AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 19/2000/TTLT/BTC-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2000                          
liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiềnphạt

vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáplãnh hải,

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCNViệt Nam.

 

Thực hiện Điều 37 Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáplãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam.

Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng hướng dẫn một số điểm như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHXHCNViệt Nam bị xử phạt tiền theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP, có trách nhiệm nộptiền phạt bằng đồng Việt nam tại nơi quy định được ghi trong quyết định xửphạt. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể nộp bằng ngoại tệ theo tỷ giáNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền phạt.

Mẫuquyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các vùng biển và thềm lục địa ViệtNam được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

2.Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) thống nhất phát hành,quản lý và sử dụng theo chế độ quy định hiện hành.

3. Lựclượng Cảnh sát biển và Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sởký kết hợp đồng ủy nhiệm thu để thực hiện việc thu nộp tiền phạt được nhanhchóng, thuận tiện, đúng pháp luật, đảm bảo nguyên tắc người xử phạt không trựctiếp thu tiền phạt và nộp đầy đủ số tiền thu phạt vào Kho bạc Nhà nước.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀNTHU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.Việc thu và nộp tiền phạt.

1.1.Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hànhchính theo Điều 35 Nghị định số 36/1999/NĐ-CP hoặc quyết định giải quyết khiếunại của người có thẩm quyền là cơ sở cho việc thu tiền phạt nộp vào ngân sáchNhà nước.

Quyếtđịnh xử phạt có hai loại mẫu: Mẫu số 01A/XPHC sử dụng để xử phạt trong trườnghợp phải lập biên bản vi phạm; Mẫu số 01B/XPHC sử dụng để xử phạt tiền tại chỗđến 20.000 đồng.

Ngườicó thẩm quyền xử phạt khi ra quyết định xử phạt phải lập thành 3 bản (1 bảngiao cho người bị xử phạt, 1 bản chuyển cho đơn vị Cảnh sát biển đã được ủynhiệm thu, 1 bản lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt).

Đốivới quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải lập thêm một bản quyếtđịnh xử phạt gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi Vùng, Cục Cảnh sátbiển đặt trụ sở hoặc nơi phát hiện hành vi vi phạm hành chính.

1.2.Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở ủy nhiệm cho đơn vịCảnh sát biển thu tiền phạt vi phạm hành chính. Việc ủy nhiệm thu tiền phạtphải thông qua hợp đồng ủy nhiệm. Nội dung Hợp đồng ủy nhiệm theo Mẫu của Khobạc Nhà nước trong đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên.

1.2.1. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biểnđặt trụ sở trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu:

Giaođầy đủ biên lai và chứng từ liên quan đến việc thu tiền phạt cho đơn vị Cảnhsát biển được ủy nhiệm thu. Việc giao nhận biên lai thu tiền phạt được thựchiện như quy định về việc giao biên lai cho các bàn thu tiền phạt được quy địnhtại điểm 3 mục II của Công văn số 527 KB/CĐ ngày 25/7/1995 của Kho bạc Nhà nước;

Hướngdẫn các đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thu sử dụng các liên biên lai và thủtục nộp tiền vào Kho bạc theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính;

Thanhtoán đầy đủ phí ủy nhiệm cho đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thu;

Kiểmtra định kỳ và đột xuất việc sử dụng biên lai chứng từ thu tiền phạt.

1.2.2. Trách nhiệm của đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thu:

Nhận,sử dụng, bảo quản và quyết toán biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định củaKho bạc Nhà nước ủy nhiệm;

Thôngbáo kịp thời khi phát hiện biên lai giả, biên lai bị mất hoặc hư hỏng cho Khobạc Nhà nước đã ủy nhiệm thu;

Chịutrách nhiệm về vật chất quy định tại tiết 6.1 điểm 6 mục II công văn số527-KB/CĐ ngày 25/7/1995 của Kho bạc Nhà nước nếu làm hư hỏng, mất biên lai thutiền phạt;

Thựchiện đúng Hợp đồng thu tiền phạt do Kho bạc Nhà nước đã uỷ nhiệm.

1.2.3. Về phí ủy nhiệm:

Phíủy nhiệm do Kho bạc Nhà nước trực tiếp ủy nhiệm và đơn vị Cảnh sát biển được ủynhiệm thoả thuận thống nhất trong Hợp đồng ủy nhiệm có tính đến những chi phíđặc thù của Lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện thu tiền phạt trên các vùngbiển, hải đảo xa bờ. Phí ủy nhiệm được sử dụng trong số kinh phí do Sở Tàichính - Vật giá cấp để thanh toán cho đơn vị được ủy nhiệm. Phí ủy nhiệm đượctrích từ khoản thu về tiền phạt để lại cho ngân sách địa phương.

1.3.Đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiềnphạt cho người bị xử phạt khi họ đã nộp đủ tiền phạt để chứng nhận đã thu đủtiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt. Biên lai thu tiền phạt bao gồm4 liên: 1 liên báo soát, 1 liên người bị xử phạt giữ, 1 liên lưu lại tại cơquan của người có thẩm quyền xử phạt và 1 liên lưu lại cuống biên lai. Người đượcgiao nhiệm vụ thu tiền phạt phải đăng ký số hiệu biên lai thu tiền phạt áp dụngnhư quy định chung đối với các chứng từ thu tiền của Bộ Tài chính.

1.4.Người bị xử phạt có trách nhiệm nộp đủ tiền phạt theo quyết định xử phạt trongthời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Khi nộp tiền phạt, ngườibị xử phạt được cấp liên 2 biên lai thu tiền phạt.

1.5.Trường hợp người vi phạm không thực hiện việc nộp tiền phạt theo quy định tạiquyết định xử phạt, sẽ bị cưỡng chế thi hành theo Điều 55 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như: tạm giữ giấy tờcủa người bị xử phạt hoặc tài sản của họ tương ứng với số tiền bị xử phạt chođến khi người bị xử phạt nộp đủ tiền phạt theo quyết định xử phạt. Khi nộp đủtiền phạt, người bị xử phạt được cấp liên 2 và liên 3 biên lai thu tiền phạt,liên 3 nộp lại nơi giữ giấy tờ, hoặc tài sản để làm căn cứ nhận lại giấy tờhoặc tài sản tạm giữ.

1.6.Cuối mỗi ngày, đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thu tiền phạt phải lập bảngkê biên lai thu tiền phạt trong ngày; căn cứ vào bảng kê biên lai, lập giấy nộptiền vào ngân sách Nhà nước, đồng thời nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Khobạc Nhà nước theo đúng chế độ quy định hiện hành (nơi Kho bạc Nhà nước thu tiềnphạt được quy định trong hợp đồng uỷ nhiệm).

Trongtrường hợp tàu đi biển dài ngày, thì sau mỗi chuyến đi công tác về đơn vị Cảnhsát biển lập giấy nộp tiền và nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Kho bạc Nhà nước.

1.7.Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng Kho bạc Nhà nước và Lực lượng Cảnh sát biển đượcủy nhiệm thu tiến hành tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt và số tiềnxử phạt đã ra quyết định nhưng chưa nộp để có biện pháp đôn đốc truy thu hoặc cưỡngchế thi hành.

2. Quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

2.1.Toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam,phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và đượcđể lại 100% cho ngân sách địa phương nơi đặt trụ sở Cục, Vùng Cảnh sát biển.

2.2.Việc chi phục vụ cho công tác xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào điểm 6mục B phần II Thông tư số 52-TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính bao gồmcác khoản sau đây:

Chimua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ trực tiếp cho công tácphòng, chống các hành vi vi phạm;

Chibổ sung cho việc in ấn quyết định, biên bản xử phạt và các mẫu biểu khác cóliên quan; chi cho công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu; tổ chức học tập, traođổi nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát biển;

Chicho công tác thu thập thông tin, điều tra, xác minh, vây bắt, dẫn giải và xử lýhành vi vi phạm;

Chicho bảo quản lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bốc xếp từ khi tiếp nhận bàn giaotài sản, tang vật, phương tiện theo quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước về cơquan tài chính tới khi tổ chức bán đấu giá tài sản đó;

Hỗtrợ kinh phí cho công tác cưỡng chế;

Cáckhoản chi bồi dưỡng cho tập thể và cá nhân tham gia công tác xử phạt vi phạmhành chính căn cứ vào chất lượng và kết quả công tác đã hoàn thành, mức tối đakhông quá 30% số tiền phạt thu được đối với những vụ việc phức tạp và mức bồi dưỡngtối đa cho từng cá nhân không quá 200.000 đồng/tháng;

Chitrả cho cơ quan quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước những khoản chithực tế phát sinh: chi phí điều tra xác minh, bắt giữ xử lý vi phạm và phí bốcdỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định tài sản, tang vật, phương tiệnđã tịch thu và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thờiđiểm chuyển giao cho cơ quan tài chính để tổ chức bán đấu giá;

Chicho công tác tổ chức định giá và bán đấu gía tài sản, tang vật, phương tiệnsung qũy Nhà nước theo đúng quy định chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quancó thẩm quyền quyết định;

Chithuê giám định kỹ thuật, định giá tài sản, tang vật, phương tiện trước khi tổchức bán và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) cho đến khichuyển giao cho Hội đồng định giá để tổ chức bán đấu giá;

Chisửa chữa tài sản, tang vật, phương tiện để bán (nếu có);

Cáckhoản chi phí khác thực hiện theo dự toán được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quyđịnh chung về quản lý tài chính hiện hành.

3. Lập dự toán chi.

Căncứ vào các nội dung quy định tại điểm 2.2 mục II nêu trên các cơ quan, đơn vị đượcgiao nhiệm vụ lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và tổng hợpvào ngân sách Nhà nước trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

4. Quản lý cấp phát và quyết toán.

SởTài chính - Vật giá căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt để cấp phát cho cơquan, đơn vị theo tiến độ thực hiện.

Cáccơ quan, đơn vị sử dụng tiền chịu trách nhiệm quyết toán theo chế độ tài chínhhiện hành.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀNXỬ PHẠT TRONG VIỆC XỬ LÝ VÀ THU TIỀN PHẠT

1.Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính phải căncứ vào các quy định tại Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủđể ra quyết định đúng mức phạt, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người viphạm nộp tiền phạt đúng nơi quy định. Đối với những người vi phạm không tựnguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyếtđịnh cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2.Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đúng quy định theo hợp đồng ủy nhiệmthu đã ký kết với đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm, đồng thời tập trung, hạchtoán số tiền phạt vi phạm hành chính từ đơn vị Cảnh sát biển được ủy nhiệm thuvào quỹ ngân sách Nhà nước theo đúng mục lục và tỷ lệ phân chia cho các cấpngân sách đã quy định hiện hành.

3.Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế và các cơ quan chức năng của địa phươngnơi có trụ sở Cục, Vùng Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp với đơn vị Cảnhsát biển thực hiện kiểm tra, giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạttheo đúng quy định.

4.Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về thu, nộp và sử dụng tiền phạt đềuphải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có gìkhó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát biển phản ảnh về liên Bộ để xem xét, giảiquyết./. 

  

MS : 01A/XPHC

CỤC CẢNH SÁT BIỂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

.......................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................

...............................................

Số:.................../QĐ-XP

Ngày....... tháng..... năm..........

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;

Căn cứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnhhải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính lập ngày ....... tháng ......năm ...............

Xét nội dung, tính chất, hành vi vi phạm hành chính.

Tôi:........................................................,chứcvụ:        .......

Đơnvị công tác:          .......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Xử phạt hành chính đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức):  .......

Địachỉ:            .......

Nghềnghiệp:   .......

Dântộc: ................ quốc tịch:             .......

CMND(hoặc hộ chiếu) số:.................... do cơ quan:.................................................................................................cấp ngày..............tháng............năm           .......

Tênphương tiện vi phạm (nếu có)         .......

            .......

Sốđăng ký phương tiện:            .......

Đãcó hành vi vi phạm:            .......

            .......

Quyđịnh tại điểm .............. khoản ............ Điều ...... Nghị định số36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.

Hìnhthức xử phạt hành chính:            .......

Hìnhthức phạt bổ sung           .......

Biệnpháp khắc phục hậu quả (nếu có):          .......

Điều 2.Ông, Bà (hoặc tổ chức) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm đến tại:.......................................................... để nộp tiền phạt vàthi hành nghiêm chỉnh các hình thức và biện pháp tại Điều 1 Quyết định này.Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định nếu Ông Bà (hoặc tổ chức) không tựnguyện thi hành Quyết định xử phạt này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Ông,Bà (hoặc tổ chức) có quyền khiếu nại tại:........................................ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhậnđược Quyết định xử phạt. Trong thời gian giải quyết khiếu nại Ông, Bà (tổ chức)vẫn phải thi hành Quyết định này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

MS: 01B/XPHC

CỤC CẢNH SÁT BIỂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

............................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................

.................................................

Số:.................../QĐ- XP

Ngày....... tháng..... năm...........

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TAỊ CHỖ

(Phạt tiền đến 20.000 đồng)

Căncứ Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;

Căncứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.

Tôi:.......................................................,Chức vụ:      

Đơnvị công tác:         

QUYẾT ĐỊNH:

 Phạttiền:........................... đồng (ngoại tệ)...................(viết bằngchữ).

Đốivới Ông, Bà (hoặc tổ chức):         

Địachỉ:           

Đãcó hành vi vi phạm:           

Quyđịnh tại điểm: ......... khoản......... Điều.......... Nghị định số36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.

Địađiểm phát hiện vi phạm:   

Ông,Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến tại:................................... đểnộp tiền phạt.

Nhữnggiấy tờ, tài sản giữ tại các cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt bao gồm:           

Trongthời gian 5 ngày nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết địnhxử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

 

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdtctnqlvsdtpvphctvlhvtglhvqktvtlcncvn1167