AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 110/2000/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2000                          
bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

dành cho đầu tư và xây dựng

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hànhQuy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửađổi bổ sung Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanhnghiệp nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chínhphủ;

Sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hướng dẫn việcquản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng nhưsau:

 

I.QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng Thông tư này là các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển củadoanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN), trong đó bao gồm các DNNN hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích theo quy định của LuậtDoanh nghiệp nhà nước.

2.Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN là các dự án: có sử dụng một phầnvốn hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách, vốn dodoanh nghiệp tự tích luỹ, vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển, quỹ đầutư phát triển, quỹ dự phòng tài chính (bù đắp tổn thất tài sản), quỹ phúc lợi(đầu tư các công trình phúc lợi), vốn khấu hao tài sản cố định và các khoản thucủa Nhà nước để lại cho doanh nghiệp để đầu tư.

3.Đối với các dự án sửa chữa tài sản cố định, việc quản lý và thanh toán chi phísửa chữa tài sản cố định được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính của DNNNhiện hành. Trường hợp DNNN sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp đểđầu tư sửa chữa tài sản cố định thì DNNN phải thực hiện theo quy định tại Thôngtư này.

4.Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN phải thực hiện đầy đủ các thủtục đầu tư và xây dựng, được cân đối vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàngnăm của doanh nghiệp. DNNN được tự tổ chức thanh toán hoặc lựa chọn các tổ chứcthanh toán vốn để giúp doanh nghiệp quản lý thanh toán vốn đầu tư phát triển.

DNNNthực hiện đầy đủ chế độ kế toán thống kê và quyết toán vốn đầu tư theo qui địnhhiện hành.

5.Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN có trách nhiệm tổchức quản lý và thực hiện dự án đầu tư, tự chịu trách nhiệm về bảo toàn vốn vàhiệu quả đầu tư của dự án trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiệnhành về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.

6.Cơ quan quản lý tài chính DNNN thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nướcvà giám sát việc sử dụng vốn đảm bảo an toàn có hiệu quả đối với các dự án đầutư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của DNNN. Kho bạc nhà nước, Quỹ hỗ trợ pháttriển, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nhà nước (sau đây gọi chunglà tổ chức thanh toán vốn) có trách nhiệm giúp DNNN kiểm tra, kiểm soát chặtchẽ các khâu trong quá trình thanh toán vốn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng chếđộ cho dự án và phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, đồng thời phát hiện đểngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích, sai chế độ gây lãng phí thấtthoát tiền vốn của DNNN.

7.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổng Công ty nhà nước,các Hội, các Đoàn thể (gọi chung là các Bộ), UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (gọi chung là UBND tỉnh), có trách nhiệm quản lý và sử dụngvốn đầu tư theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng và quyđịnh tại Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Vốn đầu tư phát triển của DNNN được sử dụng để đầu tư và xâydựng cho các mục đích sau:

Dựán đầu tư và xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các dự án đã đầu tư.

Dựán đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp và sản phẩmcông nghệ khoa học mới.

DNNNphải thực hiện quản lý và sử dụng vốn theo các quy định hiện hành của Nhà nướccó liên quan khi sử dụng vốn đầu tư phát triển vào các mục đích sau đây:     

Muacổ phiếu, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh và các hình thức đầu tư khác.

Đầutư liên doanh với nước ngoài.

2. Vốn đầu tư phát triển của DNNN được hình thành từ các nguồn sau:

2.1.Vốn chủ sở hữu của DNNN:

Quỹđầu tư phát triển;

Vốnkhấu hao tài sản cố định;

Vốncó nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

Vốnngân sách nhà nước cấp ban đầu;

Quỹphúc lợi (sử dụng cho đầu tư các công trình phúc lợi);

Cáckhoản thu của Nhà nước để lại doanh nghiệp đầu tư.

Việcsử dụng Quỹ dự phòng tài chính chỉ để bù đắp tài sản tổn thất: tài sản của DNNNdo mất mát, hư hỏng, giảm giá do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra.

Đốivới các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg và Quyết định số90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổng công ty91/TTg và Tổng công ty 90/TTg); Tổng Giám đốc theo uỷ quyền của Hội đồng quảntrị quyết định việc huy động một phần vốn đầu tư phát triển của các doanhnghiệp thành viên hạch toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư tập trung củaTổng công ty theo quy định chế độ quản lý tài chính hiện hành.

2.2.Vốn đầu tư phát triển do DNNN huy động:

Vốnđầu tư do ngân sách nhà nước hỗ trợ: các dự án đầu tư của DNNN sử dụng vốn đầutư phát triển hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định củaLuật Ngân sách nhà nước và Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theoNghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lýđầu tư và xây dựng.

Vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: cácdự án của DNNN sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển này được thực hiện theoquy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 24/6/1999 của Chính phủ về tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định của Nhà nước về quản lý đầu tưvà xây dựng.

Vốntín dụng thương mại: các dự án của DNNN có sử dụng nguồn vốn tín dụng thươngmại phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn sử dụngcủa các tổ chức tín dụng cho vay vốn trên cơ sở hợp đồng vay vốn.

Vốnđược huy động từ nguồn khác như : phát hành trái phiếu doanh nghiệp, liêndoanh, liên kết...các dự án đầu tư của DNNN khi sử dụng các nguồn vốn này phảithực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.

3. Thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư đối với các dựán sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN được quy định như sau:

3.1.Đối với các dự án nhóm A thuộc tất cả các nguồn vốn nêu trên (nói tại phầnII.2), thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được áp dụng theo quyđịnh như dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Quy chế Quản lý đầutư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

3.2.Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn chủ sở hữu của DNNN (nói tại điểm 2.1phần II.2), DNNN căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển ngành đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt để quyết định đầu tư; nếu dự án có sử dụng đất thìphải được UBND cấp có thẩm quyền của địa phương nơi xin đất chấp thuận về địađiểm, diện tích đất của dự án và làm thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo quyđịnh của pháp luật về đất đai. Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án nhómB, C sử dụng vốn chủ sở hữu của DNNN như sau:

Đốivới các DNNN là doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty 91/TTg và Tổngcông ty 90/TTg thì phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Đốivới các DNNN độc lập, có Hội đồng quản trị thì thẩm quyền quyết định đầu tư đượcHội đồng quản trị phê duyệt.

Đốivới các DNNN độc lập không có Hội đồng quản trị thì thẩm quyền quyết định đầu tưdo Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp phê duyệt.

Đốivới các dự án đầu tư của các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích thì cơ quanquyết định thành lập doanh nghiệp quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền cho doanhnghiệp quyết định đầu tư.

Quátrình thực hiện đầu tư của dự án do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trên cơ sởthực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tưvà xây dựng, quy chế đấu thầu.

4. Lập và báo cáo kế hoạch vốn đầu tư của DNNN:

4.1.Căn cứ vào tiến độ thực hiện của các dự án đang được đầu tư, các dự án đã hoànthành giai đoạn chuẩn bị đầu tư và kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn đầu tưcủa DNNN, các DNNN thành viên, DNNN độc lập hoặc Tổng công ty lập kế hoạch vốnđầu tư hàng năm của DNNN.

Đốivới các DNNN là doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty 91/TTg và Tổng côngty 90/TTg hoặc các DNNN có Hội đồng quản trị thì kế hoạch sử dụng vốn đầu tưcủa doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị phê duyệt. Các DNNN độc lập, khôngcó Hội đồng quản trị thì kế hoạch vốn đầu tư do Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc)phê duyệt.

4.2.Kế hoạch vốn đầu tư của DNNN sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt,doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp để có cơ sởtheo dõi kiểm tra, giám sát, đồng thời kế hoạch vốn đầu tư được duyệt phải báocáo cho Tổng công ty (nếu có), Bộ, UBND tỉnh (đối với dự án thuộc thẩm quyềnquản lý).

4.3.Các Bộ, UBND các tỉnh và Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91/TTg tổng hợpchung vào kế hoạch vốn đầu tư hàng năm gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Điều kiện thanh toán vốn đầu tư của DNNN:

5.1.Đối với dự án đầu tư:

Chuẩnbị đầu tư: văn bản của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quy định tại Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư; dự toán chi chocông tác chuẩn bị đầu tư tương ứng.

Chuẩnbị thực hiện dự án: báo cáo đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi và quyếtđịnh đầu tư của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quy định tại Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng; dự toán chi cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án.

Thựchiện dự án đầu tư: có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được phê duyệt của cấpcó thẩm quyền. Những dự án nhóm A-B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toánđược duyệt thì trong quyết định đầu tư phải quy định mức vốn của từng hạng mụccông trình, có thiết kế, dự toán hạng mục công trình thi công trong năm đượcduyệt.

5.2.Dự án đã được cân đối trong kế hoạch vốn đầu tư của doanh nghiệp tương ứng vớitiến độ thi công của dự án trong năm kế hoạch, có quyết định thành lập Ban quảnlý dự án (trường hợp phải thành lập Ban quản lý dự án), bổ nhiệm Trưởng ban, Kếtoán trưởng hoặc phụ trách kế toán giúp DNNN quản lý dự án theo quy định.

5.3.Dự án đã thực hiện chỉ định thầu, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị,xây lắp theo quy định của Quy chế Đấu thầu; có quyết định phê duyệt kết quả đấuthầu của cấp có thẩm quyền; hợp đồng kinh tế giữa DNNN và nhà thầu.

5.4.Có khối lượng xây lắp, mua sắm thiết bị, tư vấn thực hiện được DNNN chấp thuậnthanh toán, không phân biệt hình thức tự làm hoặc theo hợp đồng giao thầu.

Mỗilần thanh toán vốn đầu tư, bên nhận thầu phải chuyển cho DNNN các hồ sơ sau:

Đốivới khối lượng xây lắp hoàn thành:

Biênbản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượngđược nghiệm thu.

Phiếugiá và chứng từ thanh toán.

Đốivới khối lượng thiết bị:

Hoáđơn kiêm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước); bộ chứng từ nhậpkhẩu (đối với thiết bị nhập khẩu).

Phiếunhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc biên bản nghiệm thu khối lượnglắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp).

Cácchứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho.

Phiếugiá và các chứng từ thanh toán.

Đốivới khối lượng công tác tư vấn:

Biênbản nghiệm thu khối lượng tư vấn.

Chứngtừ thanh toán.

Đốivới các công việc thuộc khoản chi phí khác, ngoài các công việc đã thuê tư vấncủa dự án được thanh toán khi đã có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã đượcthực hiện.

Căncứ vào các hồ sơ nói tại các điểm 5.1;5.2;5.3 (hồ sơ gửi 1 lần) và hồ sơ đềnghị thanh toán nói tại điểm 5.4 (hồ sơ gửi cho từng lần đề nghị thanh toán),DNNN chấp nhận thanh toán khi khối lượng, công việc hoàn thành trong các hồ sơđề nghị thanh toán phù hợp với các hồ sơ quy định nói trên và hệ thống chínhsách về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

6. Tổ chức thanh toán vốn đầu tư: các DNNN căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựnghàng năm của doanh nghiệp, dự án được duyệt, hợp đồng ký kết với các nhà thầu(hoặc tự làm), đảm bảo nguồn vốn đáp ứng tiến độ thanh toán cho các đơn vị nhậnthầu. Việc thanh toán vốn đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện bằng các hìnhthức:

DNNNtự thực hiện việc thanh toán: trong trường hợp này, DNNN tự chịu trách nhiệm vềviệc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các nhà thầu và nhà cung cấp.

DNNNthực hiện thanh toán thông qua một tổ chức thanh toán vốn, trường hợp này DNNNchuyển vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp cho các tổ chức thanh toán vốn,nơi doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư. Các tổ chức thanh toán thựchiện việc kiểm soát, thanh toán theo yêu cầu của DNNN.

Đểtiếp nhận và quản lý thanh toán vốn đầu tư của DNNN cho các dự án đầu tư tạicác tổ chức thanh toán vốn, chủ đầu tư phải làm thủ tục mở tài khoản theo dõiriêng cho dự án đầu tư tại các tổ chức thanh toán vốn. Thủ tục đăng ký mở tàikhoản thực hiện theo hướng dẫn của các tổ chức thanh toán vốn. Các tổ chứcthanh toán vốn phải tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư mở tài khoản vàsử dụng tài khoản tại đơn vị phục vụ.

DNNNcăn cứ vào tiến độ thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư của DNNN cho cácdự án đầu tư, căn cứ vào số dư nguồn vốn của doanh nghiệp tại tổ chức thanhtoán và nhu cầu vốn tại thời điểm thanh toán để chuyển vốn đầu tư cho tổ chứcthanh toán.

7. Việc lựa chọn hình thức tạm ứng vốn, thanh toán vốn và thu hồitạm ứng vốnđầu tư do DNNN(chủ đầu tư) thoả thuận với các nhà thầu (xây lắp, mua sắm thiếtbị, tư vấn) được thực hiện trên cơ sở kế hoạch huy động vốn đầu tư hàng năm củaDNNN và các chính sách hiện hành của Nhà nước thông qua hợp đồng.

8. Công tác quyết toán vốn đầu tư: Khi công trình hoặc dự án đầutư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của côngtrình theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

BộTài chính chịu trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự ánnhóm A; cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư của DNNN chịu trách nhiệm thẩm travà phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án nhóm B,C.

9. Hàng quý, năm các chủ đầu tư phải báo cáo tình hình sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp chocác Tổng công ty (nếu có), Bộ, UBND tỉnh trực tiếp quản lý, cơ quan quản lý tàichính doanh nghiệp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, Bộ, UBND tỉnh,Hội đồng quản trị Tổng công ty 91/TTg có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tàichính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

III. TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Các Bộ, UBND tỉnh:

Hướngdẫn việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN theo chức năng quảnlý tài chính DNNN được Chính phủ giao.

Chỉđạo công tác quản lý, kiểm soát quá trình quản lý vốn đầu tư và tổ chức tổnghợp tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư của DNNN theo quy định hiện hành vàquy định tại Thông tư này.

2. Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91/TTg và Tổng công ty 90/TTg, Hộiđồng quản trị các doanh nghiệp độc lập, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) các DNNNcó trách nhiệm quản lý, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nướcgiao cho doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư và hiệu quảcủa các dự án đầu tư.

Chỉđạo các DNNN (chủ đầu tư) trong công tác quản lý, kiểm soát quá trình quản lývốn đầu tư và tổ chức tổng hợp tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư của DNNNtheo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.

3. Chủ đầu tư:

Cótrách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện dự án đầu tư, bảo toàn và sử dụng cóhiệu quả vốn đầu tư của dự án trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sáchhiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.

Cungcấp các tài liệu, hồ sơ cần thiết cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp;tổ chức thanh toán vốn và các cơ quan khác có liên quan theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước.

Sửdụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, có hiệu quả, chấphành đúng chế độ quản lý vốn đầu tư và xây dựng hiện hành.

Thựchiện chế độ báo cáo định kỳ và quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại Thông tưnày.

4. Các tổ chức thanh toán vốn:

Tổchức công tác kiểm soát, thanh toán, kế toán vốn đầu tư theo đúng chế độ quyđịnh.

Xácnhận số vốn đã thanh toán của từng dự án khi quyết toán.

Chịutrách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các chứng từ đề nghị thanh toán đảm bảo cấp vốntheo đúng hợp đồng, dự án được duyệt.

Chịutrách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lývà thanh toán vốn đầu tư của DNNN.

5. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp: chịu trách nhiệm kiểm tra việcthực hiện quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư của DNNN.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Mọi quy định trước đây về quản lý và sửdụng vốn của DNNN dành cho đầu tư xây dựng trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, UBND tỉnh, Tổng côngty, DNNN và chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổibổ sung./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqlvsdvcdnnndctvxd495