AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/ NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/ NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ CÔNG AN
Số: 04/1999/TT-BCA/C13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 1999                          
THÔNG Tư số 04/1999/TT'BCA(C13)

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CPngày 03/2/1999

của Chính phủ về chứng minh nhân dân

 

Ngày 03 tháng 2 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số quyđịnh của Nghị định trên như sau:

I . ĐỐI TƯỢNG CẤP CHỨNG MINH NHÂN DÂN

l. Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân.

Điều3 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quyđịnh đối tượng được cấp chứng minh nhân dân là những người sau đây:

a)Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi là theo ngày,tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh;

b)Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được hiểu là công dân đóđang sinh sống, làm việc, học tập... tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổViệt Nam.

2. Đối tượng tạm thời chưa được cấp chủng minh nhân dân bao gồm:

a)Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ

b)Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trạitạm giam;

c)Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sởchữa bệnh;

d)Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiểnđược năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tậptrung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điềutrị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bịbệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấpchứng minh nhân dân.

Cáctrường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xửlý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏibệnh tâm thần công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làmcác thủ tục cấp chứng minh nhân dân.

3. Quyền và trách nhiệm công dân:

a)Công dân được sử dụng chứng minh nhân dân của mình làm giấy tờ tùy thân trongviệc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mangtheo chứng minh nhân dân và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểmtra, kiểm soát.

b)Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơiđăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân theo quy địnhcủa Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999.

c)Công dân có trách nhiệm đến công an cấp huyện để đổi lại chứng minh nhân dântrong các trường hợp phải đổi chứng minh nhân dân, cấp lại chứng minh nhân dânnếu mất. Đến công an phường, xã trình báo trong trường hợp bị thu hồi chứngminh nhân dân.

d)Những trường hợp mất chứng minh nhân dân đã được cấp lại chứng minh nhân dânkhác, nếu tìm thấy chứng minh nhân dân đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan côngan nơi làm thủ tục cấp lại người nào nhặt được giấy chứng minh nhân dán của ngườikhác phải nộp cho cơ quan Công an. Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiềuchứng minh nhân dân.

4. Số và thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân:

Chứngminh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp mộtchứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. Nếu có sự thay đổihoặc bị mất chứng niinh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấychứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúngtheo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

II.THỦ TỤC CẤP CHỨNG MINH NHÂN DÂN.

l. Cấp mới chứng minh nhân dân:

a)Đối tượng cấp mới gồm: những công dân chưa được cấp chứng minh nhân dân theoNghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ và giấy chứng minh nhân dân theo Quyếtđịnh số 143/CP tlgày 09/8/1976 của Hội đồng Chính phủ.

b)Thủ tục cấp mới chứng minh nhân dân:

Xuấttrình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩutập thể). những địa phương chưa cấp hailoại sổ hộ khẩu trên, Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân căn cứvào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công anxã, phường, thị trấn;

Chụpảnh: nh do cơ quan công an chụp hoặcthu qua camera để in trên chứng minh nhân dân và tờ khai. nh màu, kích thước là 3 x 4cm, đầuđể trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tácphong nghiêm túc, lịch sự;

Kêkhai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu);

Invân tay l0 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo nẫu) hoặc cơ quan Công an thu vântay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và chứng minh nhândân;

Nộplệ phí cấp chứng minh nhân dân.

2. Đổi, cấp lại chứng minh nhân dân:

a)Đổi chứng minh nhân dân:

Nhữngcông dân đã được cấp chứng minh nhân dân mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CPngày 03/2/1999 và giấy chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP được đổilại trong các trường hợp sau:

Quáthời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

Chứngminh nhân dân rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trênchứng minh nhân dân;

Thayđổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền;

Nhữngngười đã được cấp giấy chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thưởngtrú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển đăngký hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thìđược đổi lại chứng minh nhân dân;

Thayđổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnhhình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng củahọ.

b)Cấp lại chứng minh nhân dân:

Đốitượng cấp lại chứng minh nhân dân là những công dân đã được cấp chứng minh nhândân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 và giấy chứng minh nhân dântheo Quyết định số 143/CP nhưng bị mất.

c)Thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân:

Đơntrình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Côngan phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóngdấu giáp lai.

Xuấttrình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩutập thể). những địa phương chưa cấp hailoại sổ hộ khẩu trên, Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân căn cứvào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã,phường, thị trấn;

Đốivới những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lạichứng minh nhân dân phải xuất trình quyết định của cơ quan có thẩm quyền chophép thay đổi các nội dung trên đây;

Chụpảnh (như trường hợp cấp mới);

Kêkhai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;

Vântay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vântay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và chứng minh nhândân;

Nộplệ phí;

Cáctrường hợp đổi chứng minh nhân dân phải nộp lại giấy chứng minh nhân dân theoQuyết định số 143/CP ngày 09/8/1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), chứng minhnhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan côngan ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Nhữngtrường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hỏa hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khảkháng, cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấplại chứng minh nhân dân thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này.

3. Nhữngcông dân đã được cấp giấy chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP đượctiếp tục sử dụng và phải đổi lại chứng minh nhân dân theo quy định tại Nghịđịnh số 05/1999/NĐ-CP theo kế hoạch thông báo của Bộ Công an. Thủ tục cấp đổigiấy chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP áp dụng như các trườnghợp đổi chứng minh nhân dân quy định tại điểm e mục 2 phần II Thông tư này nhưngkhông cần phải làm đơn xin đổi theo quy định.

4. Thủ tục cấp chứng minh nhân dân cho Quân đội và Công an nhândân:

a)Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội, Công an nhân dânđang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể khi làm thủ tục cấp mới, cấpđổi, cấp lại chứng minh nhân dân cũng phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy địnhchung. Riêng việc xuất trình hộ khẩu thường trú được thay bằng giấy giới thiệucủa cấp có thẩm quyền kèm theo Chứng minh Quân đội, Giấy chứng nhận Công an.

b)Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho công dân là quân nhân và công an nhân dân đểlàm thủ tục cấp chứng minh nhân dân quy định như sau:

Cụctrưởng hoặc cấp tương đương (nếu cấp cho người thuộc biên chế của các cơ quan,đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an).

Thủtrưởng Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ Tư lệnh

Chỉhuy trưởng Bộ chỉ htly quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốcCông an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giámđốc học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trung học.

Chỉhuy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. TrưởngCông an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ngườicấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân phải chịu trách nhiệmcấp đúng đối tượng đã quy định tại điểm a nêu trên.

5. Nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân:

a)Công dân thuộc diện được cấp chứng minh nhân dân hiện đăng ký hộ khẩu thườngtrú thuộc địa phương nào do công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp chứng minhnhân dân.

b)Những công dân đang phục vụ trong Quân đội và Công an nhân dân (trừ số đangthực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu thường trú cùng giađình hiện đang ở tập trung trong doanh trại quân đội, công an thì do Công ancấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nhà ở tập thể đó làm thủ tục cấp chứngminh nhân dân theo quy định về cấp chứng minh nhân dân đối với quân đội và côngan. Trường hợp đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình thì áp dụng như cáccông dân khác.

6. Thời gian hoàn chỉnh chứng minh nhân dân:

Thờihạn hoàn chỉnh trả chứng minh nhân dân cho công dân là 15 ngày (ở thành phố,thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác) tính từ ngày làm xongthủ tục cấp chứng minh nhân dân theo quy định tại phần II Thông tư này.

III. QUẢN LÝ CHỨNG MINH NHÂN DÂN

l. Sắp xếp lưu trữ, khai thác, quản lý hồ sơ chứng minh nhân dân:

Nhữnghồ sơ xin cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân của từng công dân theo Nghịđịnh số 05/1999/NĐ-CP được tổ chức sắp xếp, lưu tại Công an các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương để quản lý.

2. Thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân:

a)Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP đã quy định: Công dân bị thu hồichứng minh nhân dân trong các trường hợp đã có quyết định bằng văn bản của cấpcó thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã có quyết định cho phép côngdân Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, thì công dân phải báo cho Công an phường,xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú biết.

Côngan phường, xã, thị trấn phải báo cáo Công an cấp huyện để thu hồi chứng minhnhân dân những trường hợp này. Khi thu hồi chứng minh nhân dân phải lập biênbản và chuyển về Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để lưu chung vớihồ sơ cấp chứng minh nhân dân.

b)Công dân bị tạm giữ chứng minh nhân dân trong các trường hợp: có hành vi viphạm hành chính phải tạm giữ chứng minh nhân dân để ngăn chặn và bảo đảm thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 41Pháp lệnh Xừ lý vi phạm hành chính; có quyết định tạm giam, quyết định thi hànhán phạt tù tại trại giam, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,cơ sở chữa bệnh. Người có thẩm quyền xừ lý vi phạm hành chính, cơ quan thi hànhlệnh tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc Công an cấp huyện, cấp tỉnh phải tạm giữchứng minh nhân dân của những người này, việc tạm giữ chứng minh nhân dân phảighi vào biên bản lưu chung hồ sơ thực hiện lệnh hoặc các quyết định đó.

Côngdân được trả lại chứng minh nhân dân khi chấp hành xong các biện pháp xử lý nóitrên: người có thẩm quyền, cơ quan tạm giữ chứng minh nhân dân trả lại chứngminh nhân dân cho họ sử dụng, khi trao trả chứng minh nhân dân phải lập biênbản cụ thể.

3.Kiểm tra chứng minh nhân dân: Cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân và công an xãtrong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra chứng minh nhân dân của công dân.Việc kiểm tra có thể tổ chức thành từng đợt, kiểm tra thường xuyên hoặc độtxuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp.

4. Phân công cấp và quản lý chứng minh nhân dân:

a)Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát giúp Bộ trưởng thống nhất cấp, quản lý chứngminh nhân dân trong toàn quốc gồm:

Đềxuất Bộ Công an ban hành, quản lý, hướng đẫn sử dụng các loại biểu mẫu về chứngminh nhân dân;

Hướngdẫn chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra, thanh tra về cấp, quản lý chứngminh nhân dân;

Tổchức quản lý và phát hành chứng minh nhân dân trắng;

Thốngkê về cấp, quản lý chứng minh nhân dân;

Hợptác quốc tế những vấn đề có liên quan về cấp, quản lý chứng minh nhân dân;

Tổchức cấp chứng minh nhân dân cho một số đối tượng do Bộ Công an quy định vàgiao hồ sơ cho Công an các địa phương quản lý.

b)Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chịutrách nhiệm tổ chức công tác cấp, quản lý chứng minh nhân dân tại địa phươngmình;

Quảnlý hồ sơ những công dân đã được cấp chứng minh nhân dân tại địa phương;

Giảiquyết khiếu nại, tố cáo về chứng minh nhân dân;

Thốngkê về cấp, quản lý chứng minh nhân dân báo cáo về Bộ Công an;

Thanhtra, kiểm tra về cấp, quản lý chứng minh nhân dân.

c)Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Tiếpnhận hồ sơ để làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân cho công dân;

Kiểmtra hồ sơ xin cấp chứng minh nhân dân và chuyển hồ sơ về Công an tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương;

Nhậngiấy chứng minh nhân dân đã hoàn chỉnh trả cho Công an xã, phường, thị trấn Tổchức kiểm tra việc sử dụng chứng minh nhân dân của công dân trong phạm vi địabàn quản lý;

Giảiquyết khiếu nại, tố cáo về chứng minh nhân dân.

d)Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

Chịutrách nhiệm nắm số người trong diện cấp chứng minh nhân dân tại địa phương;

Phốihợp với Công an huyện, thị làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân cho công dân;

Nhậnchứng minh nhân dân từ công an cấp trên vào sổ theo dõi và trả cho nhân dân;

Tổchức kiểm tra việc quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân của công dân trong phạmvi địa bàn quản lý;

Tuyêntruyền hướng dẫn công dân, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về chứngminh nhân dân;

Tiếpnhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng minh nhân dân.

IV.XỬ LÝ VI PHẠM

1. Nhữngtrường hợp thuộc đối tượng được cấp chứng minh nhân dân đã được thông báo, nhắcnhở nhưng không đến làm thủ tục lấy chứng minh nhân dân hoặc khi đi lại khôngmang theo chứng mình nhân dân, vi phạm quy định của Nghị định số05/1999/NĐ-CPvà hướng dẫn tại Thông tư này sẽ bị xử phạt theo Điều 10 Nghị định số 49/CPngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anninh, trật tự.

2. Cánbộ, chiến sỹ Công an làm nhiệm vụ cấp, quản lý chứng minh nhân dân có hành vivi phạm trong việc cấp, quản lý chứng minh nhân dân thì tùy theo tính chất mứcđộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gâythiệt hại về vật chất sẽ phải bồi thường.

V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm:

a)Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, tập huấn Nghị định số 05/1999/NĐ-CP vàThông tư này;

b)Đề xuất phương án đổi lại chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CPngày 09/8/1976; thông báo kịp thời cho công dân, các cơ quan, tổ chức biết thựchiện;

c)Chủ trì phối hợp các tổng cục, đơn vị khác nghiên cứu, triển khai công nghệ cấpchứng minh mới;

d)Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, thực hiện việc sơ kết đánh giácông tác trong toàn quốc.

2.Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ Công an theo chức năng của mìnhtổ chức triển khai theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Thông tư này.

3. Giámđốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch cụ thể để chỉđạo công an các cấp, các lực lượng triển khai nghiêm túc, kịp thời Nghị định số05/1999/NĐ-CP và Thông tư này.

4.Bộ Công an đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Thông tư nàytrong phạm vi địa phương, đơn vị mình.

5. Thôngtư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 1999, thay thế Thông tư số 04/TTllgày 09/8/1976 và Thông tư số 01/TT ngày 02/3/1985 của Bộ Nội vụ (nay là BộCông an). Các quy định và hướng dẫn trước đây của Bộ Công an trái với Thông tưnày đều bãi bỏ.

6. Trongquá trình thực hiện có gì vướng mắc, các địa phương, đơn vị cần báo cáo về Bộ(qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdmsqcns051999nn0321999ccpvcmnd501