AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH
Số: 73/2000/TTLT/BTCCBCP-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000                          
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướngdẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế

trongcác cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

 

Thi hành Nghị quyết số16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chính sáchtinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; liên tịchBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm cụ thể sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Chính sách tinh giản biênchế được thực hiện đối với cán bộ, công chức (kể cả những người hợp đồng trongchỉ tiêu biên chế) đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và có đóng bảo hiểmxã hội thuộc diện sắp xếp tinh giản biên chế.

2. Thực hiện giảm khoảng 15%biên chế trong các cơ quan hành chính, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sựnghiệp so với biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao năm 1999, nhưng phải bảođảm bằng hoặc lớn hơn số giảm biên chế đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt trongĐề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế của từng Bộ, ngành, địa phương.

3. Chính sách và cơ sở, phươngpháp tính toán để giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức trong diện sắpxếp tinh giản biên chế chỉ thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư này, không ápdụng chính sách và cơ sở, phương pháp tính toán chính sách tinh giản biên chếquy định tại các văn bản khác.

4. Không áp dụng chính sáchthôi việc đối với những người (trong diện sắp xếp tinh giản biên chế) đủ điềukiện nghỉ hưu trước tuổi quy định tại điểm b mục 4 Phần Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1. Phạm vi tinh giản biên chế.

Biên chế trong các cơ quan hànhchính nhà nước, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đếncấp huyện (gồm cả công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; các hội nghề nghiệp có biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước).

Biên chế gián tiếp trong cácđơn vị sự nghiệp là những cán bộ, công chức làm việc trong các phòng, ban, bộphận phục vụ, không trực tiếp làm nhiệm vụ chính của đơn vị như giảng dạy, khámchữa bệnh, nghiên cứu khoa học, biên tập,... Những người thuộc các phòng, bannêu trên nếu thường xuyên có trên 50% thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chínhcủa đơn vị thì không tính là biên chế gián tiếp.

2. Đối tượng tinh giản biênchế.

2.1. Những người do xác địnhlại chức năng, nhiệm vụ, giảm đầu mới tổ chức mà không bố trí hết lao động theocác vị trí công việc mới được cơ quan sắp xếp trong diện tinh giản biên chế.

2.2. Người do năng lực lãnhđạo, quản lý, chuyên môn yếu hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chứckỷ luật kém, thường xuyên không bảo đảm chất lượng và thời gian quy định đốivới công việc được giao trong 2 năm gần đây.

2.3. Những người trong 2 nămtrở lại đây, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc từ 60 ngày trở lên.

2.4. Những người đang làm côngtác phục vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp bao gồm cả những ngườichuyển sang áp dụng chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định số68/2000/NĐ-CP ngày 17/ 11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng mộtsố loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

2.5. Những người đang làm việctrong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền điềuchuyển sang làm việc trong các tổ chức không sử dụng biên chế và quỹ lương từngân sách nhà nước và những người trong diện tinh giản biên chế nhưng xinchuyển công tác sang các tổ chức không sử dụng biên chế và kinh phí từ ngânsách nhà nước.

3. Đối tượng chưa giải quyếttinh giản biên chế.

3.1. Những người thuộc đối tượngáp dụng trên nhưng đang trong thời gian điều trị, điều dưỡng bệnh viện có xácnhận của Giám đốc bệnh vịện;

3.2. Cán bộ, công chức đangtrong thời gian bị tạm xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;

3.2. Phụ nữ đang mang thai hoặcđang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

4. Đối tượng không thuộc diệnphải tinh giản biên chế.

4.1. Là anh hùng, thương binh,bệnh binh được xếp hạng; là vợ hoặc chồng liệt sĩ;

4.2. Có vợ hoặc chồng đã thựchiện chính sách lảm biên chế lần này;

4.3. Những trường hợp là ngườiduy nhất phải nuôi sống gia đình;

4.4. Con liệt sĩ con thươngbinh hạng 1/4 và 2/4.

Các đối tượng trên nếu tựnguyện đề nghị giải quyết chính sách theo Thông tư này cũng được áp dụng nhưđối tượng nêu tại điểm 2 Mục II trên.

5. Đối tượngkhông áp dụng chính sách tinh giản biên chế-

5.1. Những người tự ý bỏ việchoặc đi học tập, công tác, nghỉ phép,... ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngàytrở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

5.2. Những người đã có quyếtđịnh nghỉ hưu, thôi việc trước ngày 18 tháng 10 năm 2000;

5.3. Cán bộ, công chức về hưuđúng tuổi theo duy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị địnhsố 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 12/CP);

5.4. Cán bộ, công chức khôngthuộc diện sắp xếp tinh giản biên chế nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu theo Nghịđịnh số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ;

5.5. Cán bộ, công chức khôngtrong diện tinh giản biên chế nhưng tự nguyện thôi việc do nhu cầu cá nhân;

5.6. Cán bộ, công chức bị kỷluật bằng hình thức buộc thôi việc;

5.7. Cán bộ, công chức khôngthuộc diện sắp xếp, tinh giản biên chế, theo nguyên vọng cá nhân xin chuyểncông tác sang các đơn vị, tổ chức khác kể cả đơn vị, tổ chức không sử dụng biênchế và quỹ lương từ ngân sách nhà nước.

III. CÁC CHÍNH SÁCH TINH GIẢNBIÊN CHẾ

1. Cơsở tính toán mức trợ cấp cho các đối tượng tinh giản biên chế.

1.1 Tiền lương và các loại phụcấp:

1.1.1.Tiền lương cơ bản là tiềnlương theo ngạch, bậc được tính trên cơ sở hệ số mức lương hiện giữ nhân vớimức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định ở thời điểm giải quyết chínhsách;

1.1.2.Các khoản phụ cấp đượctính (nếu có) bao gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên dân cư, phụ cấp khuvực, phụ cấp đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu;

1. 2. Thời gian tính hưởng trợ cấp:

1.2.1. Số năm công tác để tínhchế độ là số năm thực tế có đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội củamỗi người) và tính tròn theo nguyên tắc trên 6 tháng tính là 1 năm, dưới 6tháng không tính;

1.2.2. Trường hợp cán bộ, côngchức phạm tội bị tòa án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo khônggiam giữ mà không bị cơ quan, đơn vị buộc thôi việc thì thời gian bị bắt và tạmgiam (nếu có) không được tính vào tổng thời gian công tác để tính chế độ lầnnày;

1 2.3. Nếu cán bộ, công chứctrong thời gian thi hành án (án treo, cải tạo không giam giữ) vẫn được cơ quan,đơn vị bố trí làm việc thì thời gian đồng thời đang thi hành án cũng được tínhvào tổng thời gian công tác để tính chế độ.

1.3 Thời điểm tính trợ cấp:

Cán bộ, công chức đã có lầnnghỉ việc hưởng chế độ thôi việc thì thời gian dùng tính để giải quyết trợ cấplần này tính từ thời điểm được tuyển dụng lại đến thời điểm thực hiện tinh giảnbiên chế.

2. Phươngpháp tính toán các chính sách tinh giản biên chế cụ thể.

2.1. Đối với những người đượcđiều chuyển sang các cơ sở bán công:

2.1.1. Được cơ sở bán công bảođảm quyền lợi như cán bộ, công chức bao gồm: trả lương, đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, xét đề nghị phong tặng các danh hiệu vinh dựnhà nước và tổ chức việc bồi dưỡng, học tập, tham quan, khảo sát để nâng caotrình độ;

2.1.2. Được cơ quan quản lýcông chức bảo đảm:

2.1.2.1. Bình đẳng trong việcxem xét bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của cơ quan nhà nước như cán bộ, côngchức làm việc ở cơ sở công lập khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước;

2.1.2.2. Được trợ cấp 3 thángtiền lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng;

2.1.2.3. Trong thời gian3 năm đầu kể từ ngày được chuyển đến cơ sở bán công mà tổ chức chuyển đến bịgiải thể, nếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn phù hợp thì được trở về đơn vịcũ làm việc; trường hợp đơn vị cũ đã giải thể thì cơ quan cấp trên đơn vị cũtiếp nhận phân công công tác; đơn vị cũ đã sáp nhập thì đơn vị mới sáp nhậptiếp nhận, phân công công tác. Trường hợp không bố trí được công việc phủ hợpthì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định hiện hành lúc nghỉ hoặc giảiquyết chế độ hưu trí nếu đủ điều kiện quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổiđược điều chuyển sang cơ sở bán công từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 (thời giancông tác có đóng bảo hiểm xã hội là 10 năm và 8 tháng); hệ số lương cơ bản theongạch, bậc là 2,34; làm việc tại khu vực có hệ số phụ cấp khu vực là 0,2.

Số tiền trợ cấp khi ông Achuyển công tác ra khỏi khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước là:

180.000 đồng x (2,34 +0,2) x 3tháng = 1.371.600 đồng.

2.2. Đốivới những người nghỉ hưu trước tuổi.

Cán bộ, công chức trong diệntinh giản biên chế đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 đến dưới 55tuổi đối với nữ và có đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưutrước tuổi nhưng không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi theoquy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Ngoài việc hưởng chế độ hưu từ quy địnhtại Nghị định số 12/CP còn được hưởng thêm 3 khoản trợ cấp sau:

2.2.1. Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ12 tháng) được trợ cấp 3 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng; trường hợpthời gian nghỉ hưu sớm có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau:

Số tháng lẻ đủ 6 tháng trởxuống được trợ cấp 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng;

Số tháng lẻ trên 6 tháng đến dưới12 tháng được trợ cấp 2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng.

Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu

=

Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ trước tuổi quy định)

x

Tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng

2.2.2. Thời gian công tác 20năm đầu đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 5 tháng lương và phụ cấp (nếu có)hiện hưởng.

2.2.3. Thời gian công tác từnăm thứ 21 có đóng bảo hiểm xã hội trở lên, cứ 1 năm đóng bảo hiểm xã hội (tínhtheo nguyên tắc trên 6 tháng tính là 1 năm) được trợ cấp 1/2 tháng lương hiện hưởng.

Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

=

Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội)

x

1/2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B có 32 năm 8 tháng (20 năm + 12năm 8 tháng) đóng bảo hiểm xã hội, được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi khi 56tuổi 7 tháng (nghỉ hưu sớm 3 năm 5 tháng). Lương và phụ cấp hiện hưởng như sau:hệ số lương cơ bản 3,63, phụ cấp chức vụ là 0,3 phụ cấp khu vực 0,2.

Mức lương và phụ cấp một thánglà: 180.000 đồng x (3,63 + 0,3 + 0,2) = 743.400 đồng.

a) Tiền trợ cấp nghỉ hưu trướctuổi quy định: [(3 năm x 3 tháng) + 1 tháng] x 743.400 đồng = 7.434.000đồng.

b) Tiền trợ cấp do có đủ 20 nămđóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 743.400 đồng = 3.717.000 đồng.

c) Tiền trợ cấp do có trên 20năm đóng bảo hiểm xã hội (12 năm 8 tháng) là: 13 tháng x 1/2 x 743.400 đồng =4.832.100 đồng.

Tổng số tiền ông B được lĩnh (a+ b + c): 7.434.000 đồng + 3.717.000 đồng + 4.832.100đồng = 15.983.100 đồng.

Ngoài số tiền trên, ông B cònkhông bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Điềulệ Bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 12/CPdo cơ quan bảo hiểm xã hội trả.

2.3. Đối với những người có đủđiều kiện tuổi đời để nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động nếu thời gianđóng bảo hiểm xã hội còn thiếu từ 1 năm trở xuống thì cơ quan, đơn vị đóng báohiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu cho đối tượng này và bố trí để họnghỉ hưu theo chế độ, bao gồm những trường hợp sau:

2.3.1 Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 năm đến dưới 15 năm.

2.3.2 Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảmkhả năng lao động từ 61% trở lên.

2.3.3 Người lao động (không phụthuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặcbiệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 10 năm mà bị suy giảmkhả năng lao động từ 61% trở lên.

Ví dụ 3: Ông C có hệ số lưonưgcơ bản là 3,73, hiện đủ 60 tuổi, nhưng ông mới đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm5 tháng

Cơ quan ông C sẽ phải đóng bảohiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm số tiền là: 7 tháng x 180.000 đồng x 3,73 x20% = 939.960 đồ ng, sau đó giải quyết về hưu cho ông C như trường hợp đã đủtuổi, đủ năm đóng bảo hiểm xã hội.

2.4 Đối với những người thôiviệc

Ngoài việc được hưởng trợ cấpmột lần theo quy định tại điều 28 Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 (do Bảohiểm xã hội trả nếu không đủ điều kiện tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội), đốitượng thôi việc trong diện tinh giản biên chế còn được hưởng các chế độ sau:

2.4.1 Trường hợp thôi việcngay:

2.4.1.1 Theo quy định tại điều3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 thì đối tượng thôi việc được hưởngcác chế độ sau:

Được trợ cấp 3 tháng lương vàphụ cấp (nếu có) để tìm việc;

Mỗi năm công tác được hưởng 1tháng lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) nhưng thấp nhất cũng bằng 2 thángtiền lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng.

Được hưởng chế độ thôi việctheo quy định tại Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP như sau: cứ mỗi năm làm việc đượchưởng 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng. Trường hợp có số năm làmviệc dưới 2 năm được hưởng mức 2 tháng lương và phụ cấp (nếu có).

Ví dụ 4: Ông Trần Văn Dthuộc diện tinh giản biên chế, có hệ số lương cơ bản là 2,5, hệ số phụ cấp khuvực là 0,3, đã công tác 10 năm 2 tháng có đóng bảo hiểm xã hội, được giải quyếtthôi việc ngay.

Tiền lương tháng và phụ cấphiện hưởng của ông D là:180.000 đồng x (2,5 + 0,3) = 504.000 đồng.

a) Số tiền trợ cấp theo Nghịđịnh số 96/1998/ NĐ-CP là:

Trợ cấp tìm việc: 3 tháng x504.000 đồng = 1.512.000 đồng.

Trợ cấp thôi việc: 10 tháng x504.000 đồng = 5.040.000 đồng.

b) Số tiền trợ cấp thôi việctheo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP là:

10 tháng x 504.000 đồng =5.040.000 đồng.

Tổng số tiền ông D được nhậnkhi thôi việc là (a + b):

1.512.000 đồng + 5.040.000đồng + 5.040.000 đồng = 11.592.000 đồng.

Ví dụ 5: Bà Nguyễn Thị Elà nhân viên phục vụ có hệ số lương 1,00 có thời gian làm việc có đóng bảo hiểmxã hội là 1 năm 5 tháng (dưới 2 năm công tác), nay trong diện sắp xếp tổ chức,phải thôi việc ngay. Bà E được trợ cấp như sau:

Tiền lương tháng hiện hưởng là1,00 x 180.000 đồng = 180.000 đồng.

a) Số tiền trợ cấp theo Nghịđịnh số 96/1998/ NĐ-CP là:

Trợ cấp tìm việc: 3 tháng x180.000 đồng = 540.000 đồng.

Trợ cấp thôi việc: 2 tháng x180.000 đồng = 360.000 đồng.

b) Số tiền trợ cấp theo Nghiquyết số 16/2000/ NQ-CP là:

2 tháng x 180.000 đồng =360.000 đồng.

Tổng số tiền trợ cấp bà E đượcnhận khi thôi việc là (a + b):

540.000 đồng + 360.000đồng + 360.000 đồng = 1 260.000 đồng.

2.4.2. Trường hợp thôi việc saukhi đi học:

2.4.2.1. Theo quy định tại Nghịquyết số 16/2000/ NQ-CP, đối tượng đi học được hưởng nguyên lương tối đa 6tháng để học nghề và được trợ cấp khoản kinh phí học nghề bàng 6 tháng lương vàphụ cấp (nếu có) hiện hưởng.

2.4.2.2. Sau khi học nghề, ngườiđi học được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Điều 3 Nghị định số96/1998/NĐ-CP ngày 17/1/1998 (thời gian đi học hưởng nguyên lương được tính làthời gian công tác liên tục có đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp thôi việc)như sau:

Được trợ cấp 3 tháng lương vàphụ cấp (nếu có) để tìm việc.

Mỗi năm công tác được hưởng 1tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lươngvà phụ cấp (nếu có) hiện hưởng.

Ví dụ 6: Trường hợp ôngTrần Văn D nêu ở ví dụ 4 không thôi việc ngay mà xin đi học từ ngày 01 tháng 5năm 2001, thời gian đi học được trả lương theo quy định là 6 tháng (không phụthuộc vào thời gian khóa học). Từ ngày 01 tháng 11 năm 2001 ông D được giảiquyết thôi việc và hưởng các chế độ sau:

Được cơ quan tiếp tục trả lươngvà phụ cấp (nếu có) đến hết tháng 10 năm 2001.

Được trợ cấp kinh phí học nghề(thời gian tối đa là 6 tháng) theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP:

6 tháng x 504.000 đồng =3.024.000 đồng.

Đến tháng 11 năm 2001, ông D đượcgiải quyết thôi việc (không phụ thuộc vào thời gian khóa học) như sau:

Trợ cấp tìm việc theo Nghị địnhsố 96/1998/ NĐ-CP là:

3 tháng x 504.000 đồng =1.512.000 đồng

+ Trợ cấpthôi việc theo Nghị định số 96/1998/ NĐ-CP là:

(10 + 1) tháng x 504.000đồng = 5.544.000 đồng.

Tổng số tiền ông D được nhậnlà:

3.024.000 đồng + 1.512.000đồng + 5.544.000 đồng - 10.080.000 đồng.

2.5. Cán bộ, công chức thôi giữchức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, được bảo lưu phụ cấp chức vụ 12 tháng.Trong thời gian bảo lưu nếu được bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ mới thì không đượchưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ.

Sau 12 tháng hưởng phụ cấp bảolưu, nếu không được bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới thì bậc lương được xếp lạivào hệ số mới (của cùng ngạch) tương đương hệ số bậc lương cũ cộng phụ cấp chứcvụ.

a) Trường hợp, phần hệ số lươngcũ cộng phụ cấp chức vụ không có bậc lương tương ứng để xếp (có số lẻ không đủ1 bậc) thì xếp lại bậc lương theo nguyên tắc:

Nếu phần hệ số lương còn bị lẻbậc lớn hơn hoặc bằng hai phần ba (2/3) bậc lương của ngạch đang giữ thì làmtròn thành 1 bậc và xếp vào bậc lương liền trên. Thời điểm xét nâng bậclần sau tính từ ngày xếp lại lương.

Ví dụ 7: Ông Lê Văn E xếp ngạch01.003, hệ số lương đang giữ 2,34; phụ cấp chức vụ 0,4. Tổng hệ số lương và phụcấp chức vụ là 2,74, nay không giữ chức vụ và đã hết 12 tháng bảo lưu, hệ số lươngmới của ông được xếp lại là 2,58; phần lẻ bậc lẻ 2,74 - 2,58 = 0,16 bằng đúng2/3 chênh lệch giữa 2 bậc lương của ngạch 01.003 (0,24). Do đó xếp lương ôngvào bậc tiền trên của bậc 2,58 là bậc 2,82 và thâm niên nâng bậc lần sau tínhtừ khi hưởng bậc lương 2,82.

Nếu phần hệ số lương còn bị lẻbậc nhỏ hơn hai phần ba (2/3) bậc lương của ngạch đang giữ thì xếp lại lươngvào bậc tiền dưới. Thời điểm xét nâng bậc lần sau tính từ ngày nâng bậc lươngkhi chưa xếp lại.

Ví dụ 8: Ông Phạm Văn Fxếp ngạch 01.002, hệ số lương đang giữ 3,91, phụ cấp chức vụ 0,6. Tổng hệ số lươngvà phụ cấp là 4,51, nay không giữ chức vụ và đã hết 12 tháng bảo lưu, hệ số lươngmới của ông được xếp lại là 4,47 phần lẻ bậc là 4,51 - 4,47 = 0,04 nhỏ hơn 2/3chênh lệch giữa hai bậc lương của ngạch 01.002 là 0,28; do đó xếp lương của ôngvào bậc 4,47 và thâm niên nâng bậc lần sau tính từ khi hưởng bậc lương 3,91.

b) Trường hợp, hệ số lương cũcộng với phụ cấp chức vụ cao hơn bậc lương cuối cùng của ngạch đang giữ thì xếplại hệ số lương mới bằng bậc lương cuối cùng của ngạch đang giữ và hưởng hệ sốchênh lệch bảo lưu (cho phần còn lại); được bố trí thi nâng ngạch nếu đủ điềukiện quy định và thi đạt thì xếp lương theo ngạch mới quy định tại Thông tư số39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19/6/2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫnviệc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức đạt kỳ thi nâng ngạch.

Ví dụ 9: Ông Nguyễn VănG xếp ngạch 01.003, hệ số lương đang giữ 3,81, phụ cấp chức vụ 0,6. Tổng hệ sốlương và phụ cấp là 4,41; nay không giữ chức vụ, đã hết 12 tháng bảo lưu, hệ sốlương của ông được xếp lại vào bậc cuối cùng của ngạch 01.003 là 4,06 và hưởnghệ số chênh lệch bảo lưu là 4,41 - 4,06 = 0,35. Nếu ông G có đủ điều kiện thinâng ngạch và thi đạt thì thời gian xếp lương theo ngạch mới theo quy định tạiThông tư số 39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19/6/2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ.

c) Trường hợp, sau 12 tháng ngườithôi giữ chức vụ lãnh đạo đã được xếp lại lương như trên, lại được bổ nhiệm giữchức vụ lãnh đạo thì điều chỉnh lại hệ số lương cấp bậc theo công thức sau:

Hệ số lương cơ bản được điều chỉnh lại

=

Hệ số lương cơ bản hiện hưởng

+

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

-

Phụ cấp chức vụ cũ

Nguyên tắc xếp lại bậc lương vàthời điểm nâng bậc lương giống như hướng dẫn tại điểm a ở trên, đồng thời ngườiđược bổ nhiệm được hưởng phụ cấp chức vụ theo chức vụ mới được bổ nhiệm.

Ví dụ 10: Ông Trần Văn Hgiữ ngạch 01.003, trong đợt sắp xếp này đã thôi giữ chức vụ Phó trưởng phòng(phụ cấp chức vụ 0,3) và đã được xếp lại hệ số tiền lương mới là 3,81. Trườnghợp đến tháng thứ 15 (kể từ ngày thôi giữ chức vụ) được bổ nhiệm chức vụ Trưởngphòng (hệ số phụ cấp chức vụ 0,4). Điều chỉnh lại hệ số lương của ông H nhưsau: Hệ số lương mới = 3,81 - 0,3 - 3,51. Theo nguyên tắc nêu ở điểm a trên,ông H sẽ được xếp lại lương mới với hệ số là 3,56 và hưởng phụ cấp chức vụ trưởngphòng là 0,4. Thâm niên nâng bậc lương lần sau tính từ ngày xếp lại lương theohệ số 3,56.

IV. KINH PHÍ, THỦ TỤC CẤPPHÁT, HẠCH TOÁN, QUYẾT TOÁN

1.Kinhphí để giải quyết chế độ theo chính sách giảm biên chế nói trên được xác địnhnhư sau:

1.1. Các cơ quan, đơn vị sửdụng kinh phí được giao trong dự toán ngân sách hàng năm hoặc nguồn kinh phí đượcđể lại sử dụng tại đơn vị từ nguồn thu theo chế độ tài chính hiện hành (đối vớiđơn vị có nguồn thu) để chi trả cho các chế độ sau: Trợ cấp một lần bằng 3tháng lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cho đối tượng là cán bộ, công chức đượccử sang làm việc ở các cơ sở bán công theo quy định tại điểm 2.1.2.2 Phần IIIThông tư này.

Đóng bảo hiểm xã hội cho nhữngngười đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu từ 1 nămtrở xuống quy định tại điểm 2.3 Phần III Thông tư này.

Tiếp tục trả lương trong thờigian đi học nghề nhưng không quá 6 tháng và trợ cấp khoản kinh phí học nghềbằng 6 tháng lương hiện hưởng cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiệncho đi học nghề quy định tại điểm 2.4.2.1, mục 2.4 Phần III Thông tư này.

1.2. Ngân sách nhà nước sẽ cấpbổ sung kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo quy định sau:

Đối với các cơ quan, đơn vịhoạt động hoàn toàn bầng kinh phì ngân sách nhà nước cấp sẽ được cấp toàn bộ sốtiền để thực hiện chính sách.

Đối với các cơ quan, đơn vị cónguồn thu thì sử dụng nguồn thu để lại để chi trả, phần còn thiểu được ngânsách nhà nước cấp để thực hiện chính sách. Trường hợp, không có nguồn chi trảsẽ được ngân sách nhà nước cấp như đối với cơ quan, đơn vị hoạt động hoàn toànbằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

2. Cấpphát và quản lý.

Căn cứ đề án sắp xếp tổ chức,tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phươngmột mặt hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập danh sách đối tượng tinh giản, tínhtoán số tiền giải quyết chế độ (theo các biểu 1a, 1b, 1c). Mặt khác, căn cứtổng số đối tượng sẽ giải quyết chế độ, lập dự toán (theo biểu số 2), có công văngửi Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chỉnh phủ làm cơ sở tạm cấp nguồn kinhphí; Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đối chiếu đề án sắp xếp, kiểm tra số lượng,đánh giá khả năng thực hiện và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để cócăn cứ tạm cấp kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho các Bộ,ngành, địa phương.

Việc cấp kinh phí cụ thể nhưsau:

Đối với các cơ quan, đơn vị docơ quan Trung ương quản lý, Bộ Tài chính cấp bổ sung ngoài dự toán cho các Bộ,ngành theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 140, tiểu mục 06.

Đối với các cơ quan, đơn vịthuộc địa phương quản lý, Bộ Tài chính cấp theo hình thức bổ sung có mục tiêuvề Sở Tài chính - Vật giá theo chương 160, loại 10, khoản 06, mục 125, tiểu mục99. Sở Tài chính - Vật giá cấp cho các đơn vị hạch toán vào mục 140, tiểu mục06 theo chương, loại, khoản tương ứng.

Các Bộ, ngành, Sở Tài chính -Vật giá sau khi nhận được kinh phí từ Bộ Tài chính thực hiện ngay việc chi trảhoặc cấp kinh phí đến các cơ quan, đơn vị thuộc đề án được duyệt để chi trả chocác đối tượng theo danh sách đối tượng cụ thể do cơ quan, đơn vị lập tại cácbiểu 1a, 1b, 1c trên và phải quản lý chặt chẽ khoản kinh phí được cấp, sử dụngđúng mục đích, đúng đối tượng được duyệt và các chế độ quy định. Việc chi trảđến các đối tượng thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

3. Quyết toán.

Kết thúc đợt chi trả, các cơquan, đơn vị phải thực hiện việc báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chếvà báo cáo quyết toán kinh phí đã chi trả (theo biểu số 1a, 1b, 1c, 3) gửi vềcơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, quyết toán với cơ quan tài chính theo quyđịnh về phân cấp hiện hành. Trường hợp thiếu so với số tạm cấp, được cấp bổsung. Kinh phí sử dụng không đúng mục đích, chi sai chế độ, sử dụng không hếtđều phải thu hồi, hoàn trả ngân sách Trung ương.

Việc thu, chi kinh phí giảiquyết chế độ theo chính sách tinh giản biên chế nói trên phải được tổng hợpchung vào báo cáo tài chính của cơ quan, đơn vị hàng năm theo đúng quy định tạiQuyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 02/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việcban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo cấp ủy Đảng và bàn bạc với tổ chứccông đoàn cùng cấp về kết quả Thủ tướng Chính phủ duyệt đề án kiện toàn tổchức, tinh giản biên chế và chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiệncác bước tiếp theo của Bộ, ngành, địa phương mình tổ chức việc học tập, tuyêntruyền vận động cán bộ, công chức quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng,Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (Khóa VII, Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướngdẫn có liên quan.

2. Vụhoặc Ban Tổ chức - Cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ quanthường trực, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp (Vụhoặc Ban Tài chính ở Trung ương, Sở Tài chính - Vật giá ở địa phương) và các cơquan liên quan trình Thủ trưởng Bộ, ngành, y ban nhân dân cấp tỉnh đề án cụ thể tinh giản biên chế và ban hành cácvăn bản hướng dẫn thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Chínhphủ và hướng dẫn tại Thông tư này; giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướngdẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong quá trình sắp xếp tổ chức,tinh giản biên chế.

3. Căn cứđề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt và kế hoạch, biện pháp thực hiện của Bộ, ngành, địa phương mình, các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân cấp tỉnh thẩmđịnh, duyệt đề án của các cơ quan, đơn vi trực thuộc và ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng biênchế đối với từng cơ quan, đơn vị cho phù hợp với đề án của Bộ ngành, địa phươngđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộcxây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện.

Việc tổ chức triển khai đối vớicác đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương được thực hiện theo trình tự các bướcsau:

Bước 1: Tiếp tục rà soátkỹ chức năng, nhiệm vụ để định rõ: những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loạibỏ, những nhiệm vụ trùng lặp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác thựchiện; những nhiệm vụ cần phân cấp cho địa phương, cấp dưới và các tổ chức sựnghiệp, hoặc tổ chức dịch vụ công đã được xã hội hóa;

Bước 2: Lập phương ánsắp xếp lại tổ chức: xác định rõ những tổ chức cần sáp nhập, giải thể. Sắp xếptổ chức theo hướng lập cục, vụ, sở, ban, phòng đa ngành, đa lĩnh vực, gắn vớicải tiến lề lối làm việc, cải cách hành chính;

Bước 3: Lập phương ánsắp xếp cán bộ, công chức. Phân loại cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn, nghiệpvụ các ngạch công chức gắn với việc đánh giá trình độ, năng lực, kết quả côngtác và phẩm chất đạo đức, sức khỏe của từng người. Việc đánh giá, phân loạicông chức thực hiện theo Quy chế đánh giá công chức hàng năm ban hành kèm theoQuyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng, Trưởng banBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

Xây dựng cơ cấu, số lượng côngchức và tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng vị trí công việc trong các cục vụ, sởban, phòng, khoa, tổ, bộ phận công tác. Căn cứ để xây dựng cơ cấu và số lượngcán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại điểm a mục 2 Phần II Nghị quyếtsố 16/2000/ NQ-CP. Khi xây dựng vị trí công việc của từng người cần thực hiệnnguyên tắc giao việc: rõ khối lượng, đúng phạm vi chức năng, thẩm quyền giảiquyết công việc, không trùng việc của người này với người khác cho một côngviệc và đối tượng quản lý cụ thể; một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc,không để cán bộ, công chức không sử dụng hết thời gian chế độ do thiếu việclàm. Xác định số người trong diện sắp xếp giảm biên chế và phân thành 5 nhómtheo quy định tại điểm b mục 2 Phần II Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP;

Bước 4: Các đơn vị trựcthuộc Bộ, ngành, địa phương tiến hành sắp xếp tổ chức, bố trí lại nhiệm vụ chocán bộ, công chức theo mô hình tổ chức, biên chế đã duyệt và giải quyết cácchính sách tinh giản biên chế đối với những người trong diện giảm biên chế theohướng dẫn tại Thông tư này.

Việc lựa chọn những người cónăng lực, phẩm chất giữ lại làm việc lâu dài, ổn định để đảm bảo chất lượnghoạt động của cơ quan, đơn vị và sắp xếp những người trong diện giảm biên chếcần kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá phân loại công chức với phổ biến, tuyêntruyền vận động cán bộ, công chức. Từng Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào tìnhhình cụ thể, chọn cách thức thực hiện phù hợp.

Căn cứ khối lượng nhiệm vụ saukhi được điều chỉnh và chỉ tiêu biên chế được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vịnghiên cứu, phân loại, sắp xếp các nhiệm vụ gần giống nhau thành nhóm nhiệm vụ.Từ nhóm nhiệm vụ quy định số vị trí làm việc, nêu ra yêu cầu trình độ và số ngườiđược giao nhóm nhiệm vụ ấy.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báocáo cấp ủy Đảng và bàn bạc với tổ chức công đoàn cùng cấp về phương án bố trícụ thể công chức đảm nhiệm từng nhiệm vụ và công chức trong diện giảm biên chếđể thống nhất chỉ đạo thực hiện và vận động cán bộ, công chức; báo cáo cấp trêntrực tiếp và thông báo ý kiến quyết định của đơn vị cho cán bộ, công chức biết.

Tùy theo tiêu chuẩn, điều kiện,hoàn cảnh và nguyện vọng của từng người trong diện giảm biên chế, Thủ trưởng cơquan, đơn vị áp dụng chính sách tinh giản biên chế phù hợp với hướng dẫn tạiThông tư này.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 10 năm 2000. Riêng chính sách quyđịnh tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4 mục 2 Phần III Thông tư này được thực hiện đếnhết ngày 31 tháng 12 năm 2002, hết thời hạn này thực hiện theo quy định tại cácvăn bản pháp luật hiện hành.

2. Đốivới một số cơ quan thuộc thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm khoán biênchế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg ngày17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì những người trong diện sắp xếp tinh giảnbiên chế trong các cơ quan này được thực hiện các chính sách tinh giản biên chếquy định tại Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2000.

3. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc sắp xếptổ chức tinh giản biên chế thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo đề nghị Thủ tướngChính phủ giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Định kỳ 6 tháng một lần các Bộ,ngành, địa phương tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế bao gồm đánhgiá tình hình thực hiện tinh giản biên chế, kèm theo các biểu 2, 3, 4, 5, 6 vàocác thời điểm ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi về Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính để kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền và tổnghợp, báo cáo Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện nếucó gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tàichính để nghiên cứu giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthcstgbctccqhcvsn540