AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn một số điểm qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn một số điểm qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 42/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2002                          
Bộ tài chính cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điểm qui chế thành lập, tổ chức vàhoạt động của

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừaban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướngChính phủ

 

Thi hành quyết định số193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quichế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là quyết định 193/2001/QĐ-TTg), Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện một số nội dung như sau:

 

CHƯƠNG I - TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

1. Điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

Cóđề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Nội dung đề án phải chứng minh đượcnhu cầu về xin cấp bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt độngtrên địa bàn, phương án tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong 3năm đầu khả thi.

Cóđủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước tham gia góp vốn thành lập Quỹ, trong đó phần vốn của Ngân sách tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương cấp tối đa không vượt quá 30% vốn điều lệ tốithiểu.

Códanh sách dự kiến cán bộ thuộc Hội đồng quản lý, ban kiểm soát, ban điều hànhlà những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tốt nghiệp đại học và có ítnhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế hoặc tài chính hoặc ngânhàng.

Códự thảo điều lệ phù hợp với qui định tại điều 6 qui chế thành lập, tổ chức vàhoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ và các qui định khác của pháp luật.

2. Trình tự thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

Căncứ vào nhu cầu về cấp bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địaphương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyếtđịnh thành lập ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (gọi tắt là ban trùbị).

Bantrù bị có thành phần là đại diện của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chinhánh Ngân hàng Nhà nước, đại diện của các tổ chức hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏvà vừa.

Bantrù bị có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nghiên cứu, lập đề án thành lập, chuẩn bị các điều kiện để được thànhlập Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương xem xét, quyết định.

Bantrù bị tự giải thể sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương ra quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Căncứ các điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định thành lập Quỹ bảolãnh tín dụng tại địa phương.

Trongthời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báocáo Bộ Tài chính việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương mình. Kèmtheo bản sao các tài liệu liên quan gồm:

Quyếtđịnh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Đềán thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được phê chuẩn.

Cáctài liệu liên quan chứng minh có đủ các điều kiện để được thành lập Quỹ bảolãnh tín dụng.

3. Điều kiện tiến hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Chậmnhất trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập, Quỹ bảo lãnh tín dụngphải tiến hành hoạt động. Trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày,Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đăng báo hoặc thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp về quyết định thành lập Quỹ bảolãnh tín dụng, nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng.

4. Điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng

4.1.Việc điều hành tác nghiệp các hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được uỷ tháccho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện theo hợp đồng uỷ thác.

4.2.Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ Hỗ trợ phát triển phải ký hợp đồng về dịch vụ uỷthác, trong đó phải thể hiện các công việc được uỷ thác; Nhiệm vụ, quyền hạncác bên; Phí uỷ thác và phương thức thanh toán; Thời hạn hợp đồng; Chế độ thôngtin báo cáo; Giải quyết tranh chấp, xử lý rủi ro và các điều khoản khác.

Phíuỷ thác:

Phíuỷ thác do 2 bên thoả thuận không vượt quá phí bảo lãnh tín dụng qui định tạiĐiều 18 Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.

Sốphí uỷ thác Quỹ bảo lãnh tín dụng trả cho Quỹ Hỗ trợ phát triển được xác địnhtheo công thức sau:

Số phí uỷ thác Quỹ Hỗ trợ phát triển được hưởng trong kỳ

=

Phí uỷ thác

x

Số phí bảo lãnh tín dụng thực thu được trong kỳ

Phí bảo lãnh tín dụng

4.3.Những nội dung cơ bản về trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng,Quỹ Hỗ trợ phát triển trong hợp đồng uỷ thác.

a)Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Xâydựng qui chế, qui trình nghiệp vụ hướng dẫn các nội dung hoạt động tác nghiệpcủa Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để làm căn cứ thựchiện.

Cungcấp các thông tin về chính sách khách hàng được bảo lãnh tín dụng trong từngthời kỳ để Quỹ Hỗ trợ phát triển xem xét tiếp nhận hồ sơ xin cấp bảo lãnh tíndụng.

Uỷquyền cho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của Quỹ bảolãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng nêu tại điểm 1Điều 21 Quyết định 193/2001/QĐ-TTg. Uỷ quyền cho Quỹ Hỗ trợ phát triển ký hợpđồng cho vay bắt buộc, thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng.

Thanhtoán phí dịch vụ uỷ thác cho Quỹ Hỗ trợ phát triển theo hợp đồng uỷ thác.

Kiểmtra, giám sát Quỹ Hỗ trợ phát triển trong việc thực hiện theo qui chế, quitrình nghiệp vụ Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Chuyểnđủ tiền cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện cam kếtbảo lãnh sau khi nhận được thông báo của Quỹ Hỗ trợ phát triển trong trường hợpphải thực hiện cam kết bảo lãnh.

b)Đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển.

QuỹHỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ nghiệp vụ về bảo lãnh tíndụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật củaNhà nước và qui chế, qui trình nghiệp vụ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tíndụng ban hành, bao gồm:

Tiếpnhận, thẩm định hồ sơ theo đúng qui chế và qui trình nghiệp vụ bảo lãnh của Quỹbảo lãnh tín dụng để quyết định cấp, từ chối việc bảo lãnh tín dụng cho kháchhàng.

Đượcthực hiện quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnhtín dụng cho khách hàng nêu tại điểm 1 Điều 21 Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.

Thựchiện cam kết bảo lãnh ngay sau khi nhận được tiền do Quỹ bảo lãnh tín dụngchuyển sang. Khi thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng, Quỹ Hỗ trợ pháttriển yêu cầu khách hàng nhận nợ vay bắt buộc với lãi suất bằng 130% lãi suấtcho vay theo hợp đồng tín dụng khách hàng đã ký với tổ chức tín dụng. Quỹ Hỗtrợ phát triển có trách nhiệm thu hồi nợ gốc, nợ lãi của các khoản cho vay bắtbuộc.

Báocáo đầy đủ về tình hình điều hành tác nghiệp hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tíndụng theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Quỹ Bảo lãnh tín dụng. Riêng đốivới những khoản cho vay bắt buộc, Quỹ Hỗ trợ phát triển có trách nhiệm báo cáođịnh kỳ hàng tháng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình tài chính của kháchnợ, tình hình thu nợ và khả năng thu nợ.

Thựchiện các công việc khác theo thoả thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ Hỗtrợ phát triển.

Đượchưởng phí dịch vụ uỷ thác theo thoả thuận với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

5. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng

Hợpđồng bảo lãnh tín dụng do Quỹ bảo lãnh tín dụng uỷ thác cho Quỹ Hỗ trợ pháttriển thoả thuận và ký kết với tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh, khách hàng đượcbảo lãnh. Nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Tên,địa chỉ của Quỹ Hỗ trợ phát triển, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh và khách hàngđược bảo lãnh.

Mụcđích, đối tượng và phạm vi bảo lãnh.

Tổnggiá trị khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng.

Tổngsố giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng.

Sốtiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh và phương thức thu phí bảo lãnh.

Quyềnvà nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh.

Quiđịnh về nhận nợ và bồi hoàn bảo lãnh sau khi Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiệncam kết bảo lãnh.

Giảiquyết tranh chấp phát sinh.

Nhữngthoả thuận khác.

Hợpđồng bảo lãnh tín dụng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên cóliên quan thoả thuận.

Hợpđồng bảo lãnh tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:

Nghĩavụ bảo lãnh đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện đầy đủ và khách hàng đãthực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Nghĩavụ bảo lãnh chấm dứt theo qui định của pháp luật.

Kháchhàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với tổ chức tín dụng và đối vớiQuỹ Hỗ trợ phát triển.

Thờihạn của bảo lãnh tín dụng đã hết hiệu lực trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh cóqui định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

Tổchức tín dụng đồng ý huỷ bỏ bảo lãnh theo các qui định của pháp luật.

Việcbảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm tiền vay khác của khách hàng tạitổ chức tín dụng do các bên thoả thuận.

CHƯƠNG II - QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

 1. Qui định về quản lý vốn và tài sản của Quỹ bảo lãnh tíndụng

1.1.Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng hình thành từ các nguồn sau:

a)Vốn điều lệ: Là tổng số vốn do các tổ chức, cá nhân góp và được ghi vào điều lệQuỹ bảo lãnh tín dụng. Vốn điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ:

Vốncấp của Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tối đa không vượt quá30% vốn điều lệ tối thiểu. Chủ tịch hội đồng quản lý và giám đốc Quỹ bảo lãnhtín dụng là người ký nhận vốn của ngân sách Nhà nước giao.

Vốngóp của các tổ chức tín dụng.

Vốngóp của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Vốngóp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa.

b)Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (bao gồm cả vốn hỗ trợphát triển chính thức ODA) cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cáchợp tác xã, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

c)Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

1.2.Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích, cóhiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục tiêu sau:

Cấpbảo lãnh tín dụng cho các khách hàng theo qui định.

Đầutư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụngtheo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điềulệ của Quỹ. Toàn bộ công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnhtín dụng phải được thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước về quản lý đầutư, xây dựng. Hàng năm Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xây dựng kế hoạch đầu tư, muasắm tài sản cố định trình Hội đồng quản lý xem xét phê duyệt và thực hiện côngtác đầu tư, mua sắm trong phạm vi kế hoạch được duyệt.

Gửitại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước đóng trên cùng địa bàntỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Muatrái phiếu Chính phủ.

Thựchiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh của Quỹ đối với tổ chức tín dụng khi khách hàngkhông trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng.

1.3.Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Quỹdự phòng nghiệp vụ được trích lập từ chi phí bằng 50% số phí bảo lãnh tín dụngthu được từ khách hàng sau khi đã trừ phần trả phí dịch vụ cho Quỹ Hỗ trợ pháttriển. Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để:

Chovay bắt buộc đối với khách hàng theo phần trách nhiệm cam kết bảo lãnh của Quỹtrong trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho tổchức tín dụng. Số nợ cho vay bắt buộc mà Quỹ bảo lãnh tín dụng thu hồi được sẽđược bồi hoàn vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Bùđắp những khoản nợ đã cho khách hàng vay bắt buộc nhưng không thu hồi được nợ.Việc xử lý tài chính đối với những khoản cho vay bắt buộc nhưng không thu đượcQuỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo qui chế do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.

Trườnghợp Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để cho vay bắt buộc đối với khách hàng vàbù đắp những khoản nợ đã cho vay bắt buộc nhưng không thu hồi được nợ thì Quỹbảo lãnh tín dụng được sử dụng vốn hoạt động của mình để thực hiện nghĩa vụ camkết bảo lãnh thay cho khách hàng.

1.4.Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện việc mở sổ kế toán, theo dõi toàn bộ vốn và tàisản hiện có; xử lý các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; nhượng bán,thanh lý tài sản; kiểm kê, đánh giá tài sản theo qui định của pháp luật đốidoanh nghiệp Nhà nước và qui định chung của pháp luật.

2. Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Thunhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản thực thu trong năm, bao gồm:

Thuphí bảo lãnh tín dụng.

Thuphí thẩm định hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng.

Thulãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước.

Thulãi đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Thulãi nợ cho vay quá hạn (cho vay bắt buộc) đối với khách hàng.

Thukhác, bao gồm cả thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

Cáckhoản thu của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hạch toán đầy đủ vào thu nhập và phảicó hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

3. Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng: Là các khoản thực chi cầnthiết cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Mứcchi, đối tượng chi được thực hiện theo qui định của pháp luật. Trường hợp phápluật chưa có qui định, Quỹ bảo lãnh tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính xâydựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm đã được Hội đồng quảnlý phê duyệt, bao gồm:

3.1.Chi phí cho hoạt động bảo lãnh tín dụng.

Chitrả phí dịch vụ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển theo hợp đồng dịch vụ uỷ thác giữahai bên.

Chitrích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Cáckhoản chi khác phát sinh trong quá trình cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng

3.2.Chi cho người lao động làm việc trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm:

Chiphí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương, tiềncông.

Chiphụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát làm việc bán chuyêntrách.

Cáckhoản chi ăn ca, chi lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi trang phục giaodịch, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo qui định hiện hành.

Chiphí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

3.3.Chi cho hoạt động quản lý công vụ:

Chimua vật tư văn phòng: vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm.

Chivề cước phí bưu điện và truyền tin.

Chivề điện nước, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường, y tế cơ quan.

Chivề xăng dầu phục vụ cho công việc của cơ quan.

Chivề công tác phí cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước.

Chilễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo.

Chiđào tạo tập huấn và nghiên cứu khoa học.

Cáckhoản chi phí quản lý khác.

3.4.Chi về tài sản.

Chiphí khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo qui định của Nhà nước với doanhnghiệp.

Chimua bảo hiểm tài sản, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thuê tài sản, mua sắm côngcụ lao động.

Chivề nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm cả phần giá trị còn lại của các tàisản thanh lý, nhượng bán).

3.5.Chi về nộp thuế, phí, lệ phí.

3.6.Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khác.

4. Chênh lệch thu chi: Chênh lệch thu chi thực hiện trong năm của Quỹbảo lãnh tín dụng được xác định là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổngsố chi phí hợp lý, hợp lệ và được xử lý như sau:

4.1. Trường hợp thu nhập lớn hơn chi phí.

Tríchlập 15% để bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Trích10% để hình thành quỹ dự phòng tài chính. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắpnhững tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động của Quỹbảo lãnh tín dụng sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức,cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Trích30% để hình thành quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Quỹ đầu tư phát triển nghiệpvụ dùng để đầu tư mở rộng qui mô hoạt động và đổi mới trang thiết bị, điều kiệnlàm việc của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Tríchlập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện trongnăm. Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho các cán bộ,công nhân viên làm việc trong Quỹ bảo lãnh tín dụng; thưởng cho các cá nhân vàtổ chức ngoài Quỹ bảo lãnh tín dụng có quan hệ kinh tế với Quỹ bảo lãnh tíndụng đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng đóng góp có hiệu quả vào hoạtđộng của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Quỹphúc lợi dùng để đầu tư xây dựng, hoặc sửa chữa, bảo dưỡng các công trình phúclợi của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá phúc lợicông cộng của tập thể cán bộ nhân viên Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chi trợ cấp khókhăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ nhân viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Sốcòn lại được dùng để chia lãi cho các tổ chức tham gia góp vốn thành lập Quỹbảo lãnh tín dụng.

4.2.Trường hợp thu nhập nhỏ hơn chi phí. Quỹ bảo lãnh tín dụng được chuyển số chênhlệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển số chênh lệch thunhập nhỏ hơn chi phí không quá 5 năm. Sau 5 năm nếu không chuyển hết số chênhlệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định việc giảmvốn hoạt động, tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.

5. Nghĩa vụ thuế của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Quỹbảo lãnh tín dụng được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước đốivới hoạt động bảo lãnh tín dụng, bao gồm: thuế giá trị gia tăng đối với hoạtđộng bảo lãnh tín dụng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn Ngân sáchNhà nước đối với phần vốn do Ngân sách địa phương tham gia góp vốn.

Cácloại thuế, phí, lệ phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động của Quỹ bảolãnh tín dụng, Quỹ thực hiện theo qui định hiện hành của pháp luật.

6. Chế độ kế toán đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng

Việchạch toán và theo dõi các khoản bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thựchiện theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

CHƯƠNG III - CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA

1. Đối với khách hàng

Kháchhàng có trách nhiệm báo cáo Quỹ Hỗ trợ phát triển và chịu sự kiểm tra theo địnhkỳ hoặc đột xuất của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hìnhhoạt động có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh. Nội dung báo cáo, chế độkiểm tra của Quỹ bảo lãnh tín dụng do các bên thoả thuận và được ghi trong Hợpđồng bảo lãnh tín dụng.

2. Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng

Việcbáo cáo về tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các tổ chức, cánhân tham gia góp vốn vào Quỹ được thực hiện theo qui định tại điều lệ Quỹ.

Quỹbảo lãnh tín dụng có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động bảo lãnh tíndụng, tình hình hoạt động chung để lập và gửi cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quí và năm các báocáo sau:

Bảngcân đối tài khoản cấp III, bao gồm cả tài khoản ngoại bảng.

Thuyếtminh báo cáo tài chính bao gồm một số nội dung: Thu nhập - chi phí; Tình hìnhtăng giảm tài sản cố định; tình hình tăng giảm và biến động của nguồn vốn và sửdụng vốn.

Tìnhhình cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng.

Tìnhhình dư nợ cho vay bắt buộc và khả năng thu hồi.

Thờihạn gửi báo cáo: Báo cáo quí được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúcquí. Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

Quỹbảo lãnh tín dụng chịu sự kiểm tra, thanh tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính theo qui định hiện hành.

3. Đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển

QuỹHỗ trợ phát triển có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất cho Quỹ Bảo lãnhtín dụng về tình hình điều hành tác nghiệp hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theoqui định tại điểm 4 chương I Thông tư này.

CHƯƠNG IV - TRANH CHẤP - TỐ TỤNG - GIẢI THỂ - THANH LÝ

1.Mọi tranh chấp và tố tụng giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với pháp nhân và thể nhâncó quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng đượcxử lý theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Việc tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo quyếtđịnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cácqui định hiện hành của pháp luật đối với doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hộiđồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thi hành đúng qui chế thànhlập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành theo quyết định số193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

Địnhkỳ hàng quí và đột xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương báo cáo Bộ Tài chính về kết quả và tình hình hoạt động Quỹ bảo lãnhtín dụng tại địa phương, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạtđộng Quỹ.

2.Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụcụ thể theo qui định tại Quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vànội dung hướng dẫn tại thông tư này.

3.Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra, giám sát việcthành lập, tổ chức, hoạt động, chấp hành các qui định pháp luật của Nhà nướccủa các Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trìnhthực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, bổsung, sửa đổi./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdmsqctltcvhcqbltdccdnnvvbhktqs1932001n20122001cttcp1103