AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn sửa đổi bổ sung mẫu bản khai đối với một số đối tượng có công với cách mạng và lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến đang công tác tại cơ quan đơn vị.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn sửa đổi bổ sung mẫu bản khai đối với một số đối tượng có công với cách mạng và lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến đang công tác tại cơ quan đơn vị.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 12/1999/TT-BLĐTB&XH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 1999                          
bộ lao động-thưng binh

THÔNG TƯ

Hướng dẫn sửa đổi bổ sung mẫu bản khai đối với một sốđối tượng có công với cách mạng và lập hồ sơ người

hoạt động kháng chiến đang công tác tại cơ quan đơn vị

                       

Thi hành Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ,Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29tháng 8 năm 1995 và Thông tư số 25/LĐTBXH-TT ngày 28 tháng 9 năm 1995 về thủtục lập và quản lý hồ sơ người có công với cách mạng. Đến nay, việc quản lýđang đi dần vào nề nếp, nhưng chủ yếu mới thực hiện đối với người hoạt độngcách mạng hưởng phụ cấp "tiền khởi nghĩa", người bị địch bắt tù đàyvà số đông người hoạt động kháng chiến đã về địa phương. Tuy nhiên, quá trìnhthực hiện bản kê khai còn một số điểm chưa phù hợp; công tác quản lý và thựchiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến đang công tác còn nhiều vướngmắc về thủ tục, nhiều người đến tuổi hưởng chế độ ưu đãi nhưng chưa được giảiquyết.

Để việc giải quyết chính sách đúng người, đúng chế độ, tránh phiềnhà, phù hợp với công tác quản lý hồ sơ và theo ý kiến phản ánh của một số điạphương; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung mẫu bảnkhai đối với người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến, người bịđịch bắt tù đày và lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc đượckhen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, hiện đang công tác ở các cơ quan,đơn vị (gọi chung là cơ quan) như sau:

                       

I. VỀ BẢN KHAI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾNHOẶC BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY:

1.Cơ bản vẫn thực hiện lập bản khai và chứng nhận theo mẫu kèm theo Thông tư số25/LĐTBXH-TT ngày 28 tháng 9 năm 1995; nay bổ sung hai nội dung đối với ngườibị địch bắt tù đày (mẫu bản khai đính kèm Thông tư này).

Bảnkhai thuộc đối tượng nào cần gạch chân đối tượng đó ở tiêu đề của bản khai. Vídụ:

Bảnkhai của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc:

BẢN KHAI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG,

HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN HOẶC BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY

Bảnkhai của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày:

BẢN KHAI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG,

HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN HOẶC BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY.

2-Người bị địch bắt tù đày đã kê khai theo mẫu bản khai theo Thông tư tư số25/LĐTBXH-TT ngày 28 tháng 9 năm 1995,nhưng đến thời điểm thi hành thông tư nàyvẫn chưa được giải quyết chế độ thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫnghi bổ sung theo mẫu bản khai đính kèm Thông tư này.

II- VIỆC LẬP HỒ SƠ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘCĐANG CÔNG TÁC TẠI CÁC CƠ QUAN:

1-Cơ quan quản lý cán bộ, công nhân viên hướng dẫn người hoạt động kháng chiến đượckhen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến đang công tác tại cơ quan mình (sauđây gọi tắt là người hoạt động kháng chiến) lập bản khai theo mẫu quy định. Căncứ vào hồ sơ cán bộ đang lưu giữ, Thủ trưởng cơ quan theo thẩm quyền chứngnhận, ký, đóng dấu vào bản khai của từng người và lập danh sách người hoạt độngkháng chiến của cơ quan (mẫu kèm theo). Bản khai của từng người đề nghị lưu giữcùng hồ sơ cán bộ, công nhân viên của cơ quan và được sử dụng trong các trườnghợp sau:

a-Người hoạt động kháng chiến khi đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ thì cơquan đang quản lý chuyển bản khai kèm giấy giới thiệu đến Phòng Lao động-Thươngbinh và Xã hội quận, huyện nơi người đó cư trú hoặc công tác theo hướng dẫn củaSở Lao động-Thương binh và Xã hội để làm thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ưuđãi hàng tháng hoặc một lần.

b-Người hoạt động kháng chiến chưa được hưởng trợ cấp ưu đãi mà bị chết sau ngày1 tháng 1 năm 1995 thì cơ quan đang quản lý bàn giao bản khai, giấy chứng tử vàgiấy giới thiệu cho thân thân chủ yếu của người hoạt động kháng chiến trực tiếpvới Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi gia đình cư trú để làmthủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo quy định.

c-Người hoạt động kháng chiến chưa đến tuổi hưởng trợ cấp mà di chuyển nơi côngtác thì bản khai được chuyển cùng hồ sơ cán bộ đến cơ quan mới để tiếp tục đượcquản lý theo thẩm quyền.

2-Phần chứng nhận trong bản khai của từng người, cơ quan quản lý ghi cụ thể:

a-Thời gian thực tế hoạt động kháng chiến (số năm, số tháng), không ghi thời gianquy đổi theo hệ số.

Thờigian hoạt động kháng chiến được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn kháng chiếnchống Pháp từ 19 tháng 8 năm 1945 đến 20 tháng 7 năm 1954, giai đoạn khángchiến chống Mỹ từ 21 tháng 7 năm 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975, ứng với mỗi giaiđoạn có hình thức khen thưởng riêng nên việc chúng nhận thời gian đối với ngườihoạt động kháng chiến phải trên cơ sở được khen thưởng tổng kết thành tíchkháng chiến.

Ngườicó thời gian hoạt động kháng chiến nhưng chưa được khen thưởng tổng kết thànhtích kháng chiến hoặc người có thời gian hoạt động kháng chiến cả hai giai đoạnnhưng mới được khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến một giai đoạn thì cơquan quản lý cán bộ hướng dẫn giải quyết việc khen thưởng (một giai đoạn hoặccả hai giai đoạn) theo quy định của Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước trướckhi chứng nhận vào bản khai của từng người.

Ngườicó thời gian hoạt động kháng chiến ở cơ sở (không thoát ly) đã được khen thưởngtổng kết thành tích kháng chiến thì cơ quan quản lý cán bộ căn cứ hồ sơ, lýlịch đang quản lý chứng nhận số năm, số tháng thực tế hoạt động kháng chiếntheo chức danh được khen quy định tại Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tíchkháng chiến để tính hưởng ưu đãi kháng chiến.

b-Loại, hạng Huân, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến, số quyết định vàngày, tháng, năm, ký quyết định khen thưởng.

3-Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra hồ sơ, làm thủ tục thực hiện chế độ đối vớingười hoạt động kháng chiến theo quy định hiện hành; nếu có vướng mắc thì liênhệ với cơ quan quản lý người hoạt động kháng chiến để thống nhất giải quyết.Đồng thời có biện pháp quản lý số lượng người hoạt động kháng chiến ở các cơquan đóng trên địa bàn cùng với số lượng người hoạt động kháng chiến ở các xã,phường để chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đầy đủ, chu đáo, kịp thờicác chế độ.

4-Việc lập hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến đang công tác trong Quânđội, Công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn hoặc thoả thuận với Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn (nếu có).

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những qui định trước đâytrái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trongquá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội để hướng dẫn giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdsbsmbkvmstccvcmvlhsnhkccttcqv820