN bao gồm các bộ phận kế hoạch:

Kếhoạch thu nhập - chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu - chi vàcác định mức chi tiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch).

Kếhoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết minh chi tiếtvề dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn).

Kếhoạch biên chế - tiền lương - thu nhập.

b/NHNN gửi Bộ Tài chính kế hoạch tài chính năm để Bộ Tài chính thẩm định và tổnghợp trình Chính phủ. Việc duyệt và thông báo kế hoạch tài chính cho NHNN thựchiện theo qui định chung của Chính phủ. Kế hoạch tài chính được duyệt là căn cứđể NHNN thực hiện và duyệt quyết toán tài chính năm.

Trongnăm tài chính, nếu do những biến động khách quan không dự kiến trước dẫn đếnphải điều chỉnh kế hoạch tài chính năm, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.

3/Hạch toán kế toán

NHNNthực hiện công tác kế toán, kiểm toán theo quy định của Luật NHNN, Pháp luật vềkế toán, thống kê và các quy định hiện hành khác của Nhà nước về kế toán, kiểmtoán.

NHNNcó trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong chế độ kế toán ápdụng cho NHNN, gồm: những quy định pháp lý chung, chế độ chứng từ kế toán, hệthống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính...

4/Báo cáo tài chính

NHNNthực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tàichính về việc lập và gửi cho Bộ Tài chính theo quy định của Pháp luật về kếtoán, thống kê và quy định cụ thể tại Thông tư này.

Báocáo tài chính gửi Bộ Tài chính bao gồm:

a/Báo cáo quý gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, baogồm:

Báocáo thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.

Thuyếtminh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.

Báocáo tình hình biến động các quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, quỹthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.

b/Báo cáo tài chính năm được gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngàykết thúc năm tài chính, bao gồm:

Bảngcân đối tài khoản kế toán năm và bảng tổng kết tài sản.

Thựchiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm.

Thuyếtminh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm và các kiếnnghị xử lý về mặt tài chính.

Báocáo tình hình biến động các quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, quỹthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.

Báocáo quyết toán tài chính năm của NHNN phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểmtoán và xác nhận. Kết quả kiểm toán được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thôngbáo cho Bộ Tài chính.

5/Kiểm tra tài chính:

BộTài chính kiểm tra tài chính của NHNN gồm:

Kiểmtra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

Kiểmtra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

Trongtrường hợp xét thy các vi phạm kỷ luật tài chính của NHNN xảy ra ở nhiều chinhánh, đơn vị trực thuộc, số liệu báo cáo quyết toán chưa đủ tin cậy, Bộ Tài chínhbáo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm tra xác định lạisố liệu quyết toán năm.

VI / Tổ chức thực hiện

1/NHNN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện chế độ tàichính theo đúng quy định tại Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 củaChính phủ về Chế độ tài chính NHNN và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

NHNNcó trách nhiệm gửi các văn bản hướng dẫn Thông tư này trong nội bộ ngành cho BộTài chính để theo dõi thực hiện. NHNN không được tự quy định các khoản chi tiêutrái với Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về Chế độtài chính NHNN, nội dung hướng dẫn cụ thể tại văn bản này và các quy định kháccủa Nhà nước.

2/Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Trong quá trìnhthực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị NHNN phản ánh về Bộ Tài chính để nghiêncứu, xem xét, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthctcvnhnnvn366