AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ XÂY DỰNG
Số: 6/2003/TT-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2003                          
Bộ Xây dựng Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sửdụng vốn của nhà tài trợ quốc tế

 

Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ; Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủvề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng banhành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Để thống nhất quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn củanhà tài trợ quốc tế, Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc lập và quản lý chi phíxây dựng công trình như sau:

 

I- Những quy định chung

1-Thông tư này hướng dẫn thống nhất việc lập và quản lý chi phí xây dựng côngtrình thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế thựchiện đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.

2-Vốn của nhà tài trợ quốc tế trong Thông tư này là vốn thuộc các khoản vay nướcngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển(kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) được quản lý thống nhất theo LuậtNgân sách nhà nước.

3-Trường hợp những hướng dẫn trong Thông tư này khác với quy định trong các điều ướcquốc tế, hiệp định, văn bản mà Chính phủ hoặc Nhà nước Việt Nam đã ký kết vớinhà tài trợ quốc tế thì thực hiện theo quy định trong các điều ước quốc tế,hiệp định, văn bản đã ký kết với Nhà tài trợ quốc tế.

4-Việc lập các chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tếthực hiện đấu thầu quốc tế tại Việt Nam phải tuân thủ các hướng dẫn trong Thôngtư này nhằm bảo đảm quản lý chi phí xây dựng công trình đúng pháp luật.

II- Lập chi phí xây dựng công trình

1- Tổng mức đầu tư

Tổngmức đầu tư dự án sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế được hình thành từ nguồnvốn của nhà tài trợ quốc tế và nguồn vốn đối ứng huy động trong nước. Tổng mứcđầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khảthi và được ghi trong quyết định đầu tư dự án.

Việcsử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế và vốn đối ứng huy động trong nước chonhững phần việc, hạng mục hoặc gói thầu được tính toán và quy định cụ thể đốivới từng dự án. Nội dung, trình tự phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có) tổng mứcđầu tư của dự án thực hiện theo quy định hiện hành.

2- Tổng dự toán công trình

Tấtcả các công trình xây dựng sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế đều phải thựchiện việc lập tổng dự toán công trình và được quản lý theo quy định của Thông tưnày.

Tổngdự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình và được tính toán ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trìnhbao gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn, chi phí giải phóngmặt bằng, tái định cư và phục hồi, chi phí khác, thuế và chi phí dự phòng.

Cáckhoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình được xác định theo nguyên tắcvà phương pháp như sau:

2.1-Chi phí xây lắp:

Chiphí xây lắp trong tổng dự toán là chi phí cho việc thực hiện toàn bộ khối lượngcông tác xây lắp của công trình. Khối lượng công tác xây lắp của công trình baogồm:

Khốilượng xây lắp của các hạng mục, gói thầu thực hiện đấu thầu quốc tế;

Khốilượng xây lắp của các hạng mục, gói thầu thực hiện lựa chọn nhà thầu trong nước;

Khốilượng xây lắp khác.

2.1.1-Đối với khối lượng công tác xây lắp thực hiện đấu thầu quốc tế thì chi phí xâylắp được xác định trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế kỹ thuật (hoặcthiết kế tuơng đương của nước của nhà tài trợ) và đơn giá xây lắp đấu thầu quốctế. Việc lập các đơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế được hướng dẫn tại mục 3 dướiđây. Trường hợp khối lượng không xác định được cụ thể bằng thiết kế hoặc nhữngcông việc có khối lượng nhỏ, lẻ thì khoán chi phí thực hiện trọn gói (lumpsum)trong dự toán, tổng dự toán.

2.1.2-Đối với khối lượng công tác xây lắp thực hiện lựa chọn nhà thầu trong nước thìchi phí xây lắp được xác định theo thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và đơn giáxây dựng cơ bản tại địa phương nơi xây dựng công trình.

2.1.3-Chi phí xây lắp khác: tuỳ theo tính chất cụ thể của từng công trình, chi phíxây lắp khác là chi phí cho các công trình phụ trợ và phục vụ thi công như lántrại, văn phòng tại hiện trường, điện, nước, thông tin, đường tạm phục vụ thicông, phòng thí nghiệm, trạm y tế, chi phí cho công tác đảm bảo giao thông, antoàn công trường, hoàn trả mặt bằng sau thi công, di chuyển thiết bị thicông... được xác định bằng phương pháp lập dự toán căn cứ theo yêu cầu cụ thểcủa từng công trình.

Chiphí xây lắp khác là một khoản mục độc lập thuộc chi phí xây lắp hoặc được phânbổ vào các hạng mục, gói thầu xây lắp.

3.Chi phí thiết bị:

Chiphí thiết bị (thiết bị mua từ nước ngoài và mua trong nước) được xác định theosố lượng từng loại thiết bị và giá trị cho 1 tấn hoặc loại thiết bị tương ứng.Giá trị thiết bị bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, thuế, phí, bảohiểm và các chi phí khác (nếu có).

Đốivới các thiết bị phi tiêu chuẩn sản xuất, gia công trong nước thì chi phí thiếtbị xác định trên cơ sở khối lượng cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, giacông cho 1 tấn hoặc các thiết bị tương ứng và các chi phí khác như đã nói ởtrên. Giá sản xuất, gia công thiết bị phi tiêu chuẩn được xác định theo quyđịnh hiện hành.

Trườnghợp khối lượng thiết bị cho dự án đã được đấu thầu thì chi phí thiết bị là giáký kết hợp đồng và các chi phí khác (nếu có).

4.Chi phí tư vấn:

Chiphí tư vấn bao gồm chi phí cho những công việc do tư vấn nước ngoài và tư vấntrong nước thực hiện.

Đốivới các công việc do tư vấn nước ngoài thực hiện, chi phí tư vấn xác định căncứ trên dự toán được lập phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho dự án, hướngdẫn sử dụng tư vấn của nhà tài trợ quốc tế và các quy định khác của Việt Nam.Trường hợp các công việc tư vấn do nước ngoài thực hiện đã được tổ chức đấuthầu thì chi phí tư vấn xác định theo giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết.

Đốivới các công việc do tư vấn trong nước thực hiện thì chi phí tư vấn được tínhbằng 1,2 lần định mức cho các công việc tư vấn đầu tư xây dựng tương tự theoquy định hiện hành. Đối với các công việc tư vấn chưa có quy định về định mứcchi phí sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

5.Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi:

Chiphí giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi bao gồm chi phí đền bù đấtđai, hoa màu, vật kiến trúc, chi phí di dời, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ táiđịnh cư hoặc đầu tư xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở kỹ thuật hạtầng (nếu có) và phục hồi nguyên trạng.

Cácchi phí trên được xác định căn cứ theo các quy định hiện hành của nhà nước, cácquy định trong điều ước quốc tế đã ký kết và các quy định, hướng dẫn khác củanhà tài trợ quốc tế.

6.Chi phí khác:

Đốivới các chi phí khác liên quan tới việc sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế nhưchi phí lập văn kiện dự án; chi phí thẩm định, bổ sung hoàn thiện văn kiện dựán, chi phí cho ban chuẩn bị dự án, chi phí trả lãi vay trong thời gian xâydựng, chi phí kiểm toán quốc tế, tăng cường thể chế, nâng cao nhận thức cộngđồng, phí bảo hiểm, phí bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng... nếu chưa cóquy định về định mức chi phí của nhà nước thì xác định theo thông lệ quốc tế,quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ quốc tế hoặc xác định bằng phương pháp lậpdự toán trình nguời có thẩm quyền phê duyệt. Các chi phí khác thuộc công trìnhđược xác định theo hướng dẫn hiện hành của nhà nước

7.Thuế, phí:

Baogồm các loại thuế và phí phải nộp theo quy định hiện hành của nhà nước, các quyđịnh trong điều ước quốc tế đã ký kết và các quy định, hướng dẫn khác của nhàtài trợ quốc tế (nếu có).

8.Chi phí dự phòng:

Chiphí dự phòng dùng cho những phát sinh khối lượng, trượt giá và các trường hợpkhác không lường trước được trong thời gian xây dựng. Chi phí dự phòng bằng 10%tổng các khoản mục chi phí trong tổng dự toán. Đối với các dự án mà chi phí dựphòng trượt giá có cơ sở xác định hoặc đã được tính toán cụ thể thì chi phí dựphòng phát sinh khối lượng bằng 7%.

3. Đơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế

Đơngiá xây lắp cho khối lượng xây lắp thực hiện đấu thầu quốc tế (sau đây gọi làđơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế) bao gồm các thành phần chi phí: chi phí trựctiếp, chi phí chung và lợi nhuận của nhà thầu.

Nộidung và phương pháp xác định các thành phần chi phí trong đơn giá xây lắp đấuthầu quốc tế như sau:

3.1-Chi phí trực tiếp trong đơn giá gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chiphí máy thi công.

3.1.1- Chi phí vật liệu:

Chiphí vật liệu trong đơn giá được xác định căn cứ trên mức hao phí từng loại vậtliệu và giá vật liệu xây dựng tương ứng đó.

Mứchao phí từng loại vật liệu căn cứ theo định mức dự toán hiện hành. Trường hợpchưa có quy định hoặc đã có nhưng mức hao phí đó chưa phù hợp với đặc điểm, yêucầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình thì căn cứ yêu cầu cụ thể của công trìnhđể xác định.

Giácác loại vật liệu xây dựng không có trên thị trường trong nước phải nhập từ nướcngoài xác định theo giá thị trường các nước trong khu vực hoặc từ nước của nhàtài trợ quốc tế (nếu đã quy định trong điều ước quốc tế). Giá vật liệu xây dựngtrong nước được xác định theo thông báo giá vật liệu xây dựng của cấp có thẩmquyền địa phương nơi xây dựng công trình. Các loại vật liệu xây dựng không cótrong thông báo giá sẽ xác định theo giá thị trường tại thời điểm lập đơn giáhoặc giá hợp lý tương tự của các công trình khác đã thực hiện. Giá vật liệukhông bao gồm thuế giá trị gia tăng.

3.1.2- Chi phí nhân công:

Chiphí nhân công trong đơn giá được xác định căn cứ trên mức hao phí lao động vàtiền lương ngày công tương ứng.

Mứchao phí lao động là số lượng ngày công lao động (chuyên nghiệp và không chuyênnghiệp) căn cứ theo định mức dự toán xây dựng cơ bản hiện hành. Đối với cáccông việc chưa có mức được quy định hoặc đã có nhưng mức hao phí đó chưa phùhợp với đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình thì căn cứ yêu cầucụ thể của công trình để xác định.

Tiềnlương ngày công bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương,các chi phí khoán trực tiếp cho người lao động và các chi phí đặc thù khác(nếucó) được xác định theo nguyên tắc sau: đối với các công việc cần sử dụng nhâncông nước ngoài thì tiền lương ngày công được xác định căn cứ mặt bằng tiền lươngcác chức danh nhân công tương đương tại khu vực, đối với các công việc sử dụngnhân công trong nước thì tiền lương được xác định theo quy định hiện hành.

Trườnghợp bảo đảm được các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 1 và Điều 2 Nghị địnhsố 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ khi xác định tiền lương nhân côngtrong nước được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm theo quy định tại Thông tưsố 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17/02/2003 của Bộ Lao động –Thương binh và xã hội.

3.1.3- Chi phí máy thi công:

Chiphí máy thi công trong đơn giá được xác định căn cứ trên số ca sử dụng máy thicông và giá ca máy thi công.

Sốca sử dụng máy thi công căn cứ theo định mức dự toán hiện hành.

Giáca máy thi công xác định theo bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng hiệnhành trong nước. Những loại máy thi công đặc biệt cần nhập khẩu để phục vụ thicông công trình hoặc chưa có trong bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựnghiện hành thì lập giá ca máy theo phương pháp hiện hành của nhà nước hoặc vậndụng giá thuê ca máy cùng loại trên thị trường (nếu có).

3.2-Chi phí chung:

Chiphí chung bao gồm các chi phí phục vụ cho hoạt động của nhà thầu trong quátrình chuẩn bị, thực hiện và kết thúc xây dựng công trình như chi phí bộ máyquản lý, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, văn phòng và trang bị vănphòng, chi phí phục vụ hoạt động văn phòng và các chi phí chung khác. Chi phíchung được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp trong đơngiá xây lắp theo quy định hiện hành.

3.4-Lợi nhuận của nhà thầu:

Lợinhuận của nhà thầu được xác định bằng 6,0 % so với chi phí trực tiếp và chi phíchung.

4- Dự toán gói thầu đấu thầu quốc tế

4.1-Căn cứ theo kế hoạch đấu thầu của dự án, dự toán các gói thầu (tư vấn, thiếtbị, xây lắp...) được lập dùng để xác định giá gói thầu hoặc làm căn cứ đánh giácác hồ sơ dự thầu. Trường hợp dự toán các gói thầu được lập khi chưa có tổng dựtoán được phê duyệt thì khi lập tổng dự toán công trình vẫn phải thực hiện theođúng quy định ở mục 2 phần II nêu trên.

4.2-Tuỳ theo yêu cầu và phạm vi đấu thầu, dự toán gói thầu xây lắp chỉ bao gồm chiphí xây lắp hoặc bao gồm cả chi phí xây lắp và các chi phí khác được phân bổtheo từng gói thầu. Chi phí xây lắp (bao gồm cả chi phí dự phòng) của từng góithầu được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2.1 mục 2 phần II nêu trên.

4.3-Đối với gói thầu công trình thực hiện đấu thầu theo hình thức hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (gọi tắt là gói thầu EPC) thì giá trịgói thầu EPC trong tổng dự toán công trình được lập bao gồm một phần hoặc toànbộ các chi phí tư vấn, thiết kế, chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí dựphòng, chí phí khác hoặc các chi phí khác được phân bổ (nếu có).

Việcquản lý chi phí hợp đồng EPC thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng.

III- Quản lý chi phí xây dựng công trình

1- Định mức dự toán và đơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế

1.1-Khi xây dựng đơn giá xây lắp đấu thầu quốc thì áp dụng hệ thống định mức dựtoán hiện hành. Đối với các công việc xây lắp chưa có trong hệ thống định mứcdự toán hiện hành, hoặc việc áp dụng định mức dự toán hiện hành không phù hợpcần sử dụng định mức, tiêu chuẩn của nước ngoài hoặc vận dụng các định mức phùhợp với đặc điểm công tác xây lắp công trình thì phải có sự thoả thuận của BộXây dựng.

1.2-Đơn gía xây lắp đấu thầu quốc tế do tư vấn thiết kế công trình lập cùng vớitổng dự toán công trình. Đơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế được chủ đầu tư kiểmtra về tính hợp lý và gửi kèm theo tổng dự toán khi trình cấp có thẩm quyền phêduyệt thiết kế, tổng dự toán. Cơ quan thẩm định tổng dự toán thực hiện kiểm trasự phù hợp với các quy định hiện hành của các đơn giá xây lắp này.

2- Đồng tiền và tỷ giá trong tổng dự toán, dự toán công trình

Đồngtiền để lập, trình thẩm định và phê duyệt tổng dự toán là đồng tiền ghi trongHiệp định tín dụng với nhà tài trợ quốc tế và tiền đồng Việt Nam. Giá trị tổngdự toán được chuyển đổi về tiền đồng Việt Nam (VNĐ) hoặc tiền đô la Mỹ (USD)theo tỷ giá thời điểm trình thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán.

3- Điều chỉnh tổng dự toán công trình

3.1-Trong quá trình thực hiện dự án nếu có công việc, hạng mục công trình hoặc góithầu cần bổ sung được người có thẩm quyền và nhà tài trợ quốc tế chấp thuậnbằng văn bản thì chủ đầu tư phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung tổng dự toán, dựtoán.

3.2-Giá trị tổng dự toán sau khi điều chỉnh, bổ sung nếu vượt quá 10% tổng dự toánđã phê duyệt (kể cả chi phí dự phòng sau khi đã thực hiện bù, trừ giá trị cáchạng mục trong công trình) thì chủ đầu tư phải thực hiện phê duyệt lại tổng dựtoán theo quy định hiện hành.

3.3-Giá trị tổng dự toán sau khi điều chỉnh, bổ sung không được vượt tổng mức đầu tưđã được phê duyệt. Trường hợp tổng dự toán sau khi điều chỉnh, bổ sung vượttổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải trình người có thẩm quyền quyết định đầutư xem xét, quyết định và thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư trước khiđiều chỉnh, bổ sung tổng dự toán.

4- Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

4.1-Chủ đầu tư được thanh toán khối lượng phát sinh theo đúng quy định hiện hành vàchịu trách nhiệm về việc này.

4.2-Đối với khối lượng phát sinh có đơn giá trong Hợp đồng đã ký kết thì xác địnhtheo đơn giá này. Trường hợp khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợpđồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì chủ đầu tư phải lập đơn giá theohướng dẫn trong thông tư này và trình người có thẩm quyền chấp thuận. Trong khichờ sự chấp thuận của người có thẩm quyền thì chủ đầu tư được phép thanh toáncho nhà thầu tối đa bằng 70 % giá trị dự toán theo đơn giá tạm tính đó. Việcthanh toán khối lượng phát sinh chưa có đơn giá thực hiện theo đơn giá đã đượcngười có thẩm quyền chấp thuận.

5- Chi phí các hạng mục bổ sung mới của dự án

5.1-Đối với những hạng mục bổ sung mới của dự án nhưng vẫn do nhà thầu đang thicông công trình thực hiện thì chi phí những hạng mục này được xác định theo đơngiá công tác tương tự cùng loại có trong hợp đồng đã ký kết trước đó. Trườnghợp không có đơn giá tương tự cùng loại trong hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tưvà nhà thầu thì thực hiện như quy định tại khoản 4.2 mục 4 phần III nêu trên.

Chiphí tư vấn đầu tư xây dựng của các hạng mục bổ sung mới này xác định theo quyđịnh hiện hành.

5.2-Đối với những hạng mục bổ sung mới nhưng thực hiện đấu thầu hoặc chỉ định donhà thầu khác thực hiện thì đơn giá xây lắp cho các công việc thuộc hạng mụcnày thực hiện theo quy định hiện hành.

IV- Tổ chức thực hiện

1-Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực sau 15 ngày kể từngày đăng công báo.

2-Các công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện đấu thầu quốc tếtại Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng các quy định trong thông tư này khi lậpvà quản lý chi phí xây dựng công trình.

3-Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng đểnghiên cứu, sửa đổi bổ sung./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdlvqlcpxdctsdvcnttqt550