AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn một số điểm về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn một số điểm về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 90/1999/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 1999                          
Bộ Tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điểm về giải pháp điều hành

thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999

 

Thực hiện Quyết định số 248/1998/QĐ-TTg ngày 24/12/1998 của Thủ tướngChính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 1999, Bộ Tài chính đã có thông tư hướngdẫn số 190/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998; các Bộ, ngành, địa phương cần tổ chứctriển khai thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tàichính.

Ngày 9/7/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/1999/NQ-CP vềgiải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999, Bộ Tài chính hướngdẫn một số điểm cụ thể về giải pháp điều hành tài chính - ngân sách nhà nước từnay đến hết năm 1999 như sau:

1.Các Bộ, ngành và UBND các cấp tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh, mở rộng thị trường. Trên cơ sở đó bám sát nguồn thu để thu đúng, thu đủcác khoản thu phát sinh theo Luật định, khai thác các khoản thu tiềm tàng vàcác nguồn thu tồn đọng, phấn đấu đạt và vượt mức dự toán thu được giao. Cần chúý:

Tiếptục chỉ đạo triển khai các luật thuế mới, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng vàgiải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trongphạm vi thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ xử lý ngay các vấn đề về hoá đơn, chứng từ,quy trình quản lý thu và hoàn thuế để đảm bảo vừa chặt chẽ, vừa đơn giản, thuậntiện. Đồng thời sẽ trình Chính phủ và Quốc hội điều chỉnh thuế suất một số mặthàng và giảm thuế đối với hàng hoá, vật tư tồn kho đến 31/12/1998 khi đưa vàosản xuất, tiêu thụ bị lỗ, cho tiếp tục hưởng ưu đãi về thuế đối với các dự án đượcưu đãi đầu tư và cơ sở sản xuất của người tàn tật.

 Đi đôi với các biện pháp khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ để tăng năng suất,chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh. Các Bộ, ngành,các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết ngay các sảnphẩm đang tồn đọng lớn bằng biện pháp hạ giá, bán trả chậm, thời gian nộp thuếđược kéo dài tương ứng với thời gian bán trả chậm.

Đểđẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ này đượcdùng để hỗ trợ về mặt tài chính khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường mới;xuất khẩu các hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng sang các nước SNG, các nướcĐông Âu; hỗ trợ lãi suất để thu mua hàng xuất khẩu; hỗ trợ chi phí tìm kiếm thịtrường mới....

Thựchiện phân loại doanh nghiệp để có đối sách phù hợp: đối với các doanh nghiệplàm ăn có hiệu quả thì khuyến khích và hỗ trợ để tiếp tục vươn lên; đối vớidoanh nghiệp thua lỗ mà không cần thiết phải duy trì thì bán, cho thuê hoặcgiải thể; đối với các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc phạm vi bắt buộc phảigiữ quyền sở hữu nhà nước, nếu chuyển sang hình thức sở hữu khác sẽ hoạt độngtốt hơn thì đẩy mạnh chuyển sở hữu, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài.

2.Các Bộ, ngành, UBND các cấp rà soát lại danh mục công trình XDCB đã ghi kếhoạch vốn ngân sách năm 1999. Những công trình đã có khối lượng thực hiện thìkhẩn trương hoàn thành thủ tục để thanh toán. Nếu chưa đủ điều kiện triển khaihoặc xét thấy không có hiệu quả thì báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốncho các công trình khác có đủ điều kiện thực hiện nhưng chưa được bố trí đủvốn, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.

Cơquan Tài chính đảm bảo chuyển đủ vốn để cơ quan Đầu tư phát triển thực hiệnviệc ứng trước 40- 50% giá trị khối lượng còn lại của kế hoạch xây dựng cơ bảnnăm 1999 thuộc ngân sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Trường hợp địa phươngcó khó khăn về nguồn, Bộ Tài chính sẽ tăng tiến độ bổ sung cân đối ngân sách đểđịa phương chủ động cấp phát.

3.Đối với khối lượng xây dựng cơ bản vượt kế hoạch năm 1996 - 1997 đã được Chínhphủ bố trí nguồn thanh toán, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để xửlý dứt điểm trong quý III/1999. Những dự án đã được ghi vốn thanh toán nhưngkhối lượng thanh toán thấp hơn mức thông báo, không được điều hoà cho dự ánkhác. Đối với những địa phương đã nhận đủ nguồn thanh toán theo thông báo màkhông thanh toán hết hoặc không chuyển vốn qua Cục Đầu tư phát triển để thanhtoán thì Sở Tài chính - Vật giá tổng hợp báo cáo và chuyển trả cho ngân sáchtrung ương. Trường hợp không trả lại ngân sách trung ương thì Bộ Tài chính sẽtrừ vào các khoản cấp về cho địa phương.

Nhữngtrường hợp còn vướng mắc chưa được thanh toán, Sở Tài chính - Vật giá cùng vớiCục Đầu tư phát triển nêu rõ lý do thông báo cho chủ dự án, đồng thời tổng hợpbáo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chínhphủ trước ngày 30/9/1999.

4.Các Bộ, ngành, UBND các cấp:

Chuẩnbị ngay các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư XDCBtập trung được bổ sung cho năm 1999 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh, số vốn này chủ yếu dành cho các công trình phục vụ nông nghiệp, giaothông, giáo dục, y tế, chương trình cung cấp nước sạch miền núi, vùng sâu, vùngxa, chương trình giải quyết việc làm, di dân tự do và phát triển kinh tế - xãhội các xã nghèo biên giới chưa được đầu tư trong diện 1.000 xã nghèo đặc biệtkhó khăn. Đối với nông nghiệp cần chú ý tập trung vốn cho thuỷ lợi và cải tạogiống (kể cả cây, con). Ngoài nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương, các địa phươngcần huy động các nguồn lực của địa phương bổ sung thêm cho các xã nghèo đểtrong một vài năm tới các xã này hoàn thành cơ bản các hạng mục điện, đường, trườnghọc, trạm xá, chợ, nước sạch.....

Chuẩnbị các dự án đối với các công trình sản xuất quan trọng, các công trình cơ sởhạ tầng có khả năng thu hồi vốn để sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi, tổchức quản lý chặt chẽ nguồn vốn này, đảm bảo vốn sử dụng có hiệu quả, trả hết đượcnợ vay.

Nhànước sẽ giành một phần nguồn vốn tín dụng ưu đãi và để cho ngân sách các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương vay đầu tư xây dựng các công trình kiên cố hoákênh mương, nâng cấp mặt đường và điện khí hoá nông thôn thuộc đối tượng đầu tưcủa ngân sách địa phương mà chưa bố trí được nguồn. Các địa phương khẩn trươnglàm thủ tục, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước 15/8/1999 để vayvốn tín dụng ưu đãi và bố trí trong ngân sách địa phương trả dần (cả gốc vàlãi) trong một số năm sau.

Khẩntrương kiểm tra, rà soát lại các vướng mắc trong việc cấp phát vốn cho các chươngtrình mục tiêu và chủ động giải quyết các vướng mắc trong thẩm quyền của mình; đồngthời phản ánh kịp thời về những vướng mắc mà Bộ, ngành, địa phương không thểgiải quyết được.

5.Đối với chương trình 135, UBND các tỉnh, thành phố cần hoàn thành quyết địnhphân bổ vốn đầu tư cho từng dự án và thành lập Ban quản lý dự án trước 1/8/1999;đồng thời, khẩn trương chỉ đạo UBND các huyện, các chủ đầu tư hoàn thiện cácthủ tục cần thiết khác để triển khai thực hiện.

Đểđẩy mạnh việc thực hiện chương trình trong năm đầu thực hiện (năm 1999) khi dựán đã được duyệt và đã ký hợp đồng với bên B, Kho bạc Nhà nước thực hiện ứngkhoảng 50% vốn xây dựng và khi triển khai thi công ứng đến 70% giá trị hợp đồngcủa công trình.

6.Các địa phương cần tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu kiên cố hóa kênh mươngtừ các nguồn thu về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí, tín dụng ưuđãi, đóng góp của nhân dân... theo hướng:

Đốivới việc kiên cố hóa kênh mương liên huyện, liên xã, nguồn vốn đầu tư đượctrích từ tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư. Các đơn vị thuỷ nông, căncứ vào số thu thuỷ lợi phí, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý , số còn lạigiành để đầu tư kiên cố hóa kênh mương thuộc tài sản của đơn vị quản lý. Nếuthiếu, các địa phương tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính để vayvốn tín dụng ưu đãi và được NSNN bù chênh lệch lãi suất.

Đốivới việc kiên cố hóa kênh mương liên thôn, nội đồng, thực hiện theo phương thứcNhà nước và nhân dân cùng làm, cụ thể: nhân dân đóng góp lao động, ngân sáchđịa phương hỗ trợ vật tư (sắt thép, xi măng) để xây dựng.

7.UBND các cấp căn cứ vào khả năng thu để tổ chức điều hành chi. Nếu tăng thu thìđược bố trí tăng chi, trong đó ưu tiên cho những nhiệm vụ thiết yếu như: chiđầu tư XDCB, chi giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ và môi trường , chi ytế, văn hoá, dự trữ... Trong giáo dục đào tạo, chú ý ưu tiên cho những côngviệc trực tiếp phục vụ việc giảng dạy, học tập. Trong khoa học công nghệ chú ýđến các mục tiêu nghiên cứu phát triển công nghệ mới, phát triển các loạigiống, cây con mới... Trường hợp thu không đạt dự kiến, phải chủ động sắp xếplại chi, việc giảm chi phải căn cứ vào sự cần thiết của từng khoản, không giảmbình quân.

8.Khoản giữ lại 10% dự toán chi ngân sách 1999 chưa phân bổ đầu năm cho các đơnvị sử dụng ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội xử lý như sau:

Đốivới ngân sách trung ương, Chính phủ đã cân đối cho các nhiệm vụ mới phát sinhkhông thể trì hoãn, vì vậy từ nay đến cuối năm nếu các Bộ, ngành, các địa phươngcó nhiệm vụ chi mới phát sinh thì chủ động sắp xếp để điều hành trong dự toánđã giao.

Đốivới ngân sách địa phương: cần chủ động sử dụng các khoản dự phòng ngân sách vàkhoản 10% chưa phân bổ nói trên để giải quyết những nhiệm vụ chi phát sinh độtxuất và các nhiệm vụ đã bố trí đầu năm nhưng chưa đủ nguồn.

9.Các Bộ, ngành, UBND các cấp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túcPháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnhvực. Trong thực hiện, cần chú ý:

Hạnchế tối đa việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để xây dựng mới trụ sở làm việc,mua mới xe ô tô con, mua sắm mới các trang thiết bị đắt tiền trong cơ quan hànhchính sự nghiệp. Việc quản lý và sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chínhsự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước cần thực hiện đúng Quyết định122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Việc mua xe ô tô conphục vụ công tác, trước mắt, các Bộ, các địa phương thực hiện theo đúng quyđịnh tại Thông tư số 190/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính.

Trêncơ sở kết quả kiểm kê tài sản, đất đai khu vực hành chính sự nghiệp và chế độtrang bị tài sản, thực hiện điều hoà tài sản giữa nơi thừa sang nơi thiếu để sửdụng có hiệu quả tài sản của nhà nước. Các khoản chi về hội nghị, khánh tiết vàcác khoản chi chưa thật cần thiết cần được cắt giảm trước theo hướng tích cực.Số tiền do đơn vị tiết kiệm được, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùngcấp, đơn vị được sử dụng bổ sung cho các nhiệm vụ chi phát sinh ngoài dự toánhoặc đã bố trí nhưng chưa đủ.

Cácđịa phương phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các khoản bổ sung có mụctiêu và kinh phí uỷ quyền nhận của ngân sách trung ương. Đối với các khoản chitừ nguồn thu được để lại chi theo mục tiêu phải được cân đối ngay từ khâu dựtoán, trường hợp dự toán giao không đúng thì phải điều chỉnh lại.

Chuẩnbị tốt các điều kiện để tổ chức thực hiện khoán chi ở một số đơn vị, trên cơ sởtổng kết rút kinh nghiệm ở những đơn vị đã thực hiện khoán chi, nhân rộng racác đơn vị khác.

Thủtrưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN, có trách nhiệm sử dụngtiết kiệm, đúng chính sách chế độ đối với các khoản chi tiêu ở đơn vị mình vàchịu trách nhiệm trước Pháp luật về những khoản chi tiêu sai chế độ quy định.

Trongcấp phát và quản lý chi tiêu, cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước các cấp cầntăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi đảm bảo thực hiện đúng chế độ quyđịnh của nhà nước.

10.Các Bộ, ngành, UBND các địa phương kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chưacông khai dự toán ngân sách năm 1999 phải tổ chức công khai trước 31/7/1999 vàchuẩn bị công khai quyết toán ngân sách ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phêduyệt theo đúng quy định tại Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 củaThủ tướng Chính phủ và Thông tư số 188/1998/TT-BTC ngày 30/12/1998 của Bộ Tàichính. Các trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Trênđây là một số qui định nhằm hướng dẫn một số điểm Nghị quyết 08/1999/NQ - CPngày 9/7/1999 của Chính phủ. Đối với việc cơ cấu lại nợ của các doanh nghiệp cổphần hoá và giao bán khoán, cho thuê doanh nghiệp, việc kéo dài nộp thuế đốivới các mặt hàng bán trả chậm và các vấn đề khác, Bộ Tài chính có hướng dẫnriêng.

Thôngtư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướngmắc, đề nghị các Bộ, ngành và các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chínhđể có biện pháp phối hợp giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdmsvgphthnv6tcn1999463