AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn thu quảng cáo để đầu tư phát triển ngành truyền hình Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn thu quảng cáo để đầu tư phát triển ngành truyền hình Việt Nam

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 81-TC/HCSN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1996                          
Thông tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý sử dụngnguồn thu quảng cáo để đầu tư phát triển ngành truyền hình Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 605/TTg, ngày 31 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướngChính phủ "về việc cho phép ngành truyền hình được sử dụng nguồn thu từquảng cáo để phát triển ngành", sau khi thống nhất với Đài truyền hìnhTrung ương; Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn thu này như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Thu từ hoạt động dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là nguồn thu của ngân sáchNhà nước được Chính phủ cho phép ngành Truyền hình quản lý và sử dụng để đầu tưphát triển ngành. Các khoản thu nói trên sau khi trừ chi phí hợp lý, số còn lạiphải nộp vào ngân sách Nhà nước và được cấp lại để đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất và trang thiết bị kỹ thuật theo dự toán được duyệt hàng năm, nằm trong"Quy hoạch phát triển ngành Truyền hình Việt Nam đến năm 2000 và những nămsau" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.Ngành Tài chính (Bộ Tài chính, Sở Tài chính - Vật giá, Cục đầu tư phát triểncác địa phương) cấp phát đầy đủ, kịp thời số kinh phí đã thu từ quảng cáo trêntruyền hình để thực hiện các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.Ngành Truyền hình Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Phát thanh -Truyền hình các địa phương) chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng với chế độNhà nước quy định, có hiệu quả, đúng nội dung, mục đích phần kinh phí thu từQuảng cáo được đầu tư trở lại để phát triển ngành.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Nội dung thu chi:

a.Về thu:

-Nội dung thu quảng cáo: Nội dung thu dịch vụ thông tin quảng cáo của ngànhTruyền hình là toàn bộ các khoản doanh thu từ hoạt động dịch vụ này.

-Mức giá thu quảng cáo: Căn cứ quy định về quản lý giá của Nhà nước, Đài Truyềnhình Việt Nam hướng dẫn mức thu giá thu quảng cáo trên truyền hình cho phù hợpvới tình hình hoạt động của đài Trung ương và các Đài địa phương.

b.Về chi:

Nộidung chi: Nội dung chi phí dịch vụ quảng cáo gồm các khoản chi sau:

b.1.Chi sản xuất và nâng cao chất lượng công trình hoặc mua chương trình: Là khoảnchi để sản xuất các chương trình quảng cáo, chi hỗ trợ nâng cao chất lượng chươngtrình truyền hình để thu hút quảng cáo, mua ảnh, tư liệu, phim thể thao và vănhoá nghệ thuật để lồng ghép các chương trình quảng cáo trên truyền hình đạthiệu quả tốt...

b.2.Chi tuyên truyền quảng cáo: Là khoản chi cho việc in ấn tranh, ảnh, tài liệu,áp phích quảng cáo truyền hình, chi trực tiếp để tạo nguồn cung cấp quảng cáotrên truyền hình.

b.3.Chi mua sắm vật tư, sửa chữa nhỏ: Là khoản chi cho việc mua sắm linh kiện, vậttư, phim băng, thiết bị lẻ, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thiết bị phục vụ trực tiếpcho dây truyền sản xuất các chương trình quảng cáo trên truyền hình.

b.4.Chi cước phát sóng: Là khoản chi trả cước phát sóng theo thời lượng phát sóngquảng cáo trên truyền hình.

b.5.Chi phí quản lý: Là khoản chi cho bộ máy quản lý làm tăng nguồn thu quảng cáotrên truyền hình.

b.6.Thuế doanh thu được tính trên doanh thu với thuế xuất theo luật định.

b.7.Chi khác

-Mức chi: Căn cứ vào các chế độ hiện hành và chi phí thực tế, Bộ Tài chính thốngnhất với Đài Truyền hình Việt Nam về quy định tạm thời mức chi phí (%) trêndoanh thu cho dịch vụ quảng cáo trên truyền hình để các Đài phát thanh - Truyềnhình trong cả nước theo 9 khung mức chi (bao gồm cả thuế doanh thu) như sau:

+Doanh thu dưới 100 triệu đồng 50%

+Từ 100 triệu đến 300 triệu đồng 48%

+Trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng 46%

+Trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 45%

+Trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 43%

+Trên 5 tỷ đến 25 tỷ đồng 41%

+Trên 25 tỷ đến 70 tỷ đồng 38%

+Trên 70 tỷ đến 100 tỷ đồng 35%

+Trên 100 tỷ đồng 32%

Mứcchi này là mức chi có tính chất khống chế tối đa được áp dụng từ 1 tháng 9 năm1996 và thực hiện thí điểm trong năm 1997, cuối năm 1997 Bộ Tài chính sẽ xemxét điều chỉnh lại mức chi để áp dụng cho năm 1998 và các năm tiếp theo. Cáckhoản chi phải được hạch toán theo thực tế, đúng chế độ tài chính hiện hành cóđầy đủ chứng từ theo quy định nhưng không được vượt mức khống chế trên. Trườnghợp đặc biệt Bộ Tài chính sẽ bàn với Đài Truyền hình Việt Nam để điều chỉnh.

c.Nguồn thu quảng cáo truyền hình để đầu tư lại cho ngành, bao gồm:

-Thuế doanh thu tính trên doanh thu quảng cáo theo thuế suất quy định của luậtthuế hiện hành.

-Thuế lợi tức (35% x lợi tức chịu thuế).

-Lợi tức sau thuế còn lại.

d.Cơ chế sử dụng nguồn thu từ quảng cáo truyền hình:

-Toàn bộ số thu trên phải nộp 100% vào ngân sách Nhà nước:

+Thuế doanh thu, thuế lợi tức nộp vào Ngân sách Nhà nước và điều tiết cho cáccấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết của các địa phương.

+Phần lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và trừ khoản chi khuyến khích ngườilao động (tối đa bằng 3 tháng lương cơ bản thực tế thực hiện bình quân) phảinộp 100% vào ngân sách Nhà nước theo quy định mục lục ngân sách Nhà nước (điềutiết 100% cho ngân sách địa phương đối với các Đài truyền hình địa phương, điềutiết 100% cho ngân sách Trung ương đối với Đài truyền hình Trung ương)

-Sử dụng tiền thu quảng cáo truyền hình:

+Địa phương cân đối ngân sách để đầu tư trở lại cho các dự án phát triển củatruyền hình địa phương được cấp có thẩm quyền duyệt trên cơ sở các nguồn:

*Thu về thuế doanh thu, lợi tức theo tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương được hưởngdo Đài truyền hình địa phương nộp.

*100% số lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và trừ đi khoản chi phí khuyếnkhích người lao động (tối đa bằng 3 tháng lương cơ bản thực tế thực hiện bìnhquân) của Đài truyền hình địa phương.

+Trung ương cân đối ngân sách để đầu tư trở lại cho các dự án phát triển củaTruyền hình Trung ương và một số Đài truyền hình khu vực được cấp có thẩm quyềnphê duyệt từ nguồn:

*Thu về thuế doanh thu, lợi tức phần điều tiết ngân sách Trung ương theo tỷ lệquy định do Đài Trung ương nộp.

*100% số lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và sau khi trừ đi khoản chiphí khuyến khích người lao động (tối đa bằng 3 tháng lương cơ bản thực tế thựchiện bình quân) của Đài truyền hình Trung ương.

+Toàn bộ số thuế doanh thu, thuế lợi tức của các Đài truyền hình địa phương nộpphần điều tiết về ngân sách Trung ương; toàn bộ thuế doanh thu, thuế lợi tứccủa Đài truyền hình Trung ương nộp phần điều tiết về ngân sách địa phương đượccấp lại để đầu tư phát triển ngành truyền hình theo các dự án được cấp có thẩmquyền duyệt ở các tỉnh miền núi, tây nguyên và một số tỉnh thực sự có khó khăn.

2.Công tác kế hoạch:

a.ở địa phương: hàng năm, Đài Phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách theo luật ngân sáchNhà nước, đồng thời phải lập dự toán và thuyết minh chi tiết các khoản thu, chiphí của hoạt động dịch vụ thông tin quảng cáo, các dự án đầu tư phát triển cósử dụng nguồn thu từ quảng cáo trên truyền hình gửi Sở Tài chính - Vật giá, SởKế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố để cân đối và dự toán thu chi ngân sáchcủa tỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời gửi cho Đài Truyềnhình Việt Nam để tổng hợp vào kế hoạch các dự án phát triển ngành truyền hình.

b.ở Trung ương: Cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm, quý, theo quy địnhchung của Nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp dự toánthu, chi của hoạt động quảng cáo toàn ngành (trong đó chia ra Đài truyền hìnhTrung ương và từng Đài truyền hình tỉnh, thành phố) và các dự án đầu tư theo quyhoạch phát triển của ngành truyền hình, có sử dụng nguồn thu quảng cáo của cácĐài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố, báo cáo Bộ kế hoạch và đầu tư,Bộ Tài chính để cân đối vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước và tổng hợp vàodự toán hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.Quản lý, cấp phát khoản thu từ quảng cáo truyền hình:

CácĐài Phát thanh - truyền hình khi thu phải sử dụng chứng từ hoá đơn do Bộ Tàichính (Tổng cục Thuế) phát hành.

Tấtcả các khoản chi tiêu phải thực hiện đúng dự toán được duyệt và đúng chế độquản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Những dự án chi có tính chất xây dựngcơ bản được áp dụng theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chínhphủ "Về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng"; Nghị địnhsố 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ "Về việc ban hành quy chếđấu thầu" và các văn bản hướng dẫn Nghị định.

Căncứ vào dự toán thu, chi của hoạt động quảng cáo đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt, Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Phát thanh - Truyền hình các địa phươngchịu trách nhiệm phân bổ kế hoạch thu, chi và giao nhiệm vụ thu - chi cho từngđơn vị trực thuộc theo các dự án đầu tư hàng năm.

NgànhTài chính (Bộ Tài chính, Sở Tài chính- Vật giá , Cục đầu tư phát triển các địaphương, cơ quan Kho bạc Nhà nước), căn cứ vào số thu nộp từ hoạt động quảng cáotrên truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh - truyền hình cáctỉnh, thành phố, sau khi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước và có đầy đủ các thủtục sẽ tiến hành cấp phát lại khoản thu nói trên theo dự án được duyệt và tiếnđộ thực hiện công việc của Đài Trung ương và các Đài địa phương.

ĐàiTruyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - truyền hình các địa phương có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố vàcơ quan thuế các cấp để kiểm tra các khoản thu, việc sử dụng và quản lý cáckhoản thu từ hoạt động thông tin quảng cáo nhằm phát triển toàn ngành truyềnhình theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

4.Chế độ kế toán và báo cáo quyết toán:

ĐàiTruyền hình Việt Nam, các Đài phát thanh - Truyền hình địa phương phải tổ chứccông tác hạch toán kế toán về dịch vụ quảng cáo theo quy định hiện hành.

Việcxét duyệt, thẩm tra quyết toán hàng năm đối với các dự án được đầu tư bằng nguồnquảng cáo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 củaChính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1996.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tàichính để bổ sung sửa đổi kịp thời.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqlsdntqctptnthvn680