AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 135/1998 /QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 135/1998 /QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ XÂY DỰNG
Số: 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-BTC-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 1999                          
THÔNG Tư liên tịch số416/1999/TTLT/ BKH-UBDTMN~TC'XD hướngdẫn qun lý đầutư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùngsâu, vùng xa (theo Quyct định sô~ 135 l 1998 lQĐ-TTg ngày 31l7l1998 cúa l~hủtướng Chínhphu)

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng

ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùngxa

(theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 củaThủ tướng Chính phủ)

 

Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặcbiệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135);Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 04/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việcban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình 135; Công vànsố 234/CP-NN ngày 09/3/1999 của Chính phủ về ban hành cơ chế quản lý đầu tư vàxây xựng các công trình thuộc Chương trình 135; Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày16/4/1999 về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tựnguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn; tham khảo ýkiến của các địa phương tại Hội nghị tập huấn Chương trình 135 ngày 27 -28/4/1999, liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, y ban Dân tộc và Miền núi hướngdẫn cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khókhăn như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Thông tư này áp dụng để quản lý đầu tư và xây dựng chương trìnhhạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTgngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

2.Thông tư này chủ yếu hướng dẫn cơ chếquản lý đầu tư và xây dựng công trình hạtầng tại các xã đặc biệt khó khăn có quy mô nhỏ, thi công không phức tạp, đòihỏi triển khai nhanh, được thực hiện theo cơ chế đặc biệt để phù.hợp với khảnăng thực tế của cán bộ và nhân dân các dân tộc tại địa phương thuộc Chươngtrình 135.

3.Chương trình 135 được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nói tại Quyết định số135/1998/QĐ-TTg, Chủ tịch yban nhân dân tỉnh có trách nhiệm huy động các nguồn lực tại địa phương gồm vốn,vật tư, lao động do các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xãhội và các tầng lớp dân cư trong tỉnh đóng góp để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng và đào tạo cán bộ ở các xã thuộc Chương trình 135 của tỉnh.

4.Các nguồn vốn phải đưa vào kế hoạch để quản lý thống nhất, phải đến với từng xãđầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng, không để thất thoát.Đồng thời phải huy động cao nhất nguồn lực của nhân dân trong xã thuộc chươngtrình, gắn quyền lợi, trách nhiệm, tình cảm của nhân dân địa phương vào việcđầu tư, khai thác, sử dụng công trình có hiệu quả lâu dài.

5.Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương) hỗ trợ hàngnăm phải đảm bảo tất cả các xã thuộc Chương trình 135 đều được đầu tư, nhưngkhông chia đều, tùy mức độ yêu cầu khả năng chuẩn bị đầu tư của từng xã mà bốtrí cho hợp lý. Công trình ghi kế hoạch chỉ nên thực hiện trong một năm, đầu tưcho công trình nào phải hoàn thành công trình đó mới được khởl công công trìnhmới.

6.Đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng ở xã đặc biệt khó khăn cần đạt hai lợl ích: Xã cócông trình để phục vụ nhân dân; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từlao động xây dựng công trình của xã.

7.Việc lựa chọn công trình đầu tư ở xã phải tiến hành công khai dân chủ, được Hộiđồng nhân dân xã quyết định và xác định quy mô, thứ tự ưu tiên đầu tư, khả nănghuy động nguồn nhân lực tại xã để xây dựng.

 II. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Đểđảm bảo đầu tư đồng bộ, phù hợp với quy hoạch trước mắt và lâu dài theo các quyđịnh hiện hành, kế hoạch đầu tư phải dựa trên cơ sở dự án đã được phê duyệt.

1. Dự án đầu tư và chủ dầu tư dự án:

1.1.Dự án đầu tư: bao gồm các công trình hạ tầng được quy định tại Quyết định 135.Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết định quy mô dự án theo cấphuyện hoặc cấp xã.

Nhữngnăm trước mắt do năng lực cán bộ ở các xã còn nhiều hạn chế, nên chủ yếu xâydựng dự án theo quy mô cấp huyện.

Dựán quy mô cấp huyện bao gồm các xã thuộc Chương trình 135 trong huyện, mỗi xãlà một dự án thành phần, mỗi dự án thành phần có các công trình đầu tư như đườnggiao thông, thủy lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, cấp điện, trường học, trạm y tế,...

Đốivới các xã có đội ngũ cán bộ năng lực khá, có khả năng tự đảm nhận được côngvlệc quản lý điều hành thực hiện dự án thì xây dựng dự án quy mô cấp xã. Việcnày do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Nhưvậy, trong những năm trước mắt, các dự án chủ yếu là quy mô cấp huyện, do đóThông tư này nhấn mạnh vai trò của cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiệnđầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn.

1.2.Chủ đầu tư dự án: Chủ tịch y ban nhân dân huyện.

1.3.Ban Quản lý dự án:

Đểgiúp chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện quản lý, xây dựng các công trình ở xã,chủ đầu tư dự án lập Ban Quản lý dự án.

BanQuản lý dự án gồm Trưởng ban và một số cán bộ chuyên trách. Tùy tình hình cụthể của từng địa phương, có thể sử dụng Ban Quản lý công trình xây dựng cơ bảnhoặc Ban Định canh định cư, kinh tế mới của huyện hiện có.

BanQuản lý dự án có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nướchuyện và có con dấu riêng.

TrưởngBan Quản lý dự án do Chủ tịch y bannhân dân huyện đề nghị và Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết định.

Chủtịch y ban nhân dân các xã dự án thành phần là thành viên củaBan Quản lý dự án.

BanQuản lý dự án giúp Chủ đầu tư dự án chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ:

Lậpdự án đầu tư.

Lậpbáo cáo đầu tư, thiết kế, lập dự toán công trình.

Lậpkế hoạch sử dụng nguồn nhân lực huy động tại xã, huyện cho công trình.

Tổchức, theo dõi thi công công trình của xã.

Quảnlý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình.

Tổchức giải ngân từ kho bạc nhà nước để thực hiện công trình.

Nghiệmthu, quyết toán công trình đúng thời gian quy định.

Chiphí cho các nhiệm vụ nêu trên do ngân sách địa phương chi, không được chi từnguồn ngân sách Trung ương đầu tư cho Chương trình 135.

2. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư:

Nộidung xây dựng dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn thực hiện theohướng dẫn của y ban Dân tộc và Miền núi.

Dựán đầu tư xây dựng cơ cở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn do cơ quan chuyên môn cótư cách pháp nhân thực hiện. Chủ tịch y ban nhân dân huyện chọn cơ quanlập dự án và đề nghị Chủ tịch yban nhân đân tỉnh quyết định hoặc Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh chọn các cơ quan chuyên môn giúp huyện.

Dựán do Chủ tịch y ban nhân dân huyện trình, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh có tráchnhiệm thẩm định trình Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết định.

Dựán sau khi được phê duyệt, y ban nhân dân tỉnh gửi về Thườngtrực Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương (Ủyban Dân tộc vàMiền núi) để tổng hợp, thông báo cho các thành viên Ban chỉ đạo làm cơ sở bốtrí kế hoạch hàng năm và chỉ đạo việc thực hiện.

3. Công tác chuẩn bị đầu tư:

Côngtrình được đưa vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải dựa vào quy hoạch tổng thể củahuyện đã được thông qua và phải căn cứ theo thứ tự ưu tiên đà sắp xếp trong dựán để triển khai thực hiện.

Côngtrình đầu tư tại xã phải thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư gồm các bước: lậpbáo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán.

Côngtác chuẩn bị đầu tư được thực hiện:

Côngtrình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, Chủ đầu tư dự án ký hợp đồng hoặc ủyquyền cho Trưởng ban Quản lý dự án ký hợp đồng với các cơ quan chuyên môn, chủyếu là các công ty tư vấn của tỉnh lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, docác Sở chuyên ngành của tỉnh thẩm định, Chủ tịch yban nhân dân tỉnhquyết định.

Côngtrình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, lực lượng chuyên môn của huyện có thểlàm được thì Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh giao cho Chủ tlch y ban nhân dân huyện quyết định đầu tư và chỉ đạo thựchiện.

Dựtoán công trình phải làm rõ: phần vật tư, lao động do xã đảm nhận

Giáđể tính dự toán do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quy địnhthống nhất cho từng khu vực trong tỉnh.

Đốivới các công trình phòng học, trạm y tế,... nên áp dụng thiết kế điển hình(thiết kế mẫu) do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh ban hành chophù hợp với tập quán và điều kiện của từng địa phương. Dự toán của công trìnhnày gồm phần thiết kế điển hình cộng thêm phần móng của công trình tính tại địađiểm cụ thể.

Kinhphí cho công tác chuẩn bị đầu tư của công trình nào được tính trong dự toán củacông trình đó.

4. Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình và nguyên tắc phân bổ:

4.1.Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình gồm:

A.Nguồn lực huy động tại chỗ của nhân dân, chủ yếu là vật tư, lao động.

B.Nguồn hỗ trợ của các ngành, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và các địa phươngkhác đóng góp bằng tiền, vật tư, lao động (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg).

a)Nếu hỗ trợ chung cho huyện thì đưa hòa vào nguồn ngân sách của dự án để phân bổcho từng công trình.

b)Nếu hỗ trợ trực tiếp cho xã hoặc công trình cụ thể được đưa thẳng đến xã, côngtrình theo đề nghị của nhà tài trợ.

C.Nguồn vốn ngân sáchnhà nước, phân ra:

a)Ngân sách trung ương đầu tư trực tiếp cho các xã thuộc Chương trình 135.

b)Ngân sách địa phương đầu tư trực tiếp cho các xã thuộc Chương trình 135.

D.Nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

a)Nếu hỗ trợ chung cho huyện thì đưa hòa vào nguồn ngân sách của dự án để phân bổcho từng công trình.

b)Nếu hỗ trợ trực tiếp cho xã hoặc công trình cụ thể bằng tiền hoặc vật tư được đưathẳng đến xã, công trình theo đề nghị của nhà tài trợ.

E.Ngoài ra còn có vốn nguồn ngân sách nhà nước đầu tư qua các chương trình mụctiêu quốc gia và các chương trình, dự án đầu tư khác được lồng ghép trên địabàn.

Nhưvậy nguồn vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn màchủ đầu tư dự án cần và có thể xem xét bố trí kế hoạch bao gồm: A + B (a) + C + D (a).

4.2. Sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ:

Nguồnvốn ngân sách trung ương hỗ trợ chỉ đầu tư cho 6 loại công trình hạ tầng thiếtyếu: đường giao thông, thủy lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, cấp điện - kể cả xâydựng thủy điện nhỏ, trường học, trạm y tế trong phạm vi một xã. Không sử dụngnguồn vốn này cho các công trình khác ngoài các đối tượng thiết yếu nói trên.Nguyên tắc phân bổ được thực hiện như sau:

CấpTrung ương: Nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hàng năm được trích lại mộtphần kinh phí trên tổng mức, giao cho y ban Dân tộc và Miền núi để thựchiện các nhiệm vụ sau:

Muasắm thiết bị làm đường cho các huyện.

Chiphí cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Điềutra, khảo sát để xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình, đào tạonguồn nhân lực cho xã, huyện.

Mứckinh phí này do Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương dự kiến theo kếhoạchnăm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tổngvốn đầu tư còn lại sau khi đã trừ phần chi nói trên được phân bổ cho các xãthuộc Chương trình.

Kinhphí hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh và Ban Quản lý dự ánchi theo dự toán được Chủ tịch yban nhân dân tỉnh duyệt và tính vàochi ngân sách địa phương hàng năm.

5. Xây dựng, tổng hợp, giao và báo cáo kế hoạch hàng năm:

Quytrình xây dựng, tổng hợp và giao kế hoạch cho Chương trình 135 được tiến hànhđồng thời với quy trình lập kế hoạch chung của tỉnh, nhưng phải báo cáo và giaothành một mục riêng trong kế hoạch hàng năm.

Hàngnăm, căn cứ vào sự hướng dẫn lập kế hoạch của cấp trên, các công trình hạ tầngtrong dự án cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn được duyệt, huyện lập báo cáolên tỉnh; tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương để làm căn cứ bốtrí vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối vốn ngân sáchtrung ương hỗ trợ cho Chương trình, trình Chính phủ. Sau khi được Quốc hộithông qua dự toán ngân sách năm kế hoạch, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ươngthông báo nhanh khả năng hỗ trợ đầu tư bình quân cho một xã trong năm tới. Dựavào khả năng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, chủ đầu tư dự án, Trưởng ban Quảnlý dự án tổ chức thảo luận với nhân đân trong xã để lựa chọn công trình và xácđịnh mức huy động đóng góp của nhân dân trong các xã, chuẩn bị các điều kiệncần thiết để khi có kế hoạch thực hiện ngay....

Giaokế hoạch: Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được Thủ tướngChính phủ giao thành khoản mục riêng trong kế hoạch chung của tỉnh. Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ cho Chươngtrình 135, các nguồn vốn huy động tại địa phương và lồng ghép các chương trìnhQuốc gia cho từng dự án. Chủ tịch y ban nhân dân huyện dựa vào kếhoạch được tỉnh giao kết hợp với các nguồn lực huy động tại huyện phân bổ cụthể cho từng công trình.

Chủđầu tư dự án, Ban Quản lý dự án, Ban Chỉ đạo Chương trình tỉnh thực hiện chế độbáo cáo định kỳ (quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm) cho Thường trực Ban Chỉ đạo Chươngtrình 135 Trung ương. Nội dung báo cáo cần thể hiện được khối lượng công việc đượcgiao trong kế hoạch năm, kết quả thực hiện bao gồm khối lượng, chất lượng, tiếnđộ, huy động các nguồn lực đầu tư, công trình hoàn thành,...

6. Thực hiện đầu tư:

BanQuản lý dự án lập kế hoạch triển khai xây dựng công trình ở các xã, trình Chủtịch y ban nhân dân huyện quyết định. Việc tổ chức thi công đượcquy định như sau:

Côngtrình do xã tự tổ chức thi công thì Ban Quản lý dự án hướng dẫn.

Côngtrình xã không tự làm được thì chia thành hai mức như sau:

Côngtrình có mức vốn đầu tư do ngân sách trung ương hỗ trợ trên 500 triệu đồng thựchiện theo cơ chế hiện hành.

Côngtrình có mức vốn đầu tư do ngân sách trung ương hỗ trợ từ 500 triệu đồng trởxuống do Chủ tịch yban nhân dân tỉnh quyết địnhchỉ định thầu hoặc xác định mức vốn để ủy quyền cho Chủ tịch y ban nhân dân huyện chỉ định thầu.

Chủđầu tư dự án phối hợp và tạo điều kiện để các lực lượng lao động khác như bộđội biên phòng, bộ đội đóng quân tại địa bàn, các đơn vị thanh niên tình nguyện,... được tham gia xây dựng công trình hạ tầng và phát triển kinh tế, văn hóa ởcác xã đặc biệt khó khăn.

Việclựa chọn đơn vị thi công cần ưu tiên cho các đơn vị sử dụng tối đa lao động tạiđịa phương.

7. Nghiệm thu, bàn giao công trình dưa vào sử dụng:

Khicông trình hoàn thành, các bên thực hiện nghiệm thu công trình. Thành phầnnghiệm thu gồm: Chủ đầu tư dự án, Trưởng an Quản lý dự án, các đơn vị thiết kế,xây dựng, đại diện Ban Giám sát của xã.

Saukhi hoàn thành nghiệm thu công trình, Ban Quản lý dự án tiến hành bàn giao toànbộ hồ sơ, tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình cho Chủ tịch y ban nhân dân xã. Văn bản bàn giao phải theo đúng quyđịnh hiện hành.

Riêngkế hoạch năm 1999:

1.Chủ đầu tư dự án phải tiến hành lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xãđặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và hoàn thành ngay trong kế hoạch năm1999 để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư năm 2000 và các năm sau.

2.Chủ tịch y ban nhân dân huyện đề nghị Trưởng ban Quản lý dự án đểChủ tịch y ban nhân dân tỉnh ra quyết định.

3.Vì năm 1999 chưa có dự án quy hoạch nên trên cơ sở tổng hợp các nhu cầu đầu tưcủa các xã, tỉnh quyết định các danh mục công trình, thông báo mức vốn chohuyện để huyện chủ động bố trí cho từng công trình.

4.Phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Trung ương năm1999 hỗ trợ cho từng xã, bảo đảm mỗi xã thuộc chương trình được đầu tư ít nhất200 triệu đồng (theo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộchọp Ban Chỉ đạo Chương trình ngày 30/9/1998) và hoàn thành ít nhất một côngtrlnh trong năm.

5.Chủ tịch y ban nhân dân xã tổ chức họp dân phổbiến nội dung chương trình, mức vốn được hỗ trợ, hướng đầu tư để nhân dân thamgia.

6.Xây dựng báo cáo đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán công trình (đượctiến hành một bước) đã được lựa chọn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triểnkhai thực hiện.

7.Đối với công trình do xã tự làm, Ban Quản lý dự án chỉ đạo, tổ chức lực lượngthi công, chủ yếu sử dụng lao động trong xã, đồng thời phối hợp với bộ đội vàcác lực lượng lao động khác hiện có trên địa bàn để cùng thực hiện, nhằm hỗ trợkỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đốivới công trình xã không tự làm được thì thực hiện theo mục 6, Phần II của Thông tư này nhưng vẫn phảiưu tiên sử dụng lao động tại địa phương.

8.Công trình đầu tư năm 1999 nếu không hoàn thành kế hoạch trong năm thì đượcphép thi công đến hết quý I năm2000 và phải cấp phát, thanh toán xong trong tháng 4 năm 2000.

III. CƠ CHẾCẤP PHÁT, THANH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tấtcả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 đều phải được quản lý tập trungthống nhất qua kho bạc nhà nước để cấp phát cho từng công trình theo dự án đã đượcduyệt.

Khobạc nhà nước huyện trực tiếp cấp phát vốn cho các chủ đầu tư dự án.

BanQuản lý dự án mở tài khoản tại kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch để theo dõiquản lý vốn đầu tư cho từng công trình, dự án theo chế độ quản lý tài chínhhiện hành

Vốnhỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thuộc Chương trình 135 không đượcdùng vào việc khác.

2. Cơ chế cấp phát, thanh, quyết toán công trình:

Vìệccấp phát, thanh, quyết toán công trlnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệtkhó khăn được phân làm 2 loại:

Đốivới những công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp như quy định ở mục 3,phần II thực hiện cấp phát, thanh,quyết toán theo chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành.

Cáccông trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản thực hiện theo quy định dướiđây:

Điềukiện cấp phát vốn: Chủ đầu tư dự án gửi đến kho bạc nhà nước huyện (nơi mở tàikhoản) các hồ sơ chủ yếtt:

Dựán và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thàm quyền

Quyếtđịnh bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý dự án.

Kếhoạch phân bổ vốn, trong đó chi tiết theo nguồn đã được thông báo.

Cácvăn bản liên quan khác theo yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan cấp phát nhưng phảibảo đảm đơn giản, dễ thực hiện cho xã.

Thựchiện cấp phát và thanh toán:

Côngtrình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng 50% kế hoạch năm của công trìnhvà thanh toán theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.

Côngtrình do các doanh nghiệp thi công thì thực hiện cấp phát theo khối lượng hoànthành được nghiệm thu.

Tổngsố vốn thanh toán không được vượt quá dự toán công trình được duyệt hoặc chỉtiêu kế hoạch vốn đã được thông báo.

Hàngnăm Ban Quản lý dự án lập báo cáo quyết toán việc sử dụng vốn cấp phát gửi cơquan quản lý cấp trên, đồng gửi kho bạc nhà nước huyện để báo cáo với kho bạcnhà nước cấp trên và cơ quan tài chính nơi có chuyển vốn cấp phát.

Kếtthúc công trình các Ban Quản lý dự án lập báo cáo quyết toán gửi Ban Chỉ đạo Chươngtrình 135 của tỉnh. Ban Chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh chủ trì phối hợp vớicác cơ quan liên quan như Sở Tài chính Vật giá, kho bạc nhà nước tỉnh xem xéttổng hợp báo cáo y ban nhân dân tỉnh duyệt quyết toán dự án và báo cáo Thườngtrực Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương.

Chủtịch y ban nhân dân tỉnh có trách nhiệmchỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định quảnlý đầu tư và xây dựng, cấp phát, thanh quyết toán những công trình xây dựng cơsở hạ tầng ở các xã.

3. Báo cáo và quyết toán tài chính hàng năm:

Theođịnh kỳ hàng quý, Ban Quản lý dự án, kho bạc nhà nước huyện, thực hiện báo cáotài chính cho hệ thống quản lý ngành dọc của mình và cho các cơ quan tổng hợpliên quan của tỉnh về kết quả cấp phát vốn đầu tư xây dựng các công trinh hạtầng tại xã.

Hếtnăm kế hoạch, Ban Quản lý dự án báo cáo tài chính (gồm quyết toan năm và quyếttoán công trinh hoàn thành) theo quy định hiện hành.

Cácbáo cáo được gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 135 (Ủy ban Dân tộc và Miền núi) để tổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ.

BộTài chính sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết về cấp phát và quyết toán vốn đầu tưcác dự án thuộc Chương trình 135.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Căncứ Thông tư này Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh có kế hoạch chi tiết, xây dựng cơchế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của địa phương mình nhằmhuy động cao nhất mọi nguồn lực của địa phương để thực hiện có hiệu quả Chươngtrình 135.

Cácngành, các cấp theo chức năng của mình có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giámsát, đôn đốc thực hiện đúng Thông tư liên tịch này.

Thôngtư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Trong quá trình thựchiện có những vấn đề chưa phù hợp, đề nghị phản ánh về Thường trực Ban Chỉ đạoChươngtrình 135 (Ủy ban Dân tộc và Miền núi) đểnghiên cứu, bổ sung./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqltvxdcthtcxbkkmnvvsvxqs1351998n3171998cttcp1054