AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 912/2001/TTLT/UBDTMN-BTC-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2001                          
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểusố đặc biệt khó khăn

 

Căn cứ Điều 2 Quyếtđịnh số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ thủ tướng Chính phủ về việcchuyển Dự án Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số133/1998/QĐ-TTg ngày 23/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ) thành chính sách hỗtrợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn;

Thực hiện ý kiếncủa Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 764/CP-NN ngày 22/08/2001 của Chính phủvề việc ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn;

Uỷ ban Dân tộc vàMiền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗtrợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chính sách hỗ trợ hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất,xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa củacác dân tộc thiểu số.

Việc lựa chọn hộ dântộc thiểu số đặc biệt khó khăn phải được tiến hành hàng năm, công khai dân chủdo dân bình xét theo thứ tự ưu tiên được xác định tùy thuộc vào mức độ khó khăncủa các hộ gia đình.

Nguồn kinh phí thựchiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do ngân sách địaphương đảm bảo có hỗ trợ của ngân sách trung ương. Năm 2001, năm 2002 do ngânsách địa phương đang trong thời kỳ ổn định nên ngân sách trung ương trợ cấp cómục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện. Từ năm 2003, kinh phí thực hiệnchính sách được tính vào ngân sách địa phương.

Việc lập dự toán, quảnlý cấp phát và quyết toán khoản kinh phí này theo quy định của Luật ngân sáchnhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng.

Hộ gia đình các dântộc thiều số được hưởng chính sách quy định tại Thông tư này là những hộ có đủba tiêu chí quy định tại Quyết định số 166/2001/QĐ-UBDTMN ngày 05/09/2001 củaBộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc ban hành quy định tiêuchí hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cụ thể:

Tiêu chí 1: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệtkhó khăn là các hộ gia đình dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc, miền núi, vùngsâu, vùng xa có mức thu nhập bình quân đầu người từ 80.000 đồng/người/tháng trởxuống (dưới chuẩn đói nghèo quy định tại Văn bản số 1143/2000/BLĐTBXH ngày01/11/2000 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Tiêu chí 2: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệtkhó khăn có tập quán sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên hái lượm, chủ yếuphát rẫy làm nương, chăn nuôi theo tập quán cũ, lạc hậu, công cụ sản xuất thôsơ, thiếu thốn: thiếu đất hoặc chưa có đất sản xuất (tính theo mức bình quândiện tích đất canh tác cho mỗi hộ của địa phương).

Tiêu chí 3: Tổng giá trị tài sản bình quânđầu người dưới một triệu đồng (không tính giá trị sử dụng của đất, giá trị cáclán trại trên nương rẫy).

Hộ có hoàn cảnh neođơn, thiếu lao động hoặc có người ốm đau kéo dài không có các điều kiện tiếpcận các thông tin để phục vụ sản xuất và đời sống.

2. Phạm vi áp dụng:

Chính sách hỗ trợ hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được áp dụng đối với các hộ đồng bào dân tộcthiểu số cư trú ởcác xã thuộc Chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dântộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) vàcác thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc được công nhận là khu vực III, nằm trongxã khu vực I, II.

 

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức hỗtrợ.

Chi hỗ trợ đời sốngcho các hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn bao gồm: lương thực đểăn, quần áo, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt gia đình. Mức hỗ trợ 1 lần cho mỗi hộgia đình không quá 500.000 đồng. Trong thời gian thực hiện chính sách này, mứchỗ trợ lương thực cho một hộ gia đình không quá 3 lần; quần áo, chăn màn khôngquá 2 lần; dụng cụ gia đình 1 lần.

Chi hỗ trợ phát triểnsản xuất bao gồm: mua công cụ phục vụ sản xuất, giống cây con. Mức hỗ trợ chomỗi hộ gia đình không quá 1.000.000 đồng/năm.

Mức chi cụ thể hỗ trợđời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất cho từng loại hộ do Uỷ ban nhân dân tỉnhquyết định. Mức hỗ trợ không chia bình quân.

Ngoài các nội dung hỗtrợ quy định cụ thể tại Thông tư này, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cònđược thụ hưởng các chế độ, chính sách hiện hành khác đang thực hiện tại địa phươngnhư: chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách giao đất, giao rừng, khai hoanglấy đất sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; chính sách đào tạo, miễngiảm học phí, viện phí...

2. Tổ chức thực hiện:

Uỷ ban nhân dân tỉnhchỉ đạo việc hướng dẫn nội dung Thông tư, thực hiện bình xét hộ dân tộc

thiểu số đặc biệt khókhăn, kiểm tra việc thực hiện chính sách và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệuquả.

Hàng năm, Uỷ ban nhândân xã căn cứ vào đối tượng quy định được thụ hưởng chính sách, phổ biến đếntừng thôn, bản, phum, sóc để nhân dân tự bình xét, sau đó tập hợp danh sách cáchộ gửi Uỷ ban nhân dân huyện để tổng hợp gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyếtđịnh.

Uỷ ban nhân dân tỉnhphê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ trong năm và gửi cho Uỷ ban nhân dânhuyện, xã để thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã cấp phát trực tiếp đến các hộ giađình và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Uỷ ban nhân dân tỉnhchỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để giảm số hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; định kỳ hành quý, năm tổng hợp tình hìnhthực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn gửi Uỷ banDân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ban Dân tộc hoặc tổchức phụ trách công tác dân tộc miền núi. của tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tàichính - Vật giá - Kế hoạch và Đầu tư giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đánhgiá thực hiện chính sách.

Uỷ ban Dân tộc và Miềnnúi chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngànhliên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗtrợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở các địa phương.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư liên tịch nàycó hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với hướngdẫn của Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về liên Bộ để xem xét giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdthcshthdttsbkk390