AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 02/2003/TT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2003                          
Bộ tư pháp

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2003

Căn cứ Quyết định số 181/2002/QĐ-TTg ngày 23/12/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán Ngân sách Nhà nước năm2003;

Căn cứ Quy chế công khai tài chính đối với Ngân sách Nhà nước cáccấp, các đơn vị dự toán Ngân sách ban hành kèm theo các Quyết định số225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 và Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 157/2002/QĐ-BTC ngày 24/12/2002 của Bộ trưởngBộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2003 cho Bộ Tưpháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 07/2003/QĐ-BTP ngày6/1/2003 về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2003 cho cơ quanThi hành án dân sự các địa phương và các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ.

Để các đơn vị chủ động tiết kiệm trong việc sử dụng kinh phí đượccấp, nhằm thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ hướng dẫn một số biện phápđiều hành dự toán thu, chi Ngân sách ngành Tư pháp năm 2003 như sau:

 

I. Phân bổ chi ngân sách năm 2003

1. Định mức kinh phí chi thường xuyên

a)Năm 2003, Bộ cấp phát định mức chi khác trong chi thường xuyên cho cơ quan Thihành án dân sự các địa phương, tăng từ 6,15% đến 7,9% so với năm 2002 (xemphụ lục kèm theo).

b)Lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp (Mục 100, Mục 102, Mục 106) được cấpphát theo mức lương tối thiểu 290.000đ (riêng chế độ bồi dưỡng cho chấp hànhviên 100.000đ/người/tháng không được tính để hưởng các chế độ BHXH, BHYT).

c)Dự toán chi thường xuyên năm 2003 giao cho các Phòng THA được tính theo biênchế có mặt đến ngày 01/01/2003. Các trường hợp nâng bậc lương, tuyển dụng thêmbiên chế … (nếu có), khi Bộ xét duyệt, sẽ được giao bổ sung dự toán ngân sáchtheo chế độ quy định.

2. Cấp phát hạn mức kinh phí

a)Hạn mức kinh phí cấp phát hàng quý cho các đơn vị dự toán trên cơ sở dự toánngân sách được giao trong năm 2003, kể cả chi về lương, phụ cấp lương và cáckhoản đóng góp; riêng 2% kinh phí công đoàn Bộ Tài chính khấu trừ trực tiếpngân sách Bộ Tư pháp để cấp phát cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Thông tưLiên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/06/1999 của Bộ Tài chính, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam). Vì vậy, các đơn vị không phải trích nộp 2% kinh phícông đoàn cho các tổ chức công đoàn cấp trên ở địa phương.

b) Bộđã có Công văn số 03/TP-KHTC ngày 06/01/2003 thông báo cho Phòng Thi hành ándân sự các địa phương về tổng số kinh phí chi thường xuyên được giao năm 2003 (cácđơn vị dự toán trực thuộc Bộ sẽ có thông báo riêng). Để có căn cứ giao dựtoán chi tiết cho các đơn vị sát với yêu cầu chi và theo đúng Mục lục Ngân sáchNhà nước, Bộ yêu cầu các đơn vị sớm gửi dự toán về Bộ theo mục chi như sau:

Khiphân bổ dự toán đơn vị cần chú ý chi tiết đến 10 mục chủ yếu, bao gồm: Tiền lương(Mục 100), Phụ cấp lương (Mục 102), Tiền thưởng (Mục 104), Các khoản đóng góp(Mục 106), Vật tư Văn phòng (Mục 110), Hội nghị (Mục 112), Sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định (Mục 117), Sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 118), Chiphí nghiệp vụ chuyên môn của ngành (Mục 119), Mua sắm tài sản dùng cho công tácchuyên môn (Mục 145).

Cácmục còn lại (Mục 101, Mục 105, Mục 109, Mục 111, Mục 113, Mục 114 và Mục144,...) được giao chung vào Mục chi khác (Mục 134). Khi rút kinh phí chi, đơnvị được sử dụng số tiền đã cấp ở Mục 134 để chi cho các mục khác và được hạchtoán, quyết toán theo đúng nội dung chứng từ các mục đã chi.

c)Kinh phí thi đua khen thưởng và kinh phí quản lý ngành Bộ cấp cho các Sở Tưpháp thông qua Tài khoản HMKP của các Phòng Thi hành án. Khi chi tiêu xong, SởTư pháp có trách nhiệm kịp thời tổng hợp chứng từ chi chuyển cho Phòng THA đểtổng hợp chung vào quyết toán của Phòng THA hàng quý, năm.

d) Việccấp phát kinh phí cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danhTư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tạp chí Dân chủ &Pháp luậtlà đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí nên được Bộ cấp gộpchung vào Mục 134 (Chi khác) (riêng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đàotạo các chức danh Tư pháp chỉ cấp gộp chung vào Mục 134 (Chi khác) Loại 14 -Khoản 09, Loại 14 - Khoản 10 và Loại 14 - Khoản 12), khi chi đơn vị phải thựchiện hạch toán, quyết toán theo đúng nội dung chứng từ vào Mục lục NSNN tươngứng. Các Loại 14 - Khoản 11, Loại 14 - Khoản 21 và Loại 10 - Khoản 08 phải lậpdự toán chi tiết theo Mục lục NSNN quy định.

3. Các khoản chi trong định mức chi khác bao gồm

Chivề cưỡng chế thi hành án, tiền mua biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ, tiền mua báo,tạp chí; tiền chi công tác phí, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề,tiền tàu xe đi tập huấn, tiền tàu xe đi phép năm theo chế độ; tiền bảo hiểm ôtô(chỉ mua bảo hiểm dân sự), tiền sửa chữa thường xuyên tài sản cố định... cácđơn vị phải tự cân đối trong phạm vi định mức để chi, đảm bảo tiết kiệm, cóhiệu quả.

4. Ngoài dự toán chi thường xuyên được giao theo định mức nói trên,trong năm 2003 các đơn vị còn được cấp bổ sung kinh phí để chi:

a)Kinh phí thi đua khen thưởng năm 2003, Bộ giao cho các đơn vị theo mức sau:

Vănphòng Bộ, Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý, Cục Trợ giúp Pháp lý là 10% tổngquỹ tiền lương của đơn vị (Mục 100).

PhòngThi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 7% tổng quỹ tiền lương của đơnvị (Mục 100).

CácSở Tư pháp là 3% tổng quỹ tiền lương (Mục 100) của cơ quan Thi hành án thuộc SởTư pháp quản lý (thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 02/TP-KHTC ngày6/1/2003 của Bộ Tư pháp).

Nộidung chi kinh phí thi đua khen thưởng được thực hiện theo hướng dẫn tại PhầnIII-Thông tư số 08/2001/TT-BTP ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

b)Năm 2003, Bộ dành một khoản kinh phí cấp hỗ trợ cho các Sở Tư pháp kinh phíquản lý ngành theo các mức:

Chiphí quản lý Đội THA thành phố, quận, thị xã thủ phủ của tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương: 1.000.000 đồng/đơn vị/năm.

Chiphí quản lý Đội THA vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo (nơi có hệ số phụ ấp khuvực từ 0,3 trở lên): 2.000.000 đồng/đơn vị/năm.

Chiphí quản lý Đội THA các huyện, thị còn lại: 1.500.000 đồng/đơn vị/năm.

Cáckhoản kinh phí hỗ trợ nói trên được cấp cho Sở Tư pháp theo số đơn vị hànhchính cấp huyện của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung chikinh phí quản lý ngành được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 01/TP-KHTCngày 6/1/2003 của Bộ Tư pháp.

c)Kinh phí may trang phục cho cán bộ, công chức Thi hành án dân sự các địa phươngđược thực hiện theo chế độ hiện hành.

d)Kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan Thi hành ándân sự các địa phương.

e)Kinh phí thuê trụ sở đối với đơn vị chưa có trụ sở làm việc hoặc phải xây dựngtrụ sở.

f)Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác THA, Bộ cấp theo mức: PhòngTHA tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 2.000.000 đồng/đơn vị, các Đội THAlà 500.000 đồng/đơn vị.

g)Kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định: Bộ yêu cầu các đơn vị dự toán thực hiện theođúng Điều 20, Mục III, Chương II của Quy chế Quản lý tài sản Nhà nước thuộc BộTư pháp. Chỉ khi có thông báo kinh phí sửa chữa đơn vị mới được tổ chức thựchiện. Thủ tục lập dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở được áp dụng theoThông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/09/2000 của Bộ Tài chính.

h)Ngoài ra, năm 2003, Bộ dành một khoản kinh phí để thực hiện lương mới và hỗ trợkinh phí đối với Chấp hành viên được điều động có thời hạn, hỗ trợ kinh phí chocơ quan Thi hành án chưa tuyển đủ biên chế, dự phòng lũ lụt, kinh phí cấp chocác đơn vị mới thành lập...

i)Năm 2003, Bộ sẽ cấp thêm một kinh phí để bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh hệ thốnggiáo trình giảng dạy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chứcdanh Tư pháp.

Khicó nhu cầu cấp bổ sung kinh phí các đơn vị phải lập dự toán trình Bộ duyệt đểbố trí kinh phí.

5. Hàng quý, việc cấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên

đượcthực hiện theo các mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Trường hợp cuốinăm có nhu cầu điều chỉnh dự toán chi tiết giữa các mục chi (thừa hoặc thiếu),các đơn vị phải báo cáo Bộ bằng văn bản trước ngày 10/11 để Bộ tổng hợp đềnghị Bộ Tài chính cho điều chỉnh mục chi (theo quy định tại điểm 8, phần IV củaThông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính).

6. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, tất cả các khoản thu, chiNgân sách Nhà nước phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ trên sổsách kế toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáoquyết toán Ngân sách Nhà nước quý, năm. Thời gian nộp báo cáo quyết toán quý làsau 15 ngày của quý chi tiêu, báo cáo quyết toán năm sau 30 ngày của năm chitiêu. Quá thời hạn trên, nếu đơn vị không có báo cáo quyết toán gửi Bộ thì Bộtạm ngừng cấp phát kinh phí quý tiếp theo (trừ các khoản chi lương và có tínhchất lương) cho đến khi các đơn vị gửi báo cáo quyết toán. Thủ trưởng đơn vịphải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này.

7. Năm 2003, Bộ cấp cho các đơn vị dự toán một khoản kinh phí đàotạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức, yêu cầu các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số292/TP-QLTA-THA ngày 10/9/2001 của Bộ Tư pháp.

8. Chi đầu tư XDCB: Việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB được thực hiệntheo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 8/7/1999; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều củaQuy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Các đơn vị đã được Bộ phê duyệt khởi côngxây dựng trụ sở làm việc trong năm 2003 phải khẩn trương gửi hồ sơ, dự toánthành lập Ban Quản lý dự án, chỉ định Tư vấn giám sát theo đúng quy định về Bộđể thẩm định phê duyệt trước khi khởi công công trình.

9. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí viện trợ nước ngoài được thực hiện theo Quyết địnhsố 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001, Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 củaThủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nướcngoài và Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 28/4/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫnchế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại. Tất cả các đơnvị có sử dụng kinh phí từ nguồn viện trợ thì Ban chủ nhiệm dự án phải có tráchnhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời mọi khoản viện trợ vào NSNN, hàng năm cuối niênđộ Ngân sách hoặc khi kết thúc chương trình dự án phải lập báo cáo quyết toángửi Bộ (Vụ KHTC) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và Bộ Tài chính theo quy địnhhiện hành.

10. Về công tác kiểm soát chi đoàn ra

Căncứ Thông tư số 40/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểmsoát chi đoàn ra, Bộ yêu cầu các đơn vị dự toán khi tổ chức đoàn ra phải lập dựtoán chi đối với từng đoàn gửi về Bộ Tư pháp (Vụ KHTC) để thẩm định trước khicấp phát kinh phí vào tài khoản ngoại tệ đoàn ra cho đơn vị. Những đơn vị khôngcó dự toán đoàn ra được duyệt thì sẽ không được cấp phát kinh phí.

II. Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước năm2003

1- Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng, chống lãng phí,tiêu cực trong đầu tư XDCB, để bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đãđược Nhà nước giao.

Tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các chủ đầu tư, các nhà thầu thicông, chống lãng phí tiêu cực trong đầu tư XDCB, củng cố và chấn chỉnh công tácquản lý đầu tư tại các Ban quản lý dự án. Các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêmtúc chế độ báo cáo quyết toán năm và báo cáo tiến độ thực hiện các dự án theođúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Nângcao năng lực và trách nhiệm của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong khảosát, thiết kế, tăng cường giám sát thi công theo đúng quy trình, đúng thiết kếkỹ thuật, đúng vật tư, thiết bị theo nội dung thiết kế đã được phê duyệt.

Quyđịnh rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình nhưchủ đầu tư, tổ chức tư vấn, giám sát, thiết kế, đơn vị thi công.

Tăngcường công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thi công nhằm kịp thời phát hiệnnhững sai phạm trong tổ chức thi công, tổ chức nghiệm thu chặt chẽ theo đúngquy trình kỹ thuật, nếu phát hiện có sai phạm phải đình chỉ thi công báo cáo Bộđể có biện pháp xử lý.

Nângcao chất lượng lập và thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB, Bộ yêucầu các chủ đầu tư khi xây dựng xong công trình bàn giao đưa vào sử dụng phảikhẩn trương đôn đốc các nhà thầu lập quyết toán công trình theo đúng hồ sơ,biểu mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tàichính.

2. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường côngtác kế toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát, công khai tài chính, nâng cao hiệuquả công tác quản lý tài sản.

Năm2003 là năm đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, nhất là thực hiện các quy địnhvề thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu, sử dụng Ngân sách Nhà nướcmua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị để xây dựng trụ sở cơ quan và phục vụ chocông tác quản lý hành chính, trong chi tiêu hội họp, công tác phí, tiếp khách…phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định.

Bộgiao trách nhiệm cho Thủ trưởng đơn vị và người phụ trách công tác tài chính kếtoán trong việc quản lý sử dụng ngân sách, quản lý tài sản, người nào quyếtđịnh chi tiêu sai nguyên tắc, sai chế độ quy định, lãng phí thì người đó phảichịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Thựchiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính, đầu năm Thủ trưởng đơn vị phải báocáo công khai số Ngân sách được giao theo các mục chi của Mục lục Ngân sách Nhànước, cuối năm khi tổng kết phải báo cáo công khai kết quả thực hiện thu, chitài chính của đơn vị trong năm; tạo điều kiện, tăng cường giám sát, kiểm tracủa các tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân và cán bộ công chức trong cơquan, đơn vị nhằm phát huy sức mạnh quy chế dân chủ ở cơ sở, phát hiện, ngănchặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong đơn vị.

Tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN.Tiến hành xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chínhtrong quản lý sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước và các nguồnkinh phí khác phát hiện sau thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của Phápluật.

Trênđây là một số biện pháp chủ yếu để điều hành dự toán chi Ngân sách Nhà nước năm2003. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thờivề Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét giải quyết.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Thủtrưởng các đơn vị dự toán có trách nhiệm thông báo cho toàn thể cán bộ, côngchức trong đơn vị biết và tổ chức thực hiện Thông tư này. 

Phụ lục

Định mức cấp phát chi về hàng hoá,

dịch vụ và chi khác năm 2003

(Kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTP ngày 17 tháng 3năm 2003)

I. Định mức cấp phát.

STT

Tên đơn vị

Định mức chi thường xuyên năm 2003

đ/người/tháng

Tỷ lệ tăng năm 2003 so với năm 2002

1

Phòng THA tỉnh, TP trực thuộc TW có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên

690.000

6,15%

2

Phòng THA tỉnh, TP trực thuộc TW còn lại

670.000

6,35%

3

Các Đội THA quận, TP, thị xã thủ phủ có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên

610.000

7%

4

Các Đội THA quận, TP, thị xã thủ phủ các tỉnh còn lại

590.000

7,27%

5

Các Đội THA còn lại có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên

570.000

7,55%

6

Các Đội THA còn lại

550.000

7,84%

Địnhmức cấp phát năm 2003 cho cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương cao hơnđịnh mức cấp phát năm 2002 bình quân từ 6,15% đến 7,84%.

II. Cách xác định mức chi nói trên của một đơn vị dự toán.

Dự toán chi năm

=

Định mức cấp phát tháng

x

Biên chế có mặt ngày 01/01/2003

x

12 tháng

 

Mức chi quý

=

Định mức cấp phát tháng

x

Biên chế có mặt

x

3 tháng

Mức chi nói trên đượcphân bổ vào Mục 110, Mục 112, Mục 117, Mục 119, Mục 134 và Mục 145.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqlnsntpn2003281