AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2001

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2001

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 02/2001/TT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2001                          
Bộ tư pháp

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2001

 

Căn cứ Quyết địnhsố 146/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉtiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2001;

Căn cứ Quyết địnhsố 207/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dựtoán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2001 cho Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết địnhsố 42/2001/QĐ-TTg ngày 15/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao dự toánchi thường xuyên ngân sách năm 2001 cho các đơn vị trực thuộc Bộ;

Để các đơn vị chủđộng trong việc sử dụng kinh phí được cấp, Bộ hướng dẫn một số điểm chủ yếu vềbiện pháp điều hành ngân sách ngành Tư pháp năm 2001 như sau:

 

I - PHÂN BỔ CHINGÂN SÁCH NĂM 2001.

1 - Định mức cấp phátchi thường xuyên.

a - Lương, phụ cấp lươngvà các khoản đóng góp (Mục 100, Mục 102, Mục 106) được cấp phát theo mức lươngtối thiểu 210.000đ/tháng.

b - Năm 2001, định mứccấp phát chi khác trong chi thường xuyên cho TAND các địa phương, cơ quan thihành án dân sự tăng từ 6% đến 7% so với định mức chi khác năm 2000.

c - Dự toán chi thườngxuyên năm 2001 giao cho các đơn vị được tính theo biên chế kế hoạch được giao.Đơn vị nào chưa được giao biên chế kế hoạch thì dự toán chi thường xuyên đượctính theo biên chế có mặt. Đây là mức cấp phát tối đa khi các đơn vị có đủ biênchế theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm.

Số kinh phí cấp pháthàng quý được tính theo biên chế có mặt, kể cả chi về lương, phụ cấp lương vàcác khoản đóng góp; riêng 2% kinh phí công đoàn được Bộ Tài chính cấp trực tiếpcho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐngày 16/06/1999 của Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Các đơn vịkhông phải trích nộp 2% kinh phí công đoàn cho các tổ chức công đoàn cấp trên ởđịa phương.

d - Việc cấp phát hạnmức kinh phí năm 2001.

Theo Thông tư số06/2000/TT-BTC ngày 18/01/2000 của Bộ Tài chính (tiết 1.5, điểm 1, phần III)việc cấp phát kinh phí được thực hiện theo dự toán được duyệt và Mục lục Ngânsách Nhà nước.

- Khi thông báo hạnmức kinh phí, Bộ thông báo chi tiết 11 Mục: Tiền lương (Mục 100), phụ cấp lương(Mục 102), học bổng học sinh, sinh viên (Mục 103), tiền thưởng (Mục 104), cáckhoản đóng góp (Mục 106), vật tư văn phòng (Mục 110), hội nghị (Mục 112), sửachữa thường xuyên tài sản cố định (Mục 117), sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục118), chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành (Mục 119), mua sắm tài sản dùngcho công tác chuyên môn (Mục 145).

- Các mục còn lại (Mục101, Mục 105, Mục 109, Mục 111, Mục 113, Mục 114 và Mục 144,...) được thông báochung vào Mục 134. Khi rút kinh phí, đơn vị được sử dụng số tiền đã cấp ở Mục134 để chi cho các mục khác và được hạch toán, quyết toán theo đúng các mục đãchi.

2 - Các khoản chitrong định mức chi khác bao gồm: chi về phụ cấp phiên toà, chế độ bồi dưỡngphiên toà, chi về cưỡng chế thi hành án, tiền mua biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ,tiền mua báo, tạp chí; tiền chi về hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyênđề, tiền tàu xe đi tập huấn, tiền tàu xe đi phép năm theo chế độ; tiền bảo hiểmôtô (chỉ mua bảo hiểm dân sự), tiền sửa chữa thường xuyên tài sản cố định...Các đơn vị phải chủ động sắp xếp, tự cân đối các khoản chi trong ngân sách đượcgiao hàng năm, đảm bảo đúng chế độ tài chính Nhà nước hiện hành.

3 - Ngoài dự toán chithường xuyên được giao theo định mức nói trên, trong năm 2001 các đơn vị còn đượccấp bổ sung kinh phí để chi: về trang phục theo chế độ, cấp bổ sung kinh phíxét xử cho những đơn vị có các vụ án điểm và những đơn vị có số lượng án phảixét xử tăng đột biến, mua sắm tài sản phục vụ công tác xét xử. Các đơn vị cónhu cầu cấp bổ sung kinh phí nói trên phải lập dự toán trình Bộ duyệt và để bốtrí kinh phí.

Việc sửa chữa lớn tàisản cố định, Bộ yêu cầu các đơn vị dự toán thực hiện theo đúng Điều 20 Mục IIIChương II Quy chế quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tư pháp. Chỉ khi có thôngbáo bổ sung kinh phí đơn vị mới được tổ chức thực hiện. Thủ tục lập dự án sửachữa, cải tạo, mở rộng áp dụng theo Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/09/2000của Bộ Tài chính.

Năm 2001, Bộ giành mộtkhoản kinh phí để chi tiền thưởng thi đua cho các đơn vị trong ngành, chi trợcấp thôi việc, dự phòng kinh phí lũ lụt, kinh phí cấp cho các đơn vị mới thànhlập...

4 - Việc cấp phát vàthanh toán các khoản chi thường xuyên hàng quý được thực hiện theo các Mục chicủa Mục lục Ngân sách Nhà nước. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh dự toán chitiết (điều chỉnh giữa các mục chi), các đơn vị phải báo cáo Bộ để được điềuchỉnh trước ngày 15/11 hàng năm (theo quy định tại điểm 8, phần IV, Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính).

5 - Hàng quý các đơnvị sử dụng ngân sách phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quyết toán theo đúngqui định của Luật Ngân sách Nhà nước, các trường hợp không gửi báo cáo quyếttoán quí trước thì Bộ tạm ngừng cấp phát kinh phí quý tiếp theo (trừ các khoảnchi lương và có tính chất lương) cho đến khi các đơn vị này gửi báo cáo quyếttoán.

6 - Từ năm 2001 trởđi, Bộ yêu cầu các đơn vị dự toán thanh toán tiền học phí cho cán bộ công chứcđược áp dụng theo Công văn số 617/TP-KHTC ngày 13/12/2000 của Bộ Tư pháp.

II - MỘT SỐ BIỆNPHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2001.

Để thường xuyên thựchiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn ngành, Bộ yêu cầuthủ trưởng các đơn vị phải có biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm túc các quyđịnh của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán, cụ thể như sau:

1 - Quán triệt Chỉ thịsố 32/1999/CT-TTg ngày 29/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về cải tiến nội dung,phương pháp, nâng cao hiệu quả, triệt để thực hành tiết kiệm trong các cuộchọp, hội nghị, các đơn vị khi tổ chức hội nghị phải hết sức tiết kiệm về thờigian và kinh phí, chi tiêu về hội nghị phải thực hiện đúng quy định tại Thông tưsố 03/1998/TT-BTP ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2 - Chấn chỉnh, tăng cườngquản lý tài sản Nhà nước thuộc Bộ Tư pháp, tất cả các đơn vị dự toán phải thựchiện nghiêm túc Quyết định số 615/2000/QĐ-BTP ngày 14/07/2000 và Chỉ thị số02/2000/CT-BTP ngày 31/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, từng đơn vị phải xâydựng và thực hiện đúng nội quy quản lý tài sản trong đơn vị mình, không được sửdụng tài sản của cơ quan như: ôtô, xe máy vào việc riêng.

3 - Các đơn vị cầnquản lý chặt chẽ điện thoại của cơ quan, không được dùng điện thoại công vàoviệc riêng. Việc sử dụng điện thoại được thực hiện theo Thông tư số04/1998/TT-BTP ngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Chánh án TAND cấp tỉnhđược trang bị điện thoại nhà riêng chỉ được thanh toán tiền cước phí thuê baotheo qui định tại Thông tư số 71/TC-HCSN ngày 30/09/1995 của Bộ Tài chính quiđịnh chế độ trang bị điện thoại tại nhà riêng.

4 - Chi về tiếp kháchphải hết sức tiết kiệm và tự thu xếp trong dự toán ngân sách được duyệt hàngnăm. Các đơn vị không được dùng rượu, bia, thuốc lá để tiếp khách (trích Điều13 Nghị định số 38/1998/NĐ-CP ngày 09/06/1998 của Chính phủ qui định chi tiếtthi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí).

5 - Chấn chỉnh việcthanh toán khoán công tác phí, đảm bảo chi đúng chế độ, đúng đối tượng, việcthanh toán công tác phí phải thực hiện đúng theo Thông tư số 02/1998/TT-BTPngày 11/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nghiêm cấm các đơn vịlập danh sách thanh toán tiền công tác phí cho mọi cán bộ công chức trong cơquan như một khoản trợ cấp hàng tháng.

6 - Thực hiện nghiêmtúc chủ trương công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Đầu năm ngân sách, thủtrưởng các đơn vị dự toán phải phổ biến cho cán bộ công chức biết về định mứcchi thường xuyên quy định tại Thông tư này. Cuối năm, khi tổng kết năm, thủ trưởngđơn vị phải báo cáo công khai số kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp trongnăm, kể cả tiền và hiện vật do địa phương cấp (nếu có) và tình hình sử dụngkinh phí trong năm cho cán bộ công chức biết để kiểm tra, giám sát việc chitiêu của đơn vị.

7 - Chấn chỉnh côngtác tài chính kế toán, đề cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm Nghị định số49/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực kế toán. Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tình hình tài chínhcủa đơn vị. Mọi khoản chi phải có chứng từ hợp lý và được thủ trưởng duyệt thìkế toán mới cho thanh toán.

Nghiêm cấm thủ trưởngđơn vị duyệt chi khi không có chứng từ kế toán hoặc lập chứng từ giả, chi khôngđúng chế độ.

8- Kế toán các đơn vịdự toán phải mở sổ theo dõi các khoản tạm thu, tạm ứng. Các khoản tạm ứng phảiđược thanh toán dứt điểm không để nợ tồn đọng. Hết năm ngân sách, nếu người tạmứng không đủ chứng từ thanh toán hoàn ứng thì phải nộp lại số tiền đã tạm ứngchưa thanh toán hết.

Mọi khoản chi phảithực hiện theo dự toán được duyệt. Các trường hợp được địa phương hỗ trợ kinhphí để tổ chức xét xử hoặc thi hành án đều phải được hạch toán rõ ràng trên sổsách kế toán.

8 - Tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra tài chính của ngành, của Sở Tư pháp đối với tình hình sửdụng kinh phí của các đơn vị dự toán các cấp. Thủ trưởng các đơn vị phối hợpcùng tổ chức công đoàn, thanh tra công nhân viên chức giám sát hoạt động tàichính của đơn vị nhằm phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảyra trong đơn vị.

Trên đây là một sốbiện pháp chủ yếu để điều hành dự toán chi Ngân sách năm 2001. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tàichính) để xem xét giải quyết.

Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày ký, yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thông báo cho toànthể cán bộ viên chức trong đơn vị biết và thực hiện./.

 

PHỤ LỤC

Định mức cấp phát chi về hàng hoá,

dịch vụ và chi khác từ năm 1997 - 2001

(Kèm theo Thông tư số 02/2001/TT-BTP ngày 30 tháng 01năm 2001)

I - Định mức cấpphát.

TT

Tên đơn vị

Định mức cấp phát đồng/1 người/tháng

I

Khối Toà án nhân dân

 

1

TAND cấp tỉnh, TP trực thuộc TW

610.000

2

TAND quận, thành phố, thị xã thủ phủ của tỉnh

530.000

3

TAND các huyện thị còn lại

480.000

II

Khối Thi hành án

 

1

Phòng THA tỉnh, thành phố

610.000

2

Đội THA quận, thành phố, thị xã thủ phủ của tỉnh

530.000

3

Đội THA các huyện thị còn lại

480.000

Định mức cấp phát năm2001 cho TAND tỉnh, Phòng THA cao hơn định mức cấp phát năm 2000 từ 6% đến 7%.

II - Cách xác địnhmức chi nói trên của một đơn vị dự toán.

Dự toán chi năm

=

Định mức cấp phát tháng

x

Biên chế kế hoạch

x

12 tháng

Mức chi quý

=

Định mức cấp phát tháng

x

Biên chế có mặt

x

3 tháng

Mức chi nói trên đượcphân bổ vào Mục 110, Mục 112, Mục 117, Mục 119, Mục 134, Mục 145./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdqlnsntpn2001281