AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 44/2003/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2003                          
No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư vàvốn sự

nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựngthuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 củaChính phủ về vỉệc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 7/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 củaChính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầutư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sáchnhà nước như sau:

 

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tưphát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nướcdo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các Tổngcông ty nhà nước (sau đây gọi chung là Bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và các quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) quản lý.

Thông tư này không áp dụng cho các dự án thuộc ngân sách xã; cácdự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; dự án có yêu cầu cơmật thuộc an ninh, quốc phòng; dự án mua sở hữu bản quyền.

2. Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trong nước của các cấp ngânsách nhà nước, vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nướcngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) chỉ thanhtoán cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được sử dụng vốn ngân sách nhà nướctheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng.

3. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc bằngnguồn vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư sửdụng nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có tách riêng nguồn vốn ngân sách nhà nướcđầu tư cho các hạng mục, công việc hoặc các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồnvốn nhưng không thể tách riêng được vốn ngân sách mà nguồn vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức vốn đầu tư của dự án phải cóđủ thủ tục đầu tư và xây dựng, được bố trí vào kế hoạch đầu tư và kế hoạch chisự nghiệp hàng năm của Nhà nước (sau đây gọi chung là kế hoạch năm) và có đủđiều kiện được thanh toán vốn theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và quyđịnh tại Thông tư này.

4. Các dự án được đầu tư bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngânsách nhà nước (sau đây gọi tắt là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) chỉ đượcáp dụng trong các trường hợp sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vậtchất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việcxây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơnvị hành chính sự nghiệp). Không bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư mới.

5. Cơ quan tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chínhvốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúngchế độ cho các dự án khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn.

Các tổ chức ngân hàng thương mại có vai trò là ngân hàng phục vụđối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt làODA) phải tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý tài chínhdự án ODA tùy thuộc chức năng và nhiệm vụ được giao.

Phần II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A.    LẬP VÀ THÔNG BÁOKẾ HOẠCH

THANH TOÁN VỐN ĐẦUTƯ, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ

I. Các dự án chỉ được ghi kế hoạch vốn đầu tư xây dựngcơ bản hàng năm của Nhà nước khi có đủ các yêu cầu sau:

1. Đối với các dự án quy hoạch: phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dựán quy hoạch và dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.

2. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải nằm trong quy hoạchphát triển ngành và lãnh thổ được duyệt, phải có văn bản cho phép tiến hànhchuẩn bị đầu tư và dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt theothẩm quyền.

3. Đối với các dự án chuẩn bị thực hiện dự án: phải có quyết địnhđầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm trước năm kế hoạch và dự toán chi phí côngtác chuẩn bị thực hiện dự án.

4. Đối với các dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư từthời điểm tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, có thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán được duyệt của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp đặc biệt đối với những dự án nhóm A, B nếu chưa cóthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, thì trong quyết định đầu tư phảiquy định mức vốn của từng hạng mục công trình, có thiết kế và dự toán hạng mụccông trình thi công trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các dự án nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án không quá 2năm.

5. Đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp: dự áncó mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên phải có các thủ tục đầu tư như điểm 2, 3, 4trên đây; dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng phải có thiết kế - dự toán đượcduyệt.

II. Lập kế hoạch vốn đầu tư, kiểm tra và thông báo kếhoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm

1. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư: Trong thời gian lập dựtoán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dựán, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trênđể tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhànước.

Đối với dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: Căn cứvào nhu cầu sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có củacơ quan, đơn vị, chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp,gửi cơ quan cấp trên để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy địnhcủa Luật Ngân sách nhà nước.

2. Các Bộ tổng hợp, lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Tài chính và BộKế hoạch và Đầu tư.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương về phầnkế hoạch vốn đầu tư trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét có ý kiếntrước khi gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Sau khi dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định vàThủ tướng Chính phủ giao:

3.1. Các Bộ (đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quản lý) phân bổvà quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án đã đủ thủ tục đầu tưthuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầutư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dựán quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chínhphủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhànước hàng năm.

3.2. Uỷ ban nhân dân các cấp (đối với vốn đầu tư thuộc địa phươngquản lý) lập phương án phân bổ vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án đãđủ thủ tục đầu tư thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đượcgiao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngànhkinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốchội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàdự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch vàĐầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trướckhi báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định

Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năngcủa huyện tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự ándo huyện quản lý. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn đượcđể lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ còn phải tuânthủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn đầu tư.

Sau khi phân bổ vốn đầu tư từng dự án, Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi kếhoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính; Uỷ ban nhân dân huyện gửi kế hoạch vốn đầu tưcho Sở Tài chính - Vật giá.

3.3. Các dự án được phân bổ vốn trong kế hoạch năm phải theo đúngquy định sau đây: Đảm bảo các điều kiện của dự án được bố trí kế hoạch vốn đầutư theo quy định tại mục I Khoản A Phần II Thông tư này.

Đảm bảo phân bổ vốn theo quy định tại điểm 3.1 và 3.2 trên đây.

(Mẫu biểu triển khai kế hoạch vốn đầu tư theo Phụ lục số 01).

4. Kiểm tra và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựngcơ bản hàng năm:

4.1. Đối với dự án Trung ương quản lý: Sau khi đã phân bổ vốn đầutư cho từng dự án, các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính để kiểm tratheo quy định tại điểm 3.3 trên đây.

Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch phân bổ chưa đảm bảo các yêu cầutrên đây thì Bộ Tài chính có văn bản đề nghị các Bộ điều chỉnh lại. Trường hợpcác Bộ không điều chỉnh lại hoặc đã điều chỉnh nhưng vẫn thông đúng quy định,Bộ Tài chính có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

4.2. Đối với các dự án thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dânhuyện quản lý: Trường hợp kế hoạch phân bổ chưa đúng với quy định tại điểm 3.3trên đây, Sở Tài chính - Vật giá hoặc Phòng Tài chính huyện có văn bản báo cáoUỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện xem xét điều chỉnh.

4.3. Sau khi kế hoạch vốn đầu tư đã phân bổ hoặc sau khi điềuchỉnh đã phù hợp với quy định, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Uỷ ban nhândân huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Khobạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanhtoán vốn.

4.4. Thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án:

Kế hoạch thanh toán vốn đầu tư là kế hoạch phân bổ vốn cho từng dựán thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước đã đủ điều kiện như quy địnhtại điểm 3.3 trên đây. Việc thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư thực hiệnnhư sau:

Đối với các dự án do các Bộ quản lý, Bộ Tài chính thông báo kếhoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thanh toán vốncho các dự án đồng gửi cho các Bộ để theo dõi, phối hợp quản lý.

Đối với các dự án do tỉnh, huyện quản lý, Sở Tài chính - Vật giáhoặc Phòng Tài chính huyện thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạcnhà nước để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án, đồng gửi cho các ngànhquản lý có dự án để theo dõi, phối hợp quản lý. Trường hợp Sở Tài chính - Vậtgiá hoặc Phòng Tài chính huyện chưa có thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tưsang Kho bạc nhà nước thì Kho bạc nhà nước căn cứ vào Quyết định giao kế hoạchcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện để tạm cấp vốn thanh toáncho dự án.

5. Chủ đầu tư phải gửi cơ quan tài chính các cấp các tài liệu cơsở của dự án để kiểm tra, thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho các dựán, bao gồm:

Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; Văn bảncho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư;

Dự toán chi phí cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hoặc chuẩnbị thực hiện dự án; Quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền; Quyết địnhphê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

III. Điều chỉnh kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm

1. Nguyên tắc:

Các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tưcủa các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặctrình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dựán không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợkhối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm.

Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho cơquan tài chính, các Bộ, địa phương làm việc với Kho bạc nhà nước để xác định sốvốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, số vốn còn thừa do không thựchiện được.

2. Cơ quan tài chính các cấp rà soát để thông báo kế hoạch thanhtoán vốn đầu tư điều chỉnh cho từng dự án như quy định tại điểm 4 mục II KhoảnA Phần II Thông tư này.

3. Thời hạn điều chỉnh kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm kếtthúc chậm nhất là ngày 31 tháng 12.

B. THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ, VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ

I. Mở tài khoản

1. Đối với vốn trong nước:

Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nướcnơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch củachủ đầu tư.

Kho bạc nhà nước hướng dẫn mở tài khoản cho các chủ đầu tư.

2. Đối với vốn nước ngoài:

Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) được mở tài khoản tại ngân hàngphục vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và ngân hàng.

II. Tài liệu cơ sở của dự án

Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư,chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoảnthanh toán các tài liệu cơ sở của dự án (các tài liệu này chỉ gửi một lần chođến khi dự án kết thúc đầu tư trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh) bao gồm:

1. Đối với dự án quy hoạch:

Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dựán quy hoạch;

Dự toán chi phí cho công tác quy hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt;

Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (trường hợp đấu thầu), Quyếtđịnh chỉ định thầu hoặc quyết định giao nhiệm vụ;

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

2. Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư;

Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (trường hợp đấu thầu), Quyếtđịnh chỉ định thầu hoặc quyết định giao nhiệm vụ;

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

3. Đối với dự án chuẩn bị thực hiện dự án:

Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và quyết định đầu tưcủa cấp có thẩm quyền. Ngoài ra:

Đối với công việc không tổ chức đấu thầu: Dự toán chi phí công tácchuẩn bị thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt;

Quyết định chỉ định thầu (đối với gói thầu có giá trị từ 100 triệuđồng trở lên);

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Đối với công việc tổ chức đấu thầu:

Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu (gồm cáctài liệu đi kèm bản hợp đồng kinh tế bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu đượcduyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của nhà thầuvà các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thểcủa hợp đồng).

4. Đối với dự án thực hiện đầu tư:

Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và quyết định đầu tưcủa cấp có thẩm quyền (trường hợp chưa có trong bước chuẩn bị thực hiện dự án);

Tổng dự toán kèm theo quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán;

Ngoài ra:

Đối với công việc không tổ chức đấu thầu:

Dự toán chi tiết được duyệt cho từng công việc hạng mục côngtrình;

Quyết thắng chỉ định thầu (đối với gói thầu có giá trị từ 100triệu đồng trở lên);

Bảo lãnh tạm ứng đối với dự án ODA (theo yêu cầu của nhà tài trợquy định trong Hiệp định); trường hợp dự án đầu tư bằng vốn trong nước nhưng donhà thầu nước ngoài thực hiện phải có bảo lãnh tạm ứng (đối với trường hợp cótạm ứng);

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Riêng thiết bị nhậpkhẩu phải có văn bản phê duyệt họp đồng của cấp có thẩm quyền theo quy địnhhiện hành.

Đối với công việc tổ chức đấu thầu:

Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu Bảo lãnh tạm ứng đối với dựán ODA (theo yêu cầu của nhà tài trợ quy định trong Hiệp định); trường hợp dựán đầu tư bằng vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thực hiện phải cóbảo lãnh tạm ứng;

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu (gồm cáctài liệu đi kèm bản hợp đồng kinh tế bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu đượcduyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của nhà thầuvà các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thểcủa hợp đồng). Riêng thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng củacấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án,tài liệu cơ sở bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư và quyếtđịnh đầu tư của cấp có thẩm quyền; tổng dự toán và quyết định phê duyệt thiếtkế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tự thựchiện dự án trong Quyết định đầu tư dự án; đơn vị thực hiện tự tổ chức ký hợpđồng để giám sát chặt chẽ việc đầu tư và xây dựng, chịu trách nhiệm trước phápluật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

5. Đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp:

5.1. Các dự án có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, tài liệu cơ sở nhưđối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển.

5.2. Các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, tài liệu cơ sở bao gồm:Dự toán và Quyết định phê duyệt thiết kế dự toán; ngoài ra:

Đối với công việc không tổ chức đấu thầu:

Quyết định chỉ định thầu (đối với gói thầu có giá trị từ 100 triệuđồng trở lên);

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Đối với công việc tổ chức đấu thầu:

Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu (gồm cáctài liệu đi kèm bản hợp đồng kinh tế bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu đượcduyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của nhà thầuvà các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thểcủa hợp đồng).

Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án,tài liệu cơ sở bao gồm dự toán và Quyết định phê duyệt thiết kế dự toán; quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án; đơn vị thực hiện tự tổchức ký hợp đồng để giám sát chặt chẽ việc đầu tư và xây dựng, chịu trách nhiệmtrước pháp luật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

III. Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng

1. Đối tượng được tạm ứng vốn và mức vốn tạm ứng:

1.1. Dự án hoặc gói thầu thực hiện theo hình thức chìa khóa traotay thông qua hợp đồng EPC (gọi tắt là dự án hoặc gói thầu thực hiện theo hợpđồng EPC):

Tạm ứng cho việc mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ thanh toán(như quy định việc tạm ứng cho thiết bị.

Phần còn lại tạm ứng 15% giá trị hợp đồng, nhưng nhiều nhất khôngvượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho các công việc này.

1.2. Dự án hoặc gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu theo hợp đồngtrọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá:

Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợpđồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu.

Giá trị gói thầu từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứngbằng 15% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí chogói thầu.

Giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giátrị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu.

Trường hợp kế hoạch vốn cả năm bố trí thấp hơn mức vốn được tạmứng theo quy định trên (hợp đồng chưa được thanh toán đủ mức vốn tạm ứng theotỷ lệ quy định), Kho bạc nhà nước tiếp tục thanh toán vốn tạm ứng trong kếhoạch năm sau cho đến khi đạt đến mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.

1.3. Gói thầu mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bịmua trong nước): Mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theohợp đồng nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm bố trí cho góithầu.

Vốn tạm ứng được thanh toán theo tiến độ thanh toán tiền của chủđầu tư đối với nhà thầu cung ứng, gia công chế tạo thiết bị được quy định tronghợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầutư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu(đối với thiết bị cần lắp).

1.4. Đối với các hợp đồng tư vấn:

Mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị gói thầu, nhưng không vượtkế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.

1.5. Đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng và một số côngviệc thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, mức vốn tạm ứng theoyêu cầu cần thiết nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã được bố trí cho côngviệc đó. Để được tạm ứng, chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản cáctài liệu đối với từng loại công việc: công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phảicó phương án đền bù và dự toán được duyệt; chi phí lệ phí cấp đất, thuế chuyểnquyền sử dụng đất,... phải có thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầutư nộp tiền; chi phí hoạt động của bộ máy quản lý dự án phải có dự toán đượcduyệt.

1.6. Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều,công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậuquả lũ lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng là 50% kế hoạch vốn năm đã giao.

1.7. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có giá trịnhỏ dưới 1 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng là 30% kế hoạch năm đã giao.

2. Thu hồi vốn tạm ứng:

2.1. Dự án hoặc gói thầu thực hiện theo hình thức chìa khoá traotay thông qua hợp đồng EPC (gọi tắt là dự án hoặc gói thầu thực hiện theo hợpđồng EPC):

Vốn tạm ứng để mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanhtoán khối lượng thiết bị hoàn thành (như quy định đối với thiết bị dưới đây).

Vốn tạm ứng cho phần còn lại của dự án hoặc gói thầu được thu hồinhư quy định đối với khối lượng xây lắp dưới đây.

2.2. Dự án hoặc gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu theo hợp đồngtrọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá, vốn tạm ứng được thu hồi dần khi thanhtoán khối lượng hoàn thành theo quy định sau đây:

Thời điểm bắt đầu thu hồi:

Các gói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng: khi thanh toán đạt 30%giá trị hợp đồng.

Các gói thầu có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: khithanh toán đạt 25% giá trị hợp đồng.

Các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên: khi thanh toán đạt20% giá trị hợp đồng.

Vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượnghoàn thành đạt 30% giá trị hợp đồng.

Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa đượcthanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự án không được ghi tiếp kế hoạchhoặc bị đình thi công, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước về tìnhhình sử dụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp có thẩmquyền xử lý.

Trường hợp đã được thanh toán vốn tạm ứng mà gói thầu không triểnkhai thi công theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, chủ đầu tư phải giảitrình với Kho bạc nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

2.3. Gói thầu mua sắm thiết bị: Vốn tạm ứng mua sắm thiết bị đượcthu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành.

Đối với thiết bị không cần lắp, khi thiết bị đã được nghiệm thu vànhập kho chủ đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi ngay chứng từ đến Kho bạcnhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồihết số vốn đã tạm ứng:

Đối với thiết bị cần lắp, khi thiết bị đã về đến kho chủ đầu tư,chủ đầu tư thông báo với Kho bạc nhà nước để theo dõi; khi thiết bị đã lắp đặtxong, chủ đầu tư gửi ngay chứng từ đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanhtoán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi hết số vốn đã tạm ứng.

Trường hợp đã thanh toán vốn tạm ứng mà hết thời hạn quy địnhtrong hợp đồng vẫn không nhận được thiết bị, chủ đầu tư phải giải trình với Khobạc nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

2.4. Đối với các hợp đồng tư vấn:

Vốn tạm ứng được thu hồi vào từng lần thanh toán cho khối lượngcông việc tư vấn hoàn thành theo nguyên tắc:

Thời điểm thu hồi bắt đầu khi thanh toán khối lượng hoàn thành.

Số vốn thu hồi bằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ cấp vốntạm ứng.

2.5. Đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng và một số côngviệc thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, vốn tạm ứng được thuhồi vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành của công việc này.

2.6. Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều,công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậuquả lũ lụt thiên tai, vốn tạm ứng được thu hồi khi vốn thanh toán đạt 30% kếhoạch năm và thu hồi hết khi vốn thanh toán đạt 80% kế hoạch năm.

2.7. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có giá trịnhỏ dưới 1 tỷ đồng, vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượnghoàn thành và thu hồi hết trong năm kế hoạch. Số vốn tạm ứng thu hồi từng kỳbằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ tạm ứng.

2.8. Mức thu hồi vốn tạm ứng của các loại hợp đồng có thể cao hơnmức quy định trên đây nếu chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất đề nghị.

2.9. Trường hợp vốn tạm ứng cho một số công việc (như đền bù giảiphóng mặt bầng,...) mà vì lý do bất khả kháng chưa chi trả cho người thụ hưởng,chủ đầu tư phải gửi tiền ở Kho bạc nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng, nếu phátsinh lãi thì phải nộp toàn bộ số tiền lãi phát sinh vào ngân sách nhà nước.

2.10. Đối với các gói thầu, công việc của dự án được tạm ứng theogiá trị hợp đồng thì nếu đến hết niên độ kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồihết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thuhồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư nămsau.

3. Thanh toán vốn tạm ứng:

Ngoài hồ sơ cơ sở như quy định tại Mục II trên đây chủ đầu tư (Banquản lý dự án) gửi đến Kho bạc nhà nước giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư vàchứng từ rút vốn đầu tư.

Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư đồng thời thaychủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu hoặc người thụ hưởng khác.

4. Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giátrị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ đầu tư và một số loại vật tưđặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa và một số nội dung công việc phát sinhkhác trong quá trình thực hiện dự án, nếu cần thiết phải tạm ứng nhiều hơn mứcvốn tạm ứng theo quy định trên đây, chủ đầu tư làm việc với Kho bạc nhà nước đểxem xét tạm ứng.

Vốn tạm ứng này được thu hồi khi thanh toán cho khối lượng xâydựng cơ bản hoàn thành có cấu thành các loại vật tư được tạm ứng nêu trên.

5. Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổchức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam vànhà tài trợ có quy định về việc tạm ứng vốn (đối tượng được tạm ứng, điều kiệnvà mức tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng) khác với các quy định nêu trên thì đượcthực hiện theo quy định của nhà tài trợ.

IV. Thanh toán khối lượng hoàn thành

1. Thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành:

1.1. Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầuhoặc hình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thựchiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc được nghiệm thu hàng tháng theo hợpđồng đã ký kết và có đủ điều kiện sau:

Khối lượng nghiệm thu phải đúng thiết kế bản vẽ thi công (hoặcthiết kế kỹ thuật thi công) được duyệt và có trong kế hoạch đầu tư năm đượcgiao;

Có dự toán chi tiết được duyệt theo đúng quy định hiện hành vềđịnh mức đơn giá của Nhà nước.

1.2. Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu hoặctheo hợp đồng EPC được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thutheo tiến độ trong hợp đồng như sau: Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng EPCmà trong hợp đồng không quy định thêm các điều kiện thanh toán thì khối lượngnghiệm thu theo tiến độ là khối lượng có trong hợp đồng đã ký (theo quy địnhđối với công việc tổ chức đấu thầu tại điểm 4 mục II Khoản B Phần II của Thôngtư này), được tính theo đơn giá trúng thầu, có trong kế hoạch đầu tư năm đượcgiao.

Đối với hợp đồng điều chỉnh giá, hợp đồng EPC mà trong hợp đồng cóquy định cụ thể về điều kiện, giới hạn, phạm vi các công việc, hạng mục đượcđiều chỉnh và công thức điều chỉnh thì khối lượng nghiệm thu thanh toán là khốilượng và giá trị nghiệm thu trong hợp đồng đã ký (theo quy định đối với côngviệc tổ chức đấu thầu tại điểm 4 mục II Khoản B Phần II của Thông tư này), cótrong kế hoạch đầu tư năm được giao.

Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượngtrong hợp đồng thì khối lượng nghiệm thu thanh toán là khối lượng phải phù hợpvới các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, được tính theo đơn giá trúngthầu và không vượt giá trị hợp đồng và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao.

Trên cơ sở khối lượng đã nghiệm thu, chủ đầu tư và nhà thầu xác địnhtiến độ thực hiện theo hợp đồng để đề nghị thanh toán.

1.3. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lậphồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bảntính giá trị khối lượng được nghiệm thu;

Phiếu giá thanh toán;

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);

Chứng từ rút vốn đầu tư.

Đối với khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu, Khobạc nhà nước căn cứ vào tiến độ thực hiện do chủ đầu tư và nhà thầu xác địnhtrên cơ sở hợp đồng và khối lượng nghiệm thu để thanh toán. Chủ đầu tư và nhàthầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tiến độ thực hiện.

1.4. Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng phải cóvăn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sungđược duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền.

2. Thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành:

2.1. Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượngthiết bị có đủ các điều kiện sau:

Danh mục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư và có trongkế hoạch đầu tư được giao;

Có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu;

Đã được chủ đầu tư nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặcđã lắp đặt xong và đã được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt).

2.2. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu chủ đầu tư lậphồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

Hóa đơn kiểm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước);

Bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu);

Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp đối với thiết bịcân lắp; Phiếu nhập kho (nếu là doanh nghiệp), biên bản nghiệm thu (nếu là đơnvị hành chính sự nghiệp) đối với thiết bị không cần lắp;

Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho (trường hợpchưa được tính trong giá thiết bị;

Bảng kê thanh toán hoặc phiếu giá thanh toán;

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

Chứng từ rút vốn đầu tư.

3. Thanh toán khối lượng công tác tư vấn hoàn thành:

3.1. Khối lượng công tác tư vấn hoàn thành được thanh toán là khốilượng thực hiện được nghiệm thu có trong hợp đồng kinh tế và kế hoạch đầu tưnăm được giao.

3.2. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lậphồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành;

Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán;

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);

Chứng từ rút vốn đầu tư.

4. Thanh toán khối lượng hoàn thành khác: Ngoài các công việc đãthuê tư vấn, các loại công việc khác được thanh toán khi đã có đủ các căn cứchứng minh công việc đã được thực hiện như sau:

Đối với lệ phí cấp đất xây dựng, thuế chuyển quyền sử dụng đấtphải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền.

Đối với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng phải có bản xác nhậnkhối lượng đền bù đã thực hiện; hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao nhà (trườnghợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng).

Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải xây dựng các côngtrình (bao gồm cả xây dựng nhà di dân giải phóng mặt bằng): được tạm ứng, thanhtoán như đối với các dự án hoặc gói thầu xây lắp.

Đối với chi phí phá dỡ vật kiến trúc và thu dọn mặt bằng xây dựngphải có dự toán được duyệt, hợp đồng, biên bản nghiệm thu.

Đối với chi phí bộ máy quản lý dự án phải có kế hoạch tiền mặt,bảng kê các chi phí, các chứng từ liên quan.

Các chi phí khởi công, nghiệm thu, chạy thử, khánh thành phải códự toán được duyệt và bảng kê chi phí.

Các chi phí chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quảnlý sản xuất phải có hợp đồng kinh tế, dự toán chi phí được duyệt.

Đối với chi phí bảo hiểm công trình phải có hợp đồng bảo hiểm.

Đối với các chi phí trong công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư,chuẩn bị thực hiện dự án phải có dự toán được duyệt, hợp đồng kinh tế, bảnnghiệm thu khối lượng công việc hoặc báo cáo kết quả công việc hoàn thành.Riêng công tác quy hoạch phải có nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt.

5. Thanh toán các dự án vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư:

Các dự án có quy mô vốn từ 1 tỉ đồng trở lên, việc thanh toán khốilượng hoàn thành thực hiện theo chế độ thanh toán vốn đầu tư.

Các dự án có quy mô vốn dưới 1 tỉ đồng, khi có khối lượng hoànthành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhànước, bao gồm:

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành;

Bảng tính chi tiết giá trị khối lượng thanh toán;

Phiếu giá thanh toán hoặc bảng kê;

Chứng từ rút vốn đầu tư.

6. Hình thức thanh toán:

Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán do chủ đầu tư gửi đến (theo cácđiểm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên), trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồsơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư đồng thời thaymặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theođúng quy định.

7. Trường hợp dự án đã đủ thủ tục đầu tư, được bố trí trong kếhoạch năm nhưng chủ đầu tư chưa nhận được kế hoạch và chưa được thông báo kếhoạch thanh toán vốn đầu tư, nếu có nhu cầu cấp bách về vốn để thanh toán, thựchiện như sau:

Đối với dự án Trung ương quản lý: trên cơ sở đề nghị của các Bộ,Bộ Tài chính xem xét, giải quyết ứng trước kế hoạch năm cho dự án. Vốn ứng trướcđược thu hồi khi thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư của dự án.

Đối với dự án địa phương quản lý: trên cơ sở đề nghị của các Sở, ban,ngành Sở Tài chính - Vật giá (hoặc Phòng Tài chính huyện) xem xét, giải quyếtứng trước kế hoạch năm cho dự án.

Vốn ứng trước được thu hồi khi thông báo kế hoạch thanh toán vốnđầu tư của dự án.

8. Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổchức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Namvới nhà tài trợ có quy định về việc thanh toán khác với các quy định nêu trênthì được thực hiện theo quy định cửa nhà tài trợ.

9. Chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng năm để muabảo hiểm công trình xây dựng. Nhà nước không thanh toán cho chủ đầu tư để bùđắp các chi phí thiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nếu chủ đầu tư khôngmua bảo hiểm công trình xây đựng theo quy định hiện hành.

10. Hàng năm, Kho bạc nhà nước chuyển vào tài khoản tạm giữ chờquyết toán 5% kế hoạch thanh toán vốn đầu tư của dự án (trừ các dự án ODA). Tỷlệ tạm giữ đối với từng nội dung công việc cụ thể do chủ đầu tư quyết định;riêng đối với một số nội dung công việc đặc biệt (như đền bù giải phóng mặtbằng) khi đã có đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định thì chủ đầu tư có thể đềnghị cho thanh toán đến 100% kế hoạch năm đã ghi cho công việc đó;

Số vốn tạm giữ này được thông báo đủ sau khi cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt quyết toán nhận được báo cáo quyết toán đầu tư và được thanh toán saukhi quyết toán của dự án, tiểu dự án, dự án thành phần, hạng mục dự án hoànthành đã được phê duyệt theo quy định. Việc thanh toán số vốn tạm giữ 5% đượcthực hiện theo nguyên tắc sau:

Nếu số quyết toán được duyệt lớn hơn số vốn đã thanh toán cho dựán (không bao gồm vốn tạm giữ 5%), thì được thanh toán đủ theo số quyết toántrong phạm vi số vốn tạm giữ 5%.

Nếu số quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán cho dụán (không bao gồm vốn tạm giữ 5%), thì chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi lạicủa nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước số vốn thanh toán thừa, đồng thời Kho bạcnhà nước nộp số vốn 5% tạm giữ của dự án vào ngân sách nhà nước.

Nếu số quyết toán được duyệt bằng số vốn đã thanh toán cho dự án(không bao gồm vốn tạm giữ 5%), thì Kho bạc nhà nước nộp số vốn 5% tạm giữ củadự án vào ngân sách nhà nước.

11. Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trìnhkhông được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự ánkhông được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanhtoán khối lượng hoàn thành) nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cả năm đã đượcthông báo cho dự án.

12. Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phái có cơ chếtạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến củacấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

C. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA

I. Báo cáo

1. Đối với chủ đầu tư:

Định kỳ ngày 05 tháng đầu hàng quý, chủ đầu tư có trách nhiệm báocáo tình hình thực hiện đầu tư, thanh toán vốn của dự án gửi cấp quyết định đầutư, Kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính đồng cấp (đối với dự án thuộc địa phươngquản lý). Riêng đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư gửi báo cáo vào ngày 20hàng tháng cho Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Mẫu biểu theo Phụ lục số 02).

Kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư lập báo cáo thực hiện vốn đầu tưtrong năm gửi cấp quyết định đầu tư, Kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính đồngcấp (đối với dự án thuộc địa phương quản lý) vào ngày 10 tháng 01 năm sau (Mẫubiểu theo Phụ lục số 03).

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm phải phân tích, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề tồn tại vàkiến nghị biện pháp giải quyết.

Hết năm kế hoạch, chủ đầu tư lập bảng đối chiếu số liệu thanh toánvốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từkhởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước, gửi Kho bạc nhà nước xác nhận(Mẫu biểu theo phụ lục số 06).

2. Đối với Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh:

Ngày 15 tháng đầu hàng quý, các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh cótrách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, tình hình thanh toánvốn của các dự án thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê theo quy định (Mẫu biểu theo phụ lục số 04).

Kết thúc năm kế hoạch, các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báocáo thực hiện vốn đầu tư trong năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộXây dựng, Tổng cục Thống kê vào ngày 20 tháng 01 năm sau (Mẫu biểu theo phụ lụcsố 05).

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm phải phân tích đánh giátình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm (chỉ tiêu hiện vật), cácvấn đề tồn tại và kiến nghị biện pháp giải quyết.

3. Đối với Kho bạc nhà nước:

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định riêng của Bộ Tàichính.

Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước quyết toán sử dụng vốn đầutư với cơ quan tài chính đồng cấp theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước.

Hết năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước xác nhận số thanh toán trongnăm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước chotừng dự án do chủ đầu tư lập.

II. Quyết toán vốn đầu tư

1. Quyết toán vốn đầu tư hàng năm: Hết năm kế hoạch, chủ đầu tưlập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm theo biểu mẫu quy định trong chế độ kếtoán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ Tài chính ban hành.

2. Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:

Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầutư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư; ngườicó thẩm quyền tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định về chế độquyết toán vốn đầu tư.

Trường hợp quyết toán được duyệt mà số vốn được quyết toán thấphơn số vốn đã thanh toán cho dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi lại củanhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước số vốn thanh toán thừa.

III. Kiểm tra

Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, cơ quan tài chính định kỳ hoặcđột xuất kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia dự án về tình hình sử dụngvốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và việc chấp hành chính sách,chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.

Cơ quan tài chính các cấp định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra Kho bạcnhà nước về việc thực hiện chế độ thanh toán vốn đầu tư.

D. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

I. Đối với chủ đầu tư

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo Quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệmvà có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tàichính đầu tư phát triển.

Chịu trách nhiệm về sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự ánhoặc tiến độ thực hiện (trường hợp gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu) khithanh toán (khối lượng phải theo thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹthuật thi công, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế); đảm bảo tính chínhxác, hợp pháp, hợp lệ của các số liệu, tài liệu cung cấp cho Kho bạc nhà nướcvà các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Khi có khối lượng xây dựng cơ bản đã đủ điều kiện theo hợp đồng,tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanhtoán cho nhà thầu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu nộp đủthủ tục thanh toán.

Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầutư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hìnhtheo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tácquản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quanquyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chếđộ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.

Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theoquy định hiện hành.

Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Khobạc nhà nước trả lời và giải thích những điểm thấy chưa thỏa đáng trong việcthanh toán vốn.

II. Đối với các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, huyện

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lýthực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúngchế độ Nhà nước.

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư theo quy định.

Trong phạm vi thẩm quyền được giao, chịu trách nhiệm trước Chínhphủ và pháp Luật nhà nước về những quyết định của mình.

III. Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước Trung ương quy định quy trình thanh toán vốn đầutư để thực hiện thống nhất trong cả nước.

Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.

Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủđiều kiện và đúng thời gian quy định.

Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoảngiảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tưtrong việc thanh toán vốn.

Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái vớiquy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đềxuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giảiquyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thìvẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơquan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tưvà vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theoquy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ tài liệu, thông tintheo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn.

Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầutư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tàichính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.

Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu khối lượng xây dựng cơbản hoàn thành.

Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệpvụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ,thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.

Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế sốthanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước quy định cho từng dựán, nhận xét về chấp hành trình tự xây dựng cơ bản, chấp hành định mức đơn giá,các chế độ chính sách theo quy định.

Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhànước về việc nhận, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và thanh toán trong đầu tưxây dựng.

IV. Đối với cơ quan tài chính các cấp

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho cơ quan Kho bạc nhà nước theo quy địnhcủa Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nước thanh toán cho các dự án.

Thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước.

Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủđầu tư, Kho bạc nhà nước liên quan, các nhà thầu thực hiện dự án về chấp hànhchế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốnđầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp viphạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ Nhà nước.

Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp các tàiliệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chínhđầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư vàbố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo tình hình thực hiệnkế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, cáctài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định.

Phần III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăngCông báo và thay thế Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/9/2000 của Bộ Tài chínhhướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầutư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Đối với các khoản chi đầu tư phát triển khác từ ngân sách nhà nước(chi dự trữ nhà nước, chi hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, chi góp vốn cổphần liên doanh, chi cho nước ngoài vay và viện trợ nước ngoài, chi cho các quỹhỗ trợ phát triển) thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng của từng loại chinói trên.

3. Đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác của Nhà nướccũng vận dụng những nguyên tắc thanh toán theo quy định tại Thông tư này./.

Bộ... (UBND tỉnh, thành phố

Số..............

KẾ HOẠCH VỖN ĐẦU TƯ THUỘC NSNN NĂM...

Phụ lục số 01

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

Địa điểm xây dựng

Địa điểm mở tài khoản của dự án

Thời gian K/công, H/ thành

TM vốn ĐT hoặc TDT được duyệt

Vốn đã thành toán từ K/công đến hết KH năm trước

Kế hoạch vốn đầu tư năm 200...

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

XL

TB

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỗn trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Nguồn vốn XDCB tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Vốn quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vốn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Vốn chuẩn bị thực hiện dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Vốn thực hiện dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngành...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án nhóm A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỗn trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỗn trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỗn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngành...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A2

Nguồn để lại theo NQQH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

+ Trong mỗi loại dự án (nhóm A, B, C) thuộc mục A chia ra hoàn thành, chuyển tiếp, khởi công mới

+ Dự án không có vốn ngoài nước chỉ ghi một dòng

 

Ngày.........tháng.......năm..........

Bộ trưởng (Chủ tịch UBND tỉnh)

 

Bộ/UBND...

Chủ đầu tư

Số......

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN

ĐẦU TƯ QUÝ........ NĂM........

Phụ lục số 02

 

A/ Tình hình thực hiện, thành toán vốn đầu tư các dự án:                                             Đơnvị: Triệu đồng

 

 

Kế hoạch vốn đầu tư năm...

Giá trị khối lượng thực hiện tại hiện trường (Luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo)

GTKL HT đã nghiệm thu (luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo

Vỗn thanh toán (gồm cả tạm ứng và thanh toán KLHT) (Luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo)

 

 

 

 

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Chia ra

 

 

 

 

Thuộc KH năm trước

Thuộc KH năm nay

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

thuộc KH năm trước

thuộc KH năm nay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Vốn THDA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Vốn trong nước

Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Vốn quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vốn CBĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B/ Thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, kiến nghị các biện pháptháo gỡ:

Ghi chú:

+ Riêng dự án nhóm A phải báo cáo hàng tháng theo mẫu này và gửibáo cáo theo quy định.

+ Cột 4 là KLTH tại hiện trường, gồm GTKL thuộc KH năm trước đượckéo dài và GTKL thuộc KH năm nay (gồm cả KL vượt KH năm trước được bố trí vàokế hoạch năm nay).

+ Cột số 6 là KLHT nằm trong kế hoạch vốn vay năm trước nhưng chưathanh toán đến 31/12 năm trước, phải chuyển sang năm nay thanh toán do niên độNSNN hoặc do được kéo dài theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Cột 7 bao gồm cả KLHT năm trước thực hiện vượt kế hoạch vốn nămtrước được bố trí vào kế hoạch năm nay.

+ Cột 10 thanh toán KLHT của cột 6.

+ Biểu báo cáo theo nguồn vốn XDCB tập trung, nếu có nguồn vốnkhác đề nghị ghi rõ.

Nơi nhận:

Cấp quyết định đầu tư

Cơ quan tài chính (đối với dự án địa phương)

Cơ quan KBNN

Ngày........ tháng........ năm.........

Chủ đầu tư

 

Bộ/UBND tỉnh...

Chủ đầu tư

Số...

Tên dự án:

Địa điểm xây dựng

Thời gian khởi công – hoàn thành

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư được duyệt

Tổng dự toán được duyệt

BÁO CÁO THỰC HIỆN

VỐN ĐẦU TƯ NĂM 200...

Phụ lục số 03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A/ Tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư của dự án                                                          Đơnvị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch vốn đầu tư năm

Giá trị khối lượng thực hiện tại hiện trường

Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu

Số vốn đã được thanh toán (gồm cả tạm ứng và thanh toán KLHT)

Giá trị khối lượng hoàn thnàh đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán

 

 

 

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

Tổng số

KLHT trong kế hoạch vốn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Vốn THDA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

Vốn TN

Vốn NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Vốn Quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Vỗn CBĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B/ Thuyết minh các mục tiêu đạt được (về hiện vật), các tồn tại, vướngmắc, kiến nghị các biện phá tháo gỡ:

Ghi chú:

+ Số liệu báo cáo theo biểu trên đến 31/12 hàng năm.

+ Cột 13: KLHT trong kế hoạch vốn nhưng chưa được thanh toán trongnăm, đươc chuyển sang năm sau thanh toán theo niên độ NSNN quy định hoặc đượckéo dài thanh toán theo quy định của cấp có thẩm quyền.

+ Biểu báo cáo theo nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nếu cónguồn vốn khác đề nghị ghi rõ.

Nơi nhận

Cấp quyết định đầu tư

Cơ quan tài chính (đối với dự án địa phương)

Cơ quan KBNN

Ngày......... tháng......... năm..........

Chủ đầu tư

 

Bộ/UBND...

Số....

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

VỐN ĐẦU TƯ QUÝ.... NĂM...

Phụ lục số 4

Đơn vị: Triệu đồng

A/ Tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư các dự án:

 

 

Kế hoạch vốn đầu tư năm...

Giá trị khối lượng thựchiện tại hiện trường (Luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo)

GTKL HT đã nghiệm thu (Luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo)

Vốn thanh toán (gồm cả tạm ứng) (Luỹ kế từ đầu năm đến quý báo cáo)

 

 

 

 

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Chia ra

 

 

 

 

Thuộc KH năm trước

Thuộc KH năm nay

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

Thuộc KH năm trước

Thuộc KH năm nay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Vốn XDCB tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Vốn Quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Vốn CBĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vốn THDA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Dự án nhóm A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Dự án nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Nguồn để lại theo NQQH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B/Thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, kiến nghị các biện pháp tháogỡ:

Ghi chú:

+ Cột 4 là KLHT tại hiện trường, gồm GTKL thuộc KH năm trước đượckéo dàivà GTKL thuộc KH năm nay (gồm cả KL vượt KH năm trước được bố trí vào kếhoạch năm nay).

+ Cột số 6 là KLHT nằm trong kế hoạch vốn năm trước nhưng chưathanh toán đến 31/12 năm trước, phải chuyển sang năm nay thanh toán do niên độNSNN hoặc do được kéo dài theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Cột 7 bao gồm cả KLHT năm trước thực hienẹ vượt kế hoạch vốn nămtrước được bố trí vào kế hoạch năm nay.

+ Cột 10 thanh toán KLHT của cột 6.

+ Dự án nhóm B, C, vốn Qh, CBĐT báo cáo tổng số.

Nơi nhận:

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Xây dựng

Tổng cục Thống kê

Bộ/UBND tỉnh

 

Bộ/UBND tỉnh....

Số....

BÁO CÁO THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ NĂM...

Phụ lục số 05

A/Tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư các dự án

STT

Nội dung

Kế hoạch vốn đầu tư năm

Giá trị khối lượng thực hiện tại hiện trường

Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu

Số vốn dã được thanh toán (gồm cả tạm ứng và thanh toán KLHT)

Giá trị khối lượng hoàn thnàh đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán

 

 

 

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong năm kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

 

 

 

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

Tổng số

Trong đó vốn tạm ứng

Tổng số

KL HT trong kế hoạch vốn

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Vốn XDCB tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Vốn quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Vỗn CBĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vốn THDA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Dự án nhóm A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Dự án nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Nguồn để lại theo NQQH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B/ Thuyết minh các mục tiêu đạt được (chỉ tiêu hiện vật), tồn tại,vướng mắc, kiến nghị các biện pháp tháo gỡ:

Ghi chú:

+ Số liệu báo cáo theo biểu trên đến 31/12 hàng năm.

+ Vốn quy hoạch, CBĐT, dự án nhóm B, C chỉ đưa tổng số.

+ Cột 13: KLHT trong kế hoạch vốn nhưng chưa được thanh toán trongnăm, được chuyển sang năm sau thanh toán theo niên độ NSNN quy định hoặc đượckéo dài thanh toán theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Nơi nhận:

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Xây dựng

Tổng cục Thống kê

Ngày.......... thnág.......... năm..........

Bộ/UBND tỉnh

Phụ lục số 06

BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU THANH TOÁN VỐN ĐẦUTƯ NĂM...

Tên dự án

Chủ đầu tư

Thời gian khởi công – hoàn thành

Quyết định đầu tư được duyệt

Tổng mức đầu tư/Tổng dự toán được duyệt

Tình hình thnah toán vốn:

STT

 

Tổng số

Chia ra

Ghi chú

Xây lắp

Thiết bị

Chi phí khác

I

Số liệu của chủ đầu tư

 

 

 

 

 

1

Luỹ kế vốn thanh toán từ khởi công

 

 

 

 

 

2

Vốn thanh toán trong năm

 

 

 

 

 

II

Số liệu của KBNN

 

 

 

 

 

1

Luỹ kế vốn thanh toán từ khởi công

 

 

 

 

 

2

Vốn thanh toán trong năm

 

 

 

 

 

III

Chênh lệch

 

 

 

 

 

 

Lý do chênh lệch

 

 

 

 

 

Ghi chú:

+ Số vốn thanh toán trong năm là số vốn đượcthanh toán theo niên độ NSNN quy định cho năm đó

Ngày....... tháng....... năm.........

Chủ đầu tư

Ngày......... tháng......... năm.....

KBNN

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

Thủ trưởng đơn vị

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqlttvtvvsnctctvxdtnvnsnn815